Võ Đường Nam Quốc lặng lẽ nằm trong khu phố Tây đông đúc nhộn nhịp bậc nhất Sài Gòn đã được thành lập từ rất lâu đời. Ban đầu nơi này chỉ là một võ đường nhỏ do hai người đàn ông trung niên có tên là Lý Hoài Nam cùng Lê Mộ Quốc tự bỏ tiền túi xây dựng. Hai ông vừa là doanh nhân cũng vừa là võ sư tài năng trong giới võ thuật, vì một lòng muốn tạo điều kiện cho thế hệ con cháu tương lai vươn đến tầm cao mới, hội đủ tài năng cùng tầm vóc nên hai ông đã quyết định mở võ đường này để giúp thế hệ đời sau rèn luyện thân thể cũng như nuôi dưỡng những hoài bão của chính hai ông.
“ … Bé Lạc ngoan! Không được khóc! … Đứng dậy cùng ông tập lại tư thế này một lần nữa xem nào! “
“ … Đúng rồi! … Phải giữ được khoảng cách ,m giữa đối thủ như vậy! … Ra đòn đi! … “
Lý Yên Lạc đưa tay nhẹ nhàng chạm vào những khung hình bằng gỗ màu nâu trưng bày những tấm hình đã bị thời gian nhuộm thành màu trắng ngà cũ kỉ vừa mỉm cười hồi tưởng lại những kỉ niệm thời thơ ấu khi cô mới tám tuổi, chân ướt chân ráo bước vào võ đường này cùng ông học võ…
“ Nhanh thật! Mới đó mà đã mười sáu năm rồi! “ – Lý Yên Lạc cúi đầu, bàn tay vân vê chiếc đai lưng màu đen với hai gạch đỏ được thắt tỉ mĩ trên bộ đồ võ thuật cô đang mặc rồi nhẹ nhàng nở nụ cười.
“ Em gái ơi, em thấy chị nên học môn võ nào để vừa rèn luyện cơ thể linh hoạt vừa có thể phòng thân?! Dạo này số lượng yêu râu xanh và biến thái tăng đột biến quá!“
Lý Yên Lạc vội ngẩng đầu, cô đưa mắt nhìn người vừa lên tiếng. Đó là một cô gái trẻ tuổi cùng mái tóc dài được cột cao, dáng người mảnh mai năng động, trên môi nở nụ cười rạng rỡ thân thiện, đôi mắt to tròn như hai hạt nhãn hấp háy tinh ngịch. Lý Yên Lạc nhoẻn miệng cười tươi lên tiếng đáp lời:
“ Cậu muốn mình chào đón cậu bằng vũ lực đúng không?! Come on baby! “ – vừa dứt lời Lý Yên Lạc nở nụ cười gian, ngoắc ngoắc ngón tay trỏ ra hiệu cho cô gái trẻ kia tiến về phía mình.
“ Mình sợ cậu sao? “ – Lê Việt An đưa mắt lườm Lý Yên Lạc một cái, rồi đưa bàn tay phải kéo cao ống tay áo sơmi bên trái, bàn chân phải cũng thuận thế tiến lên thêm vài bước, cơ thể của cô cũng gần như áp sát vào người Lý Yên Lạc nhưng cô lại không hề xuất đòn mà lại ôm chầm lấy con bạn nối khố lâu ngày không gặp của mình.
“ Đồ quỷ! Cậu về từ tối qua mà đến giờ mới chịu vác xác đến đây là sao hả? “ – Lê Việt An vừa ôm Lý Yên Lạc vừa hỏi tội.
“ Do thời tiết xấu, chuyến bay của mình bị hoãn hơn bốn giờ đồng hồ, lết về đến nhà thì trời sáng. Mình soạn đồ xong lập tức bay đến đây trình diện nè! “ – Lý Yên Lạc đưa tay vỗ nhẹ vào lưng của Lê Việt An, thành khẩn khai báo.
“ Cậu đợi mình một lát, mình chạy vào thay võ phục rồi hai đứa mình làm nóng cơ thể, vận động gân cốt! “ – Lê Việt An hớn hở đề nghị.
“ Mình nhớ cậu là bác sĩ đông y chứ đâu phải là võ sư, có cần đem mình ra dợt như vậy không??? “ – Lý Yên Lạc nheo mắt hỏi lại.
“ Đây là quy tắc của võ đường Nam Quốc chúng ta! Phải chào sân trình diện mà! “ – hai mắt Lê Việt An sáng lấp lánh, cô hí hửng đáp trả rồi đưa tay vỗ lên vai Lý Yên Lạc sau đó lách người đi nhanh về phía phòng thay đồ.
Lý Yên Lạc cùng Lê Việt An đã gắn bó với võ đường Nam Quốc từ nhỏ đến lớn, hai cô cũng chính là hai cánh tay đắt lực trợ giúp cho hai người ông đáng kính của mình trong việc hướng dẫn hay thị phạm cho các võ sinh mới trong những bài tập mang tính đối kháng cao. Năm năm trời đi du học, điều làm cho hai cô lưu luyến nhất chính là gia đình nhỏ của mình và võ đường này. Không ai bảo ai nhưng cả hai cô luôn canh giờ tranh thủ gọi video về để nhìn xem hai ông hướng dẫn dạy dỗ lớp đàn em tập võ rồi chăm chú theo dõi những ngón đòn của hai ông sau đó tự mình luyện tập để không bị quên bài, cơ thể cũng không bị chai cứng.
Lê Việt An cũng chỉ đáp máy bay về nước trước Lý Yên Lạc một ngày, chiều tối ngày hôm qua cô cũng vội vội vàng vàng chạy đến võ đường Nam Quốc với mục đích phụ giúp hai ông lẫn cảm nhận cái gọi là niềm vui khi được về nhà của chính bản thân mình.
Vào cuối buổi học, các võ sinh mới ai nấy mắt tròn mắt dẹt há hốc miệng khi nhìn thấy hai vị sư tỷ của mình tay chân vô cùng linh hoạt mềm dẻo tung ra những đòn vô cùng đẹp mắt lẫn chính xác tuyệt đối, những tràng pháo tay phấn khích vang lên giòn giã, còn hai ông lão Lý Hoài An và Lê Mộ Quốc lại liên tục gật đầu, vuốt râu tỏ ý hài lòng.
“ Hai đứa quả thật đã rất chăm chỉ luyện tập! Chúng ta cứ nghĩ hai đứa ở bên đó không có thời gian luyện tập nên tính sẽ dành thời gian tăng cường phụ đạo cho hai đứa, nhưng không ngờ hai đứa làm tốt đến như vậy! “ – Lý Hoài Nam xoa đầu Lê Việt An sau đó quay sang xoa đầu Lý Yên Lạc yêu thương lên tiếng.
“ Hôm nay là buổi học cuối rồi, bắt đầu từ ngày mai tụi nhỏ được nghỉ lễ một tuần. An – Lạc, hai đứa hộ tống hai ông đi du lịch được không? “ – Lê Mộ Quốc nhẹ vuốt chòm râu bạc chậm rãi lên tiếng đề nghị.
“ Dạ, được ạ! “ – Lý Yên Lạc cùng Lê Việt An lập tức gật đầu đồng ý.
“ Ông ơi, mình đi du lịch ở đâu vậy ông? “ – Lê Việt An ôm lấy cánh tay của Lê Mộ Quốc, cô nghiêng đầu đưa mắt nhìn ông rồi ngập ngừng lên tiếng hỏi.
“ Chúng ta sẽ đến Hải Phòng viếng đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Vua Lê Đại Hành sau đó sẽ đi dọc xuống tỉnh Quảng Ninh viếng đền thờ Danh Tướng Trần Hưng Đạo, sẵn tiện chiêm ngưỡng dòng sông Bạch Đằng lừng lẫy chiến tích chống giặc ngoại xâm của các Triều Vua Lý – Trần. “ – Lê Mộ Quốc vừa vuốt râu nhắm mắt phiêu du trong dòng suy tưởng vừa chậm rãi đáp lời.
Lê Việt An đưa mắt ảo não nhìn sang Lý Yên Lạc, Lý Yên Lạc cũng trao lại cho Lê Việt An vẻ mặt đầy sự cam chịu. Hai người ông này của hai cô không hổ danh là những con người mang trong mình một trái tim yêu nước nồng nàn cháy bỏng. Lần này, hai cô lại phải căng mắt dỏng tai nghe hai ông thao thao bất tuyệt nói về lịch sử nữa rồi!!!
Lê Việt An và Lý Yên Lạc là dân chuyên tự nhiên chính hiệu, hai cô học dở nhất là các môn xã hội nói chung đặc biệt là hai môn văn và sử. Cũng may môn tiếng Anh thuộc về phạm trù ngôn ngữ học nên hai cô mới có thể sống sót trở về sau năm năm du học ở tận trời Tây. Lịch sử đối với hai cô mà nói đó chẳng qua chỉ là những dòng chữ khô khan ghi lại những sự kiện quan trọng đã từng xảy ra trong quá khứ. Con người không thể huyễn hoặc mình sống mãi trong ánh hào quang của quá khứ của lịch sử mà phải nắm bắt xu hướng, tận dụng thời cơ để vươn lên, nếu phải thể hiện lòng yêu nước của bản thân, hai cô sẽ dùng hành động thực tế để chứng minh vì thế mà hai cô chẳng mặn mà gì với môn học lịch sử.
Ông nội Mộ Quốc và Hoài Nam của hai cô lại ở thái cực hoàn toàn đối lập với hai cô. Hai ông yêu chuộng lịch sử, thích tìm kiếm những tư liệu, những bản ghi chép với mong muốn được hiểu biết sâu rộng hơn về nền văn hóa cũng như lịch sử của quê hương đất nước. Hai ông chẳng quản tấm thân già yếu rong ruổi từ nam ra bắc chỉ để tận mắt xem lại những di tích lịch sử, những đền thờ hay những lăng mộ cổ xưa để rồi sau khi trở về từ những chuyến đi đó, hai ông lại nỗ lực hơn phấn đấu hơn để hoàn thành những hoài bão vẫn còn dang dở của mình.
Phải chăng đó là sự khác biệt giữa các thế hệ? Những người cao tuổi thường hoài niệm, chiêm nghiệm những giá trị cổ xưa còn lớp người trẻ tuổi lại nhìn về tương lai phía trước để cố gắng?