Đường Chuyên

chương 325: song hỉ lâm môn

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Thì Thì từ màn mưa mù dày đặc đi ra, trong lòng ôm một con chó nhỏ màu vàng, không ngừng cọ mặt vào nó, con chó rất béo, nhìn là biết dinh dưỡng đầy đủ, hình thành tương phản mạnh mẽ với Thì Thì gầy gò. Tóc trên đầu Thì Thì ướt đẫm dính bệt vào trán, mép áo cũng có nước nhỏ xuống, không biết nó đứng trong mưa bao lâu rồi.

Mưa mỗi lúc một lớn, Thì Thì chạy vào cái sơn động nhỏ nơi Vân Diệp tránh mưa, thấy Vân Diệp ở bên trọng, đỏ mặt định chạy ra ngoài, đây là một tiểu cô nương hết sức thẹn thùng.

- Chạy đi đâu, ngoài mưa lớn như thế, không sợ sinh bệnh à, tiểu cô nương gia sao mà lắm tật xấu thế?

Vân Diệp kéo Thì Thì vào trong động, con chó còn dùng răng sữa cắn cổ tay Vân Diệp, lắm chuyện như chủ vậy.

Đi vào động, Thì Thì lại không xấu hổ nữa, đặt con chó xuống đất, bản thân ôm ra ít củi khô trong động, lại kiếm ít cỏ khô, thuần thục lấy hai cục đá đập vào nhau, đốm lửa thi thoảng lóe ra. Vân Diệp hứng thú nhìn Thì Thì nhóm lửa, khả năng là hơi nước trong không khí quá dầy, nó đánh mãi mà không đốt được cỏ khô, chắc là vì làm lâu mà không xong nên hơi xấu hổ, ngẩng đầu lên nhìn Vân Diệp, thấy Vân Diệp nhìn mình chằm chằm, vội cúi đầu xuống tiếp tục đánh lửa.

Vân Diệp lấy diêm ra, xoẹt một cái, ngọt lửa sáng ngời bùng lên, trong ánh mắt kính phục của Thì Thì, đốt cỏ khô, Thì Thì đặt cành cây lên trên, sau đó mới là củi, phương thức đốt lửa rất chính xác rất thuần thục.

Lửa cháy rối, khói cũng bốc ra, chỉ thoáng chốc hai người một chó phải chạy ra khỏi động thở, Thì Thì vỗ đầu mình, giao chó cho Vân Diệp, trèo lên vách núi, Vân Diệp hô lớn bảo nó xuống, trời mưa vách núi rất trơn.

Leo tới chỗ cao chừng hai trượng, Thì Thì kéo ra một bó cỏ khô, lúc này mới leo xống, cục đá nó bám vào đột nhiên bị nứt ra, thấy Thì Thì sắp rơi xuống, Vân Diệp nhào tới đón, ai ngờ tay trống không, Thì Thì vặn mình trên không, sau đó đáp xuống đất một cách vững vàng.

- Muội leo cao như thế làm gì, chẳng may ngã xuống thì làm sao?

Thì Thì cười hì hì không nói, chỉ tay vào vách núi, Vân Diệp ngẩng đầu lên, chỉ thấy khói đen bốc lên từ chỗ Thì Thì vừa rút cỏ ra, thì ra đó là chỗ thoát khói của sơn động.

Quay lại động, bên trong không còn khói nữa, chỉ có mùi lửa tràn ngập. Thì Thì mang tới hai tảng đá làm chỗ ngồi, núi trong mưa mát mẻ dễ chịu, nhưng với hai người mặc y phục ướt mà nói thì hơi lạnh.

Vân Diệp cởi áo báo đưa cho Thì Thì, nó lắc đầu không lấy.

- Mau thay áo ướt ra, mặc áo này vào, đợi hong khô hãy đổi lại.

Vân Diệp hơi, toàn thứ quy củ thối tha, cơ thể của tiểu nha đầu còn sợ người ta nhìn thấy à.

Đứng ở cửa động nhìn núi Thiếu Thất mờ mịt trong mưa mù, nghe tiếng xoàn xoạt sau lưng, Vân Diệp buồn cười lắm, rốt cuộc vẫn là đứa trẻ con, có sự tin tưởng thiên tính với người lớn tuổi hơn.

- Xong rồi.

Một giọng nói nho nhỏ truyền ra, quay đầu lại, Vân Diệp phì cười, y phục quá lớn, Thì Thì phải túm lấy mép áo không cho rơi xuống, nhặt y phục của tiểu nha đầu lên, kiếm một cái gậy gỗ treo lên, cắm bên đống lửa hong khô.

Thiếu Lâm tự chỉ ăn hai bữa, Tân Nguyệt lo Vân Diệp bị đói nên cho vào lòng y ít đồ ăn, móc ra một cái gói giấy dầu, bên trong có cái bánh lớn, kẹp thịt dê, xé làm hai, đưa cho Thì Thì một nửa.

Thì Thì do dự, vẫn không kháng cự được sức hút của thức ăn, trẻ con ở cái tuổi này là tham ăn nhất, Vân Diệp nhớ lại mình ở chừng tuổi đó luôn thèm ăn, mẹ bảo đi mua muối còn lấy tay chấm muối mút, có thể nói bất kỳ cái gì ăn được đều thử qua, ve, cào cào, châu chấu rồi cá nhỏ, tôm nhỏ trong sông đều ăn hết, chẳng liên quan gì tới đói, chỉ muốn thử mùi vị của nó ra sao.

Quả nhiên phản ứng của Thì Thì không khác gì y lúc còn nhỏ, sau khi lấy mấy miếng thịt dê cho con chó ăn, nó cắn từng miếng từng miếng nhỏ một, tốc độ lại rất nhanh, thoáng cái nửa cái bánh đã vào bụng. Vân Diệp ném bình nước cho Thì Thì, bản thân vẫn thong thả ăn, nhìn Thì Thì quay lên lộn xuống không biết mở bình nước ra sao, Vân Diệp đặt bánh trên tay xuống, vặn bình nước, hiện giờ Vân gia trang đã có máy tiện làm được ốc vít bằng gỗ, còn về sắt thì chịu chết, không tìm được dao tiện thích hợp, đành phải bỏ.

Ôm bình nước uống một ngụm, Thì Thì nhìn trộm nam tử trước mắt, y ăn thật nhã nhặn, nghe nói tướng công đọc sách đều nhã nhặn như thế. Hòa thượng trong chùa trừ phương trượng đều không thích cười, y còn có một thứ xẹt một cái là có lửa, đánh lửa của mình gõ rất lâu cũng không ra lửa.

- Cha muội đâu? Sao để một tiểu cô nương như muội chạy khắp núi như thế?

Vân Diệp hỏi, thái độ của hòa thượng trong miếu với nó rất lạ, như trưởng bối, lại như có chút ngăn cách. Trong chùa lại có tiểu cô nương vốn là chuyện bất hợp lý.

- Cha phải niệm kinh, còn phải dạy những võ tăng khác luyện võ, muội một mình ở dưới núi.

Thỉ Thì ngẩng đầu lên, dùng đôi mắt trong veo nhìn Vân Diệp:

Cha nó là hòa thượng? Vân Diệp nhịn không hỏi ra câu này, sợ làm tổn thương tiểu cô nương. Đối với những đứa trẻ còn nhỏ đã kiên cường tự lực cánh sinh, Vân Diệp luôn khâm phục, bọn chúng không cần thương hại và quan tâm, đập vỡ đầu cũng muốn leo lên.

Vân Diệp muốn xem rốt cuộc Tân Nguyệt cất những gì vào trong lòng mình, liền lấy từng thứ từng thứ ra, đầu tiên là diêm, sau đó là khăn tay, tiếp đó là một cái ví, ồ, không tệ, còn có một gói thịt bò khô, một ít quả khô, rất thịnh soạn, từ lúc không có thuốc lá nữa, Vân Diệp liền thích ăn vặt. Lúc rảnh rỗi mà miệng không có gì ăn cứ cảm thấy thiêu thiếu.

Mở đồ ăn ra, mời Thì Thì ăn cùng, cái miệng nhỏ nhai rất nhanh, thịt bò khô bị nó ngậm trong miệng, như muốn lấy hết cả mùi vị trong đó, mắt híp lại thưởng thức đồ ăn, rất là vui sướng.

Trong thời gian uống trà buổi chiều, có bao nhiêu đồ ăn chăng nữa cũng không thỏa mãn được hai kẻ háu ăn, y phục bên đống lửa không còn bốc hơi nữa, cầm trong tay âm ấm, đưa cho Thì Thì. Vân Diệp lại ra ngoài động, mưa bên ngoài không biết ngừng lúc nào, không khí mang theo mùi thơm mát của cây cỏ, hít một hơi toàn thân sảng khoái.

Thì Thì cũng từ trong hang đi ra, hai người nhìn nhau cười, rất hợp ý, hết sức tự nhiên nắm tay Thì Thì trong tay, kéo nó xuông núi, Thì Thì tựa hồ cũng rất thích, một cuộc gặp gỡ tình cờ trong sơn động đã kéo gần khoảng cách giữa hai người.

Đối với Thì Thì, Vân Diệp thích thực sự, ngoan cường hiểu chuyện, giống như đóa hoa nhỏ trong núi, mộc mạc tự nhiên.

Thiếu Lâm tự ở ngay dưới chân núi, có tăng nhân gõ chuông đồng, âm thanh du dương ngân dài, vang vọng trong núi, cửa sau để mở, hai người nhón chân nhẹ nhàng đi vào, ai ngờ Giác Viên đứng đó, thấy Vân Diệp dắt tay Thì Thì, lập tức nói với Thì Thì:

- Mỗi ngày xuống núi trước buổi tụng kinh tối, đây là quy củ, con quên rồi sao? Lại còn quấy nhiễu quý khách càng không được.

- Giác Viễn đại sư, hôm nay Thì Thì dẫn ta đi du lãm núi Thiếu Thất trong mưa, nếu như không phải muội ấy biết cái động nhỏ tránh mưa thì ta đã thành gà nhúng nước rồi, mong đại sư nể mặt ta tha cho Thì Thì một lần, lần này lỗi là ở ta, Thì Thì bị ta liên lụy thôi.

Nghe Vân Diệp nói thế, mặt Giác Viễn mới nở nụ cười, luôn mồm nói không dám:

- Lần này còn đưa Vân hầu đi chơi nên ta tha cho, lần sau dám tái phạm quyết không nương nhẹ, đi đi, dọn dẹp rồi xuống núi.

- Vâng thưa cha, con xuống núi ngay.

Thì Thì buông tay Vân Diệp ra, đi tới thiện phòng chuẩn bị xách giỏ xuống núi.

Té ra tên hoa hòa thượng là Giác Viễn, đường đường là thủ tọa võ tăng, chẳng những ăn thịt mà còn cưới lão bà? Thế này thì đột phá quá mức rồi.

Thấy Vân Diệp ngờ vực nhìn mình, Giác Viễn cười khổ:

- Vân hầu không biết đó, bần tăng từng phạm vào sắc giới, nên có đứa nghiệt chướng này, bần tăng bị giới luật viện trừng phạt, Vân hầu nhìn ngọn núi kia là do bần tăng mất năm năm khổ công đắp thành, trừng phạt rất nghiêm khắc, song bần tăng không nỡ vứt bỏ đứa bé này. Chớp mắt cái đã mười năm, nó ngày một lớn, không thể ở trong chùa được nữa, nên mới làm một căn nhà dưới núi cho nó ở tạm, đôi khi bần tăng lo lắng cả đêm không ngủ được, nhưng chẳng thể làm gì, có vướng bận, phạm tâm tổn hại, còn đáng sợ hơn cả phạm sắc giới.

Đây vẫn có thể coi là một hán tử, phạm giắc giới cũng phạm rồi, có gì to tát đâu, đắp một ngọn núi cao bằng tòa nhà năm tầng, coi như là câu trả lời với Giới luật viện. Chỉ là nữ hài tử không tiện ở trong chùa miếu, Giác Viễn cũng tỏ ra có sự quan tâm của môt người cha, nhưng hai câu sau thì không giống tiếng người, rõ ràng là ngươi hại con, còn lo phạm tâm tổn hại, lúc phạm sắc giới sao không lo.

Thì Thì xách giỏ thi lễ với Giác Viễn, Vân Diệp chuẩn bị xuống núi, con chó vẫy đuôi theo sau, trông bóng hình nhỏ bé đó sao mà tội nghiệp đến thế, Vân Diệp lòng máy động:

- Thì Thì đợi đã, muội qua đây ta có điều muốn nói.

Thì Thì ngoan ngoãn đi tới, còn không ngừng nhìn sắc mặt Giác Viễn, nó cũng không muốn xa cha, Giác Viễn quay đầu đi không nhìn.

Vân Diệp đi tới xoa đầu Thì Thì:

- Ta tên là Vân Diệp, tự Bất Khí, quan tam phẩm, toán học tuy không thể nói là thiên hạ đệ nhất nhân, nhưng người so được với ta cũng không có mấy. Ta và muội gặp nhau là có duyên, ta rất thích phẩm chất thuần phác của muội, cũng thương muội cơ khổ không nơi nương tựa, muội có muốn làm môn hạ của ta, nghiên cứu toán học không?

Thì Thì mở to hai mắt không biết phải làm sao, Giác Viễn thì quỳ sụp xuống, rồi ấn Thì Thì xuống đất, với Thì Thì mà nói đây là duyên phận quá lớn, sao có thể không không nắm lấy. Thì Thì không biết danh tiếng của Vân Diệp, Giác Viễn thì sao có thể không biết.

- Thiện tai, thiện tai, Trương Thì được Vân hầu chiếu cố là phúc phận của nó, cũng là phúc phận của Giác Viễn, lão tăng chúc mừng Vân hầu.

Ngọc Lâm chẳng biết xuất hiện sau lưng Vân Diệp lúc nào, vỗ tay tán thưởng:

Thì Thì quỳ trên mặt đất cung kính khấu đầu ba cái, Giác Viễn là gia trưởng cũng quỳ ở bên khấu đầu bái tạ. Vân Diệp nhận ba lạy của Thì Thì tức là từ giờ trở đi, y là sư phụ của Thì Thì, có quyền lợi và nghĩa vụ ngang với cha mẹ.

Vân Diệp lại xoa đầu Thì Thì nói:

- Làm môn hạ của ta phải biết liêm sỉ, không được vì việc thiện nhỏ mà không làm, chuyện ác nhỏ mà làm, xử thế phải lấy hiếu làm đầu. Chúng ta không tin thần phật, chỉ kính tổ tiên, dựa vào đôi tay của bản thân để giành lấy thứ thuộc về mình, ở trong tuyệt cảnh không được than thân trách phận, phải nỗ lực để sống, ngươi có thể làm được nhứng điều này không?

Lời giáo huấn của Vân Diệp làm Ngọc Lâm, Giác Viễn há hốc mồm, chưa bao giờ nghe nói ai dạy bảo đệ tử như thế, không có quy định chi tiết, chỉ có giới hạn chung chung. Không tin thần phật, chỉ kính tổ tiên, dung túng đệ tử của mình vì sống mà không từ thủ đoạn, đây là môn quy quỷ quái gì thế, một sư phụ như thế dạy ra để tử tin rằng đầu là hạng kiệt ngạo, muốn thành quân tử lỗi lạc là tuyệt đối không thể.

Thì Thì lại mừng rỡ đáp:

- Đệ tử nhất định làm được.

Vân Diệp nghe vậy cười lớn, đá bay cái giỏ đi, bế Thời Thời lên đi về phía doanh trại nhà mình, Thì Thì ghé vào vai Vân Diệp, chảy nước mắt cáo từ phụ thân.

Vân Diệp vác một tiểu nương tử về trại, tất nhiên gây ra oanh động, đợi tới khi Vân Diệp nói thân phận của Thì Thì, phó dịch Vân gia đều đi tới bái kiến, Trình Xử Mặc, Ngưu Kiến Hồ cũng có quà ra mắt, Đơn Ưng dùng đao khắc một cái tượng gỗ, được mọi người tán thưởng. Tân Nguyệt có vãn bối đầu tiên, hận không thể biến đầu Thì Thì thành bệ triễn lãm, cắm đủ thứ trang sức lên, Tiểu Ngưu phu nhân, Cửu Y đều phấn khích, trang điểm cho Thì Thì như búp bê.

Tân Nguyệt đang kiếm vải cho, chuẩn bị may áo mới cho Thì Thì thì ho nôn khan một trận, nước mắt nước mũi đều chảy ra, hai phụ nhân còn lại hốt hoảng đỡ lấy, định gọi y sinh.

- Sư nương sắp sinh tiểu đệ đệ rồi.

Thì Thì đột nhiên xen vào một câu, Tân Nguyệt mắt tròn xe chỉ Thì Thì:

- Con nói lại xem.

- Thôi bà bà nói, phụ nhân nôn khan là sắp sinh tiểu đệ đệ.

Thì Thì chớp mắt nói lại lần nữa:

Cửu Y đã sinh con vỗ mạnh lên đầu, dấu hiệu rõ ràng như thế mà không nhận ra, còn cần tiểu cô nương chưa tới mười tuổi nhắc nhở. Vội vàng chạy đi tìm y sinh bắt mạch cho Tân Nguyệt.

Tân Nguyệt chỉ nói được một tiếng "Trời ơi!" Rồi từ từ ngồi xuống giường, vừa ngồi xuống lại ngồi dậy, miệng lẩm bầm:

- Chậm thôi, chậm thôi, không được làm con bị thương.

Gọi Thì Thì tới, hôn như gà mỏ thóc lên miệng nó.

Tiểu Ngưu phu nhân hô ầm ĩ, lập tức khiến cả trại náo loạn, dù chưa có tin chuẩn xác Lão Tiền đã khóc rồi, Vân gia đã có hậu, nói cách khác cả nhà mình có thể tiếp tục dựa vào Vân gia hưởng thụ phú quý.

Lão Thôi bị Lão Giang vác trên ngựa thồ về, ông ta vốn định vào rừng tìm mấy loại thảo dược, nấu thuốc thanh hỏa giải nhiệt cho đội xe, trời sắp tối mới từ rừng đi ra, nhìn thấy Lão Giang vội vội vàng vàng phóng ngựa tới, tưởng Lão Giang có chuyện phải làm, định chào một tiếng, ai ngờ Lão Giang tới trước mặt không nói một lời tóm lấy đặt lên ngựa mang về.

Lão Thôi là y sinh của Vân gia trang, xưa nay được người ta tôn kính, sau khi theo Tôn thần tiên học tập càng tự xưng là danh y, các trang hộ nhìn thấy Lão Thôi phải khom lưng gọi một tiếng Thôi tiên sinh. Lão Thôi xem bệnh cho các trang hộ cũng tận tâm, mặc dù Tôn thần y, Vân hầu là đại cao thủ y học, nhưng ngươi bị chút đau đầu chóng mặt cũng đi tìm hai vị đó thì không thích hợp, cho nên xem bệnh cho các trang hộ nhiều nhất là Thôi tiên sinh.

Người của Vân gia trang chỉ tin người trong trang của mình, y sinh ngoài trang dù y thuật cao minh tới đâu cũng xem thường, nơi có Tôn thần y và Vân hầu, làm gì đến lượt y sinh nơi khác tới lắm mồm.

Vừa nghe nói thiếu phu nhân không được khỏe, Lão Thôi đang định nổi giận liền tịt ngay, vội kêu người tới lều của ông ta lấy túi thuốc, mình phải đi xem xem thiếu phu nhân không khỏe ở chỗ nào?

Trước khi vào lều Tiền quản gia kéo Lão Thôi sang một bên dặn đi dặn lại, phải xem cho tử tế, xem thêm vài lượt cũng không sao, quan trọng là phải xem rõ nguyên nhân, nếu có sai sót gì, người toàn trang không tha thứ cho ông ta.

Vân Diệp đợi ở cửa lều thấy Lão Thôi bị Lão Tiền dọa cho vã mồ hôi thì lên tiếng trấn an:

- Đừng nghe bọn họ, Thôi tiên sinh, ông không nên có gánh nặng tâm lý gì cả, cứ coi như bình thường là được, thiếu phu nhân cũng không có bệnh gì nặng, chẳng qua người không khỏe chút thôi. Quy củ y sinh không xem bệnh cho người nhà ông cũng biết, cho nên cứ yên tâm mà xem bệnh.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio