Dù Mã Dược là người của xã hội hiện đại hắn vẫn không nhớ hết các sự kiện lịch sử từ xa xưa vì thế hắn không biết thế lực của sĩ tộc thế phiệt (Gia đình có quyền thế trong xã hội phong kiến). Hơn nữa từ khi Mã Dược tới thế giới này tất cả kinh nghiệm của hắn đều liên quan tới quân đội. Quân đội và chiến tranh cùng tồn tại với nhau. Máu của vô số tướng sĩ chính là hiện thực tàn khốc nhất là những nhận thức đầu tiên của Mã Dược về thời loạn thế này.
Đó là muốn tồn tại ở thời loạn thế con người chỉ có một lựa chọn duy nhất: giết người.
Từ khi Mã Dược dẫn đạo quân ô hợp tám trăm người ở Nam Dương tới nay, tất cả những gì hắn đã thu hoạch được đã đổi bằng sinh mạng binh lính của hắn, cướp đoạt của người Tiên Ty vì thế hắn chỉ tin tưởng vào binh lính của hắn, chỉ tin tưởng vào đao, kiếm trong tay binh lính, hắn tin tưởng binh lính hơn tất cả.
Còn với đám sĩ tộc thế phiệt, Mã Dược vốn không để mắt tới chúng.
Giả Hủ thì khác, Giả Hủ là người của thời đại này. Hắn sinh sống trong thời đại của sĩ tộc thế phiệt. Hơn nữa hắn còn nhận thức được mức độ nguy hiểm của nó. Dù hắn được cất nhắc từ chức Hiếu Liêm vào triều làm Tự Miện quan, bởi xuất thân hàn vi, ở đâu hắn cũng bị chèn ép. Sống ở Lạc Dương hơn mười năm vẫn chỉ là một Tự Miện quan nho nhỏ.
Phóng tầm mắt nhìn khắp thiên hạ, chỉ e hiện nay không ai có thể cảm nhận được sức mạnh của sĩ tộc thế phiệt bằng Giả Hủ.
Vì thế Giả Hủ tuyệt đối không để những chuyện như thế xảy ra giữa Mã Dược và sĩ tộc môn phiệt. Nếu như chuyện này vẫn nhất định xảy ra thì đó chính là thất bại lớn nhất của Giả Hủ.
Trên thành lâu Mã Dược bắt đầu kích động tâm trạng của binh lính.
" Đêm hôm khuya khoắt mọi người tụ họp làm gì? Nếu không có chuyện gì, hãy đi giết người đi".
" Vì sao phải giết người? Rất đơn giản bởi vì có người giết thủ hạ thân tín của bản tướng quân. Thái Thú Khương Đồng đáng chết đó đã giết thân binh bản tướng quân cử đi chiêu hàng. Hai nước giao tranh không giết sứ giả. Trong khi hắn chỉ là một Thái Thú Hán Dương nhỏ bé. Quả thực hắn đã bức hiếp người quá đáng".
" Giết người thì đền mạng. Thiếu nợ thì trả tiền. Từ xưa tới giờ vẫn thế".
"Nếu ai giết thân binh của bản tướng quân, bản tướng quân quyết không tha cho người đó cho dù người đó là Thái Sư đương triều (ngầm chỉ Đổng Trác) bản tướng quân cũng chặt cái đầu chó má của hắn. Dù hắn có biến thành đá, thành sắt bản tướng quân cũng dùng đao chém, dùng chùy đập. Cho dù phải dùng răng cắn thì ta cũng cắn nát thành từng mảnh".
Dưới lâu thành.
Đứng nghiêm trước trận tiền, Giáo Úy, Đô Úy, quan Tư Mã và tất cả binh lính có thể nghe thấy lời nói chuyện của Mã Dược, ánh mắt binh lính Tịnh châu đột nhiên nóng rực, những binh lính Tịnh châu này đều là những chiến binh dày dạn sa trường. Bọn họ đương nhiên hơn đứt những tân binh mới gia nhập. Kiêu dũng thiện chiến, thái độ quan tâm, chăm sóc của người chỉ huy là những điều tối quan trong trong việc cầm quân. xem tại
Mã Dược dù có tiếng là hung ác, giết người không ghê tay nhưng hắn kiêu dũng thiện chiến, cũng nổi danh về việc quan tâm, săn sóc binh lính của mình.
Bởi vì tàn nhẫn, thích giết người, trong mắt sĩ tộc thế phiệt Mã Dược đúng là một đồ phu. Nhưng vì kiêu dũng thiện chiến, quan tâm tới binh sĩ, Mã Dược lại gần như đạt được tất cả thanh danh trong mắt đám binh lính Hán quân dày dạn kinh nghiệm. Trong đó sáu ngàn binh mã Tịnh châu, vốn trước kia cùng là binh lính Tịnh châu dưới trướng Phương Duyêt trước kia. Nay bọn họ và hai ngàn binh lính Tịnh châu của Phương Duyệt lại cùng đầu nhập dưới trướng Mã Dược.
Sau khi có thánh chỉ của Hán Linh Đế, bọn họ bị buộc phải xuống nam Hà Đông, trở thành bộ hạ của Dương Phụng, thế nhưng Hà Đông khá gần Hà Sáo, bọn họ không khó khăn gì có thể nghe thấy những câu chuyện kỳ lạ về cách cư xử của Mã Dược với tướng sĩ bộ hạ. Chuyện mà các cựu binh Tịnh châu này không ngớt ước ao chính là việc Mã Dược phân chia sáu vạn nữ nô Hung Nô cho ba vạn quân Hán bộ hạ cũ.
Nghĩ tới chuyện mỗi binh lính được phân chia hơn mười nữ nhân cũng khiến cho đám cựu binh này nuốt nước bọt thèm muốn.
Quả nhiên.
Mã Dược vừa nói dứt lời, lập tức có một tên Tư Mã tru lên như sói: " Tướng quân, các huynh đệ đều nguyện ý đi theo người. Chỉ cần tướng quân ra lệnh. Dù cho có nhẩy vào núi đao, nồi dầu, biển lửa các huynh đệ cũng không cau mày. Con mẹ nó đúng là con lừa đẻ ra con la. Các huynh đệ không có yêu cầu gì, chỉ hy vọng tướng quân đồng ý một đề nghị".
Mã Dược lạnh lùng nói: " Nói đi!".
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ ~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tên Tư Mã đó nói tiếp: " Hy vọng trong tương lai khi tướng quân thành nghiệp lớn, cũng ban thưởng cho mỗi huynh đệ mấy nữ nhân giống như ba ngàn huynh đệ cũ vậy".
" Hay!" Mã Dược lớn tiếng nói: " Chỉ cần sau khi bình định Lương châu, các ngươi vẫn còn sống bản tướng quân sẽ đối đãi như với ba ngàn bộ hạ cũ. Mỗi người đều có phần thưởng bách hộ, ban thưởng mười nữ nhân, trâu bò, dê cừu một trăm, năm mươi dặm bãi cỏ trên thảo nguyên. Thế nhưng ta cũng nói trước nếu bản tướng quân chiến bại, các ngươi sẽ không có cái gì hết".
" Xin tướng quân yên tâm, các huynh đệ nhất định sẽ chiếm được Lương châu".
" Đúng. Con mẹ nó, liều mạng với chúng".
" Ngao ngao ngao ~ "
Nghe Mã Dược hứa hẹn, các binh lính Tịnh châu đều tưởng tượng ra cảnh giàu có của mình, tất cả điên cuồng gào thét như dã thú. Các binh lính phía sau không biết đang xảy ra chuyện gì, sau khi nghe các binh lính phía trước truyền lại ngọn nguồn câu chuyện cũng bắt đầu điên cuồng gào thét. Trong chốc lát đám đông binh lính trong thành Lũng huyện điên cuồng phấn khích, khí thế ngút ttời.
Trên địch lâu cách đó không xa, Giả Hủ cảm thấy bùi ngùi.
Nếu nói trên đời này còn có ai có thể so với Mã Dược về việc khích lệ lòng quân, có sở trường động viên và khích lệ các tướng sĩ thì chỉ có hai người. Một người trong đó đã chết, người còn lại chưa ra đời.
Ký thành.
Trên lâu thành đuốc sáng choang, một đội binh lính đi lại tuần tra trên tường thành, có rất nhiều dân chúng chạy lên chạy xuống lâu thành vận chuyển gỗ đá. Từ xa nhìn lại cả tòa thành giống như một Bất Dạ Thành (không ngủ), vô cùng ầm ĩ.
Khương Đồng áo giáp chỉnh tề đang đứng trên địch lâu tự mình đốc thúc quân dân chuẩn bị thủ thành.
Khương Đồng gần ba mươi tuổi. Văn không thông, võ không tinh hắn hoàn toàn dựa vào thế lực của gia tộc mới được chức Thái Thú Hán Dương, nhưng hắn cũng không phải phường ngu ngốc.
Một khi hắn đã giết sứ giả của Mã đồ phu, Khương Đồng đã quyết định trở thành kẻ thù của Mã đồ phu. Hắn biết không bao lâu nữa đại quân của Mã đồ phu sẽ tấn công thành. Dù gì đi nữa hắn không còn đường lùi. Thành còn người còn. Thành mất người mất. Vận mệnh của Khương gia và vận mệnh của dân chúng trong thành có liên hệ mật thiết với Ký thành.
Tỵ Thủy quan.
Sau hai ngày cuối cùng Viên Thiệu cũng thống lĩnh mười tám lộ chư hầu đánh tới ngoài quan ải.
Nếm mùi thất bại, Tôn Kiên vác bộ mặt ủ ê tới gặp Viên Thiệu ở đại trướng trung quân xin chịu tội. Viên Thiệu không những không trách tội, chỉ an ủi vài câu, sai Viên Thuật, Tổng Đốc chịu trách nhiệm lương thảo và khí giới cho người mang rượu thịt ngay trong đêm mang tới doanh trại Tôn Kiên
Ngày hôm sau Viên Thiệu thăng trướng thương nghị với mười tám lộ chư hầu, chuẩn bị sắp xếp tướng sĩ tấn công Tỵ thủy quan.
Trong lúc đang thương nghị thì có một tên tiểu giáo vào báo: " Tướng quân, tướng địch quân Trương Liêu ra khỏi quan ải khiêu chiến".
Có tình trạng độc giả nghi ngờ chuyện võ tướng đấu tay đôi trong Tam Quốclà không hợp lý. Võ tướng đấu tay đôi tất nhiên không thể quyết định sự thành bại một trận đánh nhưng có tác dụng rất lớn trong việc khích lệ tinh thần binh lính.
Lập tức Viên Thuật trầm giọng hỏi: " Chẳng lẽ Trương Liêu, Trương Văn Viễn là người bắn chết bộ tướng thân tín của Tôn Văn Đài, đơn độc đấu với Hoàng Cái, Trình Phổ, Hàn Đương ba người?"
Tôn Kiên nghiến răng nói: " Đúng là người này".
Viên Thuật nói: " Nếu vậy thì không nên ứng chiến".
" Chúa công không có gì phải sợ thằng trẻ ranh đó." Du Thiệp đứng sau lưng Viên Thuật kiêu ngạo lớn tiếng nói: " Để mạt tướng xuất chiến, chém đầu Trương Liêu dâng lên".
Viên Thiệu vui vẻ nói: " Được, hãy mau xuất chiến".
Du Thiệp lĩnh mệnh đi ra. Bên ngoài lập tức vang lên tiếng chém giết vang trời. Không lâu sau một tên tiểu giáo chạy vào báo: " Báo … Du Thiệp tướng quân đánh nhau với tướng địch Trương Liêu, không đầy ba hiệp đã bị đâm ngã nhào xuống ngựa".
" Hả?"
Viên Thiệu nghe vậy vô cùng hoảng sợ. Các tướng chư hầu cũng biến sắc.
Một người phía sau Tế Bắc tướng quân Bảo Tín đột nhiên bước ra, lớn tiếng nói: " Trương Liêu chỉ là thằng trẻ ranh. Mỗ chém đầu nó như trở bàn tay".
Mọi người nhìn kỹ thì ra đó là em trai của Bảo Tín, Bảo Trung. Bảo Trung mình cao tám thước, lưng hùm, vai gấu, sở trường sử dụng hai thanh cương đao nặng bốn, năm mươi cân, nổi tiếng là người vũ dũng. Viên Thiệu thấy vậy vui mừng sai Bảo Trung xuất chiến. Nhưng chỉ trong chốc lát tên tiểu giáo lại vào báo: Bảo Trung cũng bị Trương Liêu đâm chết.
Viên Thiệu càng giật mình hoảng sợ. Hắn vội hỏi tả hữu hai bên xem có ai dám ra ứng chiến. Một hồi lâu mà không có ai dám ra.
Nhìn thấy các lộ chư hầu đều sợ hãi, Viên Thiệu thở dài nói: " Đáng tiếc mãnh tướng Nhan Lương, Văn Sú của ta đang áp tải lương thảo vẫn chưa tới Tỵ Thủy quan. Nếu có được một trong hai người, thằng trẻ ranh Trương Liêu này không đáng ngại nữa".
" Tiểu tướng nguyện ý xuất chiến".
Viên Thiều vừa thở dài thì từ phía sau Thứ Sử Từ châu Đào Khiêm đột nhiên có một người bước ra. Mọi người nhìn kỹ thỉ thấy người này thân cao chín thước, mặt đỏ như trái táo, mắt phượng mày ngài, dáng vẻ vô cùng uy vũ, khí phách ngút trời, nhưng chiến bào cũ rách, người không mặc khôi giáp. Viên Thiệu không nhịn được hỏi Đào Khiêm: " Đào công, người này là ai?"
Khi ở Nam Dương đánh dẹp giặc Khăn Vàng, Viên Thiệu đã cùng kề vai giết giặc với Quan Vũ dưới trướng Chu Tuyển tướng quân. Nhưng lúc đó Viên Thiệu đường đường là một Giáo Úy, Quan Vũ chỉ là một thủ hạ của thủ lĩnh nghĩa quân Lưu Bị, một tay tiểu đầu mục mà thôi. Viên Thiệu đương nhiên không hạ mình kết giao với Quan Vũ, một người vô danh tiểu tốt vì thế hắn không có ấn tượng gì.
Đào Khiêm nói: " Người này họ Quan, tên Vũ là huynh đệ kết nghĩa của Lưu Huyền Đức. Vô cùng vũ dũng".
" Lưu Huyền Đức?" Viên Thiệu cau mày trong chốc lát, rốt cuộc hắn đã nhớ ra liền hỏi: " Có phải là hậu nhân của Trung Sơn Tĩnh Vương, Trác quận Lưu Bị, Lưu Huyền Đức?"
Lưu Bị nghe vậy cuống quít từ sau Đào Khiêm bước ra, cúi đầu vái chào đáp: " Đúng là tại hạ".