Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

chương 549: cuộc chiến xích bích (kết)

Truyện Chữ
Trước
Sau
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Vừa lúc đó, một đội mông trùng từ trong đội thuyền thuỷ quân Tây Lương vọt ra, chúng dùng tốc độ cao nhất hung hăng đập vào đội hoả thuyền của liên quân. Mặc dù ở khoảng cách hơn ba trăm bộ nhưng tựa hồ Chu Du vẫn có thể nghe thấy tiếng ván gỗ vỡ vụn của những chiếc hoả thuyền bị đâm võ vụn. Có một số hoả thuyền bị đâm nghiêng thì bất chợt lại có một đội mông trùng thứ hai sống tới, hung ác đâm vào mạn thuyền của những chiếc hoả thuyền bị nghiêng.

Ngay cả khi có mấy chiếc hoả thuyền tránh được những chiếc mông trùng đâm phải nhưng không đợi cho chúng tiến gần tới đội thuyền lớn của quân Lương, chúng đã bị đấu hạm ở phía sau đội mông trùng của quân Lương chặn lại. Một đội chiến thuyền của liên quân Ngô, Sở tiến lên với ý đồ dẹp tan đội thuyền mông trùng, đấu hạm hộ vệ cho đội thuyền lớn của quân Lương nhưng vận mệnh bi thảm nhất đã đang đón đợi chúng. Mất đi sự che chở của màn sương mù, mấy trăm máy bắn đá trên chiến thuyền liên hoàn đã phát huy lực sát thương khủng khiếp của mình.

Tiếng xe gió thê lương không ngừng vang lên trong không trung. Những tảng đá đen ngòm ùn ùn kéo tới, những chiến thuyền con của liên quân Ngô, Sở ngay khi còn cách đội thuyền lớn của quân Lương hai trăm bộ đã bị đập nát vụn. Có mấy chiếc mông trùng đột phá được qua sự phong toả của máy bắn đá trên chiến thuyền liên hoàn. Tuy nhiên chờ đợi chúng lại là mười vạn quân cung thủ trên chiến thuyền liên hoàn cùng bắn hoả tiễn một lần.

"Ôi, không" Gương mặt anh tuấn của Lục Tốn hiện lên sự kinh ngạc, hắn gào lên: "Tuyệt đối không thể nào".

"Chỉ dựa vào mông trùng, đấu hạm sẽ không đủ để chiến thắng. Bong thuyền của chúng căn bản là không thể chống đỡ được máy bắn đá của quân Lương" Lữ Mông vội vàng quay đầu nhìn Chu Du nói: "Đại đô đốc, hãy cho toàn quân xuất kích. Thắng bại chính là ở chỗ này".

"Ừ" Chu Du gật đầu, hắn cao giọng nói: "Truyền lệnh, toàn quân xuất kích".

…………………………………………� � �……….

"Bệ hạ, Bệ hạ".

Ánh sáng cuối cùng trong đôi mắt Giả Hủ cũng tiêu tan hết. Bàn tay hắn nắm lấy ống tay áo Mã Dược buông lỏng ra. Hơi thở của hắn cũng tiêu tan.

Nhìn sắc mặt thanh thản của Giả Hủ, Mã Dược dường như hoá đá. Hắn ngồi một lúc rất lâu, hai mắt mở trừng trừng. Ngay khi Điển Vi gọi mấy tiếng"Bệ hạ" Mã Dược mới chớp mắt, hắn buồn rầu nói: "Đi ra ngoài. Tất cả các ngươi đi ra ngoài. Trẫm muốn ở lại một mình với Văn Hoà".

Điển Vi thở dài một tiếng, hắn phất tay với Giả Mục, Mã Chinh, Mã Chiến.

Mọi người lần lượt rời khỏi trướng. Điển Vi là người lui ra sau cùng. Tiện tay hắn bỏ màn trướng xuống.

Ánh sáng trong trướng trở nên âm u. Mã Dược khẽ thở dài một tiếng, hắn ngồi xuống cạnh giường của Giả Hủ, nắm lấy hai bàn tay giá lạnh của Giả Hủ, nói như đang mơ ngủ: "Văn Hoà, nếu như Trẫm không nhớ nhầm. Ngươi và Trẫm gặp nhau mà mùa xuân năm Trung Bình thứ hai. Thời gian trôi đi quá mau, chỉ trong chớp mắt mà đã hai mươi lăm năm rồi. Ai, ngươi và Trẫm đều già rồi…".

Một tảng đá nặng nề đập vào cột buồm ở sau lưng Chu Du, chỉ nghe mấy tiếng 'răng rắc' vang lên. Cột buồm bị nện đứt ngang, nửa thân trên của cột buồn đổ xuống, giáng thẳng xuống chỗ Chu Du đang đứng.

"Đại đô đốc cẩn thận".

Lữ Mông nhanh mắt, chân tay nhanh nhẹn. Hắn vội vàng tiến lên đẩy Chu Du một cái, trong khi đó chính bản thân hắn lại bị cột buồm đập vào người.

Chu Du vội vàng bò dậy, hắn và Lục Tốn cùng đỡ Lữ Mông dậy. Chu Du ân cần hỏi: "Tử Minh, ngươi không sao chứ?"

"Mạt tướng không có…không có việc gì".

Lữ Mông mới há mồm nói nửa câu, một dòng máu tươi từ trong miệng hắn trào ra.

"Mau…" Chu Du vội vàng quay đầu nhìn đám thân binh đứng sau quát to: "Mau đỡ Lữ Mông tướng quân xuống dưới".

"Rầm".

Chu Du vừa mới nói xong, một khối đá to lăng không đập tới, trực tiếp đập ngã Chu Du xuống bong thuyền. Lục Tốn vội vàng quay đầu lại nhìn, hắn chỉ thấy Chu Du đã bị ép chặt xuống bong thuyền trên phi lư. Trên lưng hắn là một khối đá xanh bốn mặt nặng chừng ba, bốn trăm cân. Góc nhọn của khối đá xanh đã xuyên qua lưng Chu Du, đâm xuyên qua bong thuyền. Máu tươi đỏ thẫm đã nhuộm đỏ chiếc thanh sam của Chu Du.

"Đại đô đốc! Đại đô đốc".

"Đại đô đốc". Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com

Lục Tốn và một đám thân binh kinh hoàng chạy tới. Chúng chỉ thấy khoé miệng Chu Du trào máu. Lỗ mũi, khoé mắt và lỗ tai Chu Du máu trào ra nhưng trên mặt hắn vẫn còn đọng lại một nụ cười nhẹ nhàng, vui vẻ. Bản thân là một tướng quân khó tránh khỏi thương vong, bản thân là một người lính, có thể chết trên chiến trường, coi như đó là một vinh hạnh rất lớn.

Lữ Mông giãy giụa bò mấy bước về phía trước. Đột nhiên đầu hắn không còn sức nữa, rũ xuống. Từ lúc đó không còn ngẩng lên được nữa.

"Đại đô đốc, đô đốc Lữ Mông. Hai người hãy yên tâm ra đi. Chỉ cần còn có một tia hy vọng, mạt tướng tiếp tục chỉ huy liên quân chiến đấu" Lục Tốn chậm rãi đứng dậy. Sắc mặt hắn trở nên vô cùng nghiêm nghị. Đột nhiên hắn giơ cao bảo kiếm của Chu Du, ngửa mặt lên trời gào to: "Truyền lệnh toàn quân tiếp tục tấn công. Tuyệt đối không để quân địch có cơ hội nghỉ ngơi. Nhất cổ tác khí đánh bại thuỷ quân Tây Lương (một tiếng trống làm tinh thần hăng hái thêm - "Tả Truyện" Trang Công thập niên: 'phu chiến, dũng khí dã. Nhất cổ tác khí, tái nhi suy, tam nhi kiệt'. Khi đánh trận dựa vào dũng khí, đánh một tiếng trống, dũng khí tăng lên, đánh hai tiếng trống, dũng khí suy giảm, đánh ba tiếng trống, dũng khí không còn. Sau này ví với nhân lúc đang hăng hái làm một mạch cho xong việc)

Phó tướng Trương Báo vội vàng tiến tới trước mặt Cam Ninh nói to: "Đại đô đốc, thuỷ quân liên quân Ngô, Sở đang dùng chiến thuật đồng quy ư tận. Hiện tại chiến thuyền hai bên đang đan xen vào nhau. Địch, ta rất khó phân biệt. Rối loạn. Hoàn toàn rối loạn".

"Đã biết" Ánh mắt Cam Ninh trở nên vô cùng đanh ác, hắn lạnh lùng nói: "Chỉ cần có thể cùng thuỷ quân Ngô, Sở ngọc đá đều vỡ nát, coi như là chúng ta đã thắng cuộc chiến Xích Bích này. Không có thuỷ quân phong toả Trường Giang, trăm vạn đại quân của Bệ hạ có thể dễ dàng vượt qua Trường Giang. Sự diệt vong của hai nước Ngô, Sở cũng chỉ trong nay mai. Truyền lệnh toàn quân không được phép rút lui về sau. Cuộc chiến hôm nay không phải địch chết thì là ta chết".

"Tuân lệnh" Nghe vậy, Trương Báo hung hăng vung cây lưu tinh chuỳ trong tay, hắn quát to: "Con mẹ nó, liều mạng với đám nam man Giang Đông. Các huynh đệ, xông lên đánh giết cho lão tử".

Bất chợt tiếng vó ngựa vang lên kinh động, phá tan sự yên tĩnh của trời đêm. Điển Vi, Mã Chinh, Mã Chiến đang canh giữ bên ngoài trướng vội vàng quay đầu lại nhìn, cả ba chỉ thấy một chiến mã đang phóng tới bên này nhanh như gió cuốn.

"Báo, Ô Lâm cấp báo".

"Đứng lại".

Mã Chinh khẽ quát to một tiếng, Mã Chiến lập tức bước tới nắm lấy cương ngựa ghìm chặt. Chiến mã đang phóng nhanh tới trước bị Mã Chiến dùng hết sức bình sinh cản lại. Tên tiểu giáo quân Lương cưỡi trên lưng chiến mã, theo đà quán tính nhào người lên trước, bàn tay còn lại của Mã Chiến vung lên túm lấy tên tiểu giáo, hắn tiện tay vứt tên tiểu giáo xuống mặt đất.

Tên tiểu giáo giãy giụa bò dậy, hắn vội la lên: "Ô Lâm cấp báo".

Mã Chinh cao giọng nói: "Mau nói".

Tên tiểu giáo giật mình rồi hắn vội vàng quỳ xuống, cung kính hành lễ, thở hổn hển nói: "Đại đô đốc thuỷ quân Cam Ninh bẩm báo Hoàng thượng. Cuộc chiến Xích Bích đã kết thúc".

"A, cuộc chiến Xích Bích đã chấm dứt?" Mã Chinh thất thanh hỏi: "Kết quả như thế nào?"

Tên tiểu giáo đang định trả lời thì một giọng nói mệt mỏi truyền ra từ bên trong trướng: "Cuộc chiến Xích Bích đã kết thúc rồi sao?"

Tên tiểu giáo vội vàng quỳ dạp xuống nói: "Dạ, đúng vậy".

"Vào đi" Giọng nói đó lại vang lên: "Vào trong trướng nói lại tỉ mỉ".

"Tuân chỉ".

Tháng mười năm Thái Bình thứ chín, Lương Thái Tổ.

Cuối cùng cuộc chiến Xích Bích với quy mô lớn chưa từng có cũng kết thúc với thất bại thảm hại của thuỷ quân Tây Lương. Phần lớn bảy vạn thuỷ quân cùng với mười vạn quân cung thủ Tây Lương lên thuyền trợ chiến đều táng thân dưới đáy sông. Đại đô đốc thuỷ quân Cam Ninh chỉ huy hơn một trăm chiến thuyền nhẹ chật vật trốn về đại trại Ô Lâm.

Thế nhưng tuy thuỷ quân Ngô, Sở thắng lợi nhưng cũng phải trả một cái giá nặng nề hơn nhiều. Đại đô đốc Đông Ngô là Chu Du, Đô đốc thuỷ quân Lữ Mông. Đô đốc thuỷ quân nước Sở là Sái Mạo đều chết trận. Tám vạn thuỷ quân tinh nhuệ cùng với năm vạn quân cung thủ lên thuyền trợ chiến phần lớn chết trận. Trong số gần một vạn chiến thuyền lớn nhỏ cũng tổn thất hơn một nửa. Cuối cùng Lục Tốn chỉ huy hơn tám ngàn tàn binh, sáu mươi chiếc lâu thuyền, hơn ba mươi chiếc mông trùng cùng với hơn năm trăm chiếc chiến thuyền nhẹ quay về đại trại Xích Bích.

Sau cuộc chiến Xích Bích, thực lực thuỷ quân hai nước Ngô, Sở không còn đủ lực phong toả phòng tuyến Trường Giang. Tới lúc này biên giới nước Sở đã hoàn toàn rộng mở.

Tháng mười một năm Thái Bình thứ chín Lương Thái Tổ, cầu phao được bắc xong.

Cùng tháng Lương Thái Tổ Mã Dược tự mình thống lĩnh sáu mươi vạn đại quân kỵ bộ vượt qua Giang Hạ.

Tháng mười hai, trọng trấn Ba Lăng ở phía bắc của nước Sở thất thủ. Đại tướng quân Trương Liêu chết trận. Ba vạn quân Sở tinh nhuệ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Tháng hai năm Thái Bình thứ mười (năm ) Lương Thái Tổ, Tào Chân dẫn quần thần hoảng sợ chạy trốn về Quế Dương bị Thái tử nước Lương là Mã Chinh thống lĩnh khinh kỵ binh đuổi theo và bị vây khốn ở Hành Dương. Tào Chân đem nhốt tất cả tôn nhân, cung phi vào biệt cung và châm lửa đốt. Đến tối quân Sở trong thành Hành Dương bất ngờ làm phản. Gia Cát Lương, Thừa tướng nước Sở, Đại tướng Trương Cáp cùng tất cả văn võ bá quan đều chết trong đám loạn quân. Nước Sở chính thức diệt vong.

Tháng ba, Mã Dược cử Trần Đăng làm Thứ sử Kinh Châu sau đó hắn ban sư hồi kinh.

Tháng giêng năm Thái Bình thứ mười hai (năm) Lương Thái Tổ Mã Dược thoái vị. Thái tử Mã Chinh kế vị, tôn Mã Dược làm Thái thượng hoàng, cải niên hiệu là Khai Nguyê, sử sách gọi là Lương Văn Đế.

Tháng ba Khai Nguyên nguyên niên (năm đầu) Lương Văn Đế cử Chinh Đông tướng quân Cao Thuận, Chinh Nam tướng quân Từ Hoảng mỗi người thống lĩnh mười vạn đại quân chia binh làm hai đường tấn công Giang Đông.

Tháng sáu, Từ Hoảng công phá Sài Tang. Đại tướng nước Ngô là Thái Sử Từ chết trận.

Tháng Chín, Cao Thuận đánh chiếm Kiến Nghiệp. Tôn Quyền đầu hàng, nước Ngô diệt vong, thiên hạ thống nhất.

Từ năm Khai Nguyên nguyên niên tới năm Khai Nguyên thứ bốn mươi sáu, Lương Văn Đế Mã Chinh tại vị bốn mươi sáu năm, áp dụng chính sách dưỡng dân, cổ vũ canh nông, khích lệ công thương, đồng thời miễn giảm sưu thuế, tinh giản cơ cấu quan lại, giảm bớt chi tiêu ngân khố quốc gia. Dưới sự trị vì dốc sức vì nước của Lương Văn Đế, đế quốc Đại Lương đã xây dựng đất nước từ cảnh tượng thê lương chiến trạnh nhiều năm, dần dần trở nên hưng thịnh. Sử sách gọi là thời Khai Nguyên thịnh trị.

Năm Khai Nguyên thứ bốn mươi sau Lương Văn Đế Mã Chinh băng hà, Hoàng thái tôn Mã Thác kế vị, cải niên hiệu là Dương Vũ, sử sách gọi là Lương Vũ Đế.

Sau khi Lương Vũ Đế kế vị thì bắt đầu thay đổi chính sách bãi binh cùng với dưỡng dân của Lương Văn Đế. Đế quốc Đại Lượng bắt đầu chính sách xâm lược các vùng chung quanh với mức độ chưa từng có. Từ năm Dương Vũ nguyên niên tới năm Dương Vũ ba mươi bảy, trong thời kỳ tại vị ba mươi bảy năm của Lương Vũ Đế, đế quốc Đại Lương tiến hành ba mươi bảy cuộc chiến tranh cướp bóc đẫm máu các vùng đất xung quanh. Trước sau cướp đoạt hơn một triệu nô lệ, tàn sát hơn hai ngàn chín trăm linh bảy các bộ tộc lớn nhỏ.

Năm Dương Vũ thứ chín, Dương Vũ thứ mười ba cùng Dương Vũ thứ hai mươi sáu, ba lần Lương Vũ Đế ngự giá tây chinh, ba lần thống lĩnh thiết kỵ Mạc Bắc tấn công vào cường quốc phương tây Parthia. Trong đó có hai lân công chiếm thủ đô của Parthia là thành Spin. Hai sủng phi cùng toàn bộ bảy công chúa của quốc vương Parthia trở thành nô lệ của Lương Vũ Đế. Năm Dương Vũ thứ ba mươi bảy, Lương Vũ Đế mắc bệnh nặng qua đời trên đường tây chính đánh La Mã

Sau khi Lương Vũ Đế qua đời, ba vạn hộ Mạc Bắc khởi binh làm phản, đế quốc Đại Lương lâm vào cảnh phân chia trong một khoảng thời gian ngắn.

Nhưng người kế vị Lương Minh Đế Mã Ý lại chính là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất nhất từ sau thời Lương Thái Tổ Mã Dược. Gần như không tới ba năm, Lương Minh Đế đã khôi phục lại quyền thống trị thảo nguyên Mạc Bắc, duy trì sự thống nhất của đế quốc Đại Lương.

Từ đó về sau đế quốc Đại Lương kéo dài hơn tám trăm năm, trải qua ba mươi sáu vị Hoàng đế rồi bị thay thế bởi nhà Đại Đường.

HẾT

Truyện Chữ
Trước
Sau
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio