Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương : Chuẩn bị cho dư luận
Kiểm tra lại một hồi, thấy rằng giấy tờ không vấn đề gì, cũng có con dấu cho phép của Huyện Lệnh Thanh Sơn, Bùi Đắc lệnh cho lính dẫn giải những kẻ tù này đi về phía huyện Sơn Hải để cho bên đó tiếp nhận. Hoàng Văn Đình thì đi theo Bùi Đắc luôn, đường đi không xa, làng Hồng Bàng cũng chuẩn bị cơm canh luôn để lính áp giải và người tù có ăn cho nóng, cho ngon. Vì điều này, một phần cũng sợ gây loạn ở đất này sẽ phạm thêm tội, nên đám tù nhân hơn người này đều rất ngoan ngoãn đi về huyện Sơn Hải.
Tất nhiên, một khi tới huyện Sơn Hải rồi, quan quân Thanh Sơn đã hết trách nhiệm, lúc đó nếu thấy thích thì chúng nghe, không thích là chúng sẽ đập phá một trận, xem bọn con buôn này làm được gì chúng.
Đến được rìa huyện Thanh Sơn, lính Thanh Sơn liền dừng lại, kêu Hoàng Văn Đình tới để làm thủ tục bàn giao. Hoàng Văn Đình thì vội cảm ơn, lại còn xin họ nán lại một chút để hỗ trợ, và nhanh tay lấy chút tiền để họ có thể tiêu pha ăn uống chơi bời, hoặc mua xắm chút đồ tốt nếu thích. Thấy họ Hoàng ra tay rộng rãi, quan quân Thanh Sơn cũng vui vẻ nhận lời.
Vừa ngay lúc đó, thì ở phía bên kia, người của làng Hồng Bàng xuất hiện, có khoảng người. Tuy không mang vũ khí gì ngoài mấy cây gậy, nhưng trong rất có khí thế. Cũng phải thôi, đó là những người đã được tập luyện như lính tráng cơ mà. Nhưng đó không phải là hết thảy, có cả hai đội lính- một là quân của Lý Tuấn đang tạm thay cha mình quản lý có nhiệm vụ chiến đấu, một là đội lính thuộc quyền Huyện Úy Sơn Hải Mạc Văn Cần có nhiệm vụ bắt bớ, giữ gìn trị an.
Thấy cảnh này, mấy ông lính bên huyện Thanh Sơn ngớ người ra, nhưng Hoàng Văn Đình giải thích rằng do đây đều là tội phạm, nên mấy người này có tới để đảm bảo.
Sau khi các bên đã tập hợp đủ, Hoàng Văn Đình mới tiến lên thông báo việc họ đã thuê những tên này về để làm việc, và giờ là lúc chuyển giao từ huyện Thanh Sơn sang chỗ họ để làm việc. Nhưng thay vì gọi hết cả đám dẫn đi, Hoàng Văn Đinh bắt đầu đọc tên và chỉ từng tên, người làng Hồng Bàng tới lôi chúng ra. Đây đều là lũ cầm đầu, rất manh động và khó trị. Thấy mình bị bắt ra, tuy chưa biết là có việc gì, nhưng nhiều tên đã chống cự, thậm chí còn có kẻ vùng ra đánh người Hồng Bàng.
Thế nhưng, những người đang bắt chúng lúc này đây là những người được đào tạo như quân đội, họ hoặc dùng tay không khống chế, vật ngã chúng, hoặc dùng gậy gộc, vụt như mưa, đánh chúng phải ôm đầu. Thấy cảnh bất ổn, một vài tên đầu xỏ chưa bị bắt hò hét kêu tất cả cùng lao lên, nhưng ở phía huyện Sơn Hải, đội lính của Lý Tuấn hét một tiếng, tất cả cùng lấy nỏ, nạp tên.
- Kẻ nào dám làm loạn, bắn chết!
Lời đe dọa khiến tất cả đám tội phạm không dám liều lĩnh. Chứng kiến cảnh này, lính Thanh Sơn cũng phải ngớ người ra. Họ nhìn qua Hoàng Văn Đình, nhưng ông ta chỉ cười không nói gì. Cười rất thân thiện. Trong lúc đó, việc bắt giữ lũ cầm đầu đã xong, chúng bị cùm chặt bằng gông gỗ nặng, giao cho bên quân của Huyện Úy, tổng cộng là tên. Còn lại tên, thì lúc bấy giờ Hoàng Văn Đình mới tiến lên cùng lính Hồng Bàng tiếp nhận họ:
- Mấy người nghe cho kỹ đây, làng Hồng Bàng bỏ tiền ra thuê các người về làm việc, cho nên bọn ta chỉ các người làm gì, các người làm thế, rõ chữa. Những tên chắc chắn không đồng ý đã đi trước, giờ vẫn còn có thể theo chúng, thế nào.
Mất người cầm đầu, đám này nhìn nhau một hồi, cũng không có chủ ý gì, đành ngậm miệng, nhắm mắt đưa chân theo đám người này về làng Hồng Bàng. Nhưng hóa ra không phải, họ cũng bị chia nhỏ ra làm tốp, mỗi tốp người. Tốp thứ nhất ở lại huyện thị Sơn Hải, có nhiệm vụ khuân vác hàng hóa và vận hàng đi tới các cửa hàng của làng Hồng Bàng ở huyện thị. Tốp thứ hai thì về làng Nhâm, hỗ trợ việc xử lý lâm sản: vận chuyển gỗ, xẻ gỗ, bốc xếp hàng hóa,.... Tốp thứ ba đi làng Triêm, phục vụ xây dựng các công trình phục vụ nuôi thủy sản: đào đầm nuôi cá kiểu mới để dễ thu hoạch hơn, vận chuyển những vật nặng để lắp đặt máy bơm nước công suất cao để bơm nước khi cần thu hoạch,... Tốp thứ tư về chỗ trước đây là làng Thụi, đi phụ trách việc bốc xếp hàng hóa lên thuyền con hoặc từ thuyền con vào kho bãi, nơi được chỉ định; hoặc đưa hàng hóa từ trong kho bãi ra các cửa hàng phục vụ buôn bán.
Dù ở bất cứ đâu, việc cần bọn nó làm cũng rất nhiều, không bao giờ thiếu. Bù lại, tiền lương được tính với cơm nước không lo lắng. Tất nhiên, đều là lưu manh đầu trộm đuôi cướp, bọn nó đâu ngoan ngoãn ngay, nhiều thằng cũng từng có thái độ bất hợp tác. Nhưng mà đây là huyện Sơn Hải, thười kỳ mà Lý Sử A đang truy bắt cướp biển, lính ở huyện Sơn Hải phần lớn có quan hệ với làng Hồng Bàng, các vị trí đóng quân cũng hầu như ở gần những nơi hiện chúng đang ở, cần là binh lính vào can thiệp ngay. Đã thế, bọn này bị phân tán, mỗi nơi chỉ khoảng thằng, đàn ông trai tráng ở những chỗ kia cũng không thiếu, có khi binh lính tới không phải để bắt chúng nó, mà còn để can người dân không đập bọn nó chết mẹ.
Sau chục ngày, bọn này cũng đã hơi nghe lời, chính sách đối xử với bọn nó cũng khá hơn: có đồ ăn ngon, có phòng ngủ tốt hơn và có được tiền lương. Đã ăn cứng rồi, giờ được ăn mềm, đám người này cũng không biết nói gì hơn, chấp nhận thực tại, và cố gắng làm việc để kiếm tiền vậy. Thôi thì trời không chịu đất thì đất phải chịu trời.
Làm việc được thêm chừng chục ngày nữa, chúng lại thấy một toán đồng bọn khác được vận chuyển tới. Tất cả chúng đều là đám lưu manh cấp thấp ở huyện Thanh Sơn, bọn đầu sỏ không thấy đâu. Lân là hỏi chuyện thì câu trả lời là giống hệt phương thức tiếp đãi bọn đầu tiên. Thế rồi ma cũ cũng khuyên ma mới, thôi không có làm căng được đâu, nín nhịn làm tới khi xong việc rồi về cho xong. Đặc biệt là khi mà bọn nó gặp được dân huyện Thanh Sơn đi qua, hỏi thăm thì được biết những tên chủ mưu cầm đầu dạo này đang khổ bỏ mẹ. Chúng nó bị bắt đi làm một việc bẩn thỉu vô cùng: làm sạch hố ga thoát phân và nước thải, đồng thời làm thêm hệ thống khác cho huyện thị. Theo như làng Hồng Bàng giải thích, sắp tới họ còn tăng cường chế tạo nhiều hàng hóa, tất nhiên Huyện thị Sơn Hải sắp tới sẽ là chỗ có nhiều khách hàng tới lui. Người nhiều thì ăn nhiều, ăn nhiều thì ỉa nhiều, nhân lúc này làm sớm đi, chứ tới lúc ấy cứt đái dềnh lên đường thì khốn nạn. Họ đưa ra một lý do quá chuẩn, lại có thiết kế hệ thống đường dẫn chất thải tốt và nhân lực cũng do làng Hồng Bàng ra tay kiếm tìm, nên Huyện Lệnh Triều Văn Cốc đồng ý và rất phối hợp.
Lúc này ở huyện Thanh Sơn, trải qua hai đợt bắt bớ quyết liệt, có tới hơm hai trăm tên lưu manh đi bụi, cảnh đập phá quán ăn Hồng Bàng tạm phải lắng xuống, các quán ăn này mở cửa hoạt động trở lại khá rầm rộ. Để hút khách trở lại, nơi đây liên tục có những chiêu trò khuyến mãi: giảm giá, tặng đồ ăn vặt,... Khách đông người nhiều thì lắm chuyện để nói, và chuyện được nói nhiều nhất chính là tình cảnh vừa qua: quán ăn Hồng Bàng bị đập phá, dân Hồng Bàng lại mua bọn lưu manh kia về mà dùng.
- Bọn nó phá các chú thế sao vẫn mua bọn nó về mà dùng thế, nghe người bọn tôi tới đó xem thì việc đâu nặng nề quá, lại có ăn, có tiền lương.
- Tôi thấy các chú đánh mạnh mỗi đám đầu xỏ thôi ạ.
- Ấy là các bác không biết rồi. Bọn đầu xỏ thì bị phạt nặng hơn, còn đám tay chân cũng không sung sướng gì đâu. Người ta bảo rằng một ngày ở tù như nghìn thu ở ngoài. Bọn nó ở đây, tuy không việc làm, đập phá cả ngày, nhưng thư thái thoải mái, về chỗ bọn em phải làm việc theo sự giám sát tất nhiên là không bằng nổi rồi. Thế là trừng phạt bọn nó rồi.- Tay chủ cửa hàng cười nói xởi lởi kể rõ mọi chi tiết. Tuy nhiên, thay vì tập trung khen làng Hồng Bàng chu toàn, câu chuyện mà tất cả người dân Thanh Sơn được nghe lại là sự phối kết hợp giữa quan, binh và dân.
Quan lại, binh lính huyện Sơn Hải đã có hành vi bênh vực, hỗ trợ hết mình cho các thương nhân làng Hồng Bàng để họ có thể yên tâm phát triển thông qua việc hỗ trợ vận chuyển đám tù, rồi coi giữ để chúng làm việc, bổ sung nhân lực còn đang tạm thiếu sót, đồng thời cũng là cách để quan quân huyện Thanh Sơn thoải mái ra tay bắt người, từ đó trấn áp được nạn phá phách với các cơ sở làm ăn ở huyện Thanh Sơn.
- Đúng là quan ở huyện Sơn Hải tốt thật đó.
- Chứ còn gì nữa. Không có ý nói xấu, chứ em nghĩ quan quân chỗ các bác có khi chưa bằng được đâu.
- Chưa bằng, chú khen chỗ các chú thì được thôi, nhưng sao lại chê tới chỗ bọn tôi.
- Còn em còn bác, bác cứ xem sắp tới nếu như có mấy vụ bắt bớ dân Đá Vách, liệu làng Hồng Bàng có mua trọn được hết đám ấy về làng làm không, hay lại bán cho mấy tay chủ mỏ.
- Việc ấy thì liên quan gì tới quan lại quan tâm tới bọn tôi hay là không?- Thấy tên chủ quán nói, nhiều người tò mò hỏi lại.
- Em hỏi các bác, sao mỏ ở đây lập được hai chục năm rồi, mà năm nay, chỗ này mới phát.
- Là vì giờ mới đào được nhiều chứ sao?
- Ôi xời, thế là các bac không biết rồi. Ngày xưa nô lệ từ Đá Vách làm ngày làm đêm, hơn hẳn thợ mỏ bây giờ nhiều.
- Hoặc là bây giờ đường xá thuận tiện, người ta tới mua bán dễ dàng.
- Cũng có lý, mà chưa đúng toàn bộ. Thôi thôi, thấy các bác đoán thế là em biết rõ rồi, không đoán được đâu. Em nói luôn một câu cho vuông, là vì nô lệ chết hết, người ta phải thuê thợ mỏ, nên nơi đây mới phát triển.
- Thế là thế nào?
- Em hỏi bác nhé, thợ mỏ làm việc, có tiền thế thì tiền đó dùng làm gì?
- Mua gạo, mua thức ăn, mua quần áo.
- Có người cần thì có người bán, thế là người bán gạo, kẻ bán rau, đứa bán vải,... có phải được nuôi không.
- Đúng.
- Mà mấy ngươi kia lại đi mau từ người trồng lúa, trồng rau, kẻ dệt vải người nuôi tằm, thế là lại có người được nuôi tiếp, phải không.
- Phải.
- Cứ thế, cứ thế, mọi người nuôi nhau, ai cũng có tiền, là nơi đây phát triển. Bây giờ mà chủ mỏ mua được nô lệ, thì các bác biết rồi đấy.
Dân ở quán nhìn nhau, rồi ngẫm nghĩ. Càng nghĩ, họ càng sợ. Các cuộc nói chuyện cứ thế nhỏ dần đi, rồi họ ra về lúc nào không biết.