Gả Cho Tội Thần

chương 56

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

“Xin mời theo ta”. Nha hoàn ở biệt viện Sở gia ra cửa nghênh đón Vệ phu nhân.

Vệ phu nhân cũng đã chờ hơn nửa canh giờ, cũng không có phẫn nộ, cười cười gật đầu.

Khương Đào đi theo sau, ánh mắt đánh giá biệt viện Sở gia, đúng là chỉ có thể dùng “tráng lệ huy hoàng” mà hình dung.

Nàng không nghĩ tới ở tòa thành nhỏ này sẽ có một tòa nhà rộng rãi được trang hoàng như vậy. Rường cột chạm trổ thì không cần nói, đến cả hành lang cũng được lát gỗ tử đàn.

Ở địa phương này mà được như vậy đương nhiên là không phú cũng quý, cũng khó trách Vệ phu nhân trịnh trọng như vậy, ở cửa đợi lâu cũng không giận.

Tới tiểu viện của Tô sư phó, nha hoàn kia nói: “Mời Vệ phu nhân và Vệ tiểu thư vào trong nhà, những người khác ở bên ngoài chờ”.

Vệ phu nhân biết Tô Như Thị mấy năm nay không thích gặp người, có thể thuận lợi gặp được bà ấy đã là kinh hỉ ngoài ý muốn. Cho nên bà quay đầu phân phó Khương Đào và các nha hoàn khác đứng đợi, chớ có làm ồn.

Mấy người Khương Đào đồng ý, được nha hoàn Sở gia dẫn tới nhĩ phòng nghỉ ngơi.

Trước khi Vệ phu nhân và Vệ Như vào nhà, bà không quên nhắc nhở: “Tô đại gia thích thanh tịnh, lát đi vào bà ấy không hỏi tới con thì con không được nhiều lời”.

Vệ Như héo mặt, kéo ống tay áo của Vệ phu nhân, nói: “Nương, con sẽ thành thật nghe lời người nói nhưng nếu Tô sư phó không chịu nhận con, về nhà nương cũng đừng trách con”.

Vệ phu nhân nhanh bắt lấy tay Vệ Như, nhẹ giọng quở trách nàng: “Không quy củ, lát không có được như vậy!”.

Dẫn đường cho các nàng là nha hoàn Ngọc Xuyến, mấy năm nay đều hầu hạ bên người Tô Như Thị.

Nương Ngọc Xuyến cả đời theo hầu Sở gia lão thái thái, trước khi lâm bệnh qua đời đã đem nữ nhi của mình phó thác cho Sở lão thái thái trông coi.

Nhân khẩu Sở gia tuy đông nhưng tôn bối chủ yếu là nam, Sở lão thái thái rất thích Ngọc Xuyến nên coi nàng như cháu gái mà đối đãi.

Sau đó Tô Như Thị tới Sở gia ở, Ngọc Xuyến bắt đầu có ý nghĩ muốn bái Tô Như Thị làm thầy.

Sở lão thái thái biết bạn tốt của mình nản lòng thoái chí, tạm thời không muốn thu đồ đệ nên phái Ngọc Xuyến tới chăm sóc bên người bà ấy, để tự Ngọc Xuyến tranh thủ tạo hóa của bản thân.

Cũng đã ba năm trôi qua, Ngọc Xuyến luôn cẩn trọng chăm sóc cuộc sống hàng ngày của Tô Như Thị, bà luôn đối đãi tốt với nàng ấy nhưng chưa từng chỉ điểm thêu thùa cho nàng.

Hiện giờ nghe được Vệ phu nhân nghĩ muốn đem nữ nhi nhà mình tới bên người Tô Như Thị, người có tâm vọng tưởng như vậy, mấy năm nay Ngọc Xuyến gặp qua không ít. Nàng cười khinh, đánh giá Vệ phu nhân và Vệ Như – Vệ phu nhân mặc một chiếc áo ngoài màu thiên thanh, phối với một chiếc váy ngoài trắng, cực kỳ thuần tịnh, thậm chí Ngọc Xuyến cho là thuần tịnh quá mức, có chút khó coi. Tuy vậy trên váy lại thêu tường vân cùng núi non trùng điệp, khi đi lại thấy hệt như mây cuộn mây tan, rất có mỹ cảm.

Mà Vệ Như bên cạnh, một kiện y phục vàng nhạt. Trên áo điểm xuyết những bông hoa đào to như ngón tay cái, trên váy lại thêu một chú nai con linh hoạt đáng yêu. Đôi mắt con nai rất sinh động, đen nhánh hệt như thật sự đang đối mặt với nhau vậy.

Ngọc Xuyến đã muốn bái Tô sư phó làm thầy đương nhiên cũng tinh thông kim chỉ.

Nhìn tới đây, nụ cười khinh bên môi nàng liền biến mất – chính nàng cũng chẳng thể thêu được đồ án tinh xảo như vậy.

Nếu thực sự là vị thiếu nữ này thêu thì Tô Như Thị thật sự sẽ nhìn nàng bằng con mắt khác.

Không đợi nàng nhìn kỹ lại, Vệ phu nhân và Vệ Như đã vào phòng.

Ngọc Xuyến bất đắc dĩ cắn cắn môi, lại dậm chân, chỉ hy vọng hết thảy đều là nàng nghĩ nhiều.

Tô Như Thị thấy được Vệ phu nhân và Vệ Như, mời hai người ngồi, uống trà.

“Đã nghe danh ngài từ lâu, hôm nay mới có thể tới bái phỏng”. Vệ phu nhân khách khí hàn huyên với Tô Như Thị, “Mạo muội tới cửa quấy rầy, ta cũng thực xin lỗi. Chỉ là tiểu nữ trong nhà tràn đầy ngưỡng mộ đối với ngài, một hai đòi ta phải mang nó tới gặp ngài”. Nói xong bà nhìn về phía Vệ Như, “Hiện giờ đã gặp được Tô sư phó, còn không mau tiến lên chào hỏi?”.

Vệ Như thật hết lời để nói với vị mẫu thân đại nhân nhà mình nhưng cũng không dám biểu hiện ra ngoài, chỉ đứng lên cung kính nhún người hành lễ với Tô đại gia.

Tô Như Thị còn đang thơ thẩn nhớ tới Sở Hạc Vinh đi tìm tú nương kia nên cũng không cẩn thận đánh giá, chỉ có hơi thất thần gật đầu: “Là một đứa trẻ ngoan. Mau ngồi đi, không cần khách khí như vậy”.

Vệ Như nhẹ giọng đáp vâng, trở lại ngồi bên Vệ phu nhân.

Vệ phu nhân sau lại cười nói; “Nha đầu này ở nhà rất hoạt bát, hiện giờ thấy ngài xem ra lại không dám làm càn. Ta đang đau đầu làm thế nào để dạy dỗ nàng, ngài xem nếu là để nàng tới hầu hạ bên cạnh ngài… Chỉ làm nha hoàn châm trà rót nước cho ngài cũng được, ta sẽ nhờ ma ma dạy dỗ nàng”.

Tô Như Thị vừa nghe cũng hiểu được ý tứ trong đó. Tuy rằng Vệ lão thái gia sớm đã lui về, Vệ đại nhân hiện tại cũng từ quan về quê nhưng rốt cuộc cũng là dòng dõi thư hương, cô nương nhà họ sao có thể làm nha hoàn bên người được? Cũng chỉ là lời nói khách sáo mà thôi.

Nếu là sớm mấy năm, Tô Như Thị có lẽ sẽ vì không muốn đắc tội mà châm chước một phen. Nhưng hiện giờ, bà đã sớm không còn để ý tới những thứ đó.

Bà bưng chén trà lên, dùng nắp khẩy nhẹ nước trà, sau mới chậm rãi nói: “Ta già rồi, hằng ngày không có động vào kim chỉ, càng không cần nhiều người hầu hạ như vậy. Ý tốt của Vệ phu nhân, sợ rằng ta chỉ có thể cô phụ”.

Vệ phu nhân đối với kết quả như vậy cũng không ngoài ý muốn nhưng cũng không cam lòng trở về như vậy, lại nói: “Ta nghe Sở lão thái thái có tâm bồi dưỡng tôn bối đi học để tham gia khoa cử, lão gia nhà ta hiện giờ nhàn rỗi ở nhà, cũng muốn thu học sinh”.

Nghe vậy, Tô Như Thị đặt chén trà xuống.

Bà và Sở lão thái thái đã là bằng hữu lâu năm, mấy năm nay được bà ấy chiếu cố ít nhiều. Bà cũng không phải người không biết báo ơn nhưng bà cũng thật sự không muốn thu đồ đệ.

Vệ phu nhân thấy bà có chút do dự, lại nói tiếp: "Lão gia nhà ta tuy trước đó chức quan không cao nhưng cũng có hai bằng tiến sĩ. Nếu là có được duyên thầy trò, đối với hai nhà chúng ta đều tốt có phải hay không?” Sau đó Vệ phu nhân dùng mắt ra dấu cho Vệ Như.

Trong lòng Vệ Như tuy rằng không muốn nhưng vẫn phối hợp mà đứng lên, đi tới trước mặt Tô Như Thị, khom người, “Con ngưỡng mộ ngài đã lâu, mong ngài hãy suy xét tới sự ngưỡng mộ của con đối với ngài”.

Khi nàng uốn gối xuống, làn váy như đóa hoa nở rộ ra.

Tô Như Thị lúc này mới chú ý tới tầng váy dưới của nàng cũng có đồ án – dùng một ít chỉ vàng đậm hơn màu vàng của váy một chút, thêu rất nhiều hoa nhài.

Hoa nhài nở rộ, đung đưa trước gió, hoa văn trên cánh hoa cũng có thể thấy được rõ ràng nhưng bởi vì màu sắc quá giống nhau, nếu xem lướt qua thì căn bản không phát hiện được.

Tâm Tô Như Thị rúng động, không có tâm tư nghe các nàng nói chuyện nữa.

Rất nhiều năm trước, khi bà còn ở phủ Ninh Bắc hầu với đồ đệ, Hầu phu nhân không thích đồ đệ trang điểm lộng lẫy, đồ đệ nhà mình liền dùng chỉ thêu cùng màu với màu váy mà thêu những đóa hoa lớn thật lớn.

Bà nhìn thấy lại có chút buồn cười, hỏi: “Người khác thêu chỉ sợ mọi người nhìn không ra đồ án của bản thân, gắng sức tìm được màu chỉ nổi bật hơn màu vải để đoạt được sự chú ý của người khác. Ta sống bao nhiêu năm còn chưa từng thấy ai như con vậy. Làm thế không phải uống phí bao nhiêu công sức rồi sao?”.

Đồ đệ nàng cũng cười, nói: “Ai nói nữ tử xinh đẹp là để người khác nhìn? Con không như vậy, con chỉ để mình con nhìn là được”.

Nói xong con bé còn hứng thú mà xoay xoay váy ở xa bà, nói: “Hơn nữa, xa vậy nhìn không thấy, phải tới gần mới thấy được đúng không? Sư phụ, người nhìn kỹ xem, váy con thêu có phải hơi đơn giản nhưng lại vô cùng có nội hàm, vô cùng đẹp đúng không?”.

Đồ đệ của bà tuy rằng thân thể yếu ớt, cả ngày bị kế mẫu chèn ép không ra được khỏi cửa, cười lên đều suиɠ sướиɠ hơn nhiều so với bất kỳ ai.

Bà cũng cười theo, khen nàng: “Đúng là rất đẹp”. Váy đẹp, nụ cười vô tư hồn nhiên ấy lại càng đẹp.

Đã rất nhiều năm rồi, Tô Như Thị chưa gặp lại thêu pháp như vậy, cũng không có gặp được đồ đệ như vậy.

“Váy của Vệ tiểu thư… Là ở đâu, là ai thêu?”. Tô Như Thị run rẩy, hỏi không thành lời.

“Là tú nương nhà ta thêu”. Vệ phu nhân tuy rằng cảm thấy biểu tình của Tô Như Thị có chút khác thường nhưng Tô đại gia chú ý tới nữ nhi cũng là chuyện tốt liền trả lời: “Là một tiểu nương tử, là nữ nhi nhà tú tài Khương gia ở thôn Cây Hòe, hiện giờ đang làm công cho nhà ta, hôm nay cũng cùng tới với ta, hiện giờ đang chờ ở bên ngoài”.

Khương gia thôn Cây Hòe… Chẳng phải là tú nương trước đó đã thêu bàn bình cho Sở Hạc Vinh hay sao?!

…………..

Ngọc Xuyến vẫn luôn ở bên ngoài nghe động tĩnh trong phòng.

Lúc đầu, nàng thấy Tô Như Thị lãnh đạm đáp lời, bên môi lại nổi lên ý cười khinh miệt – quả nhiên giống như nàng nghĩ, Tô sư phó không muốn thu đồ đệ. Sau đó nàng nghe được Vệ phu nhân lấy điều kiện là phu quân nhà mình thu học sinh, liền lạnh mặt, ở trong bụng mắng thầm những người có học đó suốt ngày lòng vòng, cuối cùng vẫn phải dùng tới điều kiện.

Còn chưa kịp nghe nhiều, những hạ nhân khác trong viện đã chú ý tới nàng, nàng cũng không tiện nghe lén nữa, chỉ đành phất khăn rời đi.

“Ngọc Xuyến tỷ tỷ, có cần tới nhĩ phòng nghỉ ngơi không?”. Nha hoàn bưng điểm tâm đi qua hành lang, cười hỏi nàng.

Ngọc Xuyến tức giận nói: ‘Nhĩ phòng đã nhiều người như vậy còn nghỉ như nào?’.

Nhưng đang ở hành lang cũng không nên nói chuyện này, để Tô sư phó biết nàng nghe lén khẳng định sẽ trách nàng nên Ngọc Xuyến nói như vậy nhưng vẫn đi theo nha hoàn tới nhĩ phòng.

Lúc này, Khương Đào đang cùng mấy người Nhã Tình ngồi uống trà.

Nàng tới rồi nhưng cũng không biết người Vệ phu nhân muốn bái phỏng là ai, chỉ từ miệng của nha hoàn biết được nơi này là biệt viện của Sở gia.

Họ Sở, lại phú quý như vậy, Khương Đào liền nghĩ tới thiếu đông gia của Phù Dung tú trang.

Chỉ là nàng cũng không biết rõ Vệ gia có những người nào nên cũng không biết là ai mà Vệ phu nhân phải đối đãi trịnh trọng như vậy,

Đúng lúc nha hoàn bưng điểm tâm quay về, Khương Đào liền dò hỏi tiếp.

Nha hoàn kia còn chưa đáp lời, Ngọc Xuyến đã lạnh mặt nói: “Đừng ở chỗ này giả vờ nữa, nếu các ngươi không biết sao còn đi theo chủ tử tới bái phỏng”.

Nàng tức mẫu tử Vệ gia nhưng không thể biểu lộ ra bên ngoài nên đối với những người như Khương Đào càng không hề cố kỵ gì, nói xong còn kiêu căng giương cằm lên.

Khương Đào cũng không biết tại sao lại không hòa nhã như vậy nhưng vẫn nói: “Vệ phu nhân chỉ nói ta đi cùng chứ không nói hôm nay bà ấy muốn bái phỏng ai”.

Ngọc Xuyến lại hậm hực nói: “Sợ là Vệ phu nhân biết bà ta muốn Tô sư phó thu nữ nhi của bà ta làm đồ đệ không thành nên không nói cho các ngươi biết, sợ mất mặt đấy!”.

Khương Đào như bị điện giật, sững sờ một lúc lâu mới lấy lại phản ứng, không dám tin nói: “Tô sư phó … là vị Tô sư phó nào?”.

Ngọc Xuyến càng thêm tức giận nói: “Danh gia thêu thùa Tô Như Thị, nữ tử trong thiên hạ ai chưa từng nghe tới bà ấy? Ta nói ngươi muốn diễn cũng đừng diễn tệ như vậy”. Nói xong Ngọc Xuyến cũng không để ý tới nàng, để nha hoàn châm trà cho nàng.

Khương Đào ngồi yên thật lâu sau mới bật dậy, chạy ra khỏi nhĩ phòng.

Nhưng khi nàng tới trong viện, khi cửa chính cách nàng chỉ vài bước nữa, nàng lại không có can đảm tiến lên.

Gặp được sư phụ, nàng sẽ nói gì? Nói là tuy rằng lúc ấy nàng đã chết nhưng sau lại mượn xác hoàn hồn sống lại?

Người bình thường nghe được cũng sẽ thấy kinh sợ, vậy sư phụ sẽ tin sao? Có dọa bà ấy không?

Nàng cứ do dự rồi lại do dự, đột nhiên cửa nhà chính được mở ra từ bên trong.

Tô Như Thị đi ra ngoài, bà thấy một thiếu nữ xa lạ, ánh mắt ấy khiến cho bà có một cảm giác quen thuộc xa lạ.

Khương Đào đứng cách bà nửa cái sân, ai cũng không dám tiến lên một bước,

Sư phụ vẫn là sư phụ trong ấn tượng của nàng, ăn mặc rất ưu nhã, đầu tóc bạc ấy một sợi cũng không loạn.

Sư phụ cũng khác rồi, trước kia tuy bà điệu thấp nhưng rất kiêu ngạo đối với kỹ năng thêu của bản thân, y phục của mình sẽ tự mình thêu, cổ áo hay ống tay áo sẽ điểm xuyết hoa đinh hương bà thích nhất. Mà không phải là hiện tại, trên người không hề có chút hoa văn nào cả.

Sư phụ cũng già hơn, gầy hơn rồi, trên mặt lại nhiều thêm một chút nếp nhăn, đầu tóc cũng bạc thêm nhiều, chỉ mới bốn năm không gặp mà sư phụ nàng như già đi hơn mười tuổi.

Nước mắt nhịn không được mà rơi xuống, nàng nghe sư phụ nàng run rẩy nói từng lời với nàng: “Con có phải muốn đi ăn giò tương ở Túy Hương Lâu, nghe kể truyện đúng không? Có phải … có phải còn muốn tới Lê Viên uống trà nghe kịch đúng không? Ta dắt con đi, được không?”.

Lời tác giả: Nếu đoạn cuối mọi người không rõ hãy mở lại chương nhé.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio