Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

chương 187: 187: trấn nam bàn biến loạn 3

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

- Rất nhiều dân Thượng đang tràn vào khu vực này.

- Một Thái Học Sinh tên Nguyễn Văn Quí phàn nàn với những người khác trong bữa cơm chung.

Sau làn sóng di cư ồ ạt để tránh nạn của người dân các buôn làng nhỏ bé, khu vực Học Phủ càng ngày càng chật chội.

- Đúng vậy, lũ mọi đó suốt ngày làm ầm ĩ, mọi người không biết chứ đàn ông suốt ngày đánh nhau giành chỗ săn bắn, hái quả khắp nơi, thậm chí chúng còn xâm phạm tới vườn rau của ta nữa.- Trịnh Ngọ bổ sung thêm

Theo lời nói mở đầu của hai người này, nhiều Thái Học Sinh khác cũng bắt đầu ca thán về việc đột nhiên có vô số hàng xóm tràn vào.

Dân Thượng chạy loạn tới đây mà không có quy hoạch gì nên chả có quy hoạch gì, bạ đâu ở đấy, nên rất lộn xộn.

Đã vậy, chạy loạn, lương thực, tài sản, đồ đạc không mang được nhiều, thành ra khi tới đây rồi, nhiều người không còn đủ lương thực để ăn, để tránh đói thì phải đi tìm rau dại, quả rừng, ăn lót dạ.

Nhiều người đói quá, phải vào Học Phủ ăn trộm, Học Phủ bắt được mấy vụ, đánh đuổi ra.

- Đó là vì họ đói quá ấy mà! Chúng ta hay giúp đỡ họ một chút.

Đằng nào thời gian qua chúng ta cũng đã có chút lương thực tích trữ.- Vi Thúy Liên tấm lòng thiện lương lên tiếng ngăn mọi người tiếp tục mắng những người dân Trấn Nam Bàn và đề nghị cách giúp đỡ họ.

Cô bỏ ngang bữa cơm của mình, đứng lên nói chuyện.

- Không được! Số lương thực đó đã nói trước rồi, những học trò người Thượng cùng ta canh tác sẽ được chia số lương thực đó.- Trịnh Ngọ phản đối ngay

- Nhưng mà…

- Liên, em có lòng tốt giúp người là không sai, nhưng số lương thực kia đâu phải chỉ của riêng chúng ta, nó là của những ngươi học trò đã bỏ biết bao khó nhọc để cùng ta làm ruộng.- Nguyễn Văn Quí kiên trì.

Thúy Liên nghe tới đây, cũng không nói gì thêm.

Thực ra trong lòng cô hiểu rất rõ, hai người này hoàn toàn không phải kiểu giữ chữ tín tới mức như vậy.

Họ coi thường những người dân Trấn Nam Bàn ngoài kia, lẽ nào lại thật tâm quan tâm chăm sóc những người dân Thượng trong Học Phủ.

Lý do họ giữ chặt nguồn gạo đó, e rằng là để mưu việc riêng.

Nhưng lý lẽ họ nói ra, khiến Liên không phản bác được.

Quả thực, những người học trò kia đã làm lụng vất vả, giờ Trấn Nam Bàn thế này thì người nhà họ chắc chắn cũng đói, gạo đó chia ra cho họ và người nhà là phải phép.

Thấy con gái bị chặn họng, Vi Công Tín chỉ cười khẩy.

Ông nhìn sang bàn ngồi đối diện, nơi Minh và Bất Thắng, Xủ Lu cùng mấy người thân tín ngồi ăn để chờ xem Minh sẽ làm gì, nhưng cậu ta thản nhiên ăn uống, không sốt ruột chút nào.

Thế là Vi Công Tín cũng không vội nói gì, chỉ bảo con gái quay lại ăn cơm đã.

- Đừng có tin mấy lời ma quỷ đó của chúng.- Cha cô cười khẩy và nói nhỏ với Vi Thúy Liên.- Ta đoán lương thực trong kho đang bị chúng tìm cách tuồn ra ngoài đến nơi rồi.

- Cha nói sao?- Vi Thúy Liên nhăn mặt nhìn sang cha

- Hừ, làm quan bao năm qua, tuy liên tục bị đổi chức, chưa được công tích gì lớn lao, nhưng cha của con cũng đã đi nhiều, thấy nhiều, biết hết ngón đòn hạng người như chúng.

Ngữ như chúng mà quan tâm gì tới mấy người học trò kia.

Chúng không chịu mở kho, là vì muốn dùng lương thực trong kho đổi chác đó thôi.

Con xem, tới đây chúng sẽ bảo rằng phải mở kho, trao lương thực cho ai đó mà thôi.

Vi Công Tín vừa mới dứt lời, thì hai tên Thái Học Sinh là Quí và Ngọ kia đã tiếp tục tung hứng, nói tới nỗi lo việc mất trị an ở nơi đây.

Người dân kéo tới đông mà không có người cầm đầu thì nhất định sẽ sinh lắm chuyện.

Vi Thúy Liên đã nói rồi, dân Thượng vừa qua làm bậy là vì họ đói.

Mà nạn đói này còn kéo dài nữa, lúc ấy người ta đói, không có gạo ăn mà trong Học Phủ lại có gạo chất trong kho, thế khác gì miếng thịt tươi trước mặt bầy chó đói.

Rất là nguy hiểm.

- Theo hai trò, cần phải làm gì đây?- Vi Công Tín nháy mắt với con gái, rồi cất tiếng, cắt đứt vụ dài dòng văn tự.

Ông biết tỏng kiểu văn mẫu này là gì rồi, nghe mãi trối lắm, thôi để ông lên làm cái kết bài nó nhanh gọn lẹ.

Bị Vi Công Tín xen vào, hai tên Quí, Ngọ hơi mất tự nhiên một chút, xong cũng không thể không nói tiếp.

Theo đó, họ muốn nhờ cậy tới quân canh phòng của Dương Quốc Lộ để tới đây bảo vệ Học Phủ, tiện thể lập lại trật tự.

Thậm chí, nếu có thể, thì tống khứ dân Nam Bàn kéo tới đây đi.

Các Thái Học Sinh nghe xong hầu như đều tán thành, họ không muốn bị gặp chút việc nguy hiểm gì.

Những học sinh người Thượng thì cũng phân vân, nửa là họ không nỡ đuổi người ta đi, nửa lại cũng sợ rằng không đuổi đi thì chẳng may có chuyện cướp bóc xảy ra thì sao, họ cũng có người thân cơ mà.

Hồi nạn đói mới manh nhà, những học trò này đã đón ngay người nhà lên ở cùng mình ở một khu riêng trong Học Phủ.

Hàng ngày, người thân của họ lo việc tăng gia sản xuất, cũng coi như tay làm hàm nhai, không lo bị đói.

- Mọi người, nếu như không ai có ý kiến khác, vậy tôi coi như chúng ta đồng ý với đề xuất trên, nhé.

Hai gã Thái Học Sinh chốt hạ và đi mời quân canh phòng tới.

Dương Quốc Lộ hôm đó không có tới, chỉ Vương Vĩnh tới, xin lỗi hộ cha vợ, bảo rằng hiện ông đang bận bịu bảo vệ mấy bộ tộc, buôn làng nhỏ, điều phối tình hình trị an, không tiện tới đây.

Học Phủ và Vi Công Tín không nói gì, đều bảo rằng phép công nên thế.

- Thưa chú Tin và các anh em Thái Học Sinh, Vĩnh này xin đảm bảo, quân canh phòng chúng tôi đã làm là tới nơi tới chốn, đảm bảo không để có chuyện bất chắc gì.

- Vậy thì xin ngài nhanh lên cho.

- Tất nhiên là vậy, tuy nhiên, việc bảo vệ Học Phủ nói đơn giản thì đơn giản, nhưng nói phức tạp cũng phức tạp.- Vương Vĩnh không hành động ngay, mà bắt đầu kể lể.- Học Phủ chính là nằm ở nơi địa thế bằng phẳng quá, dễ công khó thủ, lại không có hệ thống phòng thủ tốt, nên khi tiến hành đánh đuổi những người loạn dân kia đi, để đảm bảo không có bất trắc, e rằng sẽ cần nhiều lính.

Đã thế, đuổi xong, còn phải đảm bảo những kẻ đó không quay lại, nếu không thì phí công vô ích.

Cha vợ chúa và chú có thâm giao, cháu nhất định toàn lực làm việc.

Nhưng mà binh lính đều phải ăn uống, việc bảo vệ Học Phủ và đánh đuổi người dân chạy loạn vốn không nằm trong nhiệm vụ của quân canh phòng, vì thế cháu mong chú hiểu cho.

- Ý cậu là muốn trả tiền hả?

- Vâng.

Cái này chú thông cảm, quân đội đi đánh giặc phải có tiền lương chứ.

- Được thôi, bao nhiêu?

Vương Vĩnh báo ra một con số, khoảng một phần ba lượng lương thực dự trữ của họ.

Vi Công Tín bảo rằng họ cần suy nghĩ thêm đã, như thế là quá nhiều.

Vương Vĩnh cũng chẳng gấp, hắn tin rằng càng kéo dài thì tệ nạn gây ra bởi đám dân Thượng càng khiến cho người của Học Phủ phải sợ hãi mà tìm tới hắn.

Thậm chí khi đó cho dù hắn có hét giá mấy lần, e rằng cũng phải chịu.

Điều mà Vương Vĩnh tuy chưa hiện ra trên mặt hắn, cả Vi Công Tín lẫn Hoàng Anh Minh đều biết tới.

Họ không hề lo sợ chút nào.

Nước gặp nạn thì ra vị trung thần, nguy nan mới biết ai là bạn.

Hai người họ đầu tiên công bố yêu sách của Vương Vĩnh với mọi người trong học phủ.

Nghe xong, đám Thái Học Sinh chưa kịp phản ứng, các học sinh của thân nhân đồng loạt phản đối.

Đem một phần ba lượng lương thực trong kho ra thì họ sẽ bị đói mất.

Còn phải ít nhất tháng nữa mới có lúa mới, mà khắp nơi chiến loạn thế này, có lương trong tay người không hoảng hốt.

- Nhưng mọi ngươi nghĩ xem, nếu không giao lương, người ta không tới bảo vệ chúng ta, an toàn sẽ thế nào?- Hai người Quí, Ngọ cố gắng thuyết phục mọi người nghe theo.

Vụ này chúng đã bàn tình với Vương Vĩnh, đem lương trong kho dự trữ đem làm thù lao, Vương Vĩnh sẽ lại quả lại một phần không nhỏ.

Bây giờ giá lương thực cao ngất ngưởng, ai có lương thực người ấy phát tài.

- Chúng ta cũng có thể đánh trận vậy.

Nếu phải đem cơn đói đổi lấy sự bình yên, chẳng thà không được bình an, người ta đánh trận được, bọn này cũng tự mình đánh trận được!- Những người học trò người Thượng hô vang, ai cùng tỏ rõ quyết tâm.

- Đám ngoài kia ăn không đủ no, chỉ cậy liều, bọn mình khỏe hơn, ngày ngày được ăn no chẳng lẽ không thể đánh một trận.

- Còn nhớ lúc chúng ta chơi bóng bầu dục không, một người húc ngã mấy người đấy.

- Đúng, sức khỏe ta hơn người.

Minh chính là đợi lúc này, mới đứng lên.

Nếu như những người học trò này không còn được sự can đảm, cậu sẽ không làm gì cả.

Tự lập tư binh là phạm pháp, đã thế việc này không khác gì ngăn đường phát tài của Vương Vĩnh, hắn sẽ hung hắn cắn cậu.

Giờ thì đám học trò đã đứng lên, Minh vì lo đám học trò không cẩn thận bị thương mới đứng ra tổ chức hàng ngũ, là thuận theo ý nguyện mọi người, pháp luật không trách tội số đông mà.

- Mọi người xin nghe ta nói đã.

- Thầy Minh, thầy muốn khuyên can bọn em sao?

- Bọn em thanh niên, sức dài vai rộng, sao có thể để người nhà chịu đói chứ.

- Đúng ạ

- Cái việc đứng lên bảo vệ người nhà là việc người đàn ông phải làm, sao tôi lại cản các em.

Tôi chỉ hỏi các em lòng nhiệt huyết có rồi, nhưng đã biết cần làm gì chưa.

- Dạ.

Cái này thì.

- Hay là mấy trò định bẻ đại mấy cây gậy chạy ra gặp ai thì vụt người nấy hả? Hay cầm cuốc, cầm liềm, cầm mai đi đánh nhau.

Nghe Minh nói tới đây, cả đám cười gượng gạo.

Đúng thật là họ không hề có vũ khí đánh nhau như hồi ở buôn làng, ở trong tộc, cung nỏ cũng thiếu thốn nữa.

Vì khi tới học ở Học Phủ, mấy thứ đó bị cấm mang theo.

Mà người dân chạy loạn tới đây, ai cũng mang vũ khí, có tên có nỏ, cú giáo mác, có kiếm,… Nếu nóng máu chạy ra thì chết trước là bọn họ.

- Thưa thầy, vậy thầy có cao kiến gì không? Nhưng xin thầy hiểu cho, bọn em không chịu đem lương thực ra đổi bình yên đâu, đó là nguồn sống của bọn em với người nhà bọn em.

- Cái đó thì thầy hiểu rõ chứ.

Vậy giờ nghe thầy nói đây, hay chuẩn bị sẵn sàng, các em có hai ngày tập luyện.

Thầy sẽ dạy các em cách ngày xưa làng bọn thầy từng đánh cướp biển.

Tuy không đủ vũ khí, nhưng chỉ cần đại khái cũng đủ để tự bảo vệ mình rồi.

- Đánh cướp biển sao?

- Cướp biển là gì vậy?

Minh kể lại chuyện làng Hồng Bàng ngày xưa vì giàu có mà là mục tiêu của cướp biển, rồi khi đó họ vì muốn bảo vệ sự bình yên của mình, đã rũ bỏ cuốc cày để đứng lên tập cầm vũ khí đánh cướp biển ra sao.

- Làng của thầy toàn nông dân còn đánh được cướp biển, các em ai cũng từng đánh vài trận, thầy tin cũng có thể bảo vệ Học Phủ chúng ta.

Các em làm được không.

- Nhất định thưa thầy.

.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio