Hoàng Anh Minh là người đã nói là làm, cậu ta đã nói rằng bản thân sẽ thử tự nuôi sống mình để hiểu cảm giác của những người dân làng Hồng Bàng là cậu cố gắng làm thực.
Sau mỗi giờ học, Minh lại lôi sách vở Kiệt gửi lên để nghiên cứu cho kỹ càng.
Dù gì mấy năm nay cậu đã không còn đụng tới mấy thứ này nữa, bắt tay vào làm ngay không làm nổi.
Mở các cuốn sách Kiệt gửi lên theo trình tự Kiệt viết, Minh phát hiện ra việc em trai đã cẩn thận biên soạn cho cậu một cách có hệ thống sao cho Minh học vừa dễ vừa nhanh các kiến thức, sau đó có thể áp dụng ngay vào thực tế.
Môn Minh quyết định áp dụng trước hết là nông nghiệp, vì đây là ngành kinh tế cơ bản: “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”, với cả Minh cũng muốn ăn rau tươi nhà trồng- trên Trấn Nam Bình toàn phải ăn rau dại, đăng đắng khó chịu vô cùng.
Khi Mình trình bày việc muốn thử nghiệm trồng trọt, chăn nuôi trên này, Vi Công Tín không có cản trở, thậm chí còn bảo Minh nên làm nó lâu rồi mới phải.
Trông ngành nghề cơ bản của xã hội, trừ sĩ ra thì Nho giáo lại luôn trọng nông nghiệp hơn công và thương.
Bởi nông nghiệp cho ra thứ sản phẩm quan trọng nhất với con người là lương thực, có lương thực thì mới có ăn, có ăn mời có sống, có đủ lương thì mọi người đều an ổn, không đủ lương thực thì dân bạo loạn,… Ngược lại, thủ công nghiệp và thương mại không hề trực tiếp tạo ra lương thực mà lại còn ăn lương thực nữa, tức là trong mắt Nho giáo, đây là những kẻ ăn bám, sống ký sinh, không làm ra mà cứ tiêu thụ.
Với mức dân số vẫn cứ vậy, hễ thợ thủ công và thương nhân đông lên tức là nông dân ít đi, người làm ra lương thực ít, người tiêu thụ lại giữ nguyên, thậm chí tăng nếu có buôn bán lương thực, ắt khiến lương thực không đủ cho mọi người, dân chúng khổ sở, quốc gia rối loạn, trật tự đảo điên.
Cái này thì chủ yếu tại vấn đề thời đại, khi mà yếu tố kỹ thuật- công và khả năng hỗ trợ từ thương mại- thương trong thời Khổng Tử không thể nào đủ để thắng được tự nhiên một cách trông thấy, mọi thứ vẫn phải dựa vào sức người để canh tác nông nghiệp.
Ngược lại, ở Trái Đất thế kỷ trở đi và làng Hồng Bàng dưới sự dẫn dắt của Kiệt, nông nghiệp muốn phát triển cần có cả sĩ, công, thương hỗ trợ mới xong.
Không có công nghệ mới mà dùng giống cũ, nông cụ cũ, kỹ thuật cũ thì không tăng nổi năng suất; không bán được hàng, không có thương lái thu mua thì không có tiền nâng cấp công nghệ; còn không có sĩ- các kỹ sư nông học thì không có giống mới, kỹ sư máy móc không có thì công cụ không cải tiến, không có người trung gian hướng dẫn tiêu thụ thì không biết cách bảo vệ giá....
Và ở chiều ngược lại, nông nghiệp phát triển thì tạo được thế vững chãi cho sự phát triển của làng Hồng Bàng, bởi vì nông nghiệp phát triển, lương thực cung cấp tăng, nhiều người có thể chuyển đi làm công, thương, quân và cả sĩ.
Từ đây tạo nên một vòng tuần hoàn khỏe mạnh, làng Hồng Bàng càng thêm phát triển.
Mất vài hôm để đọc xong những kiến thức nông nghiệp cơ bản, Minh cuối cùng cũng cảm thấy bản thân có thể ra đồng trồng thử chút rau.
Nông nghiệp là ngành kinh tế cơ bản ai cũng thấy rồi, nhưng để làm nó tốt nhất thì lại khó.
Người hay làm nông nghiệp là những người nông dân ít học, ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, cố lắm thì nghe được vài lời truyền dạy từ ca dao tục ngữ, kiểu “nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” hay là “ phân tro không bằng no nước”… là hết, không thể chú tâm tìm hiểu tại sao cây cần nước, nước bao nhiêu là đủ, phân bón có tác dụng là gì….
từ đó nông dân chỉ biết vài kỹ thuật mấy trăm năm truyền qua truyền lại, tích lũy rất hạn chế, cơ bản là chỉ có thể chờ vào ông trời cho mưa thuận gió hòa mà thôi.
Trong khi đó những người có thời gian và năng lực để tìm hiểu sâu về kiến thức nông nghiệp- những người đọc sách luôn coi thường nông nghiệp cho rằng lao động chân tay là thấp kém hoặc là kiếm được việc khác kiếm nhiều tiền hơn như làm người tính sổ sách cho thương hội, thầy đồ,… Không có người nghiên cứu đã đành, mà những kiến thức nếu có sẽ càng bị giữ kín để mưu lợi riêng còn nông dân cũng không đủ sức tiếp cận kiến thức này.
Nền nông nghiệp của làng Hồng Bàng phát triển trong mấy chục năm cũng không bằng sự phát triển của Kiệt trong chục năm là bởi thế.
Kiệt sinh ra ở Trái Đất trong thế kỷ , tận hưởng nền giáo dục tiên tiến và những tiện ích của kỷ nguyên bùng nổ công nghệ thông tin, nên những kiến thức này ít nhiều đều lướt qua đầu cậu, chỉ thế mà cũng đã hơn hẳn những người ở đây vài thế kỷ rồi.
Thấy Minh mang cuốc ra trồng rau rồi vận động mọi người cùng làm theo, các Thái Học Sinh trong Học Phủ ngao ngán vì thế là họ lại phải đi làm hùng hục như trâu nữa rồi.
Ai dè, Minh không có bắt cả trường làm việc ngay, mà lại bắt bọn họ học mấy thứ kì quái gọi là Nông Học Cơ Sở, cậu dạy họ từ những kiến thức cơ bản nhất kiểu như cây cối phát triển thế nào, quang hợp, hô hấp, rồi thì các loại chất dinh dưỡng cơ bản mà cây cối cần như nitơ, photpho, kali...
và nguồn cung cấp cơ bản của chúng trong tự nhiên, hậu quả khi thiếu các chất này, thậm chí còn dẫn chứng được nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng đốt rừng làm rẫy ở khu vực người dân tộc sống và lý do du canh du cư của họ, đó là vì họ chỉ tiêu thụ lượng chất dinh dưỡng có sẵn trong đất mà không chú ý bồi đắp lại...
Khi Minh nói tới đây, rất nhiều người bắt đầu buồn ngủ, họ chẳng thèm quan tâm gì tới việc trồng cấy cả, lương thực thì được lĩnh rồi, có trồng trọt thêm rau cỏ ai mà thèm quan tâm.
Thậm chí cả Vi Công Tín cũng không coi trọng những lời Minh nói, và bảo với Minh đừng tổ chức mấy lớp học này nữa, tốn thời gian, việc nông nghiệp này không gì hơn cần cù chăm chỉ đâu.
Nghe lời ông ta nói mà Minh suýt bật cười, nếu như không có kỹ thuật và kiến thức, làng Hồng Bàng sao có thể có đủ lương thực nuôi biết bao nhiều thợ, kỹ sư, thương nhân và cả học sinh trong làng được chứ.
Trái ngược lại, những cậu học sinh đến từ các dân tộc thiểu số ở Trấn Nam Bàn lại tỏ ra vô cùng hứng thú, cho dù họ nghe lõm bõm câu được câu mất.
Cũng phải thôi, họ đều sống dựa vào canh tác, sao lại không thích nghe về những thứ này cơ chứ.
Đã vậy, dân tộc vùng Nam Bàn không có kỹ năng canh tác tốt, đất đai cũng không quá màu mỡ, thường phải đốt rừng để làm rẫy, nhưng họ chỉ có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng do tro mang lại làm đất màu mỡ, cũng như triệt tiêu các loài cỏ dại và sâu bệnh trong một vài năm, để rồi khi đất hết màu mỡ, sâu bệnh quay lại, dân Nam Bàn lại bỏ đi, tìm cách đốt phần rừng khác để lấy đất khác canh tác.
Kiểu canh tác nông nghiệp này khiến họ khó có sản lượng nông sản ổn định, nguồn thu vào hạn chế, dễ có khủng hoảng an ninh lương thực, hay là nạn đói.
Để chống nạn đói các tộc lớn thường bóc lột các tộc bé, ép cống nạp, rồi thì trong bản thân bộ tộc cũng có sự áp bức lên những người yếu thế, giống mấy thằng được cử tới Học Phủ học tập bây giờ, sức yếu, không làm được nhiều thì bị đá đít sang nơi này để bớt tiêu hao lương thực.
Sau cùng, Minh chỉ còn có Bất Thắng, Xủ Lu cùng mấy cậu học sinh dân tộc chịu theo học, còn lại mọi người chả ai theo, đều kêu bận, họ chẳng thà vác cuốc ra cuốc vài đường lảo thảo, cũng không chịu chú tâm nghe hướng dẫn để làm chuẩn kỹ thuật ( Vi Thúy Liên cũng muốn tới, nhưng nam nữ thụ thụ bất thân, cô không thể cứ thế nhảy vào lớp Minh dạy mà ngồi nghe, với lại việc nông nghiệp cô cũng không chuyên và cha không ép cô làm, nên cũng không có lý do gì tới).
Việc dạy học có nhiều chỗ khó, đầu tiên là khác biệt ngôn ngữ, hai là kiến thức quá nhiều thứ khác biệt, phải biên soạn lại để cho người dân tộc người ta hiểu, ba thời gian học hạn chế lắm, bởi các cậu học sinh dân tộc này còn phải đi học chữ ở lớp khác, một ngày chỉ có hai canh giờ là sáng sớm và trước khi trời tối để nghe giảng thôi.
Gian nan thử thách con người, cũng tôi luyện con người và gắn kết những con người lại thêm.
Thấy Minh gặp khó, Xủ Lu tiện ở gần liền chỉ cho cậu một biện pháp dạy học, là biện pháp vừa dạy vừa làm, hàng ngày Minh vẫn dạy họ mấy kiến thức, song cũng đưa các học sinh dân tộc ra thực hành tại vườn ruộng, để họ làm theo động tác của Minh đã, khi kiến thức đã truyền đạt xong thì yêu cầu họ giải thích những điều đã làm, từ đó kiến thức và thực tế được liên kết chặt.
Ngày xưa Hoàng Anh Kiệt cũng dùng biện pháp này với dân Đá Vách vậy.
Được chỉ điểm phương pháp dạy mới, Minh vui vẻ vô cùng, thậm chí sẵn sàng cùng Xủ Lu ngồi ngang hàng để học hỏi thêm những điều cậu đã bỏ sót khi đi học xa làng Hồng Bàng.
Áp dụng những kinh nghiệm từ làng Hồng Bàng, hàng ngày, trong lớp học về nông nghiệp này, Minh vừa dạy kiến thức, vừa trao đổi, vừa hỏi chuyện mấy cậu học sinh dân tộc, để mọi người có thể làm thân với nhau, rồi thì tự tay đưa họ ra ruộng hướng dẫn họ trồng trọt.
Để kiến thức truyền đạt đủ nhất, Minh cũng dạy họ cả chữ Hồng Bàng (chính là chữ quốc ngữ) để họ dễ ghi chép hơn.
Một lần ghi hơn mười lần nói mà.
Không chỉ dạy học, Minh cùng Bất Thắng, Xủ Lu cũng dạy võ cho họ, Xủ Lu nói rằng với những người miền núi, không chỉ nên dùng lợi, mà còn phải có võ lực, vì ở đây cuộc sống khó khăn, ai có sức mạnh mới có thể sinh tồn và bảo vệ người khác, mới là người có thể tin cậy.
Hoàng Anh Kiệt chỉ chính thức khiến dân Đá Vách khuất phục khi quân Hồng Bàng bắt hết dân Đá Vách trong cuộc tấn công lên trên đó.
Minh làm thử, quả nhiên sau khi cậu ta chứng minh sức mạnh và võ nghệ, mấy cậu học trò dân tộc càng thêm ngoan ngoãn, dễ bảo.
Có được nguồn lao động tậm tâm, những điều Minh cần làm chả mấy mà xong.
Cậu ta đã làm xong một mảnh vườn trồng rau, một vườn thuốc nhỏ, hệ thống thủy lợi, khu ủ phân bón, xưởng chế nông cụ,...
Kết quả, cùng là trồng rau, xong rau của đám Minh có hiển nhiên lớn nhanh hơn, nhiều hơn, ngon hơn đống rau của mọi người cộng lại, đám Minh có đủ rau ăn, thậm chí Minh có thể biếu xén cho Vi Thúy Liên chút ít.
Ở trên Trấn Nam Bình, thủy thổ hơi khác với quê của tất cả mọi người, nếu ăn đủ chất còn đỡ, đằng này các bố Thái Học Sinh chân ướt chân ráo đi lên trồng rau không nổi hoặc quá ít, không đủ ăn, rau dại thì đắng nên bỏ qua, cứ ăn cơm với thức ăn, không có rau bổ sung, bệnh tật xuất hiện.
Nhẹ nhất thì táo bón, mặt nổi mụn, da xám xịt cho tới nặng có đi nặng ra máu, lở loét toàn thân...
Vụ này khiến ai nấy đều sợ hãi vô cùng, tâm lý bất an.
Trong tất cả mọi người chỉ có Minh, Bất Thắng, Xủ Lu, các học trò dân tộc, cha con Vĩ Công Tín, Vi Thúy Liên cùng Dương Ánh Hồng tạm thoát nạn.
Đám Minh khỏi nói, Vi Công Tín và Dương Ánh Hồng may nhờ phúc của Liên, được ăn rau Minh tặng nên chưa bệnh.
Hiện tượng này làm mọi người biết phải tìm ai để nhờ giúp đỡ.
Minh không lần chần gì cả, cậu lập tức ra tay cứu người.
Cậu cho những người ốm ăn nhẹ, bổ sung nước rau, bắt uống nước ép và nhai bã rau để bổ sung lại chất sơ và vitamin.
Quả nhiên, người bệnh đỡ dần, ai nấy phục Minh sát đất.
Minh vừa tuyên truyền các kiến thức sức khỏe vừa nhấn mạnh vai trò của việc trồng trọt.
Có tấm gương tày liếp này rồi, không ai dám cãi lời Minh nữa, ùn ùn đổ đi học nông học, cố trồng trọt để có rau mà ăn, họ sợ bệnh tật lắm rồi.
Khi đám đông không ai dám nghi ngờ Minh, cậu ta nhân đó mà phổ biến một chút kỹ thuật của làng Hồng Bàng để không ngừng cải thiện cuộc sống trên này và theo một cách nào đó, có thể nói là làng Hồng Bàng đang được tái hiện từng chút tại Học Phủ Trấn Nam Bàn.
.