Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
C : Mưu hại
Chu Xuân Đạo vừa tới chưa được một ngày, ra khỏi cửa là đã thấy trên phố nhốn nháo bàn tán việc gì đó. Tính dân Việt vốn hay hóng hớt, lão vểnh tai lên nghe. Thì ra là vụ Hoàng Anh Kiệt chuẩn bị cho một số nhân công có bệnh hoặc sắp tới lúc nghỉ hưu đi làm việc nhẹ hơn. Do Linh và Nhung đều nói rất rõ ràng ý tưởng mà Kiệt muốn thực hiện, nên họ rất cảm kích Kiệt. Khi đi ra ngoài ăn uống- do khi vào đây, Kiệt tăng đãi ngộ, tiền lương, nên nếu có chuyện cao hứng đám này có thể ra ngoài ăn uống. Trước đây không có, giờ thì thấy cách Kiệt đối xử với những người yếu thế, sắp bị mất việc kia như vậy, họ đều thấy rằng Kiệt là một ông chủ tốt. Người ta có thể nghĩ thế cho những người sắp không có ích với họ, vậy còn những người có ích với người ta thì còn thế nào. Trong đầu họ, cuộc sống tới có lẽ sẽ còn tốt hơn đây.
Nghe xong câu chuyện mà những người lao động này nói với nhau, Chu Xuân Đạo phần nào ngẫm nghĩ. Những gì Kiệt làm đang giúp nhiều người, liệu có khi nào việc giúp đỡ người khác đã tích âm đức không nhỉ? Song thế thì cũng vô lý, âm đức tích không dễ như thế, mà tích cũng không thể nhiều như thế trong thời gian ngắn vậy được. Ôi trời, thật là đau đầu mà.
Đang ngồi nghĩ thế, Chu Xuân Đạo chợt nhìn thấy Lã Xưởng đi ra sau cuộc bàn việc góp vốn với Hoàng Anh Kiệt cùng mở quán ăn Hồng Bàng. Thấy Lã Xưởng, Chu Xuân Đạo nảy ra một ý tưởng, đó là thông qua Lã Xưởng để tiếp cận Hoàng Anh Kiệt đồng thời cũng cá kiếm một tí, nhìn qua là biết Lã Xưởng cũng là cá to và nhiều mỡ.
Thấy Chu Xuân Đạo tới gần ông chủ mình, các vệ sĩ của Lã Xưởng liền tiến lên ngăn lại, Chu Xuân Đạo không không lại quá gần, tới chỗ đủ cho Lã Xưởng thấy mình, chắp tay mà nói
- Ông chủ Lữ, không biết ông chủ có muốn thử một quẻ xem lành dữ thế nào không?
- Mi là ai?- Lã Xưởng hất hàm, với bộ dạng hiện tại của Chu Xuân Đạo thì lễ ngộ mà Lã Xưởng dành cho hắn chỉ có vậy.
- Tôi là Chu Xuân Đạo, một thầy tướng số sống ở trên chùa Pháp Hòa!- Chu Xuân Đạo nhanh chóng giới thiệu bản thân.
- Một tên thầy bói như mi thì định tìm ta làm gì?
- Tôi nghĩ rằng với những người làm việc lớn như ngài Xưởng, hẳn sẽ cần nhiều sự trợ giúp trong công việc. Phong thủy, bói toán hay mấy trò của tôi đảm bảo sẽ có những tác dụng bất ngờ đó.
- Thật vậy không, vậy thử dùng bói toán để xem về ta đi!
- Xin ngài đọc cho tôi sinh thần bát tự.
Lã Xưởng nói ra sinh thần bát tự của mình, Chu Xuân Đạo bấm theo đó một hồi, và bắt đầu luận số. Quả thực, khi Chu Xuân Đạo làm việc nghiêm túc, tính toán cẩn thận, thì những điều lão nói ra chuẩn tới mức Lã Xưởng không thể không phục. Có điều, tính toán một hồi, mặt của Chu Xuân Đạo đã trắng bệch ra.
- Đạo sĩ không khỏe ư?- Thấy tài của Chu Xuân Đạo rồi, Lã Xưởng có phần kính trọng hơn, tỏ vẻ quan tâm.
- Nói thật ông chủ Xưởng chớ coi khinh, tôi học được thầy hay, nhưng tài không tới, tính toán chính xác thế này rất hao tâm tổn trí, cho nên lúc bình thường tuyệt không dùng tới, toàn dùng những ngón bịp bợm giang hồ cả!- Chu Xuân Đạo thở hồng hộc giải thích.
Việc bói cho chính xác có thể thực hiện được, nhưng để có thể tính đúng, cần phải phối hợp giữa tính sinh thần bát tự, quan sát tướng mạo, chỉ tay, khí độ,... thậm chí cần phải xem cả phong thủy mới chuẩn hoàn toàn, bởi các yếu tố liên đới với nhau rất nhiều. Giả như cùng số làm tướng ở trong sinh thần bát tự, nhưng mà tướng mạo lành lặng với tướng mạo bị phá- có sẹo chả hạn, đã khác. Mà mặt lành thì còn có tướng mạo dài ngắn, mắt, má, miệng,... quyết định đi được lâu dài thế nào. Bởi vậy, tính toán hết thế rồi, mệt phải biết. Cũng vì thế, rất ít các thầy bói thực sự làm điều này với mọi người, họ chủ yếu dùng phép quan sát thông thường để lòe người tiền ít, chỉ dùng trò thật với những người giàu có mà thôi.
Thấy Chu Xuân Đạo giải thích thế, Lã Xưởng cũng tin vài phần, vì khi nãy Đạo có nói được vài điều mà chỉ ông ta nắm được. Rõ ràng, Đạo cũng là kẻ có tài. Vậy mà bấy lâu Chu Xuân Đạo không được biết tới, có lẽ cũng là vì không dùng thực tài chăng.
- Thế sao hôm nay đạo sĩ lại tới xem tướng cho tôi, trổ hết tài thực ra vậy?
- Không dấu gì ông chủ Lã, đó là duyên. Người tu đạo rất coi trọng cái duyên.
Chu Xuân Đạo đã nói tới duyên- một thứ hư vô mờ mịt như thế, Lã Xưởng cũng không hề tò mò gì thêm nữa, ông ta bèn mời Chu Xuân Đạo về nhà để chiêu đãi- giờ thì ông ta đã thấy được cái tài của Chu Xuân Đạo, nên Đạo đáng được đối đãi như vậy. Chu Xuân Đạo lúc này được Lã Xưởng bao ăn ở, rất vui lòng nhận, đồng thời cũng nói trước rằng nếu Lã Xưởng thực cần điều gì liên quan tới bói toán phong thủy thì cứ tới tìm ông ta. Lã Xưởng liên tục nói lời khách sáo, quả thực ông ta cũng đang nghĩ xem liệu các trò phong thủy hay bùa chú có thể dùng để đối phó với Hoàng Anh Kiệt được không. Nếu mà dùng thế liệu có họa hại gì không. Bởi vậy, Lã Xưởng trước tiên cứ từng bước dò hỏi Chu Xuân Đạo các thông tin liên quan đã. Dù gì, hiện nay Kiệt vẫn đang làm việc hết sức để cho Liên minh Dệt Hồng Bàng kiếm lãi- tức là ông ta cũng đang được lợi, quả thực không nên phá rối.
Trong khi Lã Xưởng đang mải chú ý tới Chu Xuân Đạo, Kiệt phải mải mê thực hiện công tác điều phối những nhân viên mới đi làm việc bán hàng. Dù gì, những người này cũng chưa từng đi bán hàng, không biết những nghiệp vụ cơ bản như mời khách tới xem hàng, nhớ giá, thỏa thuận giá cả, giới thiệu mặt hàng,... Để những người này có thể làm tốt, Kiệt cho họ về những nơi có các cơ sở kinh doanh của làng Hồng Bàng, để họ được học hỏi tốt hơn. Do uy tín của Kiệt với làng Hồng Bàng, những người lao động này khi về đó để được hướng dẫn đã được hướng dẫn rất cẩn thận, đồng thời được đối xử tốt, có chỗ ăn ngủ nghỉ, được chỉ dạy tận tình không dấu diếm, thậm chí còn được dạy chữ nghĩa để mà dễ làm việc về sau.
Sau đó, họ được thực hành luôn. Điểm thực hành chính là ở chỗ ngôi làng phía bắc huyện Sơn Hải. Những mặt hàng đem tới bán lúc này tương đối thích hợp cho những người nông dân này: bao vải đựng thóc gạo, quần áo bền để đi lao động. Với lại, Hoàng Anh Kiệt cũng khiến đời sống người dân trên đây trở nên tốt hơn khi mà cung cấp máy móc nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, khiến cả những hộ thông thường cũng có tiền rủng rỉnh chút ít. Vì vậy, thị trường này không khó thuyết phục và ngã giá.
Sau khi làm quen với việc mời chào khách hàng lại tham quan gian hàng cùng tập nói ngã giá xong, họ lại tới huyện Thanh Sơn làm việc tương tự. Công việc lúc này được nâng lên một tầm cao mới. Những thợ mỏ ở huyện tuy không phải không có tiền, nhưng công việc họ làm rất vất vả, tiền kiếm được rất đáng quý, nếu như bỏ ra để mua vài bộ quần áo chỉ bền hơn chút ít, thì liệu có là đáng. Đã thế, họ cũng mặc cả rất quyết liệt, giá thấp tới mức khó mà nghe được. Cũng vì thế, công việc khó khăn hơn. Lúc này, tất cả những kinh nghiệm và kỹ năng ngày trước nhân viên Hồng Bàng đã được học, được tập luyện, giờ đem chia sẻ cho những người này. Những kinh nghiệm quý báu có được từ khi buôn bán nhỏ trong làng, giữa các làng, rồi lên huyện, qua huyện khác,... là những kinh nghiệm xương máu, mất rất nhiều thời gian mới có thể tích lũy và cũng rất ít khi truyền dạy. Những người bán hàng mới được học nó, quả là vô cùng may mắn. Sau khi quá trình đào tạo trong tháng kết thúc, về cơ bản, những người này đã có đủ năng lực để đi bán hàng rồi. Để các thành viên trong Liên minh Dệt thấy được sự chuẩn xác của những gì mình làm, Kiệt đề nghị họ cho người tới thử, hiệu quả khi báo về khiến tất cả hài lòng.
- Kiệt à, cậu thực sự là thiên tài kinh doanh. Cứ thế này, không kéo chú mày sẽ là minh chủ của Liên minh chúng ta mãn đời quá.
- Đúng vậy, sau này có gì đề đạt, cứ thoải mái nói, bọn này nhất định ủng hộ cháu!
Nghe những người lớn tuổi hơn mình nói vậy, Kiệt liên tục cười, trông khoái trá vô cùng. Không vui sao được trước những lời tán tụng, đồng thời chứng kiến những quyết sách bản thân đưa ra thành công cũng là một sự thỏa mãn. Trong niềm vui và sự thỏa mãn đó, Kiệt vô tình không để ý sự bất mãn đến từ đám Chu Văn Bàn.
Đám người Chu Văn Bàn là những người liên minh với Kiệt đầu tiên, cùng với Kiệt lập ra Xưởng Dệt Hồng Bàng, và cũng đóng góp vào đó rất nhiều công sức, tiền của. Có thể với Kiệt, những việc họ làm về sau như gây sự với các chru xưởng khác, đổ lỗi cho nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn, hay là không theo kịp bước chân của Kiệt... Sự tầm thường này, cộng thêm việc bọn này vẫn luôn coi mình thượng đẳng hơn với số tiền chúng đổ vào kinh doanh, luôn không quá nghe lời, Kiệt không thể trọng dụng hay tạo cơ hội để chúng nắm quyền lực lớn. Ở hướng nhìn của Kiệt thì thế, còn ở hướng nhìn của đám Chu Văn Bàn, thì Kiệt là kẻ vong ơn bội nghĩa, hợm hĩnh. Khi Kiệt mới lên trên Châu Nam Bình, chân ướt chân ráo, không có họ hợp lực, liệu có thể làm được cái Xưởng Dệt Hồng Bàng, họ đã bỏ tiền của ra để đầu tư ban đầu, liên hệ các mối làm ăn của gia đình, lại còn chấp nhận những yêu cầu nghe hết sức oái ăm của Kiệt- những phương án đào tạo lao động của cậu... Vậy mà giờ đây, Kiệt hợp tác chặt chẽ đám chủ xưởng- những kẻ ngày trước còn chống nó và đám Chu Văn Bàn, liên tục đem lại lợi ích cho những kẻ đó, và nhanh chóng bỏ rơi họ, đúng là cạn tàu ráo máng. Nhưng quan trọng nhất, là Kiệt liên tục thành công, khiến họ không thể không nghe theo cậu mà làm việc.
Tất cả những điều đó, hợp lại thành một sự đố kỵ. Kiệt không thấy được, có kẻ khác thấy, Lã Xưởng. Vốn luôn muốn tìm cơ hội đánh quỵ Hoàng Anh Kiệt và thu cậu ta về dưới trướng, Lã Xưởng phát hiện ra đám Chu Văn Bàn, một cơ hội tuyệt hảo. Đám này không bị Hoàng Anh Kiệt phòng bị, nên chúng mà ra tay là sẽ khiến Kiệt bất ngờ. Tiếp đó, động cơ để chúng ra tay ám hại Hoàng Anh Kiệt thì đã có, là sự đố kỵ, phải khiến bọn nó nghĩ rằng không phải vì Kiệt mà bọn nó thành công mà ngược lại, Kiệt thành công nhờ công không nhỏ của bọn nó, và giờ thì Kiệt đang lãng quên điều này. Khi đó, chúng nó trong nỗ lực chứng tỏ mình, sẽ làm vài việc ngu ngốc. Đám này thành sự không đủ bại sự có thừa, nhất định sẽ khiến Kiệt gặp vài sự khó khăn đây. Đã vậy, ông ta cũng đã có một món quà khác liên quan tới vụ hợp tác giữa ông ta và Kiệt làm cái nhà hàng, vố đó e rằng không phải đau thường đâu.
Lã Xưởng nghĩ là làm, ông ta cho người của mình ngấm ngầm tìm cách tiếp xúc với đám Chu Văn Bàn. Cuộc tiếp xúc ban đầu là dưới dạng khách hàng mới tới hỏi thăm sản phẩm, rồi kết thân qua những bữa nhậu. Hai bên thân thiết một hồi, thì bắt đầu mở lòng tâm sự, và vị khách kia giới thiệu đầy đủ về bản thân là một thương nhân buôn bán giữa Trấn Hoài Nhân với người Chiêm ở phía nam, mà dân Chiêm thì vàng nhiều phải biết, họ có thể mua bán rất sòng phẳng số lượng hàng lớn. Tất nhiên ban đầu thì đám Bàn vẫn rất cẩn thận, bởi vì rút kinh nghiệm vụ đám chủ xưởng dệt bùng tiền sợi khi trước. Tuy nhiên, làm ăn ít lâu, thấy bên kia trả rất sòng phẳng, mà toàn bằng vàng, thì đám Bàn tin tưởng dần dần. Hai bênh từ quan hệ đối tác làm ăn, chuyển sang quan hệ bạn hàng thân thiết. Lúc này thì vị khách mới bắt đầu công tác chọc ngoáy.
Những sự chọc ngoáy này diễn ra theo cấp độ tăng dần, đầu tiên là khen Kiệt và đám Chu Văn Bàn khi mà họ thực sự tài giỏi mà làm được hệ thống kéo sợi quá tiên tiến, vừa giảm bớt nhân công, lại còn tăng năng suất, từ đó giá bán giảm, làm lại được nhiều, lợi đơn lợi kép, tiếp đó là ngợi khen công lao của Kiệt riêng ra, bảo rằng đám Bàn rất may có một hậu sinh khả úy, giúp họ chiến thắng cuộc chiến kinh tế trước các chủ xưởng cũ kia. Để rồi, là cú chốt là lời chúc rằng hiện có Kiệt dẫn đường, đảm bảo rằng sự nghiệp của họ chỉ lên không xuống... Sự chọc ngoáy nhẹ nhàng mà sâu cay khiến cho đám Chu Văn Bàn càng thêm đố kỵ, bọn nó quyết tâm phải tự chứng tỏ bản thân.
Trong sự sục sôi muốn chứng tỏ bản thân này, đám Chu Văn Bàn quyết định làm một mối hàng lớn với ông khách mới quen này mà không cần thông qua Kiệt. Bọn nó định bụng là kiếm lớn ở vố này rồi tách ra làm riêng. Và tất nhiên rồi, sau khi ông khách lạ kia rời đi, thì sẽ không quay lại, không phải bùng hàng, mà giả một vụ cướp bóc. Bằng cách này, đám Chu Văn Bàn sẽ thành một vấn đề khó giải quyết. Không phải họ gặp phải khách ăn quỵt, mà là một tai nạn bất ngờ, ai nghĩ được rằng sẽ có cướp biển đánh cướp chứ. Và sẽ không ai điều tra thêm, khiến Lã Xưởng không lo gây thù với Kiệt, khiến cậu quyết không theo gã trong tương lai.
Thiệt hại này, Xưởng Dệt Hồng Bàng phải nhận trong một tâm lý rất khó chịu, Kiệt không thể trách phạt nặng nề đám Chu Văn Bàn, các thành viên Liên minh Dệt đều từ chối đóng góp mà đám Chu Văn Bàn vẫn nghĩ mình không sai, nên gân cổ lên cãi. Thật là một sự hỗn loạn thú vị.