Giang Sơn Tống Đế

quyển 3 chương 94

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Lại khiến cho Tiêu Sơn không nghĩ tới là, hắn trong chiến trận đẫm máu ở Tín Dương, thân người mang tám vết thương, nhận được không phải khen ngợi của triều đình, mà là lời trách cứ.

Tiêu Sơn biết rõ biểu hiện này của Triệu Cấu rất bình thường, nhưng vẫn nhịn không được có chút thất vọng. Trương Hiếu Tường lắc đầu thở dài: “Chúng ta khổ cực như vậy, bảo vệ lãnh thổ vì thiên tử, triều đình không khỏi có chỗ bất công rồi.”

Tiêu Sơn nghe xong lời này, hơi rùng mình, tới đây lâu như vậy, bị hoàn cảnh chung quanh tiêm nhiễm, hắn thiếu chút nữa để quên rốt cuộc mình vì cái gì mà chiến đấu.

Vì lý tưởng, vì tín nhiệm, vì chấn hưng Tống Triều, vì Trung Hoa an mạnh, vì thực hiện ước định giữa hắn và Triệu Viện, vì con dân Đại Tống bị rơi vào tay giặc… Trong rất nhiều lý do này, lại không có một cái nào vì Triệu Cấu. Như vậy, hiện tại Triệu Cấu làm như thế nào, thấy thế nào, thì có quan hệ gì?

Tiêu Sơn vỗ vỗ vai Trương Hiếu Tường, nghiêm mặt nói: “Không phải vì Hoàng đế mà bảo vệ biên giới, mà là vì quốc gia. Một mình ông ta, cũng không thể thay mặt cho cả một quốc gia được.” Đời sau thường nói, chính phủ và đất nước không phải là một, yêu đảng ái quốc lại không giống nhau, mặc dù Tiêu Sơn là chịu sự giáo dục của quốc dân đảng, nhưng hắn lại không xa lạ gì với thuyết pháp loại này. Trương Hiếu Tường của ngàn năm trước lại không thể tiếp nhận loại lời nói thiên tử không thể đại biểu cho một quốc gia, nhưng cũng không nói gì thêm, chỉ nói: “Tiêu huynh, loại lời này cũng không phải ta và ngươi nên nói.”

(là chính đảng đang cầm quyền hiện nay tại Trung Hoa Dân Quốc.)

Lưu Kỹ ngược lại an ủi Tiêu Sơn một phen, khích lệ hắn lần này đánh không tệ, còn giải thích thay Triệu Cấu: “Quan gia cũng có chỗ khó xử, chúng ta làm thần tử, không thể khiến ông ấy tức giận.”

Tiêu Sơn cười cười, ném chuyện này qua sau đầu.

Hơn mười ngày sau, triều đình lại đưa tới binh khí, nói là bổ sung vào số hao tổn lúc trước, còn có một chút thuốc trị thương, cùng với hai đại phu đến để trị thương cho Tiêu Sơn. Vết thương của Tiêu Sơn đã tốt lắm rồi, mặc dù không cần trị liệu gì thêm, nhưng hành động này của phía trên cũng khiến hắn cảm thấy dễ chịu đôi chút, dù sao vũ khí cùng thuốc trị thương, so với lời khen ngợi thì càng khiến người ta phấn khởi hơn.

Khu vực thượng du sông Trường Giang, bình yên vô sự, tuy rằng Triệu Cấu nói không cho phép vượt biên giới, còn nói không được vi phạm đàm phán hòa bình của Tống Triều, nhưng Lưu Kỹ vẫn lệnh Tiêu Sơn phái một số trinh thám, vượt biên giới nghe ngóng tình huống.

Rất nhanh đã nắm được tình hình bên địch, lần này là lần đầu tiên sau khi Hoàn Nhan Lượng đăng cơ có ý đồ dẫn quân đến phía Nam, binh lực xuất ra cũng không nhiều, chỉ vỏn vẹn hơn mười vạn, sau khi tổn thất một bộ phận nhỏ tại Tín Dương, hiện vẫn còn mười vạn người.

Mà căn cứ vào lương thảo được điều động cùng hướng hành quân, Hoàn Nhan Lượng dẫn theo những binh mã này, đi đường vòng, thẳng về phía Đông, ý tại Hoài Tây.

Tin tức lần này là người do Tiêu Sơn phái đi trở về báo cáo, Tiêu Sơn lập tức báo chuyện này cho Lưu Kỹ, lại gửi thư gấp cho triều đình ở Lâm An, báo rằng chỉ sợ Hoàn Nhan Lượng muốn xâm lược phía Nam, ít ngày nữa quân Kim sẽ xuất hiện ở khu vực Hoài Tây, hy vọng có thể sớm chuẩn bị.

Tín Dương cách Lâm An trăm sông nghìn núi, binh mã điều động chỉ sợ phải đi hơn một tháng, nhưng đưa tin chỉ có một người, đi nhanh, sau bảy ngày, thư đã đưa đến Xu Mật Viện ở Lâm An.

Thiêm Thự Xu Mật Viện Sự – Thang Tư Thối nhanh chóng dâng thư cho Triệu Cấu, Triệu Cấu có chút khó tin chuyện Hoàn Nhan Lượng thật sự xâm lược phía Nam, ông một mặt viết thư lệnh cho Tướng lĩnh bên Lưỡng Hoài tăng cường canh phòng, mặt khác, cũng không có bất kỳ hành động điều động cùng chuẩn bị quân lực nào cả, ngược lại dâng tấu cho Hoàn Nhan Lượng thỉnh cầu hai nước mãi mãi tốt đẹp.

Tin Hoàn Nhan Lượng xuôi Nam, cũng không giấu được, ngày hôm sau, phần lớn quan viên trong Lâm An đều biết cả rồi.

Mà Thang Tư Thối, Diệp Nghĩa Vấn, Mặc Sĩ Tư đứng đầu một bộ phận quan viên, nói lần này chẳng qua là xung đột biên cảnh, không thể trắng trợn điều động binh mã bên trong, để tránh cho quân Kim chất vấn, lấy cớ để xâm lược. Xem như hùa theo ý kiến của Triệu Cấu.

Mà Trần Tuấn Khanh, Sử Hạo, Triệu Viện, Ngu Doãn Văn đứng đầu quan viên còn lại, chủ trương lập tức điều động binh mã, qua đó chống địch, tranh thủ quyền chủ động.

Dưới sự khuyên bảo của chúng thần, Triệu Cấu chỉ giữ khư khư việc nghị hòa, căn bản không tin việc Hoàn Nhan Lượng xuôi Nam.

Thẳng đến khi ở tiền tuyến Hoài Tây, đám người Thiệu Hoành Uyên, Vương Đức truyền đến chiến báo (tin tức chiến sự), Triệu Cấu vẫn không thể tin được những thứ đã nhìn thấy —— Hoàn Nhan Lượng, vậy mà thật sự dẫn binh xuôi Nam!

Thành Lâm An lâm vào hỗn loạn, không ít phú hộ đều đang tất bật bán trang sức châu báu, chuẩn bị tùy thời chạy trốn, ngay cả Triệu Cấu cũng không ngoại lệ.

Triệu Cấu làm Hoàng đế hơn hai mươi năm, đã biết rõ đám thủ hạ cùng quân đội của mình là có dạng gì.

Năm đó Kim Ngột Truật dẫn quân chinh phạt miền Nam, còn có mấy vị Đại tướng như Nhạc Phi, Hàn Thế Trung có thể đấu lại, mặc dù đời sau có Trương Tuấn thanh danh không tốt mấy, nhưng cũng không phải mỗi lần đều bại trận.

Mà hiện tại, Triệu Cấu nhìn quanh, Nhạc Phi đã chết, sau khi Tần Cối chết Hàn Thế Trung bệnh nặng một năm cũng liền qua đời, Trương Tuấn đã sáu mươi lăm tuổi, lại còn sống thanh nhàn ở nhà nhiều năm, mấy ngày trước lại sinh bệnh nặng, ngay cả đi đứng cũng khó khăn. Ngô Lân trấn thủ Tứ Xuyên, Lưu Kỹ ở tại thượng du sông Trường Giang, những người này không nói sẽ không động, dù cho hiện tại phái đi, e rằng đã chậm.

Người duy nhất có thể trông chờ chỉ còn Điện tiền Chỉ huy sứ – Dương Tồn Trung, nhưng Triệu Cấu cũng không định động đến y —— bởi vì lỡ như mình chạy trốn, còn muốn y dẫn binh bảo hộ.

Chiến báo nơi tiền tuyến cứ từng phong từng phong gửi đến, Triệu Cấu lại không có cách nào ngủ ngon giấc, nửa đêm canh ba vừa nghe thấy tiền tuyến có tin tức truyền về, liền lập tức bật dậy khỏi giường nhìn tấu chương, nhưng tin tức nhận được lại làm cho ông càng thêm kinh hãi.

Mười vạn người của Hoàn Nhan Lượng, xuôi về Nam, vùng trọng địa Lưỡng Hoài, liên tục bại lui, phía Bắc Trường Giang đã bị mất, quân Kim chuẩn bị vượt sông, nếu như vượt sông thành công, kỵ binh nhẹ tập kích, đến Lâm An chỉ cần hai ba ngày. Một khi quân Kim đến dưới thành, chính là muốn chạy cũng chạy không kịp rồi.

(轻骑 khinh kỵ, Lính cưỡi ngựa trang bị nhẹ.)

Lúc đầu Triệu Cấu chỉ là lén lút chuẩn bị, chờ đến khi nhận được tin quân Kim đã chuẩn bị vượt sông, ông cũng không để ý nhiều nữa, thái giám trong cung lui tới, bắt đầu thu dọn đồ đạc. Ông cũng điều thuyển biển đến phía Đông Lâm An, chuẩn bị tùy thời chạy trốn.

Những hành động này của ông, không qua mắt được bất luận người nào, đám đại thần trong triều đình chủ trương ở lại, cũng bắt đầu đau khổ khuyên bảo, bảo Triệu Cấu không nên, ở lại tọa trấn (trấn thủ) —— nếu như Hoàng đế bỏ chạy, như vậy người Kim đánh thẳng về Nam, chính là chuyện như đinh đóng cột rồi.

Triệu Cấu bất vi sở động (không có phản ứng gì), vào lúc lâm triều, nói thẳng ra suy nghĩ của mình: “Thời Tĩnh Khang, quân Kim xuôi Nam, trẫm liền khích lệ đại ca chạy trốn, lúc ấy y nói thiên tử phải bảo vệ lãnh thổ, kết quả bị quân Kim vây thành, nhị đế ( vị vua Tống Huy Tông, Khâm Tông) bị bắt đến phương Bắc, từ đó thiên hạ đại loạn. Về sau, y có gửi thư cho trẫm, nói hối hận muôn phần vì lúc trước không nghe trẫm khuyên bảo.”

Mọi người hai mặt nhìn nhau, không biết nên nói thế nào để thuyết phục con chim sợ cành cong Triệu Cấu này ở lại, Triệu Viện thật sự nghe không nổi nữa, y ra khỏi hàng, hành lễ với Triệu Cấu: “Bệ hạ, Đại Tống ta còn có binh lực, có thể đánh một trận, chưa chắc sẽ để cho quân KIm vượt sông. Thần khẩn cầu Bệ hạ ở lại, ngự giá thân chinh, tất nhiên có thể ủng hộ sĩ khí, đuổi tặc Kim về nước!”

Sắc mặt Triệu Cấu đã không còn chút máu rồi, lắc đầu liên tục: “Kiến Vương không thể hành động theo cảm tính, vạn nhất không được!”

Đám người Trần Tuấn Khanh, Sử Hạo, đều đông loạt quỳ xuống: “Bệ hạ, không thể ra biển a!”

Triệu Cấu vừa gấp vừa sợ, vội vàng bãi triều, trở lại hậu cung, đi gặp Vi thái hậu, nói rõ suy nghĩ của mình.

Vi thái hậu tức giận mắng to: “Lão phụ còn tưởng rằng trở về có thể sống an tĩnh qua ngày, Cửu ca muốn chạy, là muốn để lại đám cô nhi quả phụ chúng ta cho quân Kim khi dễ sao? ở phương Bắc nhận sự đày đọa của quân Kim còn chưa đủ, đã về đến Nam, còn muốn chạy trốn khắp nơi!”

(Triệu Cấu là con trai thứ chín của Tống Huy Tông.)

Triệu Cấu bị mẹ ruột thóa mạ một trận, lòng có chút do dự, lại đi gặp Ngô hoàng hậu. Năm đó ông một đường chạy trốn về Nam, Ngô hoàng hậu bên cạnh bảo hộ ông, mà bây giờ Ngô hoàng hậu đã hơn ba mươi, tóc đã điểm bạc.

Ngô hoàng hậu quỳ xuống rơi lệ nói: “Quan gia, Tống Kim nghị hòa hơn mười năm, mà mười năm trước quân Kim xâm lược phía Nam, còn có thể đánh một trận, hôm nay vì sao lại vội vàng muốn chạy?”

Triệu cấu thầm thở dài một hơi, những năm này, Ngô hoàng hậu sống an nhàn sung sướng, đã trưởng thành rất nhiều, xem ra đã không còn như năm đó nữa rồi. Tóc trên đầu đã điểm bạc, tuy rằng mắt không có nếp nhăn, nhưng đã lộ ra vẻ mệt mỏi.

Triệu Cấu lắc đầu, bất luận người nào khuyên bảo, cũng không thể thay đổi suy nghĩ của ông, ông vẫn sai người chuẩn bị kiệu, chính mình lại lên triều, trước triều đã có một vài thần tử rời đi, nhưng đám ngươi Triệu Viện vẫn quỳ dưới đất như trước, hy vọng ông không bỏ chạy, có thể gánh vác trách nhiệm vốn có của một vị Hoàng đế.

Lúc này khí trời vẫn còn khô hạn, tuy rằng mặt trời đã xuống núi, nhưng vẫn không giảm bớt oi nóng, Triệu Cấu nhìn thấy Triệu Viện quỳ dưới đất không hề dịch chuyển, liền vẫy tay để cho y lại đây, kéo tay của Triệu Viện, nói: “Viện Viện, con còn trẻ, không biết lợi – hại trong đó. Mắt thấy Trường Giang không thể giữ được, con cũng nên trở về chuẩn bị một chút, đi cùng trẫm thôi!”

Hai mắt Triệu Viện đỏ bừng, y đã sớm nghe về chuyện năm đó Triệu Cấu phải chạy trốn bốn phương, chật vật hèn nhát, nhưng không nghĩ tới hiện giờ bóng dáng quân Kim còn chưa thấy, Triệu Cấu đã muốn chạy!

Triệu Viện nhiệt huyết dâng trào, thẳng lưng, tức giận nói: “Cha muốn chạy, nhi tử không dám ngăn, khẩn cầu cha để cho nhi thần ở lại, thay thiên tử thân chinh, thề có chết cũng phải bảo vệ lãnh thổ!”

Sắc mặt Triệu Cấu thoáng cái trở nên xanh mét, ông trừng mắt nhìn Triệu Viện, hỏi: “Con vừa nói cái gì? Con muốn ở lại một mình?”

Triệu Viện nhìn thấy sắc mặt Triệu Cấu, biết mình nói sai, nhưng cũng không nghĩ quá nhiều, rút ra sớ từ trong ngực, dâng đến trước mặt Triệu Cấu, khom người nói: “Nhi thần không sợ chết!”

(折子 dạng sớ tấu gấp được.)

Triệu Cấu hừ một tiếng, vung tay áo rời đi.

Triệu Viện vẫn đứng nguyên tại chỗ, Sử Hạo nhìn thấy bên này có chỗ không đúng, chờ đến khi Triệu Cấu rời đi mới qua hỏi: “Điện hạ, vừa rồi người đưa sớ cho Bệ hạ xem, ghi cái gì?”

Triệu Viện nói: “Ta nói, nếu như ông nhất quyết bỏ chạy, thỉnh cho phép ta ở lại, để cho ta đến tiền tuyến!”

Sử Hạo dậm chân lắc đầu: “Người hồ đồ! Chẳng lẽ đã quên chuyện Đường Minh Hoàng rồi sao?”

( Đường Minh Hoàng là Đường Huyền Tông, vị hoàng đế thứ hoặc của nhà Đường.)

Triệu Viện chợt nhận ra, y vừa khiến Triệu Cấu mất hứng, chỉ là mình nói ông không nên chạy, bây giờ được Sử Hạo nhắc nhở, mới nhận ra vì cái gì mà sắc mặt Triệu Cấu trở nên xanh mét, ngay cả ánh mắt nhìn mình cũng có chút chán ghét.

Năm đó, An Sử Chi Loạn, An Lộc Sơn xuôi Nam, Đường Minh Hoàng dẫn theo Dương Quý Phi chạy trốn thẳng về phía Nam, chạy đến Tứ Xuyên, để lại Thái Tử trấn giữ Kinh Thành.

(Là cuộc biến loạn xảy ra giữa thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc,)

Nào có thể đoán được Thái Tử đăng cơ làm đế, Đường Minh Hoàng – Lý Long Cơ phải nhường ngôi lên làm Thái Thượng Hoàng.

Triệu Cấu hiển nhiên cho rằng con mình lòng mang ý xấu, muốn soán vị, cho nên mới thoáng một cái sắc mặt đã trở nên khó coi.

Triệu Viện lập tức sửa lại sớ, khẩn cầu Triệu Cấu ở lại cùng mình, sau khi dâng sớ lên, sắc mặt Triệu Cấu mới thoáng hòa hoãn, gọi Triệu Viện vào nội cung, hỏi: “Là ai bảo con sửa lại sớ?”

Triệu Viện quỳ xuống, nghẹn ngào nói: “Bệ hạ, nhi thần tuyệt không có ý làm loạn, người Kim xâm lược phía Nam, chưa sang sông liền chạy ra biển, như vậy phải ăn nói làm sao với thiên hạ? Lúc trước, nhi thần suy tính không chu toàn, nhất thời hành động theo cảm tính, Sử giáo thụ đã cảnh tỉnh chuyện này, hiện tại nhi thần chỉ khẩn cầu người ở lại, nếu vạn nhất muốn rời đi, chờ quân Kim sang sông cũng không muộn!”

Triệu Cấu gật đầu: “Sử Hạo không tệ, suy tính chu toàn, cũng tận tâm tận lực làm thầy của con, về sau con phải đối đãi tốt với ông ấy. Nhưng nếu như quân Kim thật sự muốn sang sông, ta và con nhận được tin tức cũng là chuyện của hai ba ngày sau rồi, đến lúc đó quân đến chân thành nguy cấp bộn bề, tai họa Tĩnh Khang sẽ lần nữa tái diễn! Viện Viện, mau trở về thu doạn đồ đạc đi.”

(Sự kiện Tĩnh Khang (hay còn được gọi là Sự biến Tĩnh Khang) là một biến cố lớn trong lịch sử nhà Đại Tống, Trung Quốc, đánh dấu sự diệt vong của vương triều Bắc Tống.)

Triệu Viện cắn môi, thẳng lưng: “Con không đi! Con tình nguyện chết ở chỗ này, quyết không đi! Nhi thần khẩn cầu Bệ hạ, đừng đi!”

Triệu Cấu vung tay áo, nặng nề hừ một tiếng, Triệu Viện cúi đầu, quỳ xuống đất: “Nhi thần không thể khuyên can phụ thân, vi thần bất trung, vi tử bất hiếu. Nếu như Bệ hạ không thay đổi chủ ý, nhi thần sẽ quỳ mãi không dậy!”

Triệu Cấu vừa gấp vừa giận, hiện tại ông có chút hoang mang lo sợ, binh lực Lưỡng Hoài chưa đến ba vạn, căn bản không phải đối thủ, năm đó quân Kim xuôi Nam, Đỗ Sung phụng mệnh trấn giữ Trường Giang, mười vạn quân Tống bị một vạn quân Kim đánh cho tan tác tả tơi, ấn tượng này khắc quá sâu. Ông lo lắng đến nỗi không có tâm tư quở trách Triệu Viện, chỉ không ngừng đi tới đi lui, bước chân nặng nề.

(Nguyên văn là lục thần vô chủ (六神无主): Lục thần không có chủ. Theo Đạo gia, lục thần của cơ thể người gồm tim, gan, phổi, thận, tỳ, mật. Tạm hiểu là “mất bình tĩnh; hoang mang lo sợ; không làm chủ được tinh thần.)

Triệu Viện khuyên nhủ: “Trường Giang là nơi hiểm yếu, tuy nói triều đình của ta đã mười mấy năm không có chiến tranh, cũng không phải là không chịu nổi một kích, nếu như bây giờ Bệ hạ điều động binh lực, vẫn còn kịp! Nếu như quân Kim thuận lợi vượt sông, cũng coi như là ý trời, đến lúc đó nhi thần hộ tống Bệ hạ rời đi!”

Dưới sự khuyên bảo của Triệu Viện, Triệu Cấu cũng có chút lung lay, coi như là lui một bước. Triệu Viện không chịu đi, ông cũng không thể ép buộc y. Nếu như một mình chạy trốn, gây chuyện không tốt thật sự phải làm Thái Thượng Hoàng rồi.

Triệu Cấu không tình nguyện nói: “Đã như vậy, đợi thêm hai ngày nữa, nếu như quân Kim vượt sông, con đi cùng trẫm!”

Triệu Viện thở phào nhẹ nhõm, rốt cuộc đứng dậy, ra khỏi điện.

Ngoài điện đã đứng đầy các vị đại thần, nghe Triệu Viện nói Triệu Cấu rốt cuộc đã bị thuyết phục, tạm thời không chạy nữa, đều cảm thấy an tâm phần nào, riêng từng người, ai đi điều động binh mã thì điều động binh mã, ai truyền mệnh lệnh thì truyền mệnh lệnh.

Đêm đầu tiên, coi như là bình an vô sự, nhưng Triệu Cấu lại khó có thể chìm vào giấc ngủ, ông lật qua lật lại, trong mơ màng lâm vào ác mộng, mộng thấy năm đó bản thân mình còn trẻ, bị quân Kim chạy đuổi khắp nơi, có một lần vượt sông chạy về Nam, trên sông chỉ có một con thuyền nhỏ, Triệu Cấu lên thuyền, dân chúng bên sông muốn cướp thuyền, mắt thấy con thuyền duy nhất sắp chìm, vẫn là Ngô hoàng hậu giương cung bắn tên, bắn chết mười mất dân chúng, mới không còn ai dám đi qua cướp thuyền, cứ như vậy chạy trốn sang sông.

Đến đêm liền nhìn thấy Dương Châu đối diện chìm trong biển lửa, ánh lửa soi sáng cả một khoảng trời, quân Kim tàn sát dân trong thành ba ngày ba đêm, nếu như mình chậm chân, nếu không phải táng thân trong biển lửa, cũng sẽ bị quân Kim giết chết.

Nhưng còn lần này, Triệu Cấu rồi lại mộng thấy năm đó, trong ngọn lửa ngút trời, bản thân muốn chạy, lại bị ngăn lại trước cổng thành, như thế nào cũng không chạy ra được, kết qua quân Kim đến, Lang nha bổng thoáng cái đập xuống đầu, óc trắng rơi đầy đất, thậm chí đang ở trong mộng cũng có thể cảm nhận được mùi máu tươi.

Triệu Cấu bừng tỉnh khỏi cơn mơ, theo bản năng sờ lên đầu mình, thấy trên đầu đã đầy mồ hôi, nhưng may mắn vẫn còn.

Ông thở hổn hển hai cái, lại ngủ tiếp, nhưng lại gặp ác mộng không dứt, thẳng đến sáng hôm sau vào triều, hái mắt đầy tơ máu, bọng mắt màu đen, cũng không đi hỏi tình hình binh lực, chỉ không ngừng nghe ngóng chiến báo ở tiền tuyến.

Khi biết ngoài trừ người của Thiệu Hoàng Uyên, Lý Hổ Thần vẫn đang dẫn đầu một ngàn người kiên trì bên ngoài, còn lại đều đã tán loạn, Triệu Cấu thậm chí còn cảm giác bụng mình có chút đau, muốn tiêu chảy.

Lúc nửa đêm, Triệu Cấu không dám thay đồ đi ngủ, ông vẫn mặc quần áo nằm trên giường, trong lúc nửa tỉnh nửa mê, bỗng nhiên nghe thấy tiếng đánh chém mơ hồ, bên trong còn kèm theo tiếng gào thét thảm thiết, ông bừng tỉnh khỏi giấc mộng, bật dậy hỏi thái giám bên cạnh: “Quân Kim đánh tới? Đã đến thành Lâm An?”

Thái giám bên cạnh lắc đầu, Triệu Cấu cẩn thận lắng nghe, chỉ thấy tiếng chém giết kia căn bản không ngừng, thậm chí còn có xu thế mãnh liệt hơn, loại âm thanh này quá quen thuộc, năm đó quân Kim tấn công Dương Châu, cũng là âm thanh này. Cái này không phải ảo giác của mình, thật sự, ngoài thành đang giao chiến!

Triệu Cấu không chút nghĩ ngợi, nhanh chóng mặc vào khôi giáp, cuống quít cầm bội kiếm của mình lên, tiến đến hậu cung của Vi thái hậu.

Vi thấu hậu hiển nhiên nghe được tiếng động này, bàn tay không ngừng phát run, lại không ngừng mắng Triệu Cấu vô tích sự.

Triệu Cấu cũng không muốn giải thích gì với bà, chỉ lớn tiếng lệnh cho cung nữ thái giám chung quanh thu dọn đồ đạc.

Mấy ngày qua, ông vẫn luôn chuẩn bị chạy trốn, đồ đạc đã sớm xếp lên kiệu, lúc này ông đích thân cưỡi ngựa, để Vi thái hậu ngồi trong xe, lệnh cho Ngô hoàng hậu cùng Dương Tồn Trung dẫn binh bảo hộ, lặng lẽ mở rộng cổng cung.

Lúc ra cổng Ngô hoàng hậu nói: “Quan gia, chẳng lẽ không báo cho bách quan cùng Kiến Vương điện hạ sao?”

Triệu Cấu lắc đầu liên tục: “Nói sẽ bị ngăn cản, khẳng định không đi được!””

Trong lúc nói chuyện thì nghe thấy tiếng pháo mơ hồ truyền đến từ cổng Bắc, tìm Binh Mã Ti trong thành dò hỏi, chỉ nói một đội quân không rõ của ai, đang tấn công thành.

Triệu Cấu không nhiều lời, dẫn theo Thái hậu, Hoàng hậu, cùng vài phi tần, ngoài ra còn có một số cung nữ thái giám, vàng bạc châu báu đều đã chuẩn bị tốt, nhanh chóng chạy đến cổng Nam, yêu cầu Tướng lĩnh giữ thành mở cổng, chính mình thừa dịp ban đêm rời đi.

Triệu Viện đang ở Vương phủ của mình, ngủ đến nửa đêm, bỗng nghe thấy một tiếng nổ to, y bừng tỉnh khỏi giấc mộng, chăm chú lắng nghe, chính là thủy triều của sông Tiền Đường, tiếng ầm ầm của nước đánh vào bờ.

Y lo lắng Triệu Cấu nghe gió tưởng mưa, đang muốn tiến cung khuyên can, nhưng không ngờ lại thấy Tướng lĩnh thủ vệ cổng Bắc chạy đến cấp báo: “Điện hạ, có một đội quân không rõ, bỗng nhiên công kích thành Lâm An!”

(thính phong tựu thị vũ: nghe gió chính là mưa. Nghĩa là: mới vừa nghe được mấy tiếng gió thổi đã tưởng sắp mưa rồi. Còn có thể dùng để diễn tả những kẻ chưa nghe rõ chuyện gì thì đã gào to lên, người không có chủ kiến, bảo sao hay vậy. Loại người này vốn không có chuyện gì đã lu loa ầm ĩ. Dùng cho nghĩa xấu.)

Triệu Viện cũng không cần nghĩ nhiều, vị Tướng lĩnh này vì cái gì không báo tin này cho Triệu Cấu, mà chạy đến tìm mình, y vừa nghe đã hiểu, lại để cho người này vào cung thông báo, chính mình thì đến chư quân Tam nha, điều động binh lực Điện tiền ty ứng phó nguy cấp, Dương Tồn Trung nhưng lại không thèm nể mặt mũi, nói nhất định phải thông báo cho Triệu Cấu mới có thể điều động. Triệu Viện chỉ có thể đi tìm Điện tiền thị vệ Mã quân ty cùng Điện tiền Thị vệ Bộ quân Ty, lại sai người đến Xu Mật Viện kêu gọi mấy vị Xu Mật Viện Sứ, thời điểm y đang vội vàng ứng phó, người được phái vào cung truyền đến tin tức —— Hoàng đế Triệu Cấu, đã tới cổng Nam, chuẩn bị chạy.

(Tam nha chính là “Điện tiền đô chỉ huy ty”, “Thị vệ mã quân đốc chỉ huy sứ ty” và “Thị vệ bộ quân đốc chỉ huy sứ ty”)

Thời điểm nhận được tin này, Triệu Viện thất vọng đến cực điểm, chỉ là một trận thủy triều sông Tiền Đường, cộng thêm lưu dân ngoài thành, Triệu Cấu thân là thiên tử một triều, lại bị dọa đến mức kinh hoảng chạy thục mạng, thậm chí thời điểm chạy trốn còn sợ người ngăn cản, ngay cả mình cũng không dám nói!

Quân trông giữ cổng Nam tới đây xin chỉ trị của Triệu Viện: “Điện hạ, thả hay không thả Quan gia?” Những lời này nói ra thì bình thường, rồi lại buồn cười đến cực điểm, Hoàng đế muốn đi chỗ nào, lại phải hỏi Hoàng tử thả hay không thả. Nhưng giờ khắc này, đang đối mặt với âm thanh chém giết mơ hồ truyền từ bên ngoài thành, thời điểm Hoàng đế vội vàng trốn đi, vậy mà không ai cảm thấy câu hỏi này có chỗ nào không ổn.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio