Tiên nhân kia cư nhiên lại thật sự từ trong bức họa bước ra.
Không chỉ có hình dáng tương đồng, thậm chí đến tư thế đọc sách kia so với bức họa quả thật không có điểm khác biệt.
Hắn đầu đội cao quan tím, suối tóc đen chải dài cẩm y, giữa trán có một ấn chú ám kim hoa, gương mặt thon dài, lông mày tà phi, bảy phần giống tiên nhân thì lại có ba phần giống hồ ly rồi,đôi mắt phượng hẹp dài thâm sâu như nước hồ u cốc xanh thẳm.
Hắn không có nửa điểm biểu tình, chỉ là lẳng lặng đứng thẳng, nhưng trong khoảnh khắc ấy lại giống như mây như sương che mờ mặt đất, lại như suối trong vờn quanh núi rừng, tất cả đều vì sự xuất hiện của hắn mà trở nên lu mờ.
Cao quan là cái cài đầu của nam nhân thời xưa
Mấy cô nương từ đầu đến cuối rõ đơ ra thành người ngốc hết cả rồi, nàng cũng hơi giật mình mà nhìn chằm chằm bóng dáng hắn.
Tay áo người kia vẫn như cũ rủ xuống đất, một trận gió xuân phất lên khiến cho mái tóc đen kia của hắn như nối thành một mảnh, hắn đứng ở nơi đó nhưng không hiểu sao lại giống như một bức họa hư ảo.
Bất chợt, một đóa hoa đào từ đâu rơi xuống, dừng lại trên thẻ tre của hắn che đi vài nét bút tiểu triện.
Hắn nhặt đóa hoa kia lên, ngửa đầu nhìn về phía ngọn cây đào, ánh mắt lộ ra một tia nghi hoặc.
Sau khi nhìn một hồi, cuối cùng hắn lại thấy một đám nữ tử đứng ở bên này mặt đần ra như phỗng.
Hắn vừa ngẳng đầu, cả đám tiểu hài tử đều sợ tới mức há hốc vì kinh ngạc, lui lại mấy bước.
Chỉ có Bùi Hi Lam chả sợ tí nào, ngược lại đi lên phía trước hai bước: "Ngươi là tiên nhân trong mộng của ta sao?"
Hắn nhìn thoáng qua bức tranh trên bàn, bỗng nhiên cười: "Cũng thật là làm khó ngươi khi mơ thấy ta."
Sợ là mẫu đơn của toàn bộ Đông Đô, cũng không lấn át nổi nụ cười này của hắn.
Đối một tiểu cô nương chưa trải sự đời như nàng mà nói quả thật có chút không khống chế nổi, Bùi Hi Lam nghe thấy tiếng "thình thịch" của trái tim mình đang nhảy dựng lên, nói chuyện lắp ba lắp bắp: "Ừm, vậy ngươi tên là gì? Nếu là tiên nhân trong mộng, thì đến đây nói chuyện cùng ta."
Hắn khép lại quyển trục, đi về phía nàng.
Mấy cô nương kia sớm đã không thấy tăm hơi, toàn bộ đều chạy đến hòn non bộ phía xa cách m, ló mắt ra mà nhìn bọn họ.
Bùi Hi Lam vẫn không có chút sợ hãi, mở to mắt ngẩng đầu nhìn về phía hắn.
Hắn đứng ở trước mặt nàng, cũng không nhìn nàng, đưa tay ra, thanh âm lạnh như băng sương nói: "Thiên trượng giả bút ở trong tay ngươi.
Giao ra đây."
"Cái gì hoa cái gì bút......"
Hắn cúi đầu, từ trên cao nhìn xuống nàng, chậm chạm chớp mắt, vốn dĩ định chờ xem nàng nói cái gì, thì bỗng nhiên lộ ra thần sắc quái dị: "Hi lam......"
Bùi Hi Lam chớp chớp mắt: "Sao ngươi lại biết tên của ta?"
Hắn xoa xoa mi tâm, lần nữa trợn mắt nhìn về phía nàng, xác định mình không nhìn lầm, bỗng nhiên cười khổ vài tiếng: "Ta thế nào lại chưa từng nghĩ đến nàng vẫn còn sống......!Không, ta sớm nên đoán được.
Nàng, người như vậy, sao ta lại có thể sẽ không nghĩ ra......"
Bùi Hi Lam vẫn như lọt vào trong mây mù, hoàn toàn không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Hắn vươn tay về phía nàng, bàn tay hắn rất đẹp.
Nàng mơ mơ hồ hồ vươn tay ra đặt lên lòng bàn tay hắn.
Một khắc này, hai người đối mặt, thời gian như dừng lại.
Tiên nhân buông tay nàng ra, một tay khác rút lấy bút lông.
Nàng sửng sốt, còn đang mờ mịt, thì tay hắn đã đặt lên đỉnh đầu nàng vỗ nhẹ hai cái.
Sau đó, hắn xoay người, một đạo sương mù từ từ dâng lên.
Sau đó liền không có sau đó, tiên nhân kia biến mất.
Còn lấy đi cây bút của nàng.
Hoàng hôn hôm đó, tất cả các tiểu thư đều được người nhà hoặc hạ nhân tới đón về, nhưng các nàng lại không hề ầm ĩ, ngược lại duy trì sự trầm mặc.
Trái lại, Bùi Hi Lam chỉ cảm thấy trong lòng nghẹn muốn chết.
Tận mắt nhìn thấy tiên nhân chính là chuyện lớn, nàng về đến nhà liền nói cho trưởng bối, lại không một ai thèm tin tưởng, chỉ nói nàng ăn nói hàm hồ.
Đến cả cha mẹ ruột đều không tin, người khác tất nhiên là cũng không tin rồi.
Bút thì bị tiên nhân lấy đi, nàng cũng không có chứng cứ, chỉ có thể kéo bọn tiểu đồng kia tới làm chứng.
Nhóm mấy người tiểu đồng lúc đầu cũng định giúp đỡ nàng, nhưng khi thấy được mọi người không tin, cũng thành gió đổi chiều, cuối cùng câu chuyện lại trở thành vấn đề thảo luận đầu đường, bọn họ cho rằng tiên nhân là một tên phàm nhân nào đó cải trang lừa người.
Bùi Hi Lam khóc không ra nước mắt, trừ bỏ đá bàn đá ghế cho hả giận, cũng không biết phải làm gì cho phải.
Lúc này, trong đầu linh quang chợt lóe nàng bỗng nhiên nhớ tới một người, nàng chạy tới chỗ mẫu thân náo loạn ầm ĩ một trận đòi ăn bánh kép mà tổ mẫu làm.
Mẫu thân nàng cảm thấy mấy ngày nay nàng buồn cũng không nhẹ, muốn cho nàng giải sầu, liền đồng ý.
Vì thế, tôi tớ mang theo nàng xuống cổ trấn, qua con suối nhỏ, lại đi qua hai bờ sông đầy rặt là những rặng đào,bọn họ đi sâu vào trong rừng đào cổ kia, đến một trúc ốc nhỏ.
Sau khi tổ phụ qua đời, tổ mẫu Bùi Hi Lam dọn ra khỏi thành Trường an, sống một mình ở ngoại ô, khi thì bán dưa, khi thì dệt liễu, thường ngày sống không khác gì trích tiên vậy.
Cứ như vậy thần tiên tổ mẫu, nhất định tin tưởng tiên nhân có tồn tại, dù sao cũng là đồng loại không phải sao.
Bùi Hi Lam một bên nghĩ như vậy, một bên ở bên ngoài gọi tổ mẫu.
Nghe nói ngoại tôn( cháu ngoại) tới chơi, tổ mẫu vu vui vẻ vẻ mà ra nghênh đón, mang lên loại bánh mà Bùi Hi Lam yêu thích nhất ra chiêu đãi nàng.
Bùi Hi Lam gặm bánh, ủy khuất tràn bờ đê mà đem việc Họa Tiên nói hết một lượt, cuối cùng còn đem thái độ của cha mẹ nàng cũng tố cáo cả: "Tổ mẫu, người nói xem, cha nương có phải thật xấu không, bọn họ đều không tin con."
Thấy nàng ăn nhanh như vậy, tổ mẫu không trả lời nàng ngay, chỉ sợ nàng bị nghẹn, để bên cạnh nàng một ly trà, giả vờ trách cứ nói: "Bọn họ mỗi ngày lo chuyện lục đục triều đình, giờ đến lời cháu ta nói cũng không nghe, thật là đáng đánh đòn."
"Chính là như vậy." Bùi Hi Lam ừng ực đem trà nuốt xuống.
"Nhưng mà, Lam Nhi, con không cần quan tâm bọn họ có tin hay không." Tổ mẫu từ ái cười nói:"Con nói cho tổ mẫu nghe, con có tin không?"
"Con đương nhiên tin rồi, người kia chính là con tận mắt nhìn thấy mà! Người bình thường, mắt lại có thể có màu xanh lục sao, đôi mắt của tiên nhân kia giống như màu nước suối, là màu xanh ngọc bích đó ạ."
"Cháu gái ngoan, thế gian này có rất nhiều vật con cho rằng con thấy được thực tế lại không tồn tại, thí dụ như cảnh trong mơ.
Lại có một số ít những thứ con cho rằng con thấy được nhưng lại không phải như vậy.
Thí dụ như con đi ra khỏi rừng trúc này, sẽ thấy ngàn dặm sương mù mây đỏ răng đầy trời đến khi tới gần mới biết đó đều là ngàn vạn cây đào tụ tập ở đó.
Còn có một số khác, con cũng không hề thấy, nhưng lại luôn nghĩ tới, luôn tưởng niệm mong ngóng trăm ngàn lần, thí dụ như ánh sáng mặt trời trên đỉnh núi.
Vậy làm sao con xác định được vị thần tiên kia không phải một giấc mộng lúc con ngủ trưa"
Bùi Hi Lam mếu máo nói: "Tổ mẫu, con đã nhìn thấy thật mà.
Nếu người không tin, thì trên đời này cũng không còn ai tin Lam Nhi nữa".
"Ha ha, tổ mẫu không phải là không tin con." Tổ mẫu sờ sờ cái đầu nhỏ Hi Lam, chậm rãi nói, "Lam Nhi, nếu tin tưởng một việc, chúng ta đây cứ cho nó là như vậy, không cần phải nói nhiều.
Vạn vật đều như thế, tin thì ắt sẽ là thật, mà không tin ắt sẽ không có, vận mệnh cũng thế."
Bùi Hi Lam chớp mắt mấy cái, vui vẻ nói: "Vậy người tin tưởng Lam Nhi ư?"
"Đúng vậy, chỉ cần Lam Nhi tin, tổ mẫu sẽ tin.
Người khác phủ nhận như thế nào, không tin thì đã sao, chúng ta đều không thèm nghe bọn họ." Dường như muốn đem ý nghĩ của Lam Nhi ai cũng là người xấu xóa đi, tổ mẫu ngồi đối diện vẫy vẫy tay với nàng, lại quay đầu nói với Bùi Hi Lam, "Lại đây, nói cho tổ mẫu nghe thần tiên kia có bộ dáng thế nào? Hắn đều là do con vẽ ra, con mau nói ta nghe xem......"
Phòng trong truyền đến một trận âm thanh hoan hô vui mừng, rồi sau đó trừ bỏ tiếng chim tước nhẹ kêu, gió xuân thổi cuốn lên một tầng bụi đất, rừng đào nguyên giờ chỉ còn lại tiếng cười của một già một trẻ.
Sau này, Bùi Hi Lam lớn lên, đối với một mảng kí ức thời thơ ấu cũng dần dần phai nhạt.
Nàng chỉ còn nhớ rõ ngày đó ở chỗ tổ mẫu ăn quá nhiều bánh trở về bị tiêu chảy, còn chuyện tiên nhân trong mộng bước ra, lấy lại bút rồi trở về trời đã không còn rõ nữa.
Tiêu chảy mới là việc nàng khắc cốt ghi tâm nhất.
Tám năm qua đi, Lý Long Cơ hoàng đế nhiếp chính đã lâu tự cảm thấy cả đời đế nghiệp của ngài đã có chút thành tựu nên suy xét bắt đầu lui về hưởng chút an nhàn.
Vừa vặn ngài cũng đã mất đi hai người huynh đệ, một số khanh sĩ muốn giúp cho Đại Đường có thêm điềm lành đã kiến nghị hoàng thượng sửa lại niên hiệu.
Vì thế, Khai Nguyên cứ thế đổi thành Thiên Bảo, không chỉ có thành tựu về văn hoá, giáo dục, võ lược, hoàng đế ngài lại còn có thành tựu về anh tài hào kiệt, thu về dưới tay không biết bao nhiêu là nhân sĩ, trong số đó người nổi bật nhất cũng có nhân khí nhất chính là nhất đại đương triều thi nhân, Lý Bạch.
Thiên Bảo năm thứ nhất, Lý Long Cơ đem Lý Bạch được chiêu mộ vào triều, cung phụng trong Hàn Lâm viện, ngày ngày làm bạn cùng quân.
Bởi vậy, thanh danh hắn càng truyền càng xa, fans trải rộng khắp đại Giang Nam Bắc.
Trong ngàn vạn fansì cuồng nhiệt đó lại có một người chính là cha Bùi Hi Lam.
Cha nàng có thể viết xuống mỗi một bài thơ của Lý Bạch, nhớ đến không xót bài nào, mỗi khi có một bài thơ được sáng tác ra, mặc kệ là nó được khắc vào thác nước ở dưới Lư Sơn, hay viết ở trên trạm dịch ở Bạch Đế thành được các nhà xuất bản thi nhau sao chép phát hành, cha nàng trước tiên chạy tới tổng hội vây xem, sau cùng lại cùng vị Bạch Xá Nhân Hành nào đó gặp gỡ,cuối cùng hình thành nên hai người đứng đầu đại thế lực fan não tàn.
Cứ như vậy kết cục của việc có một phụ thân là fan não tàn đó là, Bùi Hi Lam mới từ Lạc Dương trở lại Trường An không bao lâu liền bị hối hôn.
Truy cứu đến nguyên nhân của sự thúc giục này người liên hệ duy nhất chỉ có thể là người tên Lý Bạch kia, trong bài thơ nào đó của Lý Bạch có nhắc tới mười bốn mười lăm tuổi thì nên thành thân.
Bùi Hi Lam cảm thấy tâm nàng loạn hết cả lên, đem tàng thư các của phụ thân nàng cùng một đống sách gì mà 《 Lý Thái Bạch tập 》 《 Trường Ca Hành》 khoét thành một lỗ lớn, đem giấy cùng sách coi như thịt đưa cho Vượng Tài trộn với cơm.
Sau đấy, nàng lại bị cha hỏi đến lần thứ hai, nàng liền đem quyển 《 Lý Thái Bạch tập 》ra, nói với ông không nhớ rõ Lý Bạch có viết như vậy trong này.
Cha nàng liền làm ngay ra một việc, khiến nàng đặc biệt phục ông.
Ông không ngồi án thư nữa đến quyển sách cũng không thèm liếc qua tí nào, mà đứng lên đem áo choàng cởi ra, bên trong tràn ngập các đại tác phẩm của lý bạch đính trên áo trong trắng ngần.
Đôi mắt ông nhìn Hi Lam, ngón tay chuẩn xác mà chỉ hướng xuống vị trí dưới nách phải, bên trên viết "Thập tứ vi quân phụ-Tu nhan vị thường khai"(Năm mười bốn thiếp về làm dâu nhà chàng-Mặt còn thẹn thùng không dám cười đùa) cùng "Thập ngũ thuỷ triển mi-Nguyện đồng trần dữ hôi" (Năm mười lăm mới bắt đầu lộ nét tươi cười-Nguyện sống bên nhau trong cảnh gian khổ) _Trường Ca hành kỳ
Hi Lam bị tinh thần bất khuất này của phụ thân thuyết phục, cảm thấy mười bốn lăm tuổi lấy chồng quả thật nghe rất cát tường may mắn, việc thành thân cứ thế được định, nhưng cha con bọn họ cũng không biết đối tượng thành thân là ai.
Bởi vậy, trong lúc hai người tranh chấp, đã xảy ra rất nhiều chuyện.
Thí dụ như năm trước, khi được Bùi phụ ngầm đồng ý, một người thi nhân kiêm chức tân tiến sĩ đi đến dưới cây đào uống rượu ăn bánh cùng Hi Lam, quấn lấy nàng ngâm gió ngâm trăng, luận thơ làm phú, khi hắn tự cho là lúc tình nồng ý mật, còn nói một câu: "Gió xuân, hoa nở, cùng người thương đứng lặng, thật là thích ý." Thấy Bùi Hi Lam trợn to mắt nhìn mình, trong mắt có mê mang hơi nước, hắn biết nàng bị sự phong nhã của mình lay động, lắc lư cây quạt nói: "Bùi nương tử không cần khách khí với ta, hãy cứ nói ra suy nghĩ trong lòng nàng."
"......!Gió xuân hoa nở tình chàng ý thiếp?" Phát hiện vị tài tử kia không nói tiếp, nàng dụng tâm mà bổ sung nói, "Vẫn là nên nói, tình ở đây chỉ đều là thiếp?"
"......"
"......!Hay đều là chàng?"
Bùi Hi Lam thấy vị tài tử kia phất tay áo bỏ đi, có chút buồn cười.
Nàng cảm thấy một tên thư sinh như vậy ít nhất cũng phải hiểu rõ chứ, chuyện này cũng chả tính là gì, chỉ là truyện tình trường thôi, từ xưa đến nay nam nhân ở Thâm Khuê đều không thể kềm chế được tình cảm mà dấu diếm trao nhau khăn định tình, vẫn là triều Hán hợp với kiểu tình cảm đoạn tụ hơn.
Nếu không nói rõ, người kia sẽ thống khổ, sau sẽ xảy ra một loạt vấn đề trị an, đến lúc đó nàng cũng không giúp gì được.
Nàng không thể hiểu nổi vì sao sau khi trở về, phụ thân lại giáo huấn nàng nửa canh giờ.
Nàng cảm thấy mình cũng không thể giải thích cho mọi người hiểu vấn đề này, thật có chút thống khổ.
Lại trước đó vài ngày, có một công tử ở Quốc Tử Giám tương tư nàng đã lâu liền phái người tới cửa cầu hôn, Bùi Hi Lam ở trước mặt cha mẹ yên lặng mà rút ra lụa trắng.
Vụ cầu hôn cứ thế mà hủy bỏ.
Nhưng thế nào lại không nghĩ tới vị công tử này với nàng nhớ mãi không quên, cuối cùng dùng khổ nhục kế, tự đánh cho mặt mũi bầm dập rồi tới gặp nàng, nói rằng cha mẹ hắn biết được hắn bị nàng cự tuyệt hôn sự nên đích thân dạy dỗ hắn một trận, mong nàng cho hắn mượn mấy lượng bạc trị thương.
Hắn nghĩ, sau này, nàng nhất định sẽ tìm mình đòi lại số tiền hắn mượn, lúc ấy chả phải là cơ hội quá tốt để có thể bồi dưỡng tình cảm sao.
Bùi Hi Lam cho hắn mượn bạc cũng nói hắn không cần trả lại.
Hắn vẻ mặt khiếp sợ: "sao có thể như vậy chứ" trăm triệu lần hắn cũng không nghĩ đến lại thành ra như vậy.
Nàng bất đắc dĩ mà nói: "vậy ngươi muốn như thế nào".
Hắn vẻ mặt thẹn thùng mà gục đầu xuống: "Nguyện cùng nương tử có tôn mãn đường......" (ý chỉ muốn kết bái phu thê có duyên về chung một nhà)
"Chuyện này cũng dễ thôi mà.
Ta đáp ứng ngươi là được."
Nhận được câu trả lời như vậy, hắn thập phần phấn chấn trông không khác gì con chim nhỏ điên cuồng nhảy chân sáo về nhà, suy nghĩ bước tiếp theo cần chuẩn bị kim bài, nào ai ngờ vừa về đến nhà liền thấy thính đường chất đầy một đống lớn dâu tằm chi chít đen như mực, hai gã người hầu đang ở bên cạnh cuốn một bức hoành thật lớn bên trên có chữ của Bùi Hi Lam viết thập phần phiêu dật: "Có thậm mãn đường, mong càng nhớ thương." Hắn đặt tay lên ngực, suýt nữa thổ huyết.
(chị nữ chính hiểu nhầm hoặc cố ý anh này nên gửi cho anh một đống dâu tằm vì dâu tằm)
Nguyên lai, mấy vị công tử này đều là con nhà sĩ, từ nhỏ chỉ biết nói mấy lời văn hoa theo tiếng phổ thông Đại Đường, lại cứ cho rằng đây là điều đáng tự hào lắm; Bùi Hi Lam là hậu duệ quý tộc Quan Lũng, tiếng nàng học được chính là Quan Trung Tần ở Trường An, còn thêm cả khẩu âm của Lạc Dương.
Mà trong tiếng phổ thông, từ "Tôn" cùng từ "Thậm(dâu tằm)" phát âm giống hệt nhau.
Lúc này đây, Hi Lam bị phụ thân giáo huấn ước chừng hai canh giờ, bắt đầu từ sau giờ ngọ(từ h - h trưa)đến tận khi mặt trời lặn, lặp đi lặp lại vài lần, nàng cảm thấy cha nàng cũng thật tài tình, câu nào câu nấy xuất khẩu thành văn lại còn không có bị vấp.
Xong việc, cha Bùi vì muốn an ủi vị công tử bị nữ nhi nhà mình cự tuyệt, liền nghĩ muốn đưa lễ vật khích lệ hắn để hắn bớt thương tâm.
Trùng hợp là đường đệ Bùi Hi Lam cũng ở đây, đề ra một chủ ý: "Tỷ nên làm cho vị công tử đó chút bánh như vậy mới là thỏa đáng." Bùi Hi Lam nói không muốn làm, đường đệ nhiệt tình mà giúp nàng làm một rỏ.
Bùi Hi Lam cảm tạ đường đệ, đem rỏ bánh mang cho công tử kia, thấy hắn ăn đến là ngượng ngùng, nàng ôn nhu nói: "Thích ăn đến vậy sao."
Công tử cảm động đến rơi nước mắt: "Từ khi sinh ra, người hiểu ta cũng chỉ có Lam muội muội.
Rốt cuộc người có tình ắt sẽ được báo đáp, nàng chính là đã hồi tâm chuyển ý, nguyện ý cùng ta......"
"Không phải vậy, ngươi cũng biết đường đệ ta đúng chứ.
Bánh bột ngô này đều là hắn làm."
Bùi Hi Lam cảm thấy thật đáng tiếc, nàng không thể đem những lời thâm tình của công tử chuyển đến trên người đường đệ.
Nàng quyết định sau sẽ bồi đường đệ nhiều một chút, dù sao hắn cũng là người cô đơn, sống mười bốn năm ảm đạm nhân sinh..