Khiêu Lương Tiểu Sửu Hỗn Thế Ký Hệ Liệt

quyển 1 chương 1-1: tiết tử

Truyện Chữ
Trước
Sau
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Huyện Bình Dương có một ngọn núi, dáng núi như chiếc ‘chung’, dân bản xứ liền gọi nó là núi Chung.

() chung là một loại đồ đựng dùng để đo ở thời cổ đại Trung Hoa, hình dáng từa tựa như chiếc lọ thắt cổ của Việt Nam ta.

Chân núi Chung có một thôn trang nhỏ, người họ La chiếm đa số cho nên gọi là La gia thôn.

Núi Chung tên thì to nhưng chẳng kề sát với ngọn núi hay con sông lớn nào, cao không quá tám trăm thước (m), đi vòng quanh núi cũng chỉ mất nửa ngày đường. Cũng may là trên núi có nhiều cây cối, động vật sống trong núi cũng không ít, trong núi còn có khe suối, ruộng đất chân núi cũng coi như màu mỡ. Người La gia thôn sống dựa vào núi, cuộc sống cũng coi như qua ngày đoạn tháng.

Trong La gia thôn có một hộ gia đình, là dân bản xứ, người vợ là người chạy nạn từ bên ngoài tới, chủ nhà La Đại Phúc chưa từng ra khỏi làng, thấy Công Tôn thị rồi thì ‘ngỡ ngàng’, đón cả nhà người ta đến nhà mình sống, hiếu kính phụ mẫu Công Tôn thị hơn cả phụ mẫu mình.

Thường xuyên qua lại như thế, Công Tôn thị gả cho La Đại Phúc, hai nhà hợp thành một.

Sau khi Công Tôn thị gả cho La đại phúc thì sinh liền một mạch ba đứa, hai nam một nữ làm phụ mẫu La gia chỉ có độc một đứa con là Đại Phúc mừng rỡ cười toe toét.

Con trưởng của La đại phúc tên Truyền Sơn, đứa con thứ tên Truyền Hải, đứa con gái tên Truyền Vịnh[yǒng: mãi]. Dựa theo ý của Công Tôn thị thì có ba đứa con này rồi, trong nhà có thể sơn trân hải vị mãi không ngừng.

Đặt tên thế cho ba đứa con, thực ra không phải do Công Tôn thị thèm ăn, mà là cuộc sống của mỗi nhà trong La gia thôn chỉ có thể coi như sống tạm. Sau khi La Đại Phúc cưới Công Tôn thị, trong nhà liền có thêm ba miệng ăn phải nuôi. Sau khi sinh con ra rồi, nhà lại có thêm ba miệng ăn nữa. Dù cả nhà La Đại Phúc đều xuống ruộng lên núi làm quần quật cả ngày thì trong nhà cũng khó tránh khỏi việc thiếu ăn.

Cũng may bốn vị trưởng bối đều khỏe mạnh, họ đều có thể ra đồng làm việc, La Đại Phúc liền khai khẩn một miếng đất trong núi. Chờ ba đứa con ra đời hết, cuộc sống của La gia cũng dần dần an ổn. Cuộc sống không thể nói là dư dả, nhưng cơm cũng đủ no.

Hôm nay, La Công Tôn thị mang con theo người trong thôn cùng vào thị trấn. Một là vì lấy lông và da của động vật trong núi đổi chút muối và lá trà linh tinh, một là muốn tính mệnh cho bọn trẻ.

Chuyện là do nửa năm trước, La Công Tôn thị chợt nghe một cô gái là dâu cả của một nhà trong thôn kể với nàng, kể rằng trong thị trấn có một ông thầy tướng số mù rất linh, ngay cả vấn đề sinh nam hay sinh nữ cũng tính ra được, còn có thể giúp người ta tránh khổ sở đuổi tai ương. Trong thôn có rất nhiều người đã đi tính rồi, ai về cũng bản ông ấy tính đúng. Thế là Công Tôn thị cũng động lòng theo, cũng muốn để ông thầy bói mù xem mệnh cho ba đứa con của nàng coi sao.

Và thế là, hôm nay, cuối cùng cũng đợi được cơ hội, La Công Tôn thị liền bàn bạc với chồng, mang thổ sản vùng núi và hai đứa con trai theo xe ngựa của người trong thôn vào thành.

Bên cạnh chiếc sạp của ông thầy tướng số mù có rất nhiều người đứng, xem ra ổng làm ăn cũng tốt.

La Công Tôn thị đợi nửa ngày, cuối cùng cũng đợi tới lượt mình, vội vã kéo hai đứa con ngồi xuống trước sạp.

“Đạo trưởng, phiền ngài xem cho hai đứa này. Coi hai đứa nó sau này có tai nạn gì không, tương lai có thể làm gì.” Nói rồi đẩy thằng con trưởng tới trước.

La Truyền Sơn năm nay đã chín tuổi, chưa trải việc đời, lần đầu mới vào huyện thành, người trông ngốc ngếch, sụt sịt nước mũi đứng trước mặt người mù.

Người mù đảo con mắt toàn lòng trắng, “Đưa tay cho bần đạo.”

Truyền Sơn gãi gãi mũi, nương hắn vội đẩy hắn một cái, “Mau đưa tay cho đạo trưởng xem.”

Truyền Sơn nghe nương hắn bảo, lúc này mới đưa một cái tay bẩn đặt vào trong tay người mù.

Nương hắn vừa thấy hắn vươn cái tay ấy, lúc đó liền tức giận véo lỗ tai hắn, “Trước khi vào thành đã rửa sạch tay cho rồi, sao chưa bao lâu đã bẩn như thế.”

“Ối, nương nhẹ thôi.” Truyền Sơn sợ nhất ngón nhéo lỗ tai này của nương hắn, làm hai tai hắn to hơn tai của em trai em gái hắn nhiều, trông sắp giống như tai gọi gió rồi ấy.

“Cũng biết mặt mũi cơ đấy! Mày như này sao làm đại ca được? Chờ về nhà rồi nương cho mày biết tay.”

Truyền Hải thấy nương nó nhéo lỗ tai đại ca không tha, lặng lẽ rụt tay về sau, giấu đôi tay nhỏ đằng sau lưng, cọ liên tục vào quần áo.

“Khụ, đứa trẻ này, ừm.” Đạo sĩ mù mở miệng, La Công Tôn thị mau chóng buông tay tay nhéo lỗ tai đứa con trai ra, cầm tay của đứa lớn lắng nghe hết sức chăm chú.

“Đứa trẻ này…Aiz.”

“Đạo trưởng, ngài đừng chỉ thở dài, con ta rốt cuộc thế nào?”

Người mù lắc đầu, “Đứa con này của ngươi sợ rằng cả đời khó có thể thuận buồm xuôi gió. Sờ xương tay hắn, vô tài, vô phúc, cũng không thọ.”

“Cái gì?!” La Công Tôn thị đứng vọt dậy, “Đạo trưởng, tiên trưởng, ngài sờ mặt nó nữa đi, có thể tính sai rồi không?”

Người mù vươn tay, sờ xương mặt Truyền Sơn theo lời nàng. Sờ xong thì không nói gì.

“Tiên trưởng, đây là trứng của gà rừng trong núi, ngài trông tươi chưa.” La Công Tôn thị lấy hai quả trứng gà rừng từ trong giỏ ra, đặt vào trong tay người mù.

Truyền Sơn thấy hai quả trứng gà rừng ấy, con mắt láo liên, trợn trừng nhìn người mù thu hai quả trứng gà ấy về.

“Nương, con vất vả lắm mới sờ được mấy quả trứng gà rừng, người đã tặng đi như thế? Hu hu!”

“Câm miệng! Không được ồn. Tiên trưởng…”

Người mù đảo con mắt trắng dã, nghĩ thầm chẳng qua là hai quả trứng gà mà còn keo kiệt như thế, hừ. Lúc này sắc mặt có hơi nghiêm túc: “Bần đạo cũng không muốn giấu thí chủ, đứa con này của ngươi nửa đời trước bị ‘xui xẻo theo đuôiư, mặc dù không bị chết đói, nhưng họa quấn lấy người thân. Có nó ở nhà, nhà ngươi cũng đừng mong tích tài.”

La Công Tôn thị há to miệng, không ngờ là đứa con lớn của nàng lại mệnh xấu như thế. La Công Tôn thị đáng thương, môi run bần bật, nói: “Tiên trưởng, lẽ nào đứa trẻ này suốt đời…” Nói rồi lại lấy ra hai quả trứng gà rừng từ trong rổ.

“Ừ, khó đấy.” Tiếng thở dài này không chỉ có La Công Tôn thị, đến ngay cả những người xung quanh cũng không khỏi thổn thức theo. Không phải tiếc thương cho số phận của đứa trẻ này, mà là thương cho La gia này lại sinh ra một đứa trẻ vận xấu như thế. Đồng thời lại thầm thấy may mắn, may mà nhà mình không bị xui xẻo như thế.

La Công Tôn thị cứ như bị hư thoát, ngơ ngác một lát, lại kéo đứa con thứ tới trước mặt người mù, lần này nàng lấy hết toàn bộ số trứng gà trong giỏ đổ ra trước mặt người mù, ngay cả giỏ cũng không cần.

“Tiên trưởng, ngài xem cho đứa trẻ này nữa.”

Người mù đảo con mắt trắng dã, thấy trứng gà trong giỏ ít cũng phải có bảy tám quả, lúc này tâm trạng mới thoáng vui một chút, giả vờ giả vịt sờ mặt và tay Truyền Hải, thốt lên một tiếng kinh ngạc.

“Ai nha, đứa trẻ này của ngươi thì ghê lắm!”

“Ờ? Thế là sao?” La Công Tôn thị cuối cùng cũng có chút tinh thần.

“Đứa trẻ này của ngươi đúng là mệnh đại phú đại quý! Không những phúc lộc thọ đều có đủ, hơn nữa có ‘may mắn theo đuôi’, có nó chắc chắn cả nhà thịnh vượng.”

“Vậy sao? Vậy, vậy, vậy thật tốt quá! Ai nha, thật tốt quá!” La Công Tôn thị cơ hồ vui quá hóa khóc.

Truyền Hải lén nhìn ca nó, Truyền Sơn làm một cái mặt quỷ với nó. Hai tiểu quỷ đều còn quá nhỏ, hoàn toàn không rõ ông thầy tướng số này nói thế là ý gì.

“Cảm tạ tiên trưởng, cảm tạ tiên trưởng!” La Công Tôn thị lau nước mắt, dắt hai đứa con trai chuẩn bị đi.

Cũng không biết người mù có phải đột phát lương tâm hay không, tự dưng nói: “Chậm đã.”

La Công Tôn thị sợ đến ngẩn ra, chỉ sợ đứa con thứ lại xảy ra vấn đề gì, chậm rãi quay đầu lại, chợt nghe người mù mở miệng nói:

“Mệnh đứa con trưởng nhà ngươi dù không tốt, nhưng bởi vì có đứa thứ hai, hơn nữa nhà ngươi…” Bấm đốt ngón tay tính toán, “Tổ tông nhà ngươi làm không ít chuyện tốt, có thể ngăn bớt nửa phần xui xẻo đứa con lớn mang đến. Chỉ cần nhà ngươi thường ngày chú ý tích lũy công đức, khi nó sống qua ngưỡng hai mươi lăm tuổi, xui xẻo sẽ chuyển thành may mắn. Lời đã nói hết, các người tự giải quyết cho tốt.” Nói xong thì nhắm mắt lại như đi vào cõi thần tiên.

La Công Tôn thị suy ngẫm, không khỏi nghĩ đến sau khi mình sinh ra Truyền Sơn xong, trong nhà quả đúng là có một khoảng thời gian khó khăn chật vật, mãi đến khi sinh ra Truyền Hải, cuộc sống mới từ từ khôi phục như trước, mà nay cuối cùng cũng có thể mỗi ngày ăn đủ no. So sánh cách nói của người mù này, đúng là không sai chút nào.

Người vây xem xung quanh đột nhiên có người nói với giọng kinh ngạc: “Sao đạo trưởng lại biết hai đứa này ai là trưởng ai là thứ? Chỉ sờ xương và tay mà sờ ra được ư? Hai đứa này thoạt trông cũng sàn sàn nhau mà.”

“Đúng vậy, đúng vậy, thần kì thật đấy!” Nhất thời, tiếng kinh ngạc cảm thán vang lên không ngớt.

La Công Tôn thị đã thầm vô cùng tín phục người mù, tự nhiên đã sớm quên mình đã từng than phiền trách cứ Truyền Sơn không có dáng đại ca, thấy thầy tướng số mù này quả thực linh nghiệm như vậy, nhất thời vui buồn lẫn lộn, dắt hai đứa trẻ chả hiểu mô tê gì đi về nhà.

Và bởi vì ông thầy tướng số này, Truyền Sơn đáng thương từ nay về sau đã thành tai tinh trong những lời bàn tán. Hễ trong thôn xảy ra chuyện gì cũng phải dính dáng tới Truyền Sơn, cũng may Truyền Sơn có một đệ đệ phúc tinh, người trong thôn còn chưa đến nỗi muốn đuổi hắn ra khỏi La gia thôn. Nhưng dần dà lâu dài, đến ngay cả Truyền Sơn cũng coi mình như tai tinh. Nếu không phải La Đại Phúc và La Công Tôn thị cũng không bởi thế mà ghét bỏ đứa con này, đối xử với hắn vẫn như trước đây thì Truyền Sơn có khả năng đã phải trốn vào núi không ra rồi.

Cứ như thế, La Truyền Sơn suốt ngày trông sao ngóng trăng, ước gì cho thời gian là một bánh xe, lăn lộc cộc một phát đến thẳng năm tuổi.

Vào năm tuổi, bởi vì La Truyền Sơn thực sự không thể chịu đựng nổi ánh mắt nhìn hắn như nhìn ôn dịch của người trong thôn, liền thuyết phục cả gia đình, đăng ký tên phục binh thay cha hắn.

Cũng không biết ông thầy tướng số mù ấy có linh nghiệm thật như vậy hay không, Truyền Sơn cho rằng mình vào quân rồi, cái danh xui xẻo cũng cởi bỏ được. Ai mà ngờ…

Nê: mở một cái hố to thiệt là to, nhảy vào hố ngồi một thể đỡ đi la liếm hố khác, mấy năm nhỉ:)) Chú thích: Thời gian trong câu chuyện này phân chia như sau: Mười hai canh giờ. Giờ Tý: h-h | Giờ Sửu: h-h | Giờ Dần: h-h | Giờ Mão: h-h | Giờ Thìn: h-h | Giờ Tỵ: h-h | Giờ Ngọ: h-h | Giờ Mùi: h-h | Giờ Thân: h-h | Giờ Dậu: h-h | Giờ Tuất: h-h | Giờ Hợi: h-h. Một canh giờ chia làm tám khắc, một khắc là mười lăm phút. Dưới khắc là tự, một tự là năm phút. Dưới tự là giây, dưới giây là hốt.

Truyện Chữ
Trước
Sau
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio