Quyển III: Cao Nguyên Sắc Máu
C : Bố trí
- Trần Lạm, hôm nay lại đi câu cá hả? Cháo rất ngon!- Một ông già, tuỏi tầm , nhưng động tác còn nhanh nhẹn, múc từng thìa cháo, ăn ngon lành, vừa ăn vừa khen
- Thần nghe nói nước lên, cá béo mập, nên đi câu, có điều cũng nhiều người câu cùng, cuối cùng chẳng được con nào, đành mua tạm con cá béo mập này từ một lão ngư dân!- Người được hỏi đáp lại- Quốc công muốn thêm cháo nữa không ạ.
- Thêm chứ, thêm chứ, mà gia vị vẫn còn hơi ít đó.
- Người đầu bếp cũng nói vậy, nhưng thần sợ mặn, nên phải để quốc công nếm thử qua.
- Bản Nhân, mấy việc này ngươi cứ tự chủ trương, ta già rồi, mồm miệng có khi không chuẩn, mà kẻ khác làm ta lại không an tâm, ai chứ nhà mi mới là người tin cẩn.
- Quốc công cứ an tâm, việc này lão nô sẽ làm chu đáo.
Cuộc trò chuyện vốn dĩ nghe chỉ như người phục vụ hỏi người chủ về món ăn, thực tế là ngầm báo tin về cuộc họp hôm nay, rằng họ có bàn về chọn nhân sự cho một cuộc khởi nghĩa (cá), nhưng chưa can thiệp (chưa câu được), nhưng sẽ cử người tới giúp kẻ kia (gia vị thêm vào).
Cả Trần Lạm lẫn Triệu Văn Đương, đều có chân trong Đại Triều Hội.
Trần Lạm, tự Bản Nhân, chức quan A Bảo, chính là một hoạn quan, phục vụ cho Nam Giao Quốc Công Triệu Văn Đương.
Trần Lạm năm này tuổi, là nhân vật cao cấp của Đại Triều Hội.
Bản thân Trần Lạm vốn xuất thân nghèo khổ, phải tịnh thân làm hoạn quan để nuôi sống bản thân.
Tuy vậy, Trần Lạm bản tính trung hậu, ham học hỏi, nên đã được một người của Đại Triều Hội chú ý, người ấy cũng là hoạn quan như Trần Lạm, song vốn là thân tín của vua từ thời Bách Việt độc lập, nên căm quân Đại Hoa tráo trở, biến Bách Việt thành nội phụ, biến chủ cũ thành một chức quan.
Ông ta nhận Trần Lạm là đồ đệ, truyền dạy kinh sách lẫn võ nghệ, khiến Trần Lạm thành người văn võ kiêm toàn, có đủ trí dũng, lại thấm nhuần tư tưởng phục quốc.
Lúc Trần Lạm chừng tuổi, lão quốc công đời trước chết, con cái có mấy người, lão quốc công hiện tại Triệu Văn Đương khi đó đã tuổi hơn, tuy là con lớn, nhưng do thứ thiếp sinh ra, khó lòng thừa kế, mà Triệu Văn Đương lại là kẻ yếu đuối, bị các em trai dòng chính nhục nhã, chỉ biết chịu nhịn.
Chỉ thầy của Trần Lạm thấy Triệu Văn Đương có lòng dạ, không vì cái trước mắt, sai Trần Lạm tiếp cận, cùng ông ta thử thách.
Khi đã thấy Triệu Văn Đương có chút tư chất, thầy của Trần Lạm để ông ta bộc lộ thân phận.
Triệu Văn Đương, đứa con sinh ra đầu tiên của Nam Giao Quốc Công, nhưng là con thứ thiếp, chịu nhiều uất ức, khinh rẻ.
Song có tuổi nên biết suy nghĩ, chịu nhẫn nhịn nên sống được tới tuổi trưởng thành.
Khi Trần Lạm giới thiệu thân phận, Triệu Văn Đương biết bản thân chỉ có thể chọn cùng hợp tác, bởi chống lại Đại Hoa là tội chết, đối phương tiết lộ rồi, nhất định không chịu để ông ta chối từ.
Hợp tác để thành một quốc công hoặc chết, ông ta thấy vế đầu tốt hơn.
Còn như sau này bại rồi chết, thì cũng khác gì hậu quả sau, mà còn có khi chết khi phục quốc còn để lại chút tiếng thơm.
Có Đại Triều Hội giúp đỡ, rất nhanh, Triệu Văn Đương trong mắt các đại thần Đại Hoa là kẻ dễ bảo, ngoan ngoãn, thân phận thấp kém, những ưu điểm để làm một tay sai, bù nhìn.
Còn những người khác, Đại Triều Hội sắp xếp để bọn họ trông như những kẻ có dã tâm phục quốc, khó bảo, ương ngạnh.
Lẽ tất nhiên, và sự thực cũng diễn ra y vậy, Triệu Văn Đương là Nam Giao Quốc Công.
Trong năm tiếp theo, Triệu Văn Đương thao quang dưỡng hối, giả như nghe lời, thực tế là không ngừng tạo điều kiện để Đại Triều Hội phát triển trong âm thầm, ví dụ như dùng tiền của nuôi những học trò nghèo, để đám này ngâm thơ viết phú gì đó, bề ngoài để lấy danh tiếng và làm trò vui, thực tế đều là có phần của Đại TRiều Hội trong đó, đào tạo nên những nhân tài tương lai, hay bổ nhiệm các chức quan không quá quan trọng, cũng là để liên lạc các dòng họ, gia tộc các nơi, tạo nên mạng lưới tin tức, khi khởi sự không bị mất liên lạc...!
Công việc thuận lợi vô cùng, chỉ ngặt một nỗi, Triệu Văn Đương ít lộc con cháu, có cô con gái, song chỉ có người con trai, lại hai người chết yểu, đứa con trai duy nhất sống được tới lúc trưởng thành là Triệu Văn Mãnh thì người ốm yếu, lại đa dâm, lấy mười mấy thê thiếp, ăn chơi hơi quá, thấy đây khó là anh chủ, nên Đại Triều Hội không dám tiếp cận.
Còn may, Triệu Văn Mãnh vậy mà đẻ được chục đứa con, đứa lớn nhất đã tuổi, cũng coi như có thể chuẩn bị lớp kế cận.
Vốn dĩ Đại Triều Hội cùng Triệu Văn Đương hợp tác rất thuận lợi, họ cũng chuẩn bị chu đáo, nếu Triệu Văn Mạnh được bồi dưỡng, mấy năm trước đã có thhể khởi binh, nhưng vì Triệu Văn Mãnh không có phong thái hùng chủ, Triệu Văn Đương đã ngoài , khó lòng bôn ba chiến đấu, mọi thứ phải gác lại.
Chính thời gian gác lại quá lâu, sơ hở lộ ra, Hoằng Hạo là con cáo già, bắt đầu điều tra, trong mấy năm nay Đại Triều Hội, Trung Thị Phường Và Tiểu Lâm Tự các nơi đều mất mát.
Họ quyết định phải khiến hắn phân tâm, nên tìm cách sách động nổi loạn các nơi hoặc bắt tay với các nước lân bang để khiến Hoằng Hạo thấy mối nguy lớn mà đi lo nơi đó trước.
Ví dụ như họ tìm cách sách động Hoằng Hạo nhắm tới các nước Chiêm Thành, rồi lại bắn tin cho các nước này để họ lo liệu phòng bị, tìm cách đối phó.
Những người cử sang báo tin, lại liên lạc với các thành viên khác trong hội để cùng phối hợp.
........................................................................
Nam Giao đã thành Đô Ty, nhưng Nam Giao Quốc Công vẫn được giữ thể diện, có mấy ti nho nhỏ như Lễ ti, chuyên phục vụ nhạc, họa, lễ bái tổ tông.
Đứng đầu Lễ ti có một trưởng Ti và hai phó Ti.
- Phó Ti Trần, ngài đã về.
- Có việc cần ta sao?
- Không phải ngài quên đó chứ, sắp tới lễ Trùng Dương, lão quốc công dặn phải tấu nhạc mừng.
- Vụ này ta đã lo liệu, dặn dò kỹ từ giữa năm, còn gì nữa sao?
- Không phải, ý bọn tiểu nhân là đại nhân nên kiểm duyệt một phen, nghe nói lần này có con trai quan Tổng binh đại nhân ghé qua.- Viên quan nhỏ nói xong, viên quan phó ti hơi nhăn mặt, phải cẩn thận vì có đứa con trai của Tổng Binh của Đại Hoa ghé qua, thực mất mặt.
Nhưng ông ta kịp kiềm chế, tỏ ra vô cùng vui vẻ, vỗ vai nói với viên tiểu lại vừa nhắc mình làm rất tốt.
- Không có mi nhắc nhở suýt thì ta phạm sai lầm lớn rồi.
Mà thôi, cho gọi đám Trương Thành lại chỗ ta.
- Dạ!- Viên tiểu lại vui vẻ đáp lớn, vì hắn cũng vừa được phó ti nhét cho ít tiền
Viên phó ti đi vào phòng riêng, nét mặt không ngừng biến đổi, ông ta lấy trà, pha một ấm, thông qua việc pha trà để tịnh tâm.
Những vị lão huynh đó nhận xét không sai, ông còn non nớt quá, nếu là họ, chút việc cỏn con này có khi còn chả làm họ phải nghĩ tới.
Trần Dạo, tự Tri Tâm, chính là một trong người vừa họp mặt.
Trần Dạo là phó ti ở Ti Lễ, nơi đảm nhiệm đào tạo một vài thành viên phục vụ việc tế lễ, nhã nhạc,vvv Chọn Ti Lễ vì đây là một trong số ít những nơi được trả bổng lộc, lại ít bị quân Đại Hoa can thiệp.
- Dạ! Ti trưởng, không biết ngài cho gọi bọn con tới làm gì!- Chẳng mấy chốc, trong phòng có thêm người.
Đây là học trò tài giỏi nhất của Tri Tâm, cũng tham gia Đại Triều Hội, chỉ là phẩm cấp nhỏ hơn, mỗi người một tài năng.
Đoàn Tranh có tài đánh nhạc, Phan Hoàn giỏi chơi cờ, Nguyễn Văn Đồ có tài vẽ tranh, Trương Quốc Lục có tài viết văn, Phạm Mặc giỏi thư pháp, Đào Bồng khéo bắn cung.
- Các trò, phương nam sắp có biến, ta cần cử người xuống đó điều tra, xem xét một phen.
Ở huyện Nam Bình, Phủ Tân Bình có anh em họ Hoàng có chút tài, giờ cũng coi như có binh có tiền, tuy nhiên thực lực nhỏ yếu.
Sắp tới, người Chiêm có thể sẽ gây chiến, anh em họ Hoàng nếu được hỗ trợ tốt, có thể thừa thế bay lên, thành một lực lượng.
- Thưa thầy, con xin nhận nhiệm vụ!- Đoàn Tranh xung phong
- Thưa thầy, việc này xin để con.- Nguyễn Văn Đồ cũng nhận nhiệm vụ
- Thưa thầy, nhạc sư đi tìm cảm hứng là hợp lý nhất.
- Họa sư cũng vậy ạ.
Những người còn lại không ai nhận nhiệm vụ, nguyên nhân bởi không phù hợp.
Một nhạc sư hay một họa sư vì đi tìm cảm hứng mà lặn lộn hàng trăm dặm nghe hợp lý hơn những người khác thật.
- Thằng Đồ đi, thằng Tranh ở lại, sắp tới có buổi nhã nhạc, con trai Hoằng Hạo tới dự, phải chu tất một phen, nhạc sư tốt như trò chưa cần đi.
- Dạ.
- Các trò khác cũng thế, lần này phải trổ tài năng, khiến người Đại Hoa biết nghệ thuật nước ta chưa bị mai một.
- Dạ.
Nguyễn Văn Đồ nhận lệnh từ thầy, liền bắt đầu chuẩn bị.
Hắn chẳng khăn gói đi trong đêm, mà phải diễn trò một tí.
Đầu tiên là thể hiện bản thân dạo này gặp phải việc thiếu ý tưởng hội họa, rồi đi ngắm danh thắng khắp thành, nhưng ý tưởng chả tới.
Sau đó, có người thương nhân kể qua ít danh thắng phương nam, khiến Nguyễn Văn Đồ hứng thú, y bèn xin thầy cho đi thăm thú các nơi lấy tư liệu.
Trần Dạo diễn kịch phản đối trước, rồi ỡm ờ đồng ý sau, lại nhờ cậy khắp nơi, cuối cùng gửi nhờ thương đoàn của họ Bùi dẫn hộ cậu học trò đi thăm thú các danh thắng phương nam một phen.
Họ Bùi nhận lời dẫn đường, nhưng lộ trình thuyền là đi một mạch tới Nam Bình buôn bán, sau mới đi dần lên phía bắc.
Trần Dạo thăm dò, biết là họ định tới giao dịch với làng Hồng Bàng.
Cái này là đúng ý của thầy trò Trần Dạo, họ chẳng phản đối, thế là tiếp cận Kiệt, Minh danh chính ngôn thuận luôn..