rở lại khách sạn, Đình Sương tắm rửa sạch đất cát trên người rồi thu dọn hành lý.
“Anh mang vali về nhà nhé, em chỉ mang theo điện thoại di động, ví tiền với giấy tờ thôi.” Đình Sương nhìn đồ đạc trong phòng: “Còn củ sạc nữa.”
“Anh đi cùng em.” Bách Xương Ý nói: “Để anh dọn đồ cho.”
Đình Sương ngẩn người đáp: “Vâng…”
Từ bãi biển trở về đến giờ, phản ứng của cậu vẫn luôn có chút trì độn.
Trên màn hình điện thoại có tin nhắn của Chúc Văn Gia gửi tới: Em cũng là về nước rồi mới biết chuyện.
Đình Sương ngồi bệt xuống đất, nhìn di động rất lâu, mới gõ xuống một hàng chữ “Có tình hình gì thì hãy nhắn ngay cho anh”, thế rồi lại xóa đi, đổi thành: Chờ anh trở về.
Gửi xong, cậu mở trình duyệt web lên kiếm từ khóa ‘xuất huyết não’.
Có vô số từ ngữ bất quy tắc đổ dồn vào trong mắt cậu: tỷ lệ tử vong cấp tính, cao huyết áp, hút thuốc, tâm tình kích động, di chứng về sau, đột ngột phát bệnh, từ trần.
“Chuẩn bị đi thôi.” Bách Xương Ý vươn tay ra trước mặt cậu.
“… Vâng.” Đình Sương đưa tay cho anh, để Bách Xương Ý kéo mình đứng dậy.
Trên đường ngồi xe tới sân bay, cảm giác thời gian sao mà gian nan quá.
Thời gian chờ đợi máy bay cũng rất gian nan.
Đình Sương muốn đi hút một điếu thuốc lá, nhưng nhớ tới nội dung về ‘xuất huyết não’ vừa tìm được ban nãy, thế là đành nhịn xuống.
“Em hối hận rồi.” Cậu bỗng nhiên nói với Bách Xương Ý như vậy.
Bách Xương Ý không đáp lời, vẫn chờ cậu nói tiếp.
“Em đột nhiên nhớ đến rất nhiều chuyện trước kia.” Đình Sương cúi đầu nhìn mặt đất giữa hai chân: “Em hối hận vì đã đi du học, em cũng không nên nổi giận với ông ấy.”
Nói được vài câu, Đình Sương lại tiếp tục yên lặng, Bách Xương Ý vẫn chỉ lắng nghe chứ không hề đáp lời.
“Em tới phòng rửa tay đây.” Đình Sương nói.
Cậu đi rất lâu, lúc trở lại trên tay có xách theo một cái túi giấy.
“Em mua một đôi giầy.” Cậu cười với Bách Xương Ý, trong đôi mắt chứa đựng niềm ước ao, giống như sinh mệnh của cậu phụ thuộc hết vào câu hỏi này: “Anh bảo ông ấy có đi vừa không?”
Bách Xương Ý nhìn cậu, đáp: “Có chứ, chắc chắn là sẽ vừa.”
“Mẹ kiếp.” Đình Sương quăng cái túi xuống đất: “Ngay cả việc ông ấy đi cỡ bao nhiêu em cũng không biết, một năm chỉ gọi cho ông ấy đúng một cuộc điện thoại, hiện giờ tỏ vẻ khổ sở cho ai nhìn? Chẳng trách khi ông ấy xảy ra chuyện, người ta lại không gọi điện thông báo cho em.”
Cậu phát cáu một trận, chẳng biết là đang oán trách bản thân hay đang oán trách người khác nữa. Trút giận xong, khi không còn phẫn nộ để che đậy, yếu đuối cũng bắt đầu lộ dần, cậu tựa đầu lên vai Bách Xương Ý, nhỏ giọng nói xin lỗi.
Bách Xương Ý xoa xoa đầu cậu, bảo: “Đi ăn một chút gì nhé?”
Đình Sương lắc đầu, cậu ăn không vô.
Mười một tiếng ở trên máy bay hầu như cậu chẳng ăn gì, cũng chẳng ngủ được, cứ nhìn mãi bầu trời đen kịt bên ngoài cửa sổ, cho đến tận khi ánh mặt trời mọc lên từ phía đông, nhô cao tới mức không nhìn thấy được.
Bách Xương Ý biết thứ hiện giờ cậu cần không phải là đồ ăn, cũng không phải là giấc ngủ, Đình Sương chỉ cần một mình lặng yên suy nghĩ, sau đó là trưởng thành, mặc kệ bản thân cậu có nguyện ý hay không.
Chúc Văn Gia và tài xế đã chờ sẵn ở sân bay.
“Ba thế nào rồi?” Vừa thấy mặt cậu ta, Đình Sương lập tức hỏi ngay.
Chúc Văn Gia đáp: “Vẫn chưa tỉnh.”
Đây không phải là một tin tức tốt, nhưng ít nhiều cũng không phải một tin tức càng tồi tệ hơn.
Chúc Văn Gia liếc mắt nhìn Bách Xương Ý, hỏi Đình Sương: “Các anh ăn cơm chưa? Chúng ta tới bệnh viện trước hay là ——”
“Tới bệnh viện.” Đình Sương đáp.
“Em cũng đoán vậy, chắc anh cũng chẳng còn tâm trí để đi đâu. Hiện tại là h rồi…” Chúc Văn Gia nhìn thời gian một chút, nói với tài xế: “Chúng ta đi nhanh lên.”
(ICU: phòng chăm sóc đặc biệt)
Thời gian vào thăm phòng ICU rất nghiêm ngặt, mỗi ngày sẽ được phép vào thăm đúng một tiếng đồng hồ, thời gian là từ : đến : giờ chiều, thêm vào đó tối đa chỉ người một lượt.
Lúc trên xe, Chúc Văn Gia ngồi ở ghế lái phụ, còn Đình Sương với Bách Xương Ý thì ngồi ở hàng ghế sau.
Đình Sương thấy trên xe có treo một tấm ảnh gia đình nhỏ, bao gồm Chúc Ngao, Ông Vận Nghi, và đứng chính giữa là Chúc Văn Gia hồi còn nhỏ.
Từ sau khi Chúc Văn Gia được sinh ra, năm nào nhà bọn họ cũng đi chụp ảnh gia đình, có điều Đình Sương không bao giờ chịu chụp, dẫu Chúc Ngao có dỗ ngon dỗ ngọt hay đe dọa kiểu gì cũng chẳng ăn thua. Sau đấy cậu lớn thêm một chút, mối quan hệ với Ông Vận Nghi đã hòa hoãn hơn, cũng đồng ý chơi chung với Chúc Văn Gia rồi, nhưng cả nhà họ đã quen với việc Đình Sương không thích chụp ảnh gia đình, nên chẳng ai hỏi cậu có muốn đi hay không nữa. Ngay cả chính bản thân Đình Sương cũng cảm thấy rằng, ảnh gia đình mà có thêm cậu thì sẽ không được tự nhiên.
Hiện giờ trông thấy bức ảnh này trên xe, Đình Sương bỗng nhiên cảm thấy mình là một đứa chẳng có nhà. Ba của cậu có gia đình của riêng mình, mẹ của cậu cũng có mái ấm riêng…
“Ting.” Bách Xương Ý gọi cậu.
“Hả?” Đình Sương hoàn hồn, vừa cúi đầu thì trông thấy album ảnh trong điện thoại của Bách Xương Ý.
Toàn bộ album đều là ảnh chụp chung của bọn họ, ngoài ra còn có cậu con trai Vico.
“Phải rồi, anh đã nhờ cô bạn kia của anh chăm sóc con hộ bọn mình thêm vài ngày nữa chưa?” Đình Sương hỏi.
“Đương nhiên. Bao giờ về nhà chúng ta cũng dán tấm ảnh này trong xe nhé?” Bách Xương Ý không dấu vết mà ôm lấy eo cậu: “Hay là tấm này?”
“Cái nào cũng được.” Đình Sương lặng lẽ bóp bóp tay anh: “Em thích hết.”
Lúc này Chúc Văn Gia mới hiểu bọn họ đang nói về vấn đề gì, cậu ta cũng chú ý tới bức ảnh kia, vươn tay tháo nó xuống rồi bỏ vào trong hộc để đồ.
“Chúc Văn Gia em làm gì thế?” Đình Sương nở nụ cười: “Không cần thiết đâu.”
“Mấy ngày nay mẹ em… cứ bày ảnh chụp ở khắp nơi, còn khóc nữa.” Chúc Văn Gia mó máy nghịch cái tay cầm của hộc để đồ: “Em càng nhìn càng thấy khó chịu.”
Đình Sương trầm mặc một lúc rồi bảo: “… Anh hiểu mà, dì ấy chắc đang buồn lắm.”
“Em không muốn thấy bà ấy khóc.” Chúc Văn Gia nói.
Đình Sương bảo: “Em đừng gây thêm chuyện cho dì là được rồi.”
Xe di chuyển rất nhanh, lúc đến được bệnh viện mới độ ba giờ hơn.
“Chúng ta phải nhanh lên.” Chúc Văn Gia đi ở đằng trước.
Đến bên ngoài phòng ICU, Chúc Văn Gia bảo Đình Sương với Bách Xương Ý đợi một chút, để cậu ta nhờ y tá dẫn bọn họ đi thay đồ cách ly, đeo mũ chụp với khẩu trang xong mới được tiến vào phòng chăm sóc đặc biệt.
“Chúc tiên sinh ư?” Y tá nhìn sổ ghi chép: “Hôm nay đã có người vào thăm rồi.”
“Có người vào thăm rồi? Ngay bây giờ á?” Chúc Văn Gia hỏi: “Mới hơn h thôi, ai vào thăm được chứ? Chẳng phải chỉ cho phép người nhà được vào thăm thôi sao?”
Y tá đáp: “Thì người nhà mà, chính là Chúc phu nhân đó, bà ấy còn dẫn theo một người bạn của Chúc tiên sinh tới nữa.”
“Mẹ tôi á?” Chúc Văn Gia nói: “Tôi đã bảo trước với bà ấy là hôm nay sẽ dẫn anh trai tới đây… sao lại thế được nhỉ.”
“Sao thế?” Đình Sương thấy bộ dạng giao tiếp không thuận lợi của Chúc Văn Gia, bèn đi qua đấy hỏi.
“… Mẹ em đang vào thăm rồi.” Chúc Văn Gia có chút buồn bực: “Ngày mai chúng ta lại đến vậy.”
Đình Sương suy nghĩ một chút rồi bảo: “Anh sẽ chờ ở đây.”
“Chờ làm gì?” Chúc Văn Gia nói: “Bọn họ có đi ra anh cũng không thể vào đâu, thời gian thăm bệnh rất ngắn, anh ngồi đây chờ cũng chẳng gặp được ba.”
“Không sao, ngồi đấy anh sẽ thấy an tâm hơn.” Đình Sương nói: “Với lại anh cũng phải chào hỏi dì một tiếng chứ. Đúng rồi, bác sĩ có ở đây không? Anh muốn nói chuyện riêng với bác sĩ một chút.”
Bác sĩ trực bệnh viện họ Trình, cô có hai vành mắt thâm như gấu trúc, lúc mà Đình Sương bước vào phòng thì bác sĩ Trình đang viết bệnh án, vừa nghe đối phương giới thiệu là người thân của Chúc Ngao, cô chưa chi đã thấy phiền hà.
Mấy ngày gần đây có không biết bao nhiêu kẻ đã chạy tới hỏi thăm khi nào Chúc Ngao chết, bác sĩ Trình ở sau lưng âm thầm phỉ nhổ cả tỷ lần: “Bệnh nhân còn chưa chết thật mà sao mấy người vội vàng thế.” Có điều khi tiếp chuyện với người nhà bệnh nhân thì vẫn phải bày ra thái độ chuyên nghiệp, bác sĩ Trình bỏ chuột xuống, xoay người lại, nghiêm túc giải thích tình hình của Chúc Ngao cho Đình Sương nghe.
Cô bắt đầu giải thích từ việc Chúc Ngao có tiền sử bệnh tăng huyết áp, sau đấy do uống rượu say không khống chế được cảm xúc, dẫn tới việc huyết áp đột nhiên tăng vọt, các mạch máu nhỏ ở trong đầu không chịu được nên bị đứt, từ đấy gây ra triệu chứng xuất huyết não.
“Hiện tượng này người ta thường gọi là trúng gió.” Bác sĩ Trình nói.
Đình Sương giật giật môi, lặp lại không thành tiếng: “Trúng gió ư… thế bao giờ ông ấy có thể tỉnh lại?”
“Cái này rất khó nói.” Bác sĩ Trình dừng lại một chút, tiếp tục giải thích quá trình xuất huyết não sẽ dẫn đến phù não, phù nào sẽ tạo thành thoát vị não: “Các trung tâm hô hấp phải chịu áp lực, người bệnh cũng vì thế mà gặp nguy hiểm đến tình mạng, cho nên hiện tại còn cần quan sát kỹ càng hơn.”
Đình Sương nghe xong toàn bộ, mãi chẳng nói tiếng nào, một lúc lâu sau mới bảo: “Ba tôi không phải kiểu người dễ dàng bị kích động, cũng tự biết phải kiềm chế khi uống rượu bia, bởi ông ấy hiểu rõ việc mình bị cao huyết áp nên trong người lúc nào cũng mang theo thuốc, ông ấy cũng rất sợ mình sẽ xảy ra chuyện.”
Ý là muốn hỏi nguyên nhân Chúc Ngao phải vào viện, thế nhưng việc này bác sĩ cũng chỉ được nghe người nhà bệnh nhân miêu tả lại, dù sao bác sĩ cũng đâu có ăn cơm uống rượu chung với Chúc Ngao.
Bác sĩ Trình chỉ có thể chữa bệnh, chứ không cách nào giải thích được nghi vấn này của Đình Sương.
Đình Sương thấy bác sĩ Trình không nói lời nào, cũng nhận ra mình đã hỏi cô một câu vô nghĩa, thế là đành nói lời cảm ơn, sau đó đứng dậy rời khỏi.
Cậu vừa trở lại bên ngoài phòng ICU, không bao lâu sau Ông Vận Nghi cũng đi ra, mắt đỏ hoe hết cả lên.
Người đàn ông đi bên cạnh bà ta thì Đình Sương cũng có chút ấn tượng, đây là người bạn tốt của ba cậu, cũng là một trong các cổ đông của RoboRun.
Chúc Văn Gia nói: “Mẹ, con đã bảo hôm nay con ——”
“Tiểu Gia, đây là bác Nghiêm, con chào bác đi.” Ông Vận Nghi nói: “Bác Nghiêm từ xa tới đây thăm ba con, mẹ nhất định phải dẫn bác ấy vào.”
Nói xong bà ta bèn nhìn về phía Đình Sương, lau đi những giọt lệ nơi khóe mắt, giống như chẳng biết phải mở miệng ra làm sao: “Con… sao con lại khiến ba con tức giận thành thế này? Chao ôi… bình thường một cuộc điện thoại cũng chẳng buồn gọi về, vừa gọi đã làm ông ấy thương tâm. Mấy năm nay sức khỏe của ba con luôn rất tốt, nhưng từ sau lần con… thôi thôi quên đi, người một nhà với nhau, người một nhà có gì mà không bỏ qua được, cũng đâu phải do con cố tình, chẳng biết là ai đã tạo nghiệt nữa. Hôm nay con có về nhà không, để dì xuống bếp làm cơm cho cả nhà?”