Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

chương 81: huấn luyện kiểu mới

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương : Huấn luyện kiểu mới

Do mục đích lập ra tân quân là để chống cướp biển dựa trên thành công của trận chiến giữa làng Hồng Bàng, tất cả các yếu tố mà dân quân Hồng Bàng tập luyện đã được mô phỏng lại toàn bộ.

Một ngày của đám lính bắt đầu bằng việc điểm danh, xếp hàng và khởi động nhẹ nhàng hai vòng quanh khu đóng quân, tức làng Thụi ngày trước. Ngày trước thì còn được chạy không, kể từ khoảng một năm trở lại, khi đám lính đã được bồi bổ ra trò, cơ thể có chút da chút thịt rồi, thì họ vừa phải chạy, vừa phải mang theo một số thứ: khiên mây, giáo, kiếm, rồi có khi nặng đô là cho ít đã vào cái ba lô con cóc đeo trên lưng mà chạy. Tuy có chút cực khổ, nhưng không ai dám than thở nhiều. Ngày trước từng có thằng hỏi tại sao lại hành tụi nó thế, đi làm lính mà cứ chạy với vác đồ mà chạy thì được Lý Tuấn đưa cho một câu trả lời:

- Bọn mày toàn bọn lính mới, chưa thằng nào liếm máu người, tao e là chưa cần bọn cướp biển mà mới chỉ lũ lưu manh cũng đánh bọn mày chạy phọt cứt. Tập cho quen, lúc nào mà bị rượt còn kịp mang túi gạo túi nước mà chạy, không thì chết con ạ.

Nghe vậy, cả đám cãi lại bảo là chúng nó là lính cơ mà. Lý Tuấn không nói nhiều, gọi từng thằng lên đập cho một trận, hoặc không thì bảo chúng nó kết đội, rồi cậu ta cùng lính của mình và lính Hồng Bàng kết trận, đánh cho một chập.

- Bao giờ chúng mày thắng cái hãy nói nhé.

Không ai thắng được cho tới bây giờ, nên tất cả vẫn phải tập luyện thế này mỗi buổi sáng. Vừa chạy, cả bọn vừa điều hòa nhịp thở, nhịp chạy, để không bị hụt hơi, dù gì đây cũng mới chỉ là khởi động mà thôi.

Chạy xong hai vòng quanh khu đóng quân, cả bọn dừng lại nghỉ đôi chút. Điều này làm cả lũ thấy may mắn vô cùng. Để đảm bảo năng lực tác chiến, Kiệt đề xuất các tình huống có thể xảy ra. Một trong số đó là phải gấp rút hành quân, phát hiện địch và có cơ hội tấn công, thì lập tức tấn công, trong bài tập thì điều này có nghĩa là chạy xong vòng khởi động thì lập tức phải xếp đội hình, rồi tập xung phong tấn công vào hàng ngũ địch- do đội cựu binh đóng vai. Tất nhiên cựu binh và tân binh cũng đều đã chạy bộ khởi động cùng lúc, vì trong tình huống đóng giả, cả ta và địch đều mất sức: địch tấn công gấp nên lộ sơ hở, ta mất sức vì tới cứu người.

Tuy vậy, hầu hết đám lính đều không quá thích trò này. Khi xung trận kiểu này, do vừa hành quân gấp, nên khá mệt mỏi, khó mà giữ tốt đội hình. Lấy một phần kinh ngiệm từ cuộc chiến với lũ cướp biển, cả Lý Tuấn và Kiệt đều đồng thuận việc xung trận mà vẫn hàng ngũ. Ở đây không phải kiểu dàn hàng ngang ra rồi lao vào địch như trong phim về mấy ông La Mã, Hy Lạp của Hollywood mà là lập các tiểu đội với người lính, tiểu đội trưởng chỉ huy để tấn công vào hàng ngũ địch. Nguyên nhân là thời này đã có hỏa khí, bọn cướp biển thì càng có nhiều hỏa khí cá nhân, nếu xếp đội hình quá dày chỉ có làm bia cho chúng bắn. Các tiểu đội nhỏ lẻ sẽ khó bị bắn trúng, nhanh chóng vọt được gần địch, đồng thời cũng có số lượng đủ để tự vệ trong vòng vây địch khi tiến vào đánh giáp lá cà.

Bắt đầu xung trận, các tiểu đội trưởng lập tức giơ tay lên làm hiệu, đồng thời hô số hiệu của tiểu đội mình, những thành viên trong tiểu đội- các tiểu đội này đã phân bố từ trước, lính biết mặt chỉ huy hết, nhớ rõ số hiệu tiểu đội, hô cái là vào hàng ngay. Sau khi điểm danh thật nhanh, các tiểu đội lập tức giả vờ tình huống xung phong, chia nhau chạy các cánh, rồi từ từ tụ lại, tạo thế bao vây một toán địch tưởng tưởng. Đây là một thử thách thực sự, khi trong khoảng thời gian ngắn lính và tiểu đội trưởng phải lập tức gặp được nhau, điểm danh xong xuôi, rồi mang vũ khí lao tới chỗ địch, lại bắt các tiểu đội trưởng phải thật nhanh mắt nhìn và dự đoán xem đội bạn sẽ đi thế nào để tránh hai tiểu đội hoặc bị chạm nhau khi đang xung phong, hoặc bị trùng vị trí, hoặc không bao vây phong tỏa được vị trí của địch. Những lần như vậy, đều là những lần hết sức khổ sở, rất nhiều người phạm sai lầm, bị mắng chửi, đánh vì tội không làm tròn nhiệm vụ, cả lính lẫn chỉ huy. Khi được tập nhẹ hơn, như lúc này, tức là nghỉ ngơi đầy đủ, thở dốc xong xuôi, mới tập xung trận, thì đỡ hơn, vì mọi người có nhiều thời gian để tập hợp đội ngũ trước khi xung trận, từ đó bàn bạc kỹ phương hướng để lập thế, di chuyển. Cũng vì thế, khi tập xung trận mỗi ngày tập khoảng đến lần nếu là xung trận sau khi nghỉ ngơi, còn nếu xung trận không nghỉ thì chỉ cần một lần duy nhất.

Khi đã tập xung trận xong thì đã là khoảng h sáng. Lúc này là giờ cơm. Cơm ở doanh trại được nấu theo tiêu chí nóng: cơm nóng, canh nóng, thức ăn nóng, đảm bảo sức khỏe cho lính. Ăn xong cơm sáng, nghỉ một chút cho lát đỡ xóc bụng, uống cốc nước vối cho sạch miệng, cả lũ quay sang tập luyện thực chiến.

Thực chiến là công đoạn có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn, nhưng nếu không muốn chết, phải tập thứ này thật nhiều. Bài tập thức chiến lúc này chỉ có chiến đấu với giáo- lúc này là dùng gậy bịt vải, chiến đấu bằng đao- thay bằng gậy ngắn và khiên. Bài tập dùng giáo thì không có gì đáng nói, nhưng ở bài đánh đao và khiên, Kiệt lại dùng các phương pháp huấn luyện cho cảnh sát chống bạo động nhiều hơn. Ở đây, các chiến thuật lập tường khiên, giữ hàng ngũ, chống xô đẩy, chặn đất đá ném vào, đột ngột tấn công, truy đuổi, chia nhỏ đội hình địch, bắt giữ và không chế là những thứ được chú trọng hơn kỹ thuật đánh đao của biên quân.

Từ lâu nay, Kiệt vẫn rất nhớ nguyên nhân mà cậu lập nên đội quân này. Họ sẽ là lực lượng bảo vệ cho các mối làm ăn của làng Hồng Bàng, chứ không phải là lính thật. Mà khi đã không phải là lính, thì làm gì được cầm gươm giáo, thế là Kiệt nhớ tới cách cảnh sát cơ động trấn áp bạo loạn chỉ với khiên và gậy.

Ở đây, toàn bộ đội lính chia đội đấu đôi công. Cứ hai tiểu đội đứng đối mặt, tay cầm gậy ngắn và khiên, từ từ tiến lại gần nhau. Các tiểu đội trưởng sẽ phải tìm cách tự sắp xếp đội hình để tạo lợi thế khi đấu tập. Quy tắc khi đấu đôi công này là hai bên tiến vào một khu vực được vạch sẵn, và sau đó bắt đầu đánh giáp lá cà, trận chiến kết thúc sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc khi nào mà một bên bị bên còn lại đánh bay ra khỏi vòng ranh giới.

Trận chiến diễn ra, những người lính của hai bên tiến lên, một bên giữ đội hình hai hàng, một bên dàn hàng ngang. Họ đang từ từ tiến lại gần nhau, thì đột nhiên tiểu đội dàn hàng ngang ào tới, tạo thế bao vây với tiểu đội đi hai hàng. Với thế bao vây này, họ có thể tấn công từ hai hông và sau lưng của tiểu đội đối phương.

Đối phó lại tiểu đội đi hai hàng cũng luân chuyển, giữ lại hai người quay lại phía sau để tránh bị tập hậu, hai bên hông mỗi bên hai người, còn người tiếp tục giữ phía. Với cách này, họ cố gắng phòng thủ được các bên, chờ đợi đằng trước có thể tấn công hạ được đối phương rồi quay lại hỗ trợ bọn họ.

Hai bên đã tiến vào đủ gần, trận đấu bắt đầu. Lính mỗi bên đều giữ chắc khiên, nhưng không vội giơ lên cao, như vậy sẽ che mất tầm nhìn, hở chân, đối thủ chỉ cần cúi xuống vụt chân họ thì ôi thôi thôi. Đây là một cuộc chiến xem hai bên ai lỳ hơn, bởi càng dám lại gần, khả năng vụt trúng đối phương và bị đối phương vụt trúng đều sẽ tăng cao như nhau.

Lúc này hai bên đã tới gần nhau, đột nhiên bên dàn hàng ngang vung gậy lên vụt mạnh, song khi đội hai hàng vừa giơ khiên lên toan đỡ thì những kẻ vung gậy đã thu tay, rồi dùng khiên đẩy mạnh vào khiên đối phương. Cú đẩy khiến đội hình hai hàng bất ngờ, do đang xoay lưng vào nhau, lại bị xô mạnh, họ lập tức mất đà, lộ sơ hở. Thế là như bắt được vàng, đối thủ của họ cứ thế mà ào vào tấn công, hoặc vụt hoặc đẩy, hoặc bắt, và nhanh chóng giành được chiến thắng.

Sau khi trận đấu tập này kết thúc, hai đội lập tức đứng dậy, bắt tay và ôm nhau, cùng ngồi kiểm điểm các vấn đề, xong rồi ra khỏi vòng. Với cách làm thế này, mọi hiềm khích trong lúc đấu tập như ăn vụt, bị đánh, lòng không phục vì thua,… nếu có sẽ bớt bớt đi, không khiến họ bất hòa và họp kiểm điểm chiến thuật, ngồi cùng nhau rút kinh nghiệm ngay tại chỗ sẽ làm khắc sâu vào trí nhớ, để cho các bên cùng tiến bộ. Với Kiệt, đội quân này phải như thế, không thể khác được.

Cuộc diễn tập sẽ diễn ra như thế cho tới khi tất cả đều đã được đấu tập xong xuôi, sau đó sẽ là giờ ăn trưa và nghỉ trưa trong khoảng giờ đồng hồ ( hoặc nửa canh giờ). Khi đang trong giờ ngủ, tất cả tuyệt nhiên không được nói chuyện, làm mất trận tự, khiến người khác không ngủ nghỉ đủ giờ. Xong giờ nghỉ trưa, đầu giờ chiều, khi còn quá nắng, không tốt cho tập luyện thì tất cả đi tăng gia: cho lợn, gà ăn, kiểm tra chuồng trại, chuẩn bị củi lửa để hậu cần nấu cơm, làm một vài sản phẩm thủ công đem bán... Sau khoảng giờ chiều, nắng bớt gắt, thì chính thức tập luyện lại. Bài tập buổi chiều thường là xây địa vật: hầm chông, hào chiến đấu, dựng tường lũy tạm thời,… Đây là những việc nặng nhọc, nhưng cũng rất cần thiết, vì một khi chiến đấu diễn ra, có một nơi để trú ẩn vẫn tốt hơn là phơi mình cho kẻ thù đuổi giết.

Tối tới, cả bọn đi ăn cơm, nghỉ ngơi, sau đó đi tưới rau, kiểm tra chuồng trại và có khoảng phút ( khắc) để tự do thoải mái đi dạo quanh toàn bộ khu vực làng Thụi. Thậm chí, chú nào khỏe chân cứ đi được tới đâu thì đi, nhưng nếu phút chưa về thì liệu hồn. Và sau khi về doanh, tất cả cùng ngồi họp đêm, tổng kết rút kinh nghiệm, ca hát, chơi vài trò chơi, sau đó đi ngủ. Đôi khi hứng lên thì làm quả báo động đêm, tất cả cùng dậy mà luyện cho quen.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio