Hồ Điệp Cùng Kình Ngư

chương 12: quán quân

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Thiệu Quân không liên lạc được với Hồ Điệp nên đã gọi cho Kinh Du cả một buổi trưa, gọi từ Wechat cho đến số điện thoại mà mãi đến lúc điện thoại sắp hết pin thì anh ấy mới nhận được một cuộc gọi video.

Sau khi kết nối máy, đầu bên kia video bị che đen thui chẳng được cái gì, tin hiệu cũng đứt quãng.

Thiệu Quân nghe tút tút mấy tiếng liền, đến khi trông thấy khuôn mặt xám ngoét của Kinh Du lộ ra trước ống kính thì không nhịn được hỏi: “Cậu mới bị người ta bắt vào lò gốm hả?”

Anh ấy vốn chỉ trêu đùa một tí, ngờ đâu Kinh Du lại “ừ” thật, sau đó anh để điện thoại lên bồn rửa và vặn vòi nước vừa rửa mặt vừa hỏi: “Cửa hàng gốm nghệ thuật cạnh trường mình còn mở không?”

“Cậu bảo ‘Tùy Tiện’ ấy à?” Thiệu Quân nói: “Dĩ nhiên là còn mở chứ, sao nào, cậu muốn làm đồ sao?”

“Ừ.” Vì muốn giữ bí mật nên Kinh Du đã làm vài mô hình đất sét, sau đó tìm một cửa hàng gốm nghệ thuật ba đời để nung khô nhưng chất lượng thành phẩm cho ra không đủ đẹp.

Nghĩ tới nghĩ lui cũng chỉ có lò gốm Tùy Tiện là thích hợp nhất.

Trước kia lúc còn ở thành phố B, anh đã làm kha khá thứ ở cửa hàng ấy.

Đến hiện tại trong cửa hàng vẫn còn trưng bày những món đồ gốm cho anh nặn ra.

Kinh Du cầm điện thoại đi ra ngoài hành lang, ánh mặt trời mùa hè sáng ngời nóng bức.

Anh vừa đi vào tiệm vừa nói: “Ngày mai tôi về một chuyến.”

“Về á?” Thiệu Quân kích động đến mức quên bẵng đi mình vốn gọi để hỏi tình hình của Hồ Điệp: “Chuyến bay mấy giờ, tôi đến đón cậu.”

“Không cần, tôi chỉ đến Tùy Tiện nung ít đồ thôi.” Kinh Du dừng hai giây mới tiếp câu: “Đừng nói với những người khác.”

Thiệu Quân đồng ý nơi đầu môi, song trong lòng đã dự định lúc ấy sẽ gọi mọi người cùng đến tìm anh: “Biết rồi biết rồi, cậu lắm khuôn phép quá.”

“Tôi còn có việc, cúp trước đây.” Kinh Du cất điện thoại đi rồi đẩy cửa tiến vào.

Ông chủ ở quầy ló đầu ra nhìn: “Sao rồi? Nung không thành công à? Tôi đã bảo cậu để thợ giúp cậu rồi, cậu cứ khăng khăng không muốn.”

Anh đáp lại qua loa, lấy một chai nước lạnh trong tủ mát ra: “Tính tiền.”

“Ba tệ, tự quét mã QR đi.”

Kinh Du lấy điện thoại ra quét mã QR, trả tiền xong thì thấy Thiệu Quân gửi một tin nhắn mới đến.

Thiệu: Ban nãy quên hỏi, cậu biết gần đây bé Bướm nhỏ có chuyện gì không? Tôi gọi vài cuộc mà không ai bắt máy cả.

Kinh Du dừng lại trên bậc thang ngoài tiệm, chai nước suối cầm trong tay tiếp xúc với hơi nóng, bên ngoài ngưng đọng những chuỗi giọt nước rơi xuống đất theo thân chai.

Anh gần như chẳng cần hồi tưởng lại thì những hình ảnh cãi cọ ngày hôm ấy vẫn cứ chen lấn tràn ra như thủy triều dâng, tựa như gai ghim vào da thịt, nom không quá bắt mắt nhưng vừa đụng vào lại đau khốn cùng.

Kinh Du: Cãi nhau.

Thiệu: ?

Thiệu: Ai cơ?

Kinh Du: Bọn tôi

Thiệu: ?????????

Thiệu: Cái quỷ gì thế, hai người có gì mà cãi nhau?

Kinh Du đi xuống cầu thang, hàng cây đa bên đường cao vút tầng mây che kín hơn phân nửa mặt trời, rảo bước dưới tàng cây thế này cũng giúp sự oi bức bớt đi phần nào.

Anh mặc kệ Thiệu Quân điên cuồng nhắn tin trong Wechat, lòng suy nghĩ nhiều chuyện mà bất giác đã đến cổng bệnh viện.

Ngày ấy sau khi thốt ra câu nói đó trong tình thế cấp bách, Kinh Du ngay lập tức hối hận, chỉ là lời nói ra khỏi miệng như bát nước hất đi nên anh không cách nào thu hồi lại được.

Thật ra mấy ngày qua anh đã đến bệnh viện vô số lần nhưng lần nào cũng chỉ đứng ở cổng bệnh viện không dám đi vào.

Hồ Điệp nói không sao, anh là một thằng hèn nhát.

Bất kể là ở trong chuyện gì.

Thấy cũng gần đến sinh nhật cô rồi nên Kinh Du không ra ngoài quá thường xuyên nữa, tập trung tinh thần ở nhà chuẩn bị quà sinh nhật cho cô.

Chỉ có điều là vài món đồ vẫn chưa nung thành công, mà cô cũng không đến tìm anh nữa, thành thử món quà này có tặng được hay không thì cả hai đáp án đều có thể xảy ra.

Kinh Du đứng lưỡng lự ở cổng bệnh viện một hồi lâu, song cuối cùng vẫn không vào.

Về đến nhà, anh tắm rửa thật nhanh, cũng không có hứng ăn uống gì nên tìm vài cái hộp để đựng mô hình đất sét còn lại vào.

Sau khi làm xong mọi việc, Kinh Du lên mạng mua vé máy bay đến thành phố B.

Đương khi nằm trên giường, anh đã mở Wechat ra theo thói quen.

Đoạn chat với Hồ Điệp vẫn dừng lại ở hôm hai người cãi vã ấy.

Anh nhìn chằm chằm một lúc, gõ hai chữ rồi lại xóa ra, sau đó mở vòng bạn bè của Hồ Điệp ra.

Mấy ngày nay cô cũng chẳng có cập nhật mới gì.

Kinh Du lướt xuống một cái, khi trông thấy ảnh chụp chung của mình và cô thì yên lặng chốc lát.

Anh để điện thoại xuống, thở một hơi thật dài trong bóng tối.

Sáng sớm hôm sau, anh mang theo các mô hình đất sét còn lại lên máy bay trở về thành phố B.

Đặt chân đến thành phố này lần nữa sau hơn một năm trời, Kinh Du vẫn có cảm giác gần quê hương mà bồi hồi âu lo.

Anh ra đời và trưởng thành ở đây, tất cả vinh quang và mất đi cũng bắt đầu và kết thúc tại nơi này.

Rời đi không vẻ vang, quay về chẳng ai hỏi han.

Kinh Du còn chưa kịp cảm thán thì một trận gió bỗng vọt đến bên cạnh mình.

Thiệu Quân bá vai đè anh xuống: “Ây da, đuổi kịp rồi.”

Anh giữ nguyên tư thế này nhìn về phía trước, những người có mặt đều là thành viên trong đội từng sánh vai cùng nhau thi đấu hăng hái.

Phương Gia Nhất cười: “Không có lương tâm, quay về mà ứ nói bọn tôi một câu.”

“May mà tôi thông minh, gọi điện thoại cho công ty hàng không.” Thiệu Quân đứng thẳng lại, thả lỏng lực tay, Kinh Du cũng theo đó đứng thẳng người lên.

Anh mím môi, chưa nói năng gì thì có mấy chàng trai cao lớn bất thình lình xông lên vây ôm anh ở chính giữa.

Trên cơ thể những cậu thiếu niên mang theo tinh thần mạnh mẽ phấn chấn và hơi ấm tựa như có thể xua tan hết thảy những u tối và lạnh lẽo quanh anh.

Mọi người cười đùa nhốn nha nhốn nháo giống như ngược trở về quá khứ, tất cả vẫn chưa xảy ra, khoảng trống một năm nay chớp mắt được lấp đầy.

Kinh Du kéo quay balo một cái, hơi khó thở bảo: “Này —— thả ra, đừng chen chúc làm hỏng đồ nặn của tôi.”

“Cậu đó, đúng là chả có tình cảm nào.” Hồ Văn Quảng hung hăng đập một cú lên hõm vai anh: “Đi thôi, đã dọn dẹp giường trong ký túc cho cậu rồi.”

Kinh Du muốn từ chối theo bản năng nhưng lại bị Lý Trí chặn họng: “Không bắt cậu về đội chịu đòn nhận tội với huấn luyện viên là quá tốt rồi, bảo cậu về ký túc xá ở hai ngày mà cậu còn thấy uất ức à.”

Kinh Du bất đắc dĩ cười: “Không có ý đó, được, vậy đi thôi.”

Phương Gia Nhất: “Cái này nghe còn được.”

Nhóm người ồ ạt đi ra ngoài, họ vây Kinh Du ở chính giữa, Thiệu Quân và Lý Trí còn chia ra hai bên một người khoác tay trái một người khoác tay phải anh cứ như sợ sơ sẩy ra một tí là Kinh Du chạy mất vậy.

Kinh Du đi một hồi cũng sắp ngược cả tay [] nên đành giật giật cánh tay bảo: “Tôi tự đi được, chúng ta như vậy cản đường người khác đấy.”

[] từ gốc tiếng Trung là 顺拐 (thuận quải).

Khi bước đi chúng ta sẽ kết hợp với đánh tay.

Chân trái bước thì tay phải đánh và ngược lại, ở đây chỉ Kinh Du bước chân và đánh tay cùng một bên nên mới bảo là ngược tay.

Thường trong những tình huống khẩn trương hoặc không tập trung thì mới xuất hiện hiện tượng “thuận quải” này.

Thiệu Quân: “Còn có mấy bước nữa chứ mấy, xe chờ sẵn bên ngoài rồi, chúng ta đi nhanh xíu.”

Dứt lời, đám nam sinh bắt đầu tăng tốc, mấy bước cuối cùng Kinh Du gần như bị nhấc lên trực tiếp nhét vào xe ngồi.

Sau khi lên xe, anh lại bị Lý Trí và Phương Gia Nhất kẹp ở giữa.

Kinh Du hơi buồn cười: “Gì đây? Xem tôi là tội phạm à.”

Phương Gia Nhất nắm tay vịn trên trần xe: “Cậu xem thử trong cái xe này còn chỗ trống nào không?”

“…” Kinh Du thở dài: “Vậy có thể đưa tôi đến Tùy Tiện trước không, tôi cần nung ít đồ.”

“À đúng rồi —–” Thiệu Quân ngồi hàng ghế trước quay đầu lại: “Có chuyện gì với cậu và bé Bướm Nhỏ vậy, đến giờ tôi vẫn không gọi được cho em ấy.”

Kinh Du yên lặng vài giây mới đáp: “Tôi… Nói chuyện khó nghe làm em ấy tức giận.”

Thiệu Quân cười: “Cậu cũng biết mình nói chuyện khó nghe hả.”

Kinh Du không muốn trò chuyện nhiều nên chỉ nói: “Đưa tôi đến Tùy Tiện đi, tôi xem thử lò gốm ở đó có được không, nếu không còn phải tìm chỗ khác.”

Hồ Văn Quảng: “Được, cậu làm việc cậu đi, dù sao hôm nay bọn tôi cũng xin nghỉ rồi, bọn tôi đi với cậu.”

Kinh Du: “…”

Cửa hàng gốm nghệ thuật Tùy Tiện mở trên con phố sau trường họ, là một cửa hàng ngập tràn cảm giác nghệ thuật, nghe đâu ông chủ là người thừa kế đồ gốm Nhữ [] – một trong Ngũ đại danh sứ.

[] Một loại đồ gốm nổi tiếng ở Trung Quốc được sản xuất dưới thời nhà Tống.

Hiện nay tồn tại không đến hiện vật hoàn hảo.

Kinh Du đã liên lạc trước với ông chủ nên khi đến tiệm anh cứ như trở về nhà của mình vậy, tự nhiên đi thẳng vào lò gốm ở sân sau.

Nhóm Thiệu Quân thì tìm vài chỗ trống trong Tùy Tiện ngồi chờ.

Kinh Du ở trong lò gốm cả một buổi chiều, làm hỏng mất hai mô hình đất sét, cuối cùng đã thành công nung xong đồ.

Anh đánh tiếng với ông chủ, không mang đồ đi ngay bây giờ: “Ngày mai tôi sẽ đến lần nữa, ngài trông chừng giúp tôi nhé, đừng để người ta đụng vào.”

Ông chủ đáp: “Được.”

Thiệu Quân từ bên cạnh đi đến: “Có thể đi chưa? Bọn tôi sắp chết đói rồi.”

Kinh Du đeo balo lên bảo: “Đi thôi.”

Cả đám ngoại trừ Kinh Du đều đang trong giai đoạn huấn luyện nên không thể uống rượu, vì vậy họ đặt một phòng bao nhỏ tại căn tin trường học.

Cơm nước no nê và trên đường trở về, chẳng biết vô tình hay cố ý mà lúc họ đi ngang qua cửa vào khu huấn luyện, Phương Gia Nhất chợt ầm ĩ kéo mọi người chạy vào.

Kinh Du bị bỏ lại phía sau vài bước, anh dừng lại dưới bậc tam cấp trước cửa và ngẩng đầu lên, trăng sáng gần ngay trước mắt.

Thiệu Quân đứng trong cửa quay đầu ngoắc ngoắc anh: “Làm gì đó, đi vào thôi.”

Kinh Du nhìn về phía anh ấy, trong đại sảnh sáng đèn, trên mặt tường hai hướng Bắc và Nam treo ảnh chụp lúc đạt giải của mọi người và vô số ảnh chụp chung.

Mỗi lần đi vào phòng thay đồ thì họ sẽ phải đi ngang qua dãy hành lang tràn ngập vinh quang và huy hoàng ấy, phút chốc anh cảm tưởng như vừa nhìn lại quá khứ của bản thân mình.

Bước vào nhà huấn luyện dưới bóng trăng ngà, đôi khi là một mình, đôi khi là một nhóm, mọi người mang trong mình ước mơ giống nhau tiến vào đây.

Kinh Du nhấc chân bước lên một bậc cầu thang.

Đêm hè ở phương Bắc chẳng giống phương Nam, hơi nóng đã tan hết, gió se se lạnh nhưng một cơn nóng khó nói thành lời bỗng dâng trào trong cõi lòng anh.

Kinh Du đã đi những bậc thang này vô số lần, có lúc cuống cuồng đi một bước dài, chỉ một bước là đi hết.

Nhưng tối hôm nay, dường như nó lại chẳng thấy điểm cuối đâu.

Anh thở dài thườn thượt, yết hầu nơi cổ chuyển động lên xuống tựa như đang cố đè nén cảm xúc: “Các cậu đi đi, tôi chờ các cậu ở bên ngoài.”

Rào cản này, quá dài.

Anh không bước qua nổi.

_

Trong mấy ngày Kinh Du ở thành phố B, đám Thiệu Quân đều bận bịu với việc huấn luyện.

Ngoại trừ ngày đầu tiên anh đến thành phố B ra thì vào những thời gian khác, họ cũng không thèm nhắc chuyện cũ với anh làm gì.

Nhưng anh cũng không rảnh rang là bao, ban ngày về cơ bản đều ở Tùy Tiện, buổi tối thì gặp mọi người cùng đi ăn cơm.

Chiều hôm trước khi chuẩn bị đi, Thiệu Quân đã đưa cho Kinh Du một cây bút thu âm lúc sắp về.

Vẻ mặt anh ấy trông không tự nhiên lắm: “Có ghi âm cho cậu một vài lời, vốn định gửi thẳng qua cho cậu nhưng vừa khéo cậu đến thành phố B, tự cầm mà nghe đi.”

Kinh Du nhận lấy, cười hỏi: “Cậu không ghi âm gì đó lung tung cho tôi đấy chứ?”

“Vớ va vớ vẩn, tôi là loại người đó hả? Cậu tự nghe là biết ngay thôi.” Thiệu Quân có vẻ như không mấy tình nguyện nói: “Tôi đi huấn luyện, tối ăn cơm chung nhá.”

“Không việc gì, cậu đi tập trước đi.”

Sau khi Thiệu Quân rời đi, Kinh Du lại đi mày mò làm quà sinh nhật cho Hồ Điệp.

Thời điểm chờ hong khô, anh mở bút ghi âm và bấm bắt đầu phát.

Ban đầu có tạp âm dần đến gần, ngay sau đó là tiếng tằng hắng của Thiệu Quân.

Có lẽ vì muốn xoa dịu sự xấu hổ nên anh ấy hắng giọng hai cái mới nói: “Mẹ kiếp mẹ kiếp mẹ kiếp, tôi phục rồi.

Nếu không phải bé Bướm Nhỏ nhờ giúp đỡ thì còn lâu tôi mới làm cái này, ngu xuẩn không tả nổi.”

Kinh Du dừng việc trong tay, sửng sốt hai giây khi nghe thấy tên Hồ Điệp.

Giọng của Thiệu Quân trong bút ghi âm vẫn tiếp tục phát ra.

“Thì là, làm một lời mở đầu chính thức nhá.

Chào mừng mọi người đến với câu chuyện phía sau tuyển thủ bơi lội nổi tiếng – Kinh Du.

Tôi là bạn học Tiểu Thiệu, là MC ngày hôm nay.”

“Đầu tiên chúng ta hãy cùng chào đón vị khách quý của ngày hôm nay, chú Trương Khang Hoa, chú Đỗ Lập Viễn, chú Tưởng Trung Cường và còn có mỹ nhân của chúng ta – dì Tống Kính Hoa.”

Bốn người này đều là đồng nghiệp kiêm bạn thân của ba Kinh Du – Kinh Tùng lúc còn sống.

Mỗi ngày lễ, Tết họ luôn tụ họp cùng nhau, nếu thời điểm ấy Kinh Du không cần huấn luyện thì anh cũng sẽ theo Kinh Tùng đến đó.

Sau khi Kinh Tùng qua đời, Kinh Du lập tức một phát cắt đứt toàn bộ liên lạc với thành phố B, cũng không qua lại với họ nữa.

Hoàn cảnh trong đoạn ghi âm rất yên tĩnh, Kinh Du có thể nghe thấy tiếng Thiệu Quân lầm bầm sau khi nói xong những lời này, nói cái gì mà sao còn chưa đến nữa các kiểu.

Khoảng hai phút trôi qua, anh nghe thấy Thiệu Quân chào hỏi với bốn người họ.

Sau khi anh ấy mời họ ngồi xuống thì cuộc phỏng vấn không quá chính thức này mới chính thức bắt đầu.

Thiệu Quân: “Con biết bốn chú dì đều là bạn rất thân của chú Kinh lúc sinh thời.

Mục đích mời mọi người đến đây hôm nay cũng là muốn biết lúc bình thường chú Kinh ở công ty… Có nhắc đến Kinh Du với mọi người không ạ?”

Người trả lời đầu tiên chính là Trương Khang Hoa, ông ấy và Kinh Tùng vừa là bạn thân vừa là bạn học nhiều năm: “Sao lại không nhắc cho được.

Người ta thường sẽ cưng chiều con gái, nhưng ông ấy lại cưng chiều con trai [].

Mười câu thì hết phân nửa đều không rời khỏi Tiểu Du.”

[] Gốc ở đây là “nữ nhi nô (女儿奴)” và “nhi tử nô (儿子奴)”, chỉ bậc phụ huynh sẵn sàng làm mọi việc vì con gái hoặc con trai mình.

Kinh Du nghe điều này thì không nhịn được bật cười.

Thiệu Quân: “Vậy sao, thế chú Kinh có từng than phiền với mọi người về việc Kinh Du học bơi không tốt gì đó không?”

Tống Kính Hoa cười nói: “Sao có thể chứ, ông ấy treo toàn hình Tiểu Du đạt giải trên bức tường trước văn phòng mình, mỗi lần có một đối tác nào đó đến thì chỉ thiếu điều bắt đầu kể từ cuộc thi đầu tiên thằng bé thi lúc còn nhỏ.

Sao ông ấy có thể than phiền Tiểu Du không tốt với chú dì được.”

Đỗ Lập Viễn tiếp câu: “Tiểu Du giành vinh quang cho nước nhà, lão Kinh vui vẻ còn chẳng kịp.

Mỗi lần có cuộc thi gì, ổng đều thông báo cho bọn chú biết một tiếng.

Nói đến Tiểu Du thì thằng bé cũng là bạn học của con, con có biết tình hình dạo đây của thằng bé không? Chú dì có gọi điện thoại cho cô của nó nhưng chỉ biết được vài điều về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, còn những chuyện khác thì cô nó cũng không rõ.”

Thiệu Quân đáp: “Quả thật cuộc sống hiện tại của cậu ấy không có vấn đề gì lớn lao, chỉ là trong lòng có lẽ vẫn luôn e ngại rào cản ấy.”

Trương Khang Hoa hỏi: “Tiểu Du e ngại rào cản gì vậy?”

“Dạ là…” Thiệu Quân trầm mặc vài giây mới nói: “Chú dì cũng biết đấy, năm dì Kinh qua đời cũng là lúc Kinh Du đang huấn luyện khép kín trong đội, thành thử cậu ấy không thể gặp dì Kinh một lần cuối cùng.

Sau đó chú Kinh cũng rời đi vì bảo vệ cho cậu ấy nên cậu ấy luôn cảm thấy việc học bơi của mình là sai lầm, vì vậy đến bây giờ cậu ấy vẫn đang nghỉ học và dừng tập luyện, bọn con nói gì cậu ấy cũng chẳng chịu quay lại.”

Đoạn ghi âm đến đây bỗng có một khoảng thời gian tĩnh lặng và im lìm rất dài, cuối cùng Trương Khang Hoa lên tiếng trước: “Bạn học Tiểu Thiệu à, chú biết hôm nay con tìm bọn chú chắc chắn cũng là vì Tiểu Du.

Chú dì không biết bây giò Tiểu Du nghĩ như thế nào nhưng chú dì có thể nói một cách chắc chắn rằng trước nay lão Kinh chưa bao giờ cảm thấy việc con trai mình học bơi là sai lầm.

Ông ấy đã từng nói với chú dì rằng, niềm kiêu hãnh lớn nhất cuộc đời ông ấy chính là có đứa con trai Tiểu Du này.”

Tống Kính Hoa cất giọng: “Chuyện của mẹ Tiểu Du chú dì đều biết cả.

Khi ấy thằng bé chuẩn bị tham dự Á vận hội, quốc gia đã lựa chọn thằng bé, đây là một chuyện đáng để tự hào.

So với việc thằng bé rút khỏi cuộc thi để quay về ở bên cạnh thì mẹ thằng bé hy vọng có thể trông thấy con trai mình đứng trên sân thi đấu giành được vinh quang thuộc về bản thân nó hơn cả.”

Trương Khang Hoa lại nói: “Nếu con có thể liên lạc được với Tiểu Du thì nhất định phải nói với thằng bé rằng nhà chú dì cũng là nhà của nó, mọi người vẫn đang chờ nó quay về.”

Thiệu Quân đáp tiếng “vâng”: “Con sẽ, con nhất định sẽ thuật lại hoàn chỉnh những gì chú dì nói hôm nay với cậu ấy, cũng cảm ơn mọi người đã đến đây và chia sẻ những điều này với con.”

Trương Khang Hoa thở dài: “Haiz, chú dì cũng vì muốn tốt cho Tiểu Du.

Lão Kinh là bạn thân của chúng ta, con trai ông ấy cũng xem như con trai của mọi người.

Người làm ba làm mẹ có ai lại không mong muốn con mình càng ngày càng tốt hơn chứ.”

Thiệu Quân cười một tiếng: “Vâng, cảm ơn chú dì.

Hôm nay vất vả cho mọi người phải đến đây rồi ạ.”

“Được, nếu còn cần gì thì con cứ gọi điện thoại cho chúng ta.” Tống Kính Hoa nói: “Gọi cho ai cũng được, chú dì ai cũng có thể liên lạc.”

Thiệu Quân đáp: “Vâng.”

Cuộc phỏng vấn đến hồi kết, nhóm Trương Khang Hoa nói tạm biệt với Thiệu Quân.

Lúc này, Tưởng Trung Cường – người duy nhất chẳng nói năng gì suốt quá trình bỗng nhiên lên tiếng: “Bạn học Tiểu Thiệu, nếu sau này Tiểu Du có cuộc thi gì nhớ thông báo cho chúng ta biết một tiếng nhé.”

Thiệu Quân: “Được! Con sẽ báo ạ.”

Tưởng Trung Cường cười gượng nói: “Tiểu Thiệu, con cũng cố gắng thi đấu nhé.

Các con luôn là niềm tự hào của chúng ta, là niềm tự hào của quốc gia.

Mọi người đều đang mong chờ các con tiếp tục mang vinh quang về cho nước nhà.”

Thiệu Quân lớn tiếng trả lời: “Cảm ơn chú, bọn con sẽ cố gắng!”

“Được, vậy chú dì về đây.”

Cuộc phỏng vấn kết thúc, sau đó là những âm thanh sột soạt sột soạt, rồi Thiệu Quân chậm rãi nói: “Đoạn ghi âm này là bé Bướm Nhỏ nhờ tôi liên lạc với các chú dì giúp.

Cậu xem, thật ra trước giờ chú Kinh và dì Kinh không hề trách cậu gì cả.

Kinh Du à, quay lại đi, mọi người đều đang ở đây chờ cậu quay lại đó.”

Đoạn ghi âm đến đây bất thình lình có thêm giọng của đám Phương Gia Nhất: “Kinh Du! Bọn tôi sẽ luôn chờ đợi cậu! Thế vận hội năm sau, không có cậu bọn tôi không thể!!”

Cuối cùng là huấn luyện viên của họ – Vương Võng: “Thằng nhóc này, em lười biếng thật đó nha.

Một năm trời rồi mà còn chưa nghỉ ngơi đủ hả? Cẩn thận thầy cho người đến Dung Thành trói em mang về đây đấy.”

Đoạn ghi âm kết thúc, Kinh Du ngồi bất động tại chỗ một hồi lâu.

Trên hành lang bên ngoài ký túc xá liên tục có tiếng nói chuyện và âm thanh người chạy nhanh qua.

Lát sau, anh bỗng cầm bút ghi âm và đứng dậy đi ra khỏi ký túc xá.

Trên đường đi gặp một vài người quen có dừng lại chào hỏi: “Trời ạ, đã lâu không gặp.

Lát nữa có thời gian không, đi làm vài xiên nhé?”

Kinh Du cười cười: “Có việc rồi, lần sau đi.”

“Được, thế liên lạc sau.”

Ngoài ra cũng có người thoạt nhìn không quá quen nhưng khi đi lướt qua thì đối phương chợt quay đầu lại với biểu cảm như không dám tin, giọng mang theo sự nghiền ngẫm dò xét: “Kinh… Du?”

Kinh Du dừng bước, quay đầu đáp: “Là tôi.”

Hiển nhiên chàng trai kia rất ngạc nhiên vui mừng, bèn đi nhanh đến cạnh anh rồi đập vào vai anh một cái: “Sao cậu đến mà không chút tiếng động nào vậy.”

Kinh Du cười bảo: “Quay về làm ít việc, đang nghỉ hè mà nên tôi không nói với người khác.”

“Vậy sao, thế đám Thiệu Quan cũng biết hả?”

Kinh Du gật đầu: “Biết.”

“Mẹ kiếp, đúng là không có lương tâm, cậu ta giấu cũng kín quá đi mất.” Chàng trai cười hỏi: “Thế bây giờ cậu chuẩn bị ra ngoài à?”

“Ừ, về nhà lấy ít đồ, ngày mai còn phải quay lại bên Dung Thành.”

Chàng trai khựng lại: “Vẫn… Trở về bên kia sao?”

Kinh Du không nói gì nhiều mà vỗ vai anh ta: “Đi trước đây, rảnh rỗi lại liên lạc.”

“À được.”

Từ tòa ký túc xá đi ra, Kinh Du rảo bước dọc theo con đường nhỏ và ra ngoài từ cổng phía Tây.

Tiểu khu nhà anh cách tòa B chỉ hai con đường cái.

Sau khi Kinh Tùng qua đời, trong nhà không có ai dọn dẹp.

Kinh Du lại rời đi vội vàng nên những đồ đạc trong nhà đều phủ một lớp bụi.

Anh đi một vòng trong nhà, cuối cùng dừng lại ở cửa thư phòng.

Thư phòng trong nhà chỉ có duy nhất Kinh Tùng sử dụng nhưng trên các bức tường và giá sách bên trong đều trưng bày toàn là giấy khen, huy chương và những cúp vô địch lớn mà Kinh Du giành được.

Sau khi xuất viện, dường như Kinh Du khó mà đối mặt được với thực tại nên sau khi cánh cửa này bị khóa lại thì đến tận hôm nay nó chưa bao giờ được mở ra lần nào nữa, ngay cả chìa khóa bị vứt nơi nào cũng không biết.

Anh đến phòng trữ đồ tìm cây kéo lớn trực tiếp cắt khóa, rèm che và cửa sổ trong phòng đã không kéo ra một khoảng thời gian dài nên không khí có hơi ngột ngạt.

Kinh Du mò mẫm tìm công tắc điện trên tường để mở điện lên, tất cả đồ vật trước mắt đều chẳng có bất kỳ thay đổi nào so với quá khứ, thậm chí trên bàn còn bày đống tài liệu mà Kinh Tùng chưa kịp dọn dẹp trước khi rời đi.

Anh đứng ngoài cửa hai giây, sau đó nhấc chân đi đến mặt tường treo đầy giấy khen kia.

Lúc trước Kinh Tùng sợ dính bụi nên đã lồng khung kính cho những tấm giấy khen rồi mới treo lên, dưới đế có chữ lưu niệm cho ông tự tay viết lại.

Cuộc thi nào tổ chức năm mấy, ông đều viết rất chi là rõ ràng.

Ở góc phải bên dưới mỗi khung, Kinh Tùng còn để một tấm ảnh gia đình ba người nhỏ kích thước hai tấc, bắt đầu từ khi Kinh Du sáu tuổi.

Mãi đến năm mười sáu tuổi ấy, ảnh gia đình đổi thành ảnh hai ba con anh chụp chung.

Anh quan sát từng tấm từng tấm, cả mặt tường này vừa có toàn bộ vinh quang của anh trong quá khứ vừa có tất cả tình yêu của một người ba dành cho con trai mình.

Kinh Du đứng lặng người trước mặt tường này thật lâu, nghĩ đến đoạn ghi âm nghe được ban nãy thì hốc mắt lại đỏ lên lần nữa.

Anh hít một hơi sâu, sau đó đi đến bàn đọc sách và kéo rèm cửa sổ phía sau ra.

Ánh mặt trời tức khắc rọi xuống sàn nhà.

Trên bàn là tài liệu công việc Kinh Tùng đang làm dang dở, lúc Kinh Du thu dọn lại cất vào trong ngăn tủ thì trông thấy một quyển notebook mặt bìa đề dòng chữ “Nhật ký trưởng thành của cá voi” bên trong đó.

Anh cầm lên mở trang đầu tiên qua, trên trang giấy là nét bút của Kinh Tùng.

—– Nhật ký trưởng thành của cá voi

Người ghi chép: Kinh Tùng, Văn Du

Ngày tháng năm

Hôm nay đưa Tiểu Du đến câu lạc bộ bơi lội học bơi thì bất ngờ phát hiện khả năng bơi lội của con rất tốt, chỉ cần dạy vài lần đã biết bơi.

Ngày tháng năm

Tiểu Du gặp được Bá Nhạc đầu tiên trong đời, bắt đầu con đường bơi lội của mình.

Không biết quyết định này có đúng không nhưng thấy Tiểu Du vui vẻ khi ở trong nước như vậy kia, sau khi tôi và Văn Du nói chuyện với nhau cũng không còn quá lo lắng nữa.

Hy vọng Tiểu Du có thể luôn vui vẻ thế này.

Ngày tháng năm

Tiểu Du giành được huy chương quán quân đầu tiên trong đời, mặc dù không phải là một cuộc thi chính thống nhưng hy vọng thằng bé có thể cố gắng không ngừng.

Năm , Kinh Du mới bắt đầu tiếp xúc với việc bơi lội.

Thời điểm đang chơi ở câu lạc bộ bơi lội, anh và Kinh Tùng tình cờ gặp được huấn luyện viên Ngô Nhân Đào đến đây để bàn việc thi đấu.

Lúc ấy Kinh Du mới sáu tuổi, cơ thể lúc di chuyển trong nước rất nổi bật nên huấn luyện viên Ngô lập tức nhìn trúng, thế là ông ấy dẫn dắt anh tập luyện dự thi.

Mãi đến năm , Kinh Du tuổi bộc lộ tài năng của mình trong cuộc thi bơi lội toàn quốc, một bước trở thành một trong những ngôi sao bơi lội mới năm đó.

Bắt đầu từ năm này, những chữ cuộc thi, đạt giải và quán quân bắt đầu thường xuyên xuất hiện trong quyển “Nhật ký trưởng thành của cá voi” này.

Kinh Du nhanh chóng lật xem, vào năm , cuốn nhật ký để trống một năm này, mãi đến Á vận hội tổ chức tại Incheon năm .

Kinh Tùng viết một đoạn nhật ký dài nhất từ trước đến nay.

Ngày tháng năm

Tiểu Du phải xuất ngoại tham gia thế vận hội.

Năm ngoái thằng bé tham gia, tôi và Văn Du cùng đến đội của thằng bé xem truyền hình trực tiếp.

Năm nay Văn Du đi rồi, tôi nghĩ đi nghĩ lại vẫn cảm thấy không thể vắng mặt được.

Sau khi Văn Du qua đời, Tiểu Du vẫn luôn trách tôi giấu thằng bé việc mẹ bị bệnh.

Nhưng tôi biết trong nội tâm nó phần nhiều là tự trách và áy náy.

Không biết Tiểu Du có cơ hội nhìn thấy quyển nhật ký này hay không, nhưng tôi vẫn muốn nói với thằng bé rằng, trước giờ mẹ chưa từng trách con, sinh lão bệnh tử là quy luật tự nhiên của con người.

Rồi cũng sẽ có một ngày ba phải rời đi, đến lúc đó ba hy vọng con đừng quá đau khổ.

Nhưng chờ ngày ấy đến thật thì có lẽ con cũng đã có gia đình của riêng mình.

Ba tin họ sẽ bầu bạn cùng con vượt qua quãng thời gian khó chịu đựng nhất này.

Con mãi luôn là niềm tự hào của ba mẹ, ba chúc con vừa xuất trận đã thắng lợi vẻ vang trước nhé.

Nội dung của quyển nhật ký không quá nhiều, thậm chỉ một nửa quyển sổ còn chưa viết hết, song Kinh Du lại mất một thời gian rất lâu mới xem xong toàn bộ những gì được viết bên trong.

Trong một khoảng thời gian dài sau khi Kinh Tùng qua đời, Kinh Du luôn chìm đắm trong bi thương và cảm giác tự trách.

Thậm chí anh từng nghĩ đến chuyện cứ vậy mà chết đi trong đại dương.

Cuộc đời cô độc của cá voi là chốn trở về của anh.

Cá voi Kinh Du, dường như ngay khi sinh mệnh anh vừa bắt đầu thì kết cục đã được viết xong.

Vậy nhưng chẳng ai ngờ được bỗng có một chú bướm bất chợt xông thẳng vào vùng biển nơi cái xác anh chuẩn bị chìm.

Một chú bướm tình cờ vẫy cánh vài cái trong rừng nhiệt đới Amazon có thể gây ra một trận bão lớn tại bang Texas Mỹ vào hai tuần sau đó.

Cô đến, có lẽ thật sự cứu được con cá voi mắc cạn này.

Đêm hôm ấy, Kinh Du không trở về ký túc xá.

Anh gọi người giúp việc theo giờ đến dọn dẹp lại nhà cửa, khi bụi bặm trong nhà được quẹt dọn thì hết thảy mọi người đều trở về dáng vẻ ban đầu.

Tối đó, Kinh Du ngủ trong căn phòng cũ của mình, vì ga trải giường trong nhà đều bám bụi cả rồi nên anh ngủ luôn trên nệm trần, nhưng chẳng hiểu sao giấc ngủ lại tốt vô cùng.

Anh nằm mơ thấy Kinh Tùng và Văn Du, trở về thuở tấm bé, cuộc sống vui vầy của ba người họ trong căn nhà này.

Anh vẫn bơi lội ở nơi cũ.

Văn Du không bị bệnh, bà và Kinh Từng chưa từng vắng mặt trong bất kỳ một cuộc thi nào của anh.

Anh liên tục đạt giải, giành cúp, trở thành sự tồn tại nổi bật nhất trong mắt mọi người.

Anh vẫn là Kinh Du luôn phấn chấn ấy.

Một giấc mộng dài.

Kinh Du thức dậy trong niềm vui giả dối, lối trang trí trong phòng không thay đổi gì.

Anh đứng lên đi ra khỏi phòng, ánh mặt trời chiếu rọi khắp nhà như hình với bóng.

Anh rửa mặt xong, bước đến trước ảnh của Kinh Tùng và Văn Du, sau khi thắp hương, anh đứng im lặng một hồi mới cất lời: “Ba, mẹ, con đi đây.”

Kinh Du đi vào phòng ngủ tắt máy điều hòa, lúc đi ra có ngang qua thư phòng, anh suy tư giây lát rồi đi vào lấy một chiếc huy chương trên kệ sách cất vào trong balo.

Hôm qua vì để thông gió nên cửa sổ trong thư phòng vẫn đang rộng mở.

Kinh Du sợ sau này trời mưa bắn vào bèn đi tới đóng lại.

Sau khi dọn dẹp gọn gàng tươm tất, Kinh Du cầm theo cuốn “Nhật ký trưởng thành của cá voi” đi ra khỏi thư phòng.

Chỉ là lần này anh không quá cánh cửa này lại nữa.

Ánh nắng rực rỡ bên trong nhà chiếu lên những vinh quang trong quá khứ của anh tựa như chúng đang bừng sáng.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio