Nói là đi tìm Hà Nguyên Quân nhưng Phạm Thiên vẫn phải tới Đào Hoa Đảo trước. Hoàng Dung còn đang ở đó chờ đợi hắn đây này.
Đi tới cửa sông Trường Giang thì Phạm Thiên đã nhìn thấy được bờ Đông Hải. Cảm giác đi ra tới biển rất khác so với đất liền.
Hắn đi tìm một số ngư dân trên biển đưa mình ra Đào Hoa Đảo. Lúc đầu bọn họ nghe thấy ba chữ Đào Hoa Đảo thì đều rất sợ hãi nhưng khi thấy một nén vàng được ném ra thì lập tức nhận lời.
Có tiền có thể sai khiến cả ma quỷ, đối với những ngư dân này thì một nén vàng đủ cho họ sống cả năm nên cho dù có phải liều mạng họ cũng làm.
Phạm Thiên trước khi đi thì đã an bài chúng nữ ở lại một thị trấn bên cạnh hải cảng. Dù sao hắn đi cầu hôn thì cũng không thể dẫn theo những nữ nhân khác được.
Đào Hoa Đảo cách bờ cũng không xa, những ngư dân đưa hắn tới nơi thì liền vội vã quay trở về.
Vừa bước lên đảo thì Phạm Thiên đã nhìn thấy rất nhiều cây hoa đào màu hồng. Cảnh sắc trên đảo giống như là chốn bồng lai tiên cảnh vậy.
Những cây hoa đào cũng những loài cây khác mọc thành rừng bao phủ quanh hòn đảo tạo thành một Bát Quái Trận cực kỳ phức tạp khiến cho người ngoài không thể tìm được lối ra.
Phạm Thiên hiện là nhị giai Trận Pháp Sư, với hệ thống trận pháp tiến bộ của Thiên Thế đại lục thì những thứ như Bát Quái Trận trên đảo chỉ có thể coi là cấp độ nhập môn mà thôi.
Mặc dù Hoàng Dược Sư đã tài tình biến toàn bộ hòn đảo thành trận pháp và dùng cây hoa đào để làm chướng nhãn pháp nhưng Phạm Thiên vốn đã biết rõ chân tướng nên từ khi bước chân lên đảo hắn đã tiến hành thôi diễn và phá giải trận pháp rồi.
Băng qua rừng anh đào Phạm Thiên phát hiện ra một khu vực kỳ lạ tràn ngập hoa đào màu trắng chứ không phải màu hồng. Hắn lập tức nhận ra nơi này chính là nơi mà Hoàng Dược Sư dùng để nhốt Chu Bá Thông.
Phạm Thiên nhận ra thì liền quay đầu bỏ đi, không hề có ý định giải cứu Chu Bá Thông.
Mỗi người làm việc thì phải nói đến lợi ích, Phạm Thiên cứu mạng Chu Bá Thông thì được gì?
Cửu Âm Chân Kinh hắn đã học được cả bộ, Tiên Thiên Công thì Chu Bá Thông giống như Toàn Chân thất tử không hề học được. Nếu nói tới việc cứu lão ngoan đồng Phạm Thiên có thể học được kỹ xảo Tả Hữu Hỗ Bác thì hắn cũng không cần tới.
Tả Hữu Hỗ Bác nói chung là một loại kỹ xảo cho phép người sử dụng hai tay làm hai việc khác nhau trong cùng một lúc. Từ đó có thể vận dụng hai loại võ công để giáp công đối phương giống như là hai đánh một vậy.
Phạm Thiên sử dụng binh khí là côn, vốn là vũ khí hai tay. Hắn không thể một tay sử côn một tay còn lại xài kiếm được.
Muốn học được Tả Hữu Hỗ Bác thì người học phải là loại người đầu óc đơn giản như Quách Tĩnh, những người càng thông minh lại càng khó học. Hoặc phải là những người không có suy nghĩ quá phức tạp mà tâm tư đơn thuần như Tiểu Long Nữ mới làm được một tay vẽ tròn một tay vẽ vuông.
Phạm Thiên không thuộc dạng nào trong hai dạng trên nên không học được Tả Hữu Hỗ Bác. Nhưng không phải vì vậy mà hắn không thể làm được nhất tâm nhị dụng.
Phạm Thiên sở hữu võ hồn nên tinh thần mạnh mẽ hơn xa người ở thế giới này. Võ hồn của hắn giống như là một bản thể thứ hai giúp hắn có thể làm được hai việc cùng một lúc nên việc học Tả Hữu Hỗ Bác là không cần thiết.
Quan trọng nhất là Hoàng Dược Sư rất không thích Chu Bá Thông, hắn nhốt lão ngoan đồng trên đảo suốt năm hàng ngày đều tới dùng tiếng tiêu tra tấn Chu Bá Thông. Ngay cả Hoàng Dung là người mà Hoàng Dược Sư yêu thương nhất cũng bị mắng té tát khi tới tìm Chu Bá Thông chơi khiến nàng giận dỗi bỏ nhà đi.
Phạm Thiên sẽ không vì cứu một kẻ mình không quen biết mà khiến cho vị nhạc phụ này của mình tức giận. Còn Chu Bá Thông muốn ra sao thì ra đi.
Phạm Thiên băng qua Bát Quái Trận tới được một mảnh đất trống không có cây mà chỉ có cỏ mọc ở dưới đất. Phía bắc chính là một khu rừng trúc rậm rạp.
Phạm Thiên đi vào trong khu rừng trúc thì thấy một tòa lương đình làm bằng thân trúc ngay phía trước treo một tấm hoàng phi ghi ba chữ Tích Thúy Đình.
Phạm Thiên bước tới trước ngôi đình lớn tiếng nói:
- Tiểu tế Phạm Thiên tới xin bái kiến nhạc phụ đại nhân!!
Phạm Thiên vừa dứt lời thì Hoàng Dược Sư đã cùng Hoàng Dung đi ra. Hoàng Dung nhìn thấy Phạm Thiên thì hai mắt toát lên vẻ mừng rỡ khôn cùng.
Phạm Thiên lúc này đã sớm lấy ra đống sính lễ gồm tơ lụa và vàng bạc đặt ở sau lưng và sau đó lấy ra một chiếc hộp ngọc dài khoảng hơn nửa mét. Hắn mở nắp chiếc hộp để lộ ra một cây ngọc tiêu màu xanh lục ở bên trong.
Tiêu, Cầm, Phiến… đều thuộc về loại binh khí khá đặc biệt nhưng Phạm Thiên vẫn có thể luyện chế được.
Riêng cây ngọc tiêu này hắn đã tận dụng nguyên liệu để chế tạo ra chính là môt thanh Hoàng Cấp thượng phẩm binh khí. Mặc dù phẩm chất chỉ là tinh phẩm nhưng tại thế giới này có thể coi là thần binh lợi khí.
Không chỉ mang theo tiêu ngọc mà Phạm Thiên còn chuẩn bị một cái khay đựng mười bình Sinh Huyết Đan chứa viên đan dược bên trong cùng với môt quyển Cửu Âm Chân Kinh toàn quyển do đích thân hắn viết ra nữa.
Sính lễ như vậy ngoại trừ Phạm Thiên ra không có một ai có thể lấy ra được.
Hoàng Dược Sư thấy Phạm Thiên không chỉ dễ dàng vượt qua được Bát Quái Trận của mình mà còn mang theo lễ trọng như vậy thì khuôn mặt tỏ ra vui vẻ.
Phạm Thiên không chỉ võ công cao cường, vẻ ngoài tuấn tú mà lại còn tinh thông dịch lý trận pháp, ra tay hào phóng như vậy thì Hoàng Dược Sư không có lý do gì để từ chối cả.
Hoàng Dược Sư nghe Phạm Thiên không có trưởng bối tại thế (không có ở thế giới này) nên liền tự mình đứng ra làm chủ trì cho Phạm Thiên và Hoàng Dung thành thân.
Hoàng Dược Sư sai hạ nhân trên đảo nhanh tay chuẩn bị mọi thứ ba ngày sau trên đảo liền đốt pháo mừng và Phạm Thiên cùng Hoàng Dung chính thức kết bái phu thê.
Buổi tối Phạm Thiên bước vào trong phòng thì thấy Hoàng Dung trong lễ phục đỏ thắm thì vui vẻ đi tới gần đưa tay vén khăn đỏ lên để lộ ra khuôn mặt trang điểm lộng lẫy của nàng.
- Dung nhi, từ hôm nay nàng đã là của ta rồi…
Hoàng Dung si mê đáp:
- Trong lòng người ta từ lâu đã thuộc về Thiên ca ca rồi…
Phạm Thiên thấy mỹ nhân động tình thì liền đẩy ngã nàng xuống giường và bắt đầm chiếm lấy đôi môi tô son đỏ rực của Hoàng Dung. Từng mảnh trang phục rơi xuống đất để lộ ra ngọc thể mỹ miều của Hoàng Dung, Phạm Thiên bắt đầu tuyên bố chủ quyền trên từng khối da thịt của nàng.
Một tiếng rên rỉ đau đớn phát ra từ miệng Hoàng Dung sau đó từng âm thanh thở dốc vang vọng trong màn đêm khi hai người cộng phó vu sơn.
……
Buổi sáng ngày hôm sau Phạm Thiên nhẹ nhàng dìu Hoàng Dung mới phá thân tới gặp Hoàng Dược Sư và nói lời tiễn biệt. Hắn cũng không định ở lại Đào Hoa Đảo mà sẽ quay trở về Trung Nguyên.
Hoàng Dược Sư nghe Phạm Thiên nói vậy thì liền gật đầu nói:
- Ừm… hai ngươi đã thành thân, Dung nhi đi theo ngươi cũng là chuyện đương nhiên.
Phạm Thiên đáp:
- Tiểu tế sẽ cùng Dung nhi thường xuyên quay trở về Đào Hoa Đảo thăm nhạc phụ, nếu không nhạc phụ có thể tới sơn cốc phía tây thành Tương Dương để thăm chúng ta.
Phạm Thiên muốn trở về sơn cốc gần nơi Bồ Tư Khúc Xà sinh trưởng để tiện bề tu luyện.
Hoàng Dung trước khi đi thì nói chuyện với cha cả buổi sáng sau đó đến gần trưa Hoàng Dược Sư mới tiễn hai người rời đảo.
Rời khỏi Đào Hoa Đảo Phạm Thiên dẫn Hoàng Dung trở về Tô Châu tìm mấy người Mục Niệm Từ và sau đó liền lên đường đi ngược dòng Trường Giang về phía tây.
Trên đường đi về tây nam Phạm Thiên có tìm hiểu tin tức về Võ Tam Thông. Hà Nguyên Quân cưới Lục Triển Nguyên là chuyện khi Dương Quá đã khoảng tuổi, tức là ít nhất cũng - năm nữa.
Lục Triển Nguyên cho dù là chưa chết thì cũng không thể nào gặp Hà Nguyên Quân sớm như vậy được. Nếu thế thì nàng hẳn là vẫn còn đang sống cùng nghĩa phụ của mình Võ Tam Thông.
Võ Tam Thông là một trong bốn đệ tử Ngư Tiều Canh Độc của Nhất Đăng đại sư. Hắn hàng Canh trong bốn người và nguyên là tổng quản ngự lâm quân của Đại Lý nên danh tiếng cũng khá lớn.
Phạm Thiên sau đó đã tìm được tung tích của Hà Nguyên Quân, quả thật nàng chỉ mới là một thiếu nữ tuổi hiện còn đang sống cùng với vợ chồng Võ Tam Thông. Xác định được nơi ở của Hà Nguyên Quân thì hắn không vội vàng tiếp cận nàng mà trước hết lên đường quay trở về Tương Dương để an bài chúng nữ đã.
Một tháng sau đó Phạm Thiên đã bỏ tiền xây lên một sơn trang ở bên trong sơn cốc gần nơi cư trú của Bồ Tư Khúc Xà để tiện bề nuôi nhốt chúng. Thời gian sau đó hắn ở lại trong sơn trang mà không rời đi.
- ------☆☆☆☆-------