Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương : Đi tới làng Hồng Bàng
Đợi khoảng hôm, người mà Lý Thị Mị nói đã tới, hai bên diễn một hồi tuồng, cái gì mà chồng chết, mình chỉ có con gái, bị đuổi đi, phải tha phương cầu thực, cái gì mà nhớ ngày xưa chị dâu em chồng từng giúp đỡ nhau, nay nghe tin em có chỗ dựa nên tới nhờ cậy. Ba mẹ con họ, người mẹ tên Nguyễn Thị Xoan, hai đứa bé gái là Trịnh Thị Thùy, Trịnh Thị Diệu, trông thật sự rất đáng thương, có lẽ bên Nữ Lưu cũng phải chuẩn bị ít nhiều. Nói chung, cũng khiến Hoàng Văn Định tin sái cổ, lại cảm động rơi nước mắt. Nhân cơ hội này, Trịnh Thị Ngọc xin với ông cho mẹ con chị dâu về làng Hồng Bàng.
- Họ là mẹ góa con côi, ở trên đây xô bồ không tiện. Hơn nữa, ở dưới làng Hồng Bàng, em nghe đâu trai gái cùng học tập, rất là có tiền đồ. Anh chả kể về Đào Thùy Linh, Trần Phương Nhung đó ư. Em cũng muốn cháu mình có tương lai.
Trịnh Thị Ngọc không mất quá nhiều thời gian để xin xỏ Hoàng Văn Định. Thực ra làng Hồng Bàng đang ở thời kỳ phát triển, nhân lực chỉ thiếu không thừa. Hơn nữa, nhân công cao cấp, có học thì lại càng cần thiết. Nhưng muốn có những người như thế ở thời này thực sự khó, nên làng Hồng Bàng luôn hoan nghênh những ai muốn tới làng Hồng Bàng để học tập. Thậm chí, còn phải lôi kéo nữa ấy chứ, ví dụ như mấy đứa trẻ ở hai làng Nhâm, Triêm chả hạn.
Tất nhiên, Hoàng Văn Định vẫn rất cẩn thận xin phép vợ cả. Chỉ khi Văn Nguyệt Nga đồng ý, ông ta mới thu xếp để người chị em vợ lẽ được tới làng Hồng Bàng cùng với hai đứa con để sinh sống.
Dù gì cũng là người thân của vợ hai mình, Hoàng Văn Định thuê cho họ một chuyến xe tương đối tốt, lại đưa thêm ít tiền- làng Hồng Bàng từ khi có làng Thụi, đã có một khu giao dịch lớn, tất nhiên dễ có hàng hóa tốt. Về đó mua tiện hơn mua trên này. Trước sự giúp đỡ của Hoàng Văn Định, ba mẹ con kia vô cùng cảm động, liên tục cảm ơn rối rít, nhưng sau khi đi ra khỏi huyện thị, người mẹ liền thôi diễn kịch, mặt lạnh như tiền. Còn hai đứa bé gái, do mới tuổi, nên có lẽ cái hiểu cái không, nhưng có Xoan chỉ dẫn, cũng không có sơ hở gì lớn. Hai đứa này là được mua bán, nuôi ngay từ bé, rất hiểu chuyện, vì thế khi được dạy gọi Nguyễn Thị Xoan là mẹ, chúng chấp nhận, rồi còn biết nhận tên giả nữa.
Ba mẹ con tuy phải đi theo đường bộ song được ngồi xe ngựa tốt nên không xóc nảy lắm. Tuy vậy, họ cũng chú ý tới con đường mình đi bằng phẳng lạ thường, không như đường đất ở trên kia.
- Bác lái xe, sao đường ở đây tốt quá vậy!
- Bà chị không biết đấy thôi, là điều nhân lực ra mà làm đó.
- Ai điều vậy.
- Dân làng phía nam, nhưng chắc là dân Hồng Bàng chỉ huy.
- Dân Hồng Bàng oai phong thế sao?
- Nếu như có người dắt mình đi kiếm tiền, mà chỉ kiếm không lỗ, thì bà chị có nghe không?
- Nghe chứ.
- Dân Hồng Bàng làm gì cũng kiếm, lại vui vẻ chỉ dạy cho người ta cách kiếm tiền, nên người ta nể lắm. Ví như cái xe ngựa bà chị đang đi này, ngày xưa là do làng Hồng Bàng đóng rồi cho tôi trả góp.
- Trả góp!
- Tức là bà chị không có tiền, muốn mau xe làm ăn, họ xác nhận nhân thân bà chị, rồi cho chị cái xe để chị đi làm, mỗi tháng đóng một ít tiền, tới khu đủ tiền trả cho cả cái xe là xong, cái xe về tay chị.
- Thế sao bác không thuê thôi.
- Thuê xe chở cũng được, nhưng mà nếu trả góp, xe của mình rồi, không bị hạn chế nhiều nữa. Ví dụ xe thuê chỉ được đi tuyến nhất định, cân nặng chở bị hạn chế,- vì xe đó của họ, nếu mình đi đường xóc, chở quá tải thì họ sợ hỏng xe của họ nên họ cản … Là xe của mình, đi đâu do mình, chở bao nhiêu cũng được, kiếm được thêm chút tiền.
- Ra thế!- Nguyễn Thị Xoan gật gù song không phải để tán dương người đánh xe ngựa, mà là về phương thức kinh doanh của dân Hồng Bàng. Cô ta mơ hồ thấy được cách làng Hồng Bàng kiếm tiền: tung ra một sản phẩm, kích thích người mua mua chúng bằng một ít lợi nhỏ, nhưng chỉ e trong giá bán hàng, đã tính cả phần lợi nhỏ ban phát. Cách làm này, trên thương trường ở những thành thị lớn không phải hiếm, chỉ có dân nông thôn, quận huyện nhỏ mới vì điều này mà bất ngờ thôi.
Tư tưởng khinh thường của Nguyễn Thị Xoan đã kéo dài nên khi đi qua hai ngôi làng Nhâm và Triêm cô ta cũng không quá để ý. Hai ngôi làng nếu so với ngày xưa thì đã khá hơn nhiều, nhưng trong mắt một người từng đi nhiều quận huyện lớn như Xoan, chúng thật là quá mức đơn sơ, chả có gì ngoài việc làm mấy trò nam cày nữ dệt, cùng lăm thì xẻ gỗ, đánh cá. Nếu như hai làng này cũng bắt chước làng Hồng Bàng, vậy thì xem ra làng Hồng Bàng cũng chỉ có mấy trò vặt vãnh.
Với làng Triêm, lợi về một đầm nước lớn đã cho phép họ nuôi cá từ lâu, nhưng chỉ khi liên kết với Hồng Bàng, họ mới có những bước đột phá: kỹ thuật nuôi cá mới, kiểm soát giống và thời vụ để tiện thu hoạch các lứa cá cùng cân, không phải thu hoạch bừa bãi, to nhỏ không đều; kế đó là việc chăn nuôi vịt sao cho vừa tận dụng được cá, vừa không mất nguồn cá, thu hoạch được trứng và thịt phục vụ kinh tế,… Làng Nhâm thì càng biến đổi hơn, trước đây họ khai thác gỗ bán ra, giờ đây họ khai thác an toàn và hiệu quả hơn, lại chế biến gỗ thành sản phẩm hoàn thiện có giá trị kinh tế; tiếp đó là được truyền nghề nuôi ong lấy mật- mật ong thu hoạch thường xuyên để bán, rồi thì cách sơ chế và tinh chế quả rừng ( mứt, dầm, ướp) để quả không bị hỏng, giá trị kinh tế cao, khó bị ép giá. Trước đây, họ ở xa huyện, đi lại khó khăn, lại kém kỹ thuật, bán sản vật thô lấy tiền nuôi thân, nay làm được sản phẩm tinh, vậy thì tiền kiếm được nhiều hơn. Về phía làng Hồng Bàng, việc cung cấp vốn và kỹ thuật, đổi lại những làng này phải chấp nhận để làng Hồng Bàng tiêu thụ một phần sản phẩm với giá ưu đãi, cho phép làng Hồng Bàng tạo lợi thế cạnh tranh cho khu chợ họ lập chỗ làng Thụi, khiến thương nhân đổ về đó, thương nhân nhiều, làng Hồng Bàng cũng có thể tiện thể mua bán trao đổi hàng hóa giá cả tiện nghi, lại chả phải đi xa.
Cố nhiên, Xoan đã không thể chú ý tới sự kết hợp nhuẫn nhuyễn các thế mạnh của ngôi làng với làng Hồng Bàng, khiến cho việc một cộng một lại cộng thêm một đã lớn hơn số ba. Tất nhiên, dân sinh kinh tế, khó mà nhìn qua là thấy rõ được, nếu không, thế giới hiện đại sao cứ lâu lâu lại khủng hoảng kinh tế được. Các chính trị gia, nhà cầm quyền ai chả thông minh, sao lại cứ để khủng hoảng kinh tế tàn phá quốc gia chứ.
Dẫu vậy, mọi thứ khinh thường của Xoan cũng mất khi cô ta đi qua ngôi chợ ở làng Thụi. Do trước khi đi, Hoàng Văn Định đã đưa tiền để khi về đây mua đồ cho tiện, đỡ mất tiền thuê người chở đồ cồng kềnh, Xoan cũng cẩn thận làm theo, tránh lộ sơ hở gì.
- Xin chào quý khách!- Ngay ở đầu chợ, có hai người con phụ nữ đứng ra, hơi cúi người, một tay đặt trước bụng, chào cô ( cái này thấy Điện máy xanh hay có).
- Ơ, xin chào, tôi…
- Thưa quý khách, hẳn quý khách là lần đầu tới đây!
- Vâng!- Sự trang trọng bất thường làm Xoan hơi mất bình tĩnh
- Vậy xin phép cho chúng tôi giới thiệu một chút để quý khách dễ dàng hơn khi vào chợ. Nếu quý khách muốn bán đồ, xin hãy đến chỗ quản lý chợ, mang theo hàng mẫu, để họ kiểm tra, đồng thời trả tiền cọc để mua một gian bán hàng cho thuê. Giá đặt cọc là đồng, sau ngày quyết toán, lấy % tổng lợi nhuận. Tuy nhiên, hôm nay quý khách tới trễ, nên không còn chỗ, dẫu vậy, có thể gặp quản lý để mua chỗ trước ngày mai. Tất nhiên, nếu quý khách cần gửi hàng, chúng tôi có dịch vụ trông coi.
Trong trường hợp quý khách muốn mua hàng, xin hãy chú ý: tất cả các cửa hàng đều được viết tiên, có bảng hướng dẫn, giá tiền niêm yết, viết song song chữ Hồng Bàng và chữ Đại Hoa. Trường hợp quý khách không biết chữ, có thể yêu cầu một hướng dẫn viên. Một người hướng dẫn viên này yêu cầu trả một đồng, họ sẽ đưa quý khách mua đồ mau lẹ, tiết kiệm. Đồng thời quý khách chú ý, nếu thấy có hiện tượng gian lận, trộm cắp hoặc điều gì phiền lòng xin đừng làm ầm ở chợ, hãy bảo hướng dẫn viên, để họ xử lý.
Nghe một màn giới thiệu chuyên nghiệp khiến Nguyễn Thị Xoan lùng bùng đầu óc. Thực sự, đây không khác gì một nữ tỳ cấp cao trong nhà các quan lớn hoặc một người có cấp bậc tương đương cô ta trong Nữ Lưu. Tất nhiên, các kiến thức tương đương có lẽ không được, nhưng sự tự tin này khá tốt. Hay là vì cô là phụ nữ.
- Quý khách, xin hỏi quý khách dùng dịch vụ nào?
- Tôi muốn đi mua chút đồ!
- Vâng, Quốc.
- Dạ!- Một đứa nhóc chạy ra.
- Hướng dẫn khách nhé!
- Dạ!- Đứa nhóc vui vẻ gật đầu
Xoan dẫn hai đứa con, đi theo thằng nhóc tên là Quốc kia đi mua hàng. Đúng như được giới thiệu, trên mọi cửa hàng đều có niêm yết giá cả, viết song song chữ Hồng Bàng ( tức chứ quốc ngữ) và chữ Đại Hoa.
- Này nhóc, sao ở đây có mấy tấm biển ghi cái gì mà: Cấm loạn phun đàm ( cấm khác nhổ bừa bãi).
- Dạ, là để giữ vệ sinh chung cho chợ đó cô. Cô thử nghĩ xem, nhìn cảnh đó kinh lắm. Mà nếu mỗi người khạc một bãi đờm thì cả chợ sẽ đầy ra. Không chỉ không được khạc nhổ, vứt rác, bày bừa, chiếm dụng không gian quá mức… đều không được. Đã vậy, còn có đội vệ sinh, thường xuyên tới đây kiểm tra và dọn dẹp. Những hàng tươi sống: cá, thịt họ cũng tới, nếu ai cố tình làm bừa ra đường thì phải dọn lại ngay.
- Nhiều quy định vậy sao, thế ai mà tới chứ.
- Chính vì nhiều quy định, người ta mới tới đây đó cô ơi. Cô nghĩ xem, không có người khạc nhổ, vứt rác, thì không ruồi bọ, không múi hôi thối, khách hàng đi lại thoải mái. Không gian không bị chiếm dụng riêng, đường rộng, khách qua lại nhiều, không chen chúc,…- Thắng bé Quốc từng bước giảng giải từng tý một lý do các quy định không khiến khách đi mất, mà lại nhiều hơn.
- Sao chú mày biết nhiều thế nhóc.
- Cái này là thường xuyên nói mà cô. Ngày trước chợ cũng bát nháo lắm, chị Nhung ra tay, chợ mới tốt như bây giờ
- Nhung, có phải Trần Phương Nhung không?
- Đúng rồi đó cô. Chị ấy hiện giờ đang cùng với cậu Kiệt đi thị sát khu vực kinh doang ngoài bãi biển, chắc lát sẽ qua đây, cô muốn thấy cháu chỉ cho.
- Sao lại gọi cô bé đó là chị.
- Vì chị ấy quản lý ở đây!
- Thế không ai phản đối à.
- Dạ, cháu không biết, nhưng nhà cháu, từ ông bà bố mẹ, ai cũng khen chị ấy hết. Mẹ cháu là người cô vừa gặp đó, đứng ở cổng chợ đó.
Xoan vừa đi mua hàng, vừa dò hỏi từ đứa bé dẫn đường. Càng dò ra nhiều thông tin, cô ta càng thấy rục rịch. Làng Hồng Bàng này đúng là phải tới thật.