Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

chương 383: 383: nguy thành 3

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến

C : Nguy thành ()

Bắt giết được toàn bộ lũ cướp biển đổ bộ đợt này, Amira lập tức cho người tra khảo để biết thêm thông tin về bọn cướp.

Hỏi ra mới biết, đây chỉ là những kẻ quay về sớm, còn những kẻ khác đang mải tiêu số tiền lớn có được sau khi bán nô lệ.

Điều này cũng đang khiến các băng cướp chưa tham gia rục rịch tham gia để kiếm miếng bánh.

Số lượng những tên cướp biển sẽ tới theo thông tin này mà ước chừng có thể lên tới . tên cướp biển.

- tên cướp biển, con số cũng không phải nhỏ!- Một viên tướng gãi cằm

- Nhưng tên cướp đâu đổ bộ cùng một ngày, ta có thể nuốt từng bộ phận.

- Chư tướng, đừng cao ngạo.

Nếu quả thật là tên cướp biển, quân Hiên Giáo có xuống đây cũng không phải đối thủ của lũ cướp biển.

- Tiểu thư Amira, trận vừa rồi chỉ binh sĩ của ta phối hợp với dân cư một khu đã đuổi đánh được tên cướp biển, lấy binh sĩ của ta, lại thêm dân cư miền bắc Hoài Nhân, lẽ nào không thể nuốt được tên cướp biển.

Hơn nữa, cũng nói rồi, đâu phải tên cướp biển đổ bộ một lúc.

- Ta vừa rồi thắng trận, là vì kẻ địch không chút phòng bị.

Nhưng chúng ta cũng không có thuyền ra đánh chiếm thuyền lũ cướp biển ngoài khơi, mà cũng chưa chắc bắt được trọn vẹn bọn cướp, tin tức về ta có thể bị lộ.

Bọn cướp có chuẩn bị, ta đối chiến khó khăn hơn.

Mà chúng biết có đội quân như chúng ta, lại chằng nhào vào ấy.

Chúng ta là trai tráng, bán làm nô lệ giá càng cao.

- Chúng ta có thể phòng thủ dựa vào hệ thống công sự của các khu tập trung này, chống đỡ, phân tán địch ra.- Một viên chỉ huy đề xuất ý kiến, họ định bắt chước hệ thống phòng ngự liên hoàn ở cứ điểm nọ, chia nhỏ địch ra.

- Đúng thế, công thủ khác biệt, ở thế thủ, lấy chọi chọi cũng dư sức.

- Mọi người lại nghĩ tới cuộc chiến với quân Chiêm trên kia hả.

Đừng quên, quân Chiêm không có hỏa khí, bọn cướp biển thì có.

Các người cũng thấy mà, hỏa khí có thể phá tan tành lớp tường rào, cổng làng dù nó cũng được xây kiên cố.

Bọn cướp biển này chỉ là lũ tép riu mà hỏa lực đã thế, lũ lớn thì hỏa lực còn sao nữa.

- Hỏa khí chính là đốt tiền, chúng có thể bắn nát một nơi, còn những nơi khác thì sao...!Như cậu Kiệt, hỏa khí không phải hiếm, thế mà vẫn chưa dám sài với quân Chiêm.

- Kiệt không sài với quân Chiêm, thứ nhất là vì muốn khiến chúng chủ quan, để một đòn tung mạnh nhất thì địch không đỡ nổi.

Thứ hai, mục tiêu ở trên đó là tiêu diệt địch, giữ đất, nên phải tự cung tự cấp, dùng nhiều là lãng phí, ngược lại bọn cướp biển phá được phòng tuyến, bắt được người, đem bán là có tiền mà mua lại thuốc súng, như thế không lo dùng là thiếu.....!Chưa kể, chúng chỉ cần bắn nát một nơi, các nơi khác e rằng tự động tan rã.

Các anh nghĩ giữa chết và làm nô lệ, người ta chọn cái nào.

Khi ấy, lũ cướp biển chỉ cần nó sẽ tập trung truy quét ta, người dân ở đây lại chẳng giúp sức, tống chúng ta đi, như đồ cúng tế.

binh sĩ này là tia nguyên khí cuối cùng của Hiên Giáo rồi đấy.- Amira nhìn những chỉ huy, nghiêm giọng nhắc nhở họ không được cậy mạnh

- Tiểu thư Amira nói không sai.

Là chúng tôi khinh địch- Chư tướng cũng không phải ngu độn, chỉ là bị trận thắng làm cho hơi cao hứng quá thôi.

- Tiểu thư Amira, giờ phải làm sao?

- Ta cần đồng minh mạnh mẽ hơn.

- Là ai?

- Quân Hoài Nhân.

- Cái gì?

- Tiểu thư Amira, người không nói đùa chứ, chúng là kẻ thù của Hiên Giáo ta.

- Chính chúng đã đuổi tận giết tuyệt, giờ chúng lại chẳng tới tấn công ta đã là may ấy chứ.

- Mỗi thời mỗi khác, hiện tại so với quân Chiêm, cướp biển, Hiên Giáo và Hoài Nhân cùng chung lợi ích.

Amira không ngừng thuyết phục chư tướng về lợi ích của việc hợp tác với quân Hoài Nhân.

Thực tế thì các chỉ huy cũng chỉ lo lắng việc quân Hoài Nhân tìm cách hãm hại, chứ bản thân họ không có thù với quân Hoài Nhân.

Bọn họ vốn là những người được đưa sang Nam Bàn để thu phục dân nơi đây, để tiện công tác thì người nhà qua đó hết, khi Hiên Giáo bị quân Hoài nhân công phá cứ điểm, họ không có nhiều người thân bị hại, thành ra nói thù hận cũng không trực tiếp, không sâu nặng.

Sau khi thuyết phục được các chỉ huy dưới trướng, Amira cho người liên hệ với cả hai lực lượng, một là đội quân được mời tới trợ chiến của Triều Trường Khanh, hai là lực lượng quân đội của trấn Hoài Nhân.

Liên lạc với quân củaTriều Trường Khanh bởi họ chỉ là quân trợ chiến mà Hoài Nhân mời tới, không phải là thuộc cấp, mâu thuẫn Hiên Giáo với quan lại Hoài Nhân họ không cần chú ý.

Hơn nữa Kiệt cũng nói đây là đội quân rất mạnh, tuy chỉ có khoảng người, song có thể mạnh ngang tổng lực quân Hiên Giáo.

Amira gửi thư

Còn về phân quân đội Hoài Nhân, Amira cũng có lời, mong muốn hai bên tạm bỏ qua hiềm khích cùng đánh lũ cướp biển.

Nếu quân Hoài Nhân cứ làm khó, quân của Triều Trường Khanh có khó thoải mái hợp tác.

Chưa kể nếu hợp tác được với quân Hoài Nhân, cho dù là tạm thời, họ cũng thoải mái hơn.

Trong thư gửi quan quân Hoài Nhân, Amira nói rõ Hiên Giáo và quan quân Hoài Nhân tuy có hiềm khích, song chỉ là hiềm khích nội bộ.

Sau khi một số thành phần cực đoan bị tiêu diệt, quan lại Hoài Nhân vẫn để Hiên Giáo được tồn tại và từ đó tới nay vẫn không có việc gì, chứng tỏ hai bên có thể bỏ qua hiềm khích mà cùng chung sống.

Nay Hiên Giáo xuất quân, là vì tín đồ bị đe dọa, hoặc bị giết, hoặc bị bắt làm nô bán đi, hoặc mất tài sản nhà cửa,...!Tín đồ của Hiên Giáo, cũng là con dân Hoài Nhân, là người quan quân phải bảo vệ.

Lúc này, hai bên chung mục tiêu, có thể hợp tác.

Bức thư Amira gửi cho quan quân Hoài Nhân lập tức được trình cho Lữ Liêm.

Hắn vô cùng kinh ngạc khi biết tàn dư của lực lượng Hiên Giáo từng đối đầu mình vẫn còn tồn tại, lại có cả quân đội, dù chỉ người ( Amira nói ít đi một chút, nói quá ít đối phương sẽ có ý xấu, nói quá nhiều đối phương cảnh giác).

Lão cho gọi Phạm Thời Trực, Trương Văn So, Lý Vĩnh Khuê, Ebisu và một số quan chức để họp, bàn về tình hình mới.

- Các vị, ta vừa nhận được một bức thư.

Là của Amira, một trong những cao tầng khi xưa của Hiên Giáo.

Nó báo rằng đã tụ tập được lính, tới cứu tín đồ Hiên Giáo đang bị cướp biển làm hại.

Bức thư truyền qua tay nhiều người, Phạm Thời Trực lên tiếng đầu tiên.

- Đại nhân, đây là ý trời giúp ta.

Quân Hiên Giáo vì bảo vệ tín đồ, nhất định tử chiến với lũ cướp biển, như thế là mặt bắc ta sẽ an ổn.

- Đúng vậy!- Hoàng Văn Định lập tức phụ họa, ông ta tất nhiên biết Amira là con dâu, phải lên tiếng ủng hộ rồi.

- Đại nhân, việc này tôi thấy chưa chắc đã là việc tốt.- Trương Văn So lại phản bác.

Ý đồ của lão là muốn phá Hoài Nhân, làm sao để yên Hiên Giáo và quân Hoài Nhân hợp lực kháng địch.

- Sao?

- Đại nhân, Hiên Giáo với ta chính là có hiềm, ta từng diệt họ, nay chúng bằng cách nào đó "quyển thổ trùng lai", thù xưa liệu có thể quên được chăng?

- Tôi thấy đại nhân quá lo, bọn cướp biển hung hăng, chúng phải viết thư xin hòa hoãn với ta, thậm chí ngỏ ý hợp tác rồi đấy.

- Đó mới là cái chết.

Đám người Hiên Giáo chống lũ cướp biển cốt yếu là vì muốn bảo vệ tín đồ của mình, nếu như lũ cướp biển không động vào tín đồ Hiên Giáo, thì làm sao?

- Bọn cướp biển sẽ khó làm thế lắm.- Ebisu lên tiếng.- Cướp biển chia băng, nguồn lợi từ cướp bóc, buôn bán nô lệ hiện rất cao, chúng nhất định không chịu ngừng cướp bóc, bắt người.

- Người Chiêm có thể can thiệp đó.

- Không, người Chiêm chắc chắn không thể can thiệp việc này!- Lý Vĩnh Khuê phản bác.

Theo Khuê, lũ cướp biển làm việc vì tiền, chúng hăng hái đánh phá Hoài Nhân vì có lợi từ cướp bóc, buôn nô lệ,...!muốn chúng ngừng thì Chiêm Thành phải ra giá cao.

Nhưng cuộc chiến hiện tại đang leo thang, sắp tới còn phải đánh với Hoài Nhân, Tân Bình, Thuận Hóa,...!Chúng dư tiền mà....

- Đúng vậy!- Phạm Thời Trực với Hoàng Văn Định tán đồng ý kiến này

- Nếu như quân Chiêm dùng kế thì sao? Nếu tôi là người chỉ huy quân Chiêm, tôi sẽ đàm phàn với Hiên Giáo, giao cho chúng quyền quản lý phía bắc, đổi lại Hiên Giáo trở cờ, một là gộp binh với chúng, hai là kêu giáo dân làm vận tải, phu phen, giúp chúng đánh thành, rồi phá các cứ điểm, thành quách, nhất là vây hãm lấy Đại Định, lấy của ở đây làm chiến lợi phẩm chia cho lũ cướp biển.

Tôi nghĩ được, chúng có thể nghĩ ra cách hội binh, thuê cướp biển, chưa chắc đã không nghĩ được như vậy!

- Như thế thì....- Lữ Liêm không khỏi tâm tư, có câu nghi kỵ, trước nghi sau kỵ, đã có suy nghĩ đó trong đầu, rất khó mà bỏ ra ngoài

- Đại nhân, ta nên nhân lúc chúng còn vừa đặt chân lên đây, tiêu diệt chúng, tránh đêm dài lắm mộng.

- Đại nhân Trương Văn So, tôi thấy ngài lo lắng không sai, nhưng phương thức ngài bày ra không hợp lý.

- Hả?

- Trước tiên, quân Hiên Giáo và bọn cướp biển e rằng khó lòng có được sự hợp tác như vậy, thậm chí còn đánh nhau to.

Chúng ta lúc này không cần vội động vào, mặc chúng cắn xé nhau trước, ta đợi khi ngao cò tranh nhau, mới ngư ông đắc lợi.

Nếu thấy quân Hiên Giáo có ý đàm phán, ta lập tức ra tay diệt trừ, còn như chúng quá suy yếu, ta khống chế.- Lý Vĩnh Khuê đề xuất một ý kiến là tổng hợp các ưu điểm và bài trừ các khuyết điểm mà các ý kiến trước đó có.

- Khống chế!

- Đúng thế, hứa hẹn với chúng cho Hiên Giáo hoạt động như xưa, thậm chí ban phát quyền lực trực tiếp cho chúng cũng được.

- Cái gì chứ?

- Lời hứa thôi mà.

Lý Vĩnh Khuê nói luôn, sau trận chiến này, Hoài Nhân coi như tàn rồi, cho Hiên Giáo cũng chẳng sao.

Dùng thứ tan nát này đổi láy chút công tích cuối cùng cũng không tệ.

Lữ Liêm là kẻ biết suy tính thiệt hơn, ngẫm xong cũng thấy thoải mái hơn..

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio