Kể lại chuyện Phúc Chân đưa Phượng Trì về dưỡng thương ở Côn Sơn, nàng lâm bệnh một thời gian vì thần kinh bị chấn động bời những taì biến kinh hoàng trong thời gian vừa qua.
Qua hai tuần trăng, Phượng Trì đã gần như hoàn toàn hồi phục, mỗi ngày nàng đã có thể cùng Phúc Chân thao luyện võ công ngoài sân một tòa cổ miếu thờ đại thần Nguyễn Trãi.
Ngày nọ vừa tiết xuân ấm áp, hai người rủ nhau dạo xem phong cảnh xinh đẹp và hùng tráng của Côn Sơn.
Khi cùng nhau đến dưới chân đồi thông, họ dừng ngựa lại vì vừa nhận ra một đoàn người trên một cỗ xe ngựa ở chân đồi. Bọn người này mặc áo võ phục xanh đang quây quần ăn uống dưới bóng râm, trên thảm cỏ xanh mượt.
Cả hai chưa đến gần đã nghe tiếng gọi lớn tữ cỗ xe vọng lại :
- Nguyễn Phúc Chân, Phượng Trì nhị vị ân huynh đi đâu thế này ! May mắn cho tiểu đệ cũng vừa đến đây !
Một người mặc áo xanh choàng khăn hồng bước về phía hai người. Phúc Chân bàng hoàng :
- Mạc Thiên Hùng đó phải khống ? Hiền huynh dến đây làm chi ?
Mạc Thiên Hùng dang cánh tay còn lại như muốn ôm chầm lấy Phúc Chân :
- Quân Tây Sơn đã trốn chạy cả về Tam Điệp, đại quân của Tôn Sĩ Nghị đã chiếm đóng "Tây Long cung". Nay quần thần cũ của nhà Lê đang nổi lên khắp Bắc Hâ, các nơi họ Mạc và họ Trịnh cũng đều khởi nghĩa, tiểu đệ chẳng lẽ khoanh tay mà ngó nên am đến đây để mưu tính việc chiếm lại Thăng Long.
- Hiền huynh về Thăng Long bây giờ e bất lợi. Sao không dấy nghĩa binh ở Lạng Sơn Cao Bằng giữ thế hiểm trước có hay hơn không ?
Mạc Thiên Hùng vui vẻ nói :
- Tất nhiên là phải chiếm giữ nơi ấy rồi, nhưng tiểu đệ cần gặp vua Lê có việc hệ trọng.
Phượng Trì nghe câu chuyện bèn cất tiếng oanh vàng:
- Hiền huynh đi tìm vua Lê ở Thăng Long thành hà cớ lại đến nơi đây ?
Mạc Thiên Hùng cả cười :
- Tiểu đệ chỉ đi qua vãn cảnh hùng tráng của Côn Sơn một chút rồi sẽ tìm gặp vua Lê sau.
Phúc Chân nói :
- Muốn gặp Lê Chiêu Thống ngày nay đâu phải dễ. Hôm nay ngài đã ngự trên ngai vàng có đâu thèm tiếp bọn giang hồ thảo dã như bọn ta ?
Mạc Thiên Hùng vẫn cười ha hả :
- Ân huynh không biết dù sao đi nữa thì Chiêu Thống cũng chỉ ngồi đó mà thôi, dựa vào quân Tôn Sĩ Nghị để "đền ơn báo oán nhỏ mọn gây tiếng xấu khắp kinh thành. Lúc này là lúc cực loạn, vua thì giống bọn hát tuồng còn dân thì cúi đầu nô lệ.
Phúc Chân nghe nói ví von cũng bật cười :
- Đân tộc ta chịu tủi cực đã nhiều, nhưng không phải ai cũng như Chiêu Thống chịu cúi đầu cung phụng bọn giặc cướp ấy mãi đâu.
Mạc Thiên Hùng hỏi :
- Thế sao Nguyễn Huệ đang chiêu tập binh mã để diệt Thanh, ân huynh lại chẳng theo về giúp một tay ?
- Nguyễn Huệ thì cũng kể là anh hùng đấy. Bản chất ta là người chỉ thích tiêu dao ngày tháng, xem cuộc đời như một giấc mộng đẹp có nhiều lạc thú cần phải tận hưởng, rồi sau muốn ra sao thì ra.
Mạc Thiên Hùng định đáp gì đó bỗng nghe có tiếng vó ngựa phi nhanh tới, nhìn lại đã thấy một toán năm hảo hớn Tây Sơn. Phúc Chân kéo Phựơng Trì :
- Hiền muội, chúng ta tránh mặt là hơn.
Cả hai lên ngựa bỏ đi vào khu rừng rậm rạp ở ngay đó.
Phượng Trì tờ mò nói :
- Chúng ta nấp quanh đây xem họ xử trí với nhau ra sao.
Phúc Chân chiều ý nàng, gò ngựa lại nói :
- Năm dũng sĩ Tây Sơn này đã từng bị ta cho uống nước trên dòng Tây Giang ngày trước.
Phượng Trì nghe nhắc lại chuyện xưa cả thẹn, nàng nói có vẻ rầy rà :
- Họ uống nước sông thì ít, mà tiểu muội uống thì nhiều, thiếu chút nữa làm con ma da ở dưới đáy sông không biết đời nào mới ngoi lên bờ được. Suýt chút nữa lại mất cả thanh Bạch Quang kiếm và ấn ngọc nhà Minh ...
Hai người vừa leo lên một ngọn đồi cao núp dưới vòm lá cây rậm rạp quan sát bọn họ Mạc đối phó với nhóm võ sĩ Tây Sơn.
Nhóm Tây Sơn có Vũ Hùng với thanh Chiêu Minh vương đao" cùng đi với Lê Bối, Hoàng Hoa Bằng, Kim Nhất Kim Bà Bà, Võ Hồng, Lịch Đạo Sơn, Mã Phi Hùng tất cả tám người toàn những tay võ lâm đại cao thủ cả.
Lê Bối vì quyết tâm tìm cho ra Phượng Trì nên hắn ta xông xáo khắp nơi không quản ngại bất cứ khó khăn gian khổ nào để lùng cho được người cơn gái mà hắn đã thầm yêu trộm nhớ từ lâu. Đang thất vọng nên gặp bọn họ Mạc, Lê Bối trút giận gầm lên :
- Mạc Thiên Hùng ! Ngươi đã mất một cánh tay, còn cánh tay kia định muốn mất nốt hay sao mà vẫn mưu đồ chống chọi với nhà Tây Sơn ta ?
Mạc Thiên Hùng cũng nổi giận nạt lại :
- Tây Sơn tài cán gì mà khinh người như cỏ rác thế ! Nay ta từ Cao Bằng Lạng Sơn đến đây, bọn bây sẽ được ăn miếng trả miếng đầy đủ.
Ngày trước khi bị cụt một tay chạy về Cao Bằng, Mạc Thiên Hùng đã được một người Nùng tên Woòng Phắc Quẩy là một tuyệt đại cao thủ tinh thông khắp hết các võ công thiên hạ nhất là môn phái Bạch Hạc chân truyền do Bạch Hạc thiền sư chân truyền, khinh công nhu quyền tuyệt kỹ nhất Trung Nguyên, các môn phái Bạch Mi, Côn Lôn, Thiếu Lâm, Võ Đang, Bạch Liên Giáo đến Thanh Thành Sơn Đông, Ngũ Mai, Thái Gia ... đều bái phục.Woòng Phắc Quấy bản tính điềm đạm, cao lớn nhưng mình gầy như hạc, rất ít nói và say mê tập luyện võ công từ lúc vừa lọt lòng mẹ. Phúc Chân cũng đã có lần gặp Woòng Phắc Quấy vượt sông Tây Giang bằng một bè cỏ khô nổi phềnh trên mặt nước với môn "Thủy thượng phi", môn này hầu như chỉ còn một người ở phương Nam họ Lê Văn là được chân truyền. Môn này đầu tiên do Bồ Đề Đạt Ma Tây Tạng truyền qua Thiếu Thất Sơn (Tung Sơn Thiếu Lâm Tự) rồi sau đó lại thấy Bạch Hạc đạo sĩ dùng nó vượt hồ Động Đình cho đến Woòng Phãc Quấy vượt Tây Giang mà thôi.
Phúc Chân nhìn thấy trong bọn họ Mạc có cả Woòng Phắc Quẩy liền nói với Phượng Trì :
- Nay họ Mạc có Woòng Phắc Quẩy thì có thể làm chấn động giang hồ được ! Nhưng cũng chỉ có thể làm đến thế mà thôi chứ đâu đem chuyện hải hồ để xây dựng sự nghiệp như người anh hùng dân tộc Tây Sơn được.
Phượng Trì bàn :
- Tài nghệ như Woòng chắc sẽ áp đảo được võ sĩ Tây Sơn.
Phúc Chân đáp :
- Võ học Tây Sơn cũng lợi hại lắm, nó có hai phái là Nam và Bắc phái, Nam nhu và Bắc cương.
Phượng Trì hói :
- Tại sao Tây Sơn chia ra Nam và Bắc phái ?
- Tại sao thì sau này tiểu huynh sẽ nói, chỉ biết Nam phái thuộc nhu có "Bạch Vương Nhạn" lãnh đạo, còn Bắc phái thì do các võ sĩ Tây Sơn dưới quyền lãnh đạo của ba anh em Nguyễn Huệ.
- Bạch Vương Nhạn là ai vậy ?
- Là một nương tử anh hùng đã từng học võ Tiên với Nguyễn Huệ ở núi Tiên vùng đất Tâyy Sơn. Nàng có môn nhu công của Nam phái Tây Sơn nhạn kỳ bí khôn cùng ...
Lúc này cục diện cục chiến đang diễn biến. Mạc Thiên Hùng định xông đến thì Woòng Phắc Quẩy đã lướt ra nói:
- Việc đối phó với Tây Sơn để tiểu đệ ra tay, cần gì Mạc gia phải tốn công mệt sức.
Về phía Tây Sơn, Lịch Đạo Sơn cũng lướt ra nói :
- Quân Thanh lấn cõi, dòng họ Mạc ngày xựa đă từng áp bức vua Lê rồi lại phủ phục trước quần giặc cướp nước mình. Nay quân Thanh đến Mạc Thiên Hùng định theo Mãn Thanh chăng ?
Mạc Thiên Hùng nói :
- Ta nghe giọng nói các ngươi không phải là dân Nam, cách ăn mặc lại lượt thượt như là bọn Phù Tang tam đảo.Có phải bọn Thần đạo ở Thần Cung miếu từ Bắc Hải Đạo đưa người xuống đột nhặp vào Tây Sơn để mưu đồ độc bá võ lâm chăng ? Nhà ngươi hãy mau mau khai tên họ trước khi ta động thủ.
Lịch Đạo Sơn vung bàn tay to như hộ pháp cười nói, giọng ồ ồ như thác đổ :
- Ta chính là Lịch Đạo Sơn ở Bắc Hải Đạo đầy ! Tài cán gì lũ ngươi mà định chống Tây Sơn ?
Woòng Phắc Quẩy quát lên :
- Hãy trổ tài ta xem !
Lịch Đạo Sơn thấy trước mặt mình là một người mặc bạch bào, đi hài trắng, thắt lưng trắng cầm ngang thanh gươm bạc lấp lánh, tướng đi nhẹ nhàng như hạc bay, cốt cách rất thanh kỳ thì lấy làm lạ hỏi :
- Ngươi là người ở đâu sao lại đến với dòng họ phản chúa hại dân này mà không biết !
- Chớ có nói nhiều. Từ lâu đã nghe võ thuật Phù Tang hơn người, ta ước ao được tiếp chiến vài hiệp xem đúng hay sai.
Lịch Đạo Sơn lừ lừ tiến tới, hắn đưa bàn tay chộp lấy cổ tay Woòng Phắc Quấy định bẻ gãy xương nhưng Woòng đã quay bàn tay chộp ngay lại hắn.
Hai người, một to như hòn núi, một gầy như hạc cùng đứng yên không nhúc nhích. Hai bàn tay đều vận thần lực ,gân cốt chuyển răng rắc, toàn thân Lịch Đạo Sơn như dồn sức lại cả vào bàn tay, còn Woòng Phắc Quẩy cũng vận kình lực ấn mạnh vào cổ tay đối phương.
Cuộc trì sức theo lối cầm nã thủ càng lúc càng quyết liệt. Bên vòng ngoài cả phe đều vây quanh người của phe mình vừa coi cuộc đấu lực ghê gớm vừa hồi hộp lo âu.
Cả hai đối thủ đều không ngờ tới địch thủ của mình lại có thể có được nội công cao diệu đến vô cùng, càng lúc nội lực càng tuôn ra ào ạt như có những nguồn sức vô hình chuyền vào hai bàn tay của họ, không ai bẻ được tay đối phương và có vẻ cũng không có ai áp đảo được ai cả.
Bên Tây Sơn, Kim Nhất thấy thế bèn tìm cách ngầm trợ Lịch Đạo Sơn. Hắn lừ lừ bước vàơ vòng chiến, đưa tay chộp lấỳ bàn tay trái còn lại của Woờng Phắc Quẩy. Woòng vẫn không nao núng. Hai tay vận kình lực đối phó với hai cao thủ Tây Sơn, thế đứng của Woòng vẫn vững vàng như bàn thạch.
Đột nhiên Woòng hự lên một tiếng, hai cánh tay khắng khiu chợt dao động lồi cả người hắn như một chiếc chong chóng xoay từ từ. Càng lúc càng giống như chong chớng gặp gió mạnh càng quay hai đối phương nhanh hơn, cho đến một lúc sau cả hai người bị quay vòng nhanh vùng vụt. Bên ngoài ban đầu còn trông rỡ rôi càng sau càng mù mịt không ai thấy bóng cả ba người ra sao hết, chỉ nghe tiếng gió thổi vù vù, cát bụi và cỏ cây quanh đấy như bị một con trốt xơáy cực kỳ dữ dội bứng tung cả lên cao rải ra bốn phía. Cuối cùng người ta chỉ cờn nghe tiếng thét, tiếng hậm hự, tiếng gầm vang dậy của ba người mà không ai có thế đoán được thắng bại ra sao cả.
Phúc Chân nói với Phượng Trì :
- Hiền muội xem lực của họ ghê gớm biết chừng nào!
Phượng Trì áy náy :
- Tất cả hai bọn này đến đây tất nhiên là đã để ý đến viên ngọc tỷ rồi chứ chẳng chơi. Theơ tiểu muội, chúng ta nên đi nơi khác phải hơn.
Phúc Chân chợt nảy ra ý lạ :
- Bây giờ chúng ta đến viếng bọn Tôn Sĩ Nghị ở Tây Long cung xem chúng đang làm gì, mặc cho hai nhóm này giết nhau ở đây !
Hai người âm thầm xuống mé núi bên kia, ra rồi cho ngựa phi nước đại về hướng Thăng Long thành.
TÂY CUNG RỰC LỬA, CHIÊU THỐNG KINH HOÀN Hiền muội ơi !
- Gì thế đại huynh ?
- Chúng ta vào hoàng cung thăm Lê Chiêu Thống chơi đi!
- Đầu canh năm đêm qua Lê Chiêu Thống đã xử chặt chân mấy người trong hoàng tộc vì tội theo Tây Sơn, đã thế còn giết hại rất nhiều người chống lại việc rước voi về giày mả tổ. Tội hắn đáng để ta thăm trước lắm !
Phúc Chân nói tiếp :
- Chiêu Thống vừa hèn lại vừa ác và nhỏ mọn. Trả thù báo oán khắp cả kinh thành, đã đốt cháy cung điện chúa Trịnh khi xưa!
- Đó cũng vì bọn Lê Quýnh xúi giục một phần. Nay chúng ta đột nhập vào điện Cần Chánh trước rồi sau đó vào vườn thượng uyển đến tầm cung xem hắn ngự nơi nào mà cảnh cáo một phen.
Hai người vừa đến Cần Chánh, bỏ ngựa đi dọc theo bờ hoàng thành. Thấy có quân gia canh gác bên ngoài cổng thành khá đông, Phúc Chân nói :
- Chúng ta đi lối này không tiện, vậy mau đổi hướng kẻo chúng sinh nghi để phòng. Hiền muội hãy chờ đây để tiểu huynh dò xem tên "U vương" này ở đâu trước đã.
Nói rồi men theo một tên quân cầm đèn lồng xách giáơ dài đi qua. Một lúc đến chỗ có bóng tối, tên quân đưa caơ ngọn đèn lên soi rọi như tìm kiếm vật gì rồi lại đi vào một ngõ khác hình như là một lối đi bí mật vào trong hoàng cung.
Phúc Chân ngoắc tay cho Phượng Trì cùng tiến theo tên quân cầm đèn lồng. Thì ra đây là một tên nội giám từ một ca lầu tửu điếm ngơài hoàng cung ở Thăng Long đi vào. Dường như bọn cầm giáo đứng gác những nơi cổng hậu hoàng cung đều biết mặt hắn nên khi hắn đi qua đều đứng im không ngăn cản gì hết.
Phúc Chân thấy nội giám quan vừa đi qua một cánh cửa bí mật chỉ có duy nhất một tên quân cầm giáo canh giữ. Chàng bèn phóng nhanh tới, đưa tay ấn vào á huyệt của hắn khiến tên này đứng trơ ra không kêu được một tiếng.
Phượng Trì hất một cái, hắn té nhủi vào bóng tối rồi cả hai lướt qua cửa ấy đi theo tên nội giám vào trong.
Hết đường ngầm là gặp ngay một hồ bát giác và lầu nghinh xuân. Hai người theo tên nội giám được một lúc thì đến một cái đền rất kín đáo, quân gia cầm vũ khí canh gác rất đông.
Hai người lập tức núp vào bóng tối rồi nhảy tót lên nóc tòa chính điện nhìn xuống.
Đưới ánh đèn đuốc sáng rực, Lê Chiêu Thống đang chễm chệ trên long sàng, hai bên có ước mười tên võ sĩ đứng dàn ra, tên nào cũng cao lớn, râu ria dữ tợn.
Đưới thềm có một người bị trói nằm sấp, máu me nhuộm đỏ đầy mình.
Bấy giờ Chiêu Thống đang xét xử Lê Duy Cường là hoàng đệ của hắn đã theo Tây Sơn chống quân Thanh bị bắt ở Lạng Sơn vừa điệu về đến. Ngoài hoàng đệ, còn một số đông bị trói thúc kẻ bò nằm la liệt như những con vật sấp bị chọc tiết, đó là bọn tôi thần của Lê Duy Cận mà lúc Tây Sơn rút lui không chạy theo kịp về Tam Điệp.
Giữa đêm khuya tiếng quát tháo, tiếng kêu van, tiếng roi vụt, cùm xích khua rổn rang. Bọn tay sai họ Lê như đang lập cảnh địa ngục ở trần gian trong hoàng cung đẫm máu oan cừu của tên vua Lê cuối cùng.
Phúc Chân cả giận nói với Phượng Trì :
- Chiêu Thống đã gặp bước đường cùng lại còn nhẫn tâm giết hại anh em và triều thần của các vị vua cũ độc ác như vầy, thật đất trời khó dung cho hắn được.
Phượng Trì bàn :
- Ta nên cảnh cáo hắn để hắn chừa bớt gian ác.
Phúc Chân tán đồng, chàng xé vạt áo, cắn ngón tay cho chảy máu rồi thay bút đề mấy câu chữ ngôn :
Là vua của trăm họ Lòng tin của muôn dân Thế mà ngươi độc ác Giết hại cả tôi thần Chạy theo loài nghịch lỗ Quân phạm đến triều cương Nhân dân đầy thảm khổ Xương máu rải đầy đường Khắp kinh thành khói lửa Nguời đói gầy trơ xương Trẻ già đều oán than Máu thịt còn kêu thương An năn đã muộn Tan tành nghiệp đế vương.
Rồi chàng bẻ ngói cuộn lại và ném vụt vào Lê Chiêu Thống. Vua Lê bị ném một cái mạnh trúng mặt tóe lửa, kinh hãi kêu lên gọi bọn Lê Quýnh đến soi đèn đọc bài ngũ ngôn. Bấy giờ cả bọn mới kinh hoàng hô hoán :
- Cớ thích khách ! Có thích khách !
Nhưng Phúc Chân và Phượng Trì đã rời khỏi đại điện ra đến tòa cung miếu bên hướng Tây, đó chính là Tây Cung mà Chiêu Thống thường ngự đến yến tiệc hoan lạc với một ái phi tuyển chọn được từ "thiên quốc" mang về.
Phúc Chân châm lửa trên nóc tòa Tây Cung,đến lúc ngọn lửa bốc lên cao ngất, chàng với Phượng Trì mới theo đường cũ chạy thoát ra khỏi hoàng cung để đến Tây Long cung, nơi đóng đại bản đoanh của Tôn Sĩ Nghị.
Bọn võ sĩ hộ giá Chiêu Thống vội vã báo tin truy tầm thích khách đến Tây Long cung ở phía Tây Nam thành Thăng Long.
Lúc này trời đã sáng hẳn, Tôn Sĩ Nghị sau một đêm trong hoan yến tiệc vẫn còn chưa thức, đến khi quân tế tác vào báo đêm qua có bọn thích khách đến "ám toán" Chiêu Thống. Tôn mới giật nảy mình vội vàng cho thiết trướng điều bát quân binh phòng giữ các nơi trọng yếu trong Tây Long cung - Hắn thầm đoán thế nào rồi các thích khách Tây Sơn cũng sẽ tìm đến. Trước đây, đã một lần từ dinh củá hắn ở Quảng Tây bị cắm cờ Tây Sơn khiến cho hắn mất mặt với quan lại khấp nơi. Công trạng đó là do các nghiã sĩ Nguyễn Tuyết, Nguyễn Long, Nguyễn Lộc đã vào tận hang ổ của bọn giặc quấy rồi khiến họ Tôn đến nay vẫn còn vở mật.
Phúc Chân và Phượng Trì đến bến Tây Long, xuôi dòng nước từ từ neo lại gần bãi cát mông mênh bên dòng sông bát ngát làm nơi duyệt Thủy Binh của vua Lê chúa Trịnh thủa xưa.
Thuyền đỗ lại bên đám phi lau um tùm bên dòng nước, vài loại trái chín cuối mùa rụng trôi bập bềnh ra bể cả.
Nhìn khoảng trời nước mênh mang, Phúc Chân chợt cảm thấy xúc động bên người bạn đồng hành khả ái. Chàng cất giọng ngâm mấy khổ thơ :
Ví mà có chán đời Lên núi nhìn chim bay Chưa chắc lòng đã thỏa Vì thiếu một bóng người Trên dòng sông dợn sóng Nước trôi đến vô cùng Vẻ đẹp nào thoáng hiện .
Xao xuyến nét thu dung Gươm đàn nay đã lỡ Nhuốm chút U bụi hồng Mượn nước sông rửa sạch Tấm lòng kẻ cô trung Nghe giọng ngâm sang sảng của chàng, Phượng Trì càng thấy cảm động bồi hồi. Chờ cho tiếng âm vang dứt hẳn, nàng ngậm ngùi nói :
- Phải chi nước non không phải nạn binh đao, không còn bóng tên giặc thù nào, chúng mình được thảnh thơi an nhàn bên nhau cùng trôi theo sông nước hưởng một đời với bến bờ thoáng đãng như thế này để tận hưởng cái kho báu của đất trời thì thú vị xiết bao ...
Phúc Chân tiếp lời :
- Người ta đi tìm sự vinh danh, tìm vinh quang trong quyền lực, nhưng vinh danh và quyền lực nào hơn được cái danh cái lực của trời đất ? Thế mà trời có nói gì đâu phải không nàng ?
Phượng Trì nói :
- Riêng ở cuộc sống này ta tự tại, mặc tình hành sự theo ý mình cũng là đã thoát ra ngoài vòng kiềm tỏa của bọn quyền thần vua chúa rồi.
Hai người đang đàm luận với nhau chợt nghe tiếng nước khua rì ràơ một chiếc chiến thuyền nhỏ vượt sông lướt đến. Trên thuyền có một gã đại hán giắt đoản đao trần trụi, lưng quấn dải lụa đỏ như máu, cùng đi với hắn có đến năm sáu tay chèo. Thấy có đôi trai gái đậu thuyền bến Tây Long, hắn cho chiếc thuyền đến gần lên tiếng nạt:
- Các ngươi không biết trên bến này là Tây Long cung của Tổng đốc Tôn hay sao ?
Phúc Chân vội vã chấp tay vái :
- Quả thật tôi không biết.
- Thế thì mau mau đi khỏi bến này !
Phượng Trì vẫn cố tình im lặng, cúi đầu giấu đi bớt vẻ đẹp của nàng, tuy vậy vẫn không tránh được đôi mắt cú vọ của tên đại hán :
- Ái chà ! Một nữ lang tuyệt sắc ! Nếu ta bắt về dâng cho chúa công ắt sẽ được ban tặng ngàn vàng chớ chẳng chơi !
Hắn ta vừa nói vừa đảo mắt nhìn nàng không chớp. Lúc ấy Phúc Chân định đẩy thuyền ra xa, hắn bèn đưa tay chận lại và đổi ngay giọng nói :
- Các hạ không biết thì thôi, hãy từ từ mà đi, ta cũng không chấp nhất:.. Phúc Chân làm ra vẻ sợ sệt :
- Không ngờ đây là bãi sông cấm ..:
khéo mất đầu như chơi . Thôi để tôi mau cho thuyền nơi khác vậy.
Gả đại hán chổng nạnh hỏi :
- Hai người ở đâu đến đây ?
Chúng tôi theo nghề thương hỗ từ nhỏ, hai anh em tôi lớn lên trên bến Bạch Đằng, sau đó lưa lạc đến Vạn Kiếp, sông Tây Giang bây giờ mới đến đây.
Các ngươi nói gì quanh co quá ... tuy nhiên ... hiền muội đây việc gì phảI sống bập bềnh nơi sông sâu nước lớn chài lướI kiếm ăn cho cực nhọc. Nếu các ngươi muốn trở nên giàu có sang trọng thì nên nghe lời ta. .
Phúc Chân cười hỏi :
- Giàu sang ai chẳng muốn nhưng làm sao được ? ...
- Hãy neo con thuyền này lại đây. Cả hai theo ta lên bến Tây Long. Ta đây là cháu của Lê Quýnh đang coi việc thâu thuế và cai quản bến sông này, ta vào ra nơi đại binh của ngài Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị hằng ngày ... Nếu bằng lòng các ngươi cứ tạm giả làm em họ ta. Ta sẽ giới thiệu ...cô nương đây với ngài Tổng đốc. Lúc ấy giàu sang muôn vạn mặc sức võng lọng ngựa xe. Có thích không ?
Phượng Trì cúi đầu im lặng để mặc cho Phúc Chân đối đáp. Chàng cũng vờ vịt nói theo :
- Chúng tôi nghèo khổ chỉ có chiếc ghe nhỏ này chèo chống buôn bán qua ngày, nay được đại nhân ra tay tiếp dẫn đến ngài Tổng đốc thì ân huệ nào dám quên.
Tên nọ vênh vang :
- Có gì đâu ... với vẻ đẹp như cô nương thì dù có đến Tây cung hoàng hậu cũng còn là ... chưa xứng đáng:
Tuy nhiên sau này được lên voi rồi ...thì đừng đạp vào ta đấy.
Hắn vừa nói vừa cười tự mãn vì câu nói đùa dí dỏm của mình. Phúc Chân cũng cười :
- Nhưng thế thì lúc nào ngài tiến cử cho ?
- Ngay đêm nay thôi. Hãy sang thuyền lớn của ta, bỏ quách chiếc thuyền kia đi.
Phượng Trì vờ hỏi :
- Bỏ rồi khi không nên việc gì lấy thuyền đâu mà ở ?
Gã đại hán cười to :
- Xưa nay Lưu Nghĩa này nói đâu là đúng đó:
Vả lại ta tiến cử mỹ nhân cho Đô Đốc .:. ngài mà trông thấy cô nương là nhất định thỏa mãn thôi. Ta đã làm việc này nhiều lần rồi.
Phượng Trì đưa mắt nhìn Phúc Chân :
- Lần này tiểu muội tiến cung lần thứ hai đây ...
Lưu Nghĩa lấy làm lạ :
- Tại sao lại tiến cung lần thứ hai ?
Phúc Chân cười lấp liếm :
- À cái này ... là hồi trước tiểu đệ trong lúc cao hứng lập ra một phường chèo hát vở Tây Thi, em gái đệ nó đóng vai Tây Thi cặp với Phạm Lãi rồi đem dâng hiến cho Ngô vương Phù Sai làm nghiêng đổ ngai vàng vua nước Ngô ...
Lưu Nghĩa mừng rỡ :
- Như thế thì cô nương đây cũng là hàng ca kỹ có nghề lại hiểu biết chút nghi lễ triều đình, như thế thì nhất định Tôn Đô đốc sẽ phải điên đảo thôi ... Tiến cử được một đào nương giỏi giang như vầy Tôn Đô đốc sẽ vừa lòng lắm. Mà tôi cũng được hưởng bổng lộc của ngài nữa:
Phượng Trì nói :
- Nói thế chớ dễ gì được ngài Đô đốc để mắt tới, trong hổ trướng thiếu chi hạng con vua cháu chúa tài sắc tuyệt trần, và ai lại chẳng muốn được gần ngài Tổng đốc ?
Lưu Nghĩa có vẻ vội vàng :
- Thôi đêm đã gần tàn, ta còn phải đi tuần giang kẻo bọn Tây Sơn trà trộn dò thám thì nguy cho ta. Các ngươi hãy lên thuyền đi tuần giang một vòng với ta rồi sẽ trở lạI bên Tây Long, sáng mai tạm ở nơi quan thuyền của ta để sắm sửa y phục, phải trang điểm cẩn thận mới dễ xiêu lòng Đô đốc ...
Hai người bằng lòng bỏ thuyền nhỏ lên thuyền lớn.Bọn quân Thanh trên thuyền khi thấy Phượng Trì đều tấm tắc về sắc đẹp của nàng.
Sáng hôm đó Lưu Nghĩa sai bọn gia nhân đem đủ mọi thứ xiêm y son phấn lại để nàng trang điểm rực rỡ, hắn cũng cho Phúc Chân một bộ y phục Mãn Thanh mà vuốt ve:
- Nhân huynh thế nào cũng được thiên triều trọng dụng, vậy hãy mặc y phục này để ra vào Tây Long cung cho tíện, cứ coi như là trong hàng thủy quân của Lưu Nghĩa này vậy !
Lại đưa thêm cho Phúc Chân một cây giáo dài, khi thấy Phúc Chân có đeo bên mình kiếm và bọc vật dụng lớn, y hỏi :
- Các hạ cũng biết dùng kiếm sao ?
Phúc Chân nửa đùa nửa thật :
- Người nước Nam ai mà chẳng vỏ vẽ chút võ nghệ ... đeo kiếm để phòng ngừa bọn gian manh nhan nhản ở trà đình tửu điếm, bên đường dưới sông ...
Lưu Nghĩa có vẻ khoái trá :
- Tiểu đệ đây cũng biết múa kiếm. Để khi nào xong việc anh em ta sẽ "luận kiếm" với nhau một phen chơi.
Phúc Chân cười theo :
- Tiếu đệ đâu biết bao nhiêu ... Chỉ đeo để ... làm oai đó thôi.
Lưu Nghĩa ra vẻ hiểu biết :
- Không rành kiếm thì đừng dụng kiếm. Đeo kiếm làm oai có ngày mất mạng như chơi ! Còn cô nương kia cũng mang kiếm ư ?
Phúc Chân đỡ đòn :
- Em tôi đóng nhiều vai tuồng lắm. Có lúc làm Tây Thi gái Việt, có khi đóng vai Điêu Thuyền Lữ Bố, cũng có khi thủ vai Mạnh Lê Quân hoặc Lưu Kim Đính vì thế cũng biết vài đường kiếm để đóng tuồng thế thôi.
Lưu Nghĩa nói :
- Nhưng hiện nay đâu cần đến kiếm để đóng tuồng nữa.
Phượng Trì ra vẻ thân mật nói với họ Lưu :
- Nếu muốn cho ngài Đố đốc lưu tâm thì có món nghề tuyệt kỹ càng tốt chứ !
Mà ngâi Đô đốc là nhà chỉ huy quân sự đại tài thì việc "múa kiếm dâng rượu" tiểu thiếp.:. nghĩ là món nghề chinh phục mà các vị võ quan đắc ý nhất.
Lưa Nghĩa cười khoái chí :
- Ôi chao là tuyệt ! Ta không ngờ đêm nay trên bến Tây Long có một mỹ nhân đẹp như tiên nữ lại có tài múa kiếm dâng rượu nữa chứ !
Phúc Chân cười nói :
- Đó .. chẳng qua là sự việc sắp xếp lớp lang giống y như các vở tuồng chèơ đó thôi.
- Tuyệt ! Tuyệt ! Hai người bạn mới của ta tuyệt diệu ly kỳ thật !
Phúc Chân cũng cười lớn :
- Còn nhiều sự việc kỳ thú nữa đấy ! Lần lần đại nhân sẽ hứng thú lắm !
Lưa Nghĩa đắc ý nói :
- Ừ ... ừ ... thế mà ta đâu ngờ !
- Rồi ngài sẽ thấy, không phải chỉ Tôn Sĩ Nghị say mê "tuồng tích" của chúng ta mà rồi đây đức Khâm thượng bên Thượng quốc nghe biết cũng sẽ cho vời nàng đến trình điễn cho mà xem.
Lưu Nghĩa thích quá nói :
- Nếu có dịp ấy thì thật vinh hạnh cho chúng ta vô cùng, các ngươi cố ráng lên, phen này thành công phúc lộc chung hưởng đời dời, mặc tình ăn chơi thỏa chí.
Phúc Chân nói :
- Nhưng tiểu đệ chẳng cần chi đâu !
Lưu Nghĩa trố mẩt :
- Khi giàu sang cùng hưởng với nhau, sao ngươi nói gì lạ thế.
- Người đời kỳ cục lắm ! Lúc nghèo, hạt muối bẻ làm hai, lúc giàu cục vàng thì nuốt trọn ! Điều đó cũng là sự thường tình . Vả lại đại nhân ở giai tầng khác bọn khố rách áo ôm này.
Lưu Nghĩa gạt đi :
- Bậy ! Bậy ! Nhà ngươi chớ nói thế ! Lẽ nào ta lại thua loài cầm thú, giàu đổi bạn, sang đổi vợ sao ?
Phúc Chân đùa cợt, ghé vào tai họ Lưu :
- Này đại nhân ơi ! Gặp cô vợ vừa xấu nết vừa hung dữ ích kỷ tham lam thì ta cứ đổi chớ ngại gì.
Cả hai cùng cười xòa, Lưu Nghĩa lại nói :
- Lúc đó sẽ tính ! Bây giờ thì sửa soạn cho tươm tất. Sáng nay ta vào giới thiệu các ngươi cho ngài Tổng đốc, tối nay có buổi đại lễ thăng quan ở Tây Long cung, có cả An Nam quốc vương Lê Chiêu Thống cùng dự với các tướng lãnh Thanh triều.
- Lễ gì thế đại nhân ?
- Lễ tấn phong của sứ giả từ thiên quốc sang. Đức đại Hoàng đế thấy quân Nam chinh chiếm được thành Đại La nên ngài vui lòng ban chiếu thăng chức cho tất cả đoàn quân viễn chinh.
Phúc Chân nói :
- Nghe nói người lập công đầu là tướng tiên phong Trương Triều Long đã đánh bại được ĐÔ đốc Lân của Tây Sơn để độ quân qua sông Hồng đến đây.
- Phải ! Đúng, Trương Triều Long là danh tướng võ nghệ cao cường, nhất nhân địch vạn! Cả cái loại "hỏa hổ" của Tây Sơn ném trúng người cũng chẳng hề hấn gì.
- Chắc Trương tướng quân có học được phép "hóa thạch" nên thân thể mới cứng như sắt vậy ?
Lưu Nghĩa tự mãn :
- Võ công thâm hậu của võ thuật người Trung Quốc xưa nay vô địch, không có gươm đao gì phạm đến người được cả.
Phượng Trì chắc lưỡi nói :
- Nghe nói ở Trung Nguyên có Ngư Nhương và Lã Tứ Nương có tài phi kiếm chém sắt như bùn ! vặy có giết nổi Trương tướng quân hay không ?
Đừng nhắc đến hai người đó ở đây. Họ là cừu địch của Hoàng đế đấy. Hai người này đã phi kiếm lấy đầu Ung Chính Hoàng đế. Còn Trương tướng quân đâu có giao tranh với hai nữ hiệp này lần nàơ thì làm saơ mà phán đoán cho được ?
Phúc Chân hỏi :
- Nay chúng tôi tạm lên thành Thăng Long vui chơi đến xế chiều trở lại có được không ?
Lưu Nghĩa lắc đầu :
- Ấy ! ấy ! Chớ đi bậy ! Quan binh thấy người lạ lại tra xét khó lòng. .
Sự thật, hắn vừa bắt được Phượng Trì lấy làm mãn ý vì sắc đẹp của nàng, chỉ sợ quan quân thấy nâng ra chợ sẽ cướp mất của hắn.