Nó đứng ở bàn đầu, quay mặt xuống dưới phòng, còn hắn thì ở bàn cuối, quay mặt lên. Trên đời này quả thực có những sự sắp đặt hay ho mang tên “duyên phận”.
Nó làm rất tốt, từ chọc tủy đến cố định ếch trên khay mổ, rồi cắt, lột da, rạch bụng, phành bụng ra để quan sát các nội quan( dã man quá!). Thỉnh thoảng nó ngẩng đầu lên thì lại thấy hắn đang rất chăm chú, thao tác nhanh nhẹn, gọn gàng.
Mổ xong, nó sắp xếp dụng cụ gọn gàng rồi gọi thầy giám thị đến. Ông ấy hỏi vài câu về: cấu tạo ngoài của ếch để chúng thích nghi với đời sống vừa trên cạn vừa dưới nước, đặc điểm da ếch, chức năng tim, hoạt động hô hấp, tập tính kiếm mồi,…nó đều trả lời tốt. Xong xuôi, nó viết bản tường trình, vẽ hình, chú thích đâu ra đấy rồi đem nộp.
Nó liếc nhanh xuống phía dưới, hắn cũng đã mổ xong. Nó trở lại bàn thu dọn mẫu vật, dụng cụ rồi bê khay mổ đi xuống góc phòng nơi có bồn rửa để làm vệ sinh. Hắn nhiệt tình hỏi thăm nó:
-Cậu mổ xong rồi à, làm tốt chứ?
-Cũng được thôi, còn cậu?
-Tớ mổ xong rồi nhưng mà…lạ nhỉ tớ không thấy gan của con cá này.
-Vậy ư? Để tôi xem thử -Nó nhìn quanh, thấy hai giám thị đang ra câu hỏi cho các thí sinh khác liền ghé lại xem.
-Đây, nó ở đây nè, cạnh tim cá, cái màu sẫm sẫm ấy, cậu thấy không?
-Ôi vậy mà tớ cứ tìm mãi. Cảm ơn cậu nhé!
-Không có chi.
Nói rồi nó vội đi rửa khay và dụng cụ mổ. Thầy giám thị bước đến bàn hắn, quan sát một lượt, gật đầu vẻ hài lòng.
-Em chỉ cho tôi xem tim của con cá này.
-Dạ, nó ở đây ạ!-Vừa nói hắn vừa chỉ vào -Tim cá có hai ngăn tạo một vòng tuần hoàn, có chức năng co bóp đẩy máu mang oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể ạ!
-Tại sao cá lại có vòng tuần hoàn đơn trong khi các động vật có xương sống khác lại có vòng tuần hoàn kép?
-Dạ là do cá sống trong môi trường nước, khi bơi thì cơ thể được nước nâng đỡ. Cá là động vật biến nhiệt và nước thì lại có nhiệt độ ổn định nên cá không cần tốn nhiều năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ. Vậy nên nhu cầu ôxi của cá không cao, với vòng tuần hoàn đơn cũng có thể giúp chúng thích nghi với môi trường sống.
- Rất tốt! Thế gan của nó đâu?
-Ở đây, cạnh tim ạ!
Rồi thầy chỉ vào một bộ phận khác, hỏi:
-Đây là gì?
-Dạ là bóng hơi giúp cho cá có thể chìm nổi dễ dàng.
-Vậy phổi của nó đâu?
-Dạ cá không có phổi ạ! (Ông thầy này đểu quá!)
-Vậy làm sao mà nó thở được?
-Dạ cá có các lá mang với hệ mao mạch dày đặc giúp cá trao đổi khí.
-Được rồi, em lên lấy giấy viết tường trình đi!
-Dạ em cảm ơn thầy.
Đúng, hắn trả lời rất tốt, rõ ràng, trôi chảy, lại rất lễ phép. “Nhìn mặt hắn hơi ngố nhưng không ngờ lại thông minh thế, rất có triển vọng, rất có tương lai!”
Một tuần sau là có kết quả thi. Phần lí thuyết nó chỉ-được-có , điểm, còn phần thực hành lẫn bản tường trình được tròn điểm, tổng cộng là ,. “Thôi kệ, vậy cũng tạm được rồi!”
Nhưng mà, đến lúc xếp giải, nó mới nhận ra một điều…
.Bạch Tôn Nguyên _ THCS Hoàng Văn Thụ _ điểm _Giải Nhất
.Nguyễn Mai Ngọc _ THCS Nguyễn Hào Sự _, điểm _Giải Nhất
…
“Gì chứ? Có nhầm lẫn gì không vậy, sao…sao có thể như vậy được. Không thể nào, không thể. Hắn được điểm, có nghĩa là lí thuyết được điểm, hắn giải được bài cuối sao? Còn những câu khác, câu về “Kĩ thuật gen” là…là mình đã chỉ cho hắn, mình đã cho đối thủ điểm sao? Trời ơi sao mình lại ngu thế? Không, không chỉ có vậy, mình còn chỉ hắn phần thực hành nữa! Ngọc ơi mày đi chết đi!”
Đến lúc đó nó mới biết, giúp đỡ kẻ thù chính là tự sát, người không vì mình thì trời tru đất diệt! “Cái tên có bộ mặt ngây thơ đó giả vờ tội nghiệp, đáng thương rồi dụ dỗ mình, mình mắc bẫy của hắn rồi!”