“Thế gian nào có đôi đường vẹn, Chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng.” Đây mới là Tsangyang Gyatso thật sự, Tsangyang Gyatso rong chơi giữa cõi Phật và sông tình, lún sâu trong đó, không thể tự mình thoát ra.
Đại ái vô ngôn[]. Phật dạy người buông xuống, khiến người hiểu được thương xót, học được khoan dung. Phóng sinh trong hồ mọc đầy hoa sen, tin rằng cầu nguyện kiếp này nhất định sẽ được trọn vẹn. Thắp sáng một ngọn đèn bơ trước Phật, tin rằng kiếp này lầm đường lạc lối cũng có thể tìm ra lối thoát. Xoay chuyển kinh luân trên đường cầu Phật, Tin rằng vận mệnh ba chìm bảy nổi sẽ mây nhạt gió nhẹ từ đây.
[] Tình yêu lớn lao sâu sắc không cần trực tiếp bày tỏ bằng lời nói.
“Khi ta chưa sinh, ai là ta; khi sinh ta ra, ta là ai.” Mỗi người sinh tồn trên thế gian đều thường hay thốt ra lời cảm thán hoang mang như vậy. Không biết mình là ai, lại không biết ai là mình. Có lúc đi trên đường, luôn cảm thấy một vài người lướt qua dường như đã từng quen biết, nhưng chắc chắn rằng đời này chưa hề gặp gỡ. Lẽ nào kiếp trước từng gặp gỡ bên sông Vong Xuyên? Hoặc là từng lướt qua nhau trên cầu Nại Hà?
Đối với truyền thuyết thần thoại đẹp đẽ đó, nhiều người đều thấy nhung nhớ như số mệnh. Cũng giống như đá tam sinh, trên đá đã viết kiếp trước kiếp này của mình, bạn và tôi một thời đứng bên đá tam sinh, xem luân hồi đến rõ ràng xác thực. Cho rằng như vậy thì có thể ghi nhớ tất cả, không tái phạm lỗi lầm tương tự, không phụ bạc người không nên phụ bạc nữa. Ai hay vội vã qua cầu Nại Hà, vẫn phải uống chén canh Mạnh Bà nấu bằng nước mắt kiếp này của mình. Canh Mạnh Bà là nước quên tình, sau khi uống, liền quên hết tất cả, từ đó đi vào luân hồi với linh hồn sạch sẽ.
Sở dĩ nhiều vị Đạt Lai Lạt Ma trước khi chết dự đoán tung tích linh đồng chuyển thế của mình, là vì họ còn chưa viên tịch, còn chưa đi qua Vong Xuyên, chưa uống nước quên tình. Nếu uống vào, mọi thứ đời này sẽ thật sự trở thành mây khói thoáng qua. Những người được chọn làm linh đồng chuyển thế hoàn toàn không biết kiếp trước của mình, họ là vì lời tiên đoán của người khác và các kiểu suy đoán, mới vì linh hồn của kiếp trước, gánh vác trách nhiệm của kiếp này. Nhưng chúng ta nên tin rằng, Phật là viên mãn, sẽ không trừng phạt bất cứ ai, sẽ không vô duyên vô cớ làm phiền bất cứ ai. Do đó Đạt Lai Lạt Ma các đời, dù trải qua thăng trầm ra sao đều không có bất cứ oán trách nào. Vì mọi thứ của kiếp này, bén duyên ở kiếp trước, dù kiếp này là phúc hay là họa, chúng ta đều phải đối đãi và hóa giải bằng một tấm lòng từ bi mà bình thường.
Một đời của Tsangyang Gyatso quá đỗi mơ hồ, sống mơ hồ, chết mơ hồ, sau khi mất tích ở hồ Thanh Hải lại càng mơ hồ. Ngay cả linh đồng chuyển thế của Ngài cũng khiến người khó phân biệt. Tsangyang Gyatso rốt cuộc có phải là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ hay không? Nếu không phải, vì sao muôn ngàn người lại cứ tìm kiếm Ngài? Nhưng đã là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ , thì vì sao lại có lòng dạ mềm yếu trăm mối như vậy, vì sao cứ cuốn vào trong cục diện chính trị hỗn loạn, làm con rối nhiều năm, cuối cùng còn gặp phải kiếp nạn phế truất? Đày đọa đến mức trên đường áp giải về kinh, khiến mình tung tích không rõ. Hồ Thanh Hải vì công chúa Văn Thành mà mỹ lệ, vì Tsangyang Gyatso mà ý vị sâu xa.
Tsangyang Gyatso bị người hiểu nhầm là Đạt Lai giả, nhưng trăm tín đồ Tây Tạng kính yêu Ngài, trước sau nhận định Ngài chính là Đạt Lai Lạt Ma thứ , chưa từng thay đổi. Dù Ngài phạm phải lỗi lầm không thể bù đắp, ngồi trên ngai Phật cao ngất, lại tham luyến tình yêu nam nữ trên đời. Phóng đãng trong quán rượu nhỏ của thành Lhasa, lắc mình biến hóa, trở thành tình lang phong lưu tiêu sái trong mộng của nhiều cô gái. Biết bao người bị thơ tình của Ngài mê hoặc đến thần hồn điên đảo, mà quên Ngài là Phật, là một vị Phật sống định sẵn không thể có tình yêu. Sứ mệnh của Ngài chính là sống trong cung Potala, hoằng dương Phật pháp, độ hóa chúng sinh, ngoài ra không có gì khác.
Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn không thể nhận định Tsangyang Gyatso rốt cuộc là bệnh chết, hay là mất tích ở hồ Thanh Hải. Cuộc đời Ngài chung quy nên có kết cuộc thế nào mới xem là tròn vẹn, hoặc giả đời người vốn dĩ không có vẹn toàn, hoặc giả bất cứ một kiểu kết cuộc nào cũng là vẹn toàn đối với Ngài. Chúng ta không cần so đo quá nhiều, vướng bận quá nhiều, cũng giống như năm xưa, không cần quan tâm Ngài là Tsangyang Gyatso của cung Potala, hay là Dangsang Wangpo của đường phố Lhasa, Ngài chính là Ngài, Ngài đa tình mà hiền lành. Ngài kết thúc cuộc đời của mình năm hai mươi lăm tuổi, hay sau khi trải qua nhiều truyền kỳ trong “Bí truyện” của Ngawang Lhundrup Daji mới tọa hóa, đã không quan trọng nữa. Vì lịch sử chìm nghỉm im ắng, chúng ta sớm đã không tìm ra được câu trả lời xác định, mọi truy vấn đều là uổng công.
Lại ví dụ, linh đồng chuyển thế của Tsangyang Gyatso rốt cuộc là ai? Là Kelzang Gyatso ở Litang theo lời tiên đoán trong thơ của Ngài chăng? Nếu hai mươi lăm tuổi chết đi ở hồ Thanh Hải, có lẽ linh đồng chuyển thế thật sự là Kelzang. Nếu sáu mươi tư tuổi chết đi, thì lại có khả năng là Ôn Đô Nhĩ Cát Căn do Ngawang Lhundrup Daji lựa chọn. Mà cũng có lẽ chẳng phải là ai, linh đồng chuyển thế của Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất đại tình tăng có lẽ chỉ là một nhận vật nhỏ lặng lẽ vô danh, hoặc có lẽ nấn ná bên Vong Xuyên, làm một cây hoa bên bờ, quên mất luân hồi.
Thật ra tôi chẳng thà Tsangyang Gyatso chết ở hồ Thanh Hải, chết vào năm hai mươi lăm tuổi, tôi chẳng hy vọng kiếp sau của Ngài có bao nhiêu thần thông và pháp lực. Đối với tôi, Tsangyang Gyatso là một vị Phật sống sống vì tình. Trong cung Potala, tuy Ngài không dùng hành vi thực tế tạo phúc trăm họ, nhưng thơ tình của Ngài, sự du ngoạn nhân gian của Ngài chính là độ hóa tốt nhất đối với trăm ngàn tín đồ. Mà điều khiến chúng ta ghi lòng tạc dạ, trước sau là vị Phật sống trẻ tuổi tuấn nhã đa tình ấy, là nhu tình phong hoa tuyết nguyệt của Ngài.
“Thế gian nào có đôi đường vẹn, Chẳng phụ Như Lai chẳng phụ nàng.” Đây mới là Tsangyang Gyatso thật sự, Tsangyang Gyatso rong chơi giữa cõi Phật và sông tình, lún sâu trong đó, không thể tự mình thoát ra. Ngài đa tình như thế, khiến người đời yêu đến sâu sắc, yêu đến xốn xang. Ngài rốt cuộc là chấp mê, hay là đốn ngộ; là rời được, hay là không rời; là sở hữu, hay là buông xuôi, đều không quan trọng nữa. Đi qua Vong Xuyên, vào lại luân hồi, trở lại trên đời, lại là kiếp mới.
Kiếp này, dù Tsangyang Gyatso diễn vai trò nào, dẫu là người không quen biết gặp gỡ trên đường, vội vã lướt qua nhau cũng nhất định quay đầu vì Ngài. Quên đi thôi, cứ như vậy quên đi thôi. Lãng quên kiếp trước Ngài từng có, kiếp này, và cả kiếp sau. Tất cả đều là bụi trần, tất cả đều sẽ tan thành mây khói. Nếu thật sự không có vết tích, vì sao vẫn có nhiều người như thế trèo đèo lội suối đến Tây Tạng, biết rõ là người dưng yết kiến, lại vẫn si tâm không đổi tìm kiếm kiếp trước kiếp này của Ngài? Tôi nghĩ bởi vì Ngài là Phật của chúng ta, là trân trọng cả đời của chúng ta.
Tôi trồng nhân kiếp này, ai gặt quả kiếp sau. Gió lộng mênh mang chốn cao nguyên không lời, mây trắng đến đi vô tâm không lời, núi thần hồ thánh không lời. Chúng xưa nay đều như thế, vì một lời hứa giản đơn, có thể suốt đời suốt kiếp giữ kín như bưng. Hãy để chúng ta hướng về năm tháng ôn hậu khoan dung, khấn một lời nguyện lương thiện, chỉ nguyện mỗi một dòng sông trên thế gian này đều có thể trong vắt không bụi, mỗi một ngọn núi đều có thể ôn hòa trầm tĩnh, mỗi một vùng thảo nguyên đều có thể không chia đôi bờ. Nguyện non sông tươi đẹp, thời thịnh yên vui.