Khom Lưng

chương 7: quân hầu về

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Chuyển ngữ: Tặc Gia.

Sau khi Tiểu Kiều ra khỏi cửa, phủ sứ quân vừa mới trống nhạc linh đình dần rơi vào tĩnh lặng, khách khứa tản đi, Kiều Việt thấy Kiều Bình vẫn sững sờ nhìn ra cửa lớn rồi bất động hồi lâu, ông đành tới bên khuyên nhị đệ đi vào: “Nhị đệ à, cháu gái đi xa rồi. Mới vừa rồi trong thành náo nhiệt đến thế nào đệ cũng tận mắt nhìn thấy đấy, vi huynh thật sự rất vui mừng”.

Kiều Bình từ từ quay người lại đáp: “Huynh trưởng, có lời này vốn đệ không nên hỏi, nhưng mà phân vân đã bao ngày, giờ nhân cơ hội này đệ cả gan hỏi huynh. Mười năm trước phụ thân phát binh chinh phạt Lý Túc [], lúc lâm trận vẫn án binh bất động, đến nỗi phụ tử Ngụy Kinh phải chết, từ đó mới kết thù kết oán với Ngụy gia. Rốt cuộc vào thời ấy phụ thân có từng phái người đưa tin cho Ngụy Kinh không? Năm đó huynh theo quân cùng người chắc cũng biết rõ ràng”.

[]Lý Túc: Nhân vật cuối thời kì Đông Hán, từng tham gia tru diệt Đổng Trác, sau đó thì bị Lữ Bố tru diệt.

Kiều Việt sững sờ, ngay lập tức ông tỏ vẻ không vui, phất tay rồi nói: “Chuyện đã qua cả rồi, bây giờ đột nhiên đệ nhắc tới làm gì? Năm đó đại nhân xử lí thế nào đều có lý của người, người làm con như chúng ta há có thể xen vào được?”

Kiều Việt trả lời chắc chắn như thế, trong lòng Kiều Bình càng khẳng định suy đoán của bản thân.

Sau sự kiện Trần quận mười năm trước, Ngụy gia lo việc tang ma, Kiều Bình bị phụ thân Kiều Khuê phái đi Ngư Dương phúng viếng. Trước linh đường, gia tướng Ngụy gia tức giận rút đao với Kiều Bình, mắng Kiều Khuê là cáo già không giữ lời giả tạo, lúc đó ông không hề phái tin, cứ chờ ngư ông đắc lợi mà thôi. Kiều Bình vô cùng sợ hãi, cứ tưởng mình không thể ra lọt cửa Ngụy gia nữa rồi. Không ngờ Từ phu nhân lại lớn giọng quát gia tướng ngay trước mặt của hắn, còn nhẹ nhàng động viên Kiều Bình. Kiều Bình sống sót sau tai nạn trở lại Duyện Châu, kể lại tình hình khi đó cho phụ thân Kiều Khuê.

Đến bây giờ ông vẫn còn nhớ rõ, lúc ấy phụ thân cau mày hồi lâu, cuối cùng mới thở dài một tiếng: “Ngụy gia có bà lão như vậy, chỉ sợ sau này là tai họa của Kiều gia ta”.

Trong mười năm này, trong lòng Kiều Việt vẫn nghi ngờ có khi đúng là năm đó phụ thân chưa từng báo tin sang. Phụ thân là người đa mưu túc trí, cũng từng có lúc tâm chí bừng bừng. Mặc dù lúc đó thế lực của Ngụy gia vẫn còn là một vùng ở phương Bắc Yên U, nước sống không phạm nước giếng với Duyện Châu, nhưng mà Ngụy Kinh trị quân nghiêm minh, được phong hầu tước lại có danh tài đức, danh sĩ khắp thiên hạ dồn dập tới cậy nhờ, ẩn hiện bóng hình của vị vua kiệt xuất.

Có lẽ phụ thân đã cân nhắc tới ngày sau khi Ngụy gia quật khởi, khuếch trương thanh thế bất lợi với Duyện Châu, nhân lúc này muốn mượn tay Lý Túc để loại trừ mầm họa đó.

“Nhị đệ à, hai nhà thông gia vừa hóa giải bất hòa, vừa giải quyết được khó khăn của Duyện Châu ta bây giờ, tại sao lại còn không thích hợp? Đệ đừng nghĩ nhiều nữa”.

Kiều Bình cười khổ: “Huynh trưởng, nếu Man Man đã xuất giá như huynh mong muốn, khó khăn của Duyện Châu cũng tạm thời hóa giải. Từ nay về sau huynh trưởng cứ chăm lo việc nước, chấn chỉnh lại thanh thế Kiều gia ta, đó cũng là tạo phúc cho dân quận, Man Man đến Ngụy gia cũng xem như có chỗ dựa”.

Mặt Kiều Việt có vẻ như ngượng nghịu, ha ha đáp lại: “Đương nhiên, đương nhiên, nhị đệ yên tâm”.

Ngụy Lương dẫn một đội thân binh Ngụy gia hộ tống Tiểu Kiều lên phía Bắc, ngày đi đêm nghỉ, ngẩng đều lên là một đường liền mạch, rất nhanh sau đó đã tới được địa giới Ký Châu, có một hôm khi trời sắp tối, nhóm xe ngựa chưa chạy tới dịch đình nghỉ chân, lại vừa lúc đi ngang qua con đường ngoằn ngoèo vắng vẻ, hắn cảm thấy hình như phía sau đoàn có kẻ bám theo đuôi, lập tức ra lệnh cho quân quay lại xem xét tình hình, lính trở về báo lại không có gì khác lạ.

Ngụy Lương trông có vẻ là một kẻ thô lỗ nhưng lại cực kì cẩn thận, hắn không chút biến sắc, đêm đó sau khi tới được dịch đình, hắn tự mình cầm đao bảo vệ bên ngoài phòng Tiểu Kiều, ngày kế tiếp, để tăng cường đề phòng, lúc đi đường cũng càng lúc càng nhanh, cuối cùng vào trước ngày cuối năm, Tiểu Kiều được thuận lợi đưa tới Ký Châu.

Tiền thứ sử Cao Đường Ký Châu để Hạnh Tốn nắm giữ triều chính, tàn hại trung lương, nhà Hán chỉ còn trên danh nghĩa, phản nghịch triều đình, giết sạch người bên cạnh rồi tự mình lập đế. Triều đình mấy lần phái nhiều tuyến binh mã bao vây càn quét, thế nhưng Cao Đường kinh nghiệm đã nhiều năm, binh cường ngựa mạnh, lại nhờ có địa hình Ký Châu đầy lợi thế, đánh lâu thì không xong, bất đắc dĩ Ngụy Thiệu phải tấn công. Mùa thu năm ngoái, Ngụy Thiệu tự mình dẫn binh vào Ký Châu.

Trước kia đã có mấy tuyến binh mã khác tấn công, mỗi nhóm tới đây bách tính Quý Châu lại mất đi một lớp da lớp thịt, thậm chí còn xảy ra chuyện quan quân vây quanh làng xã, tàn sát thôn dân, sau khi chặt đầu thì treo lên giả mạo đầu của phản quân quay về lĩnh thưởng, dân chúng đã khổ không thể tả, nghe phong phanh U Châu Ngụy Thiệu lại đến đây, họ không khỏi sợ hãi, vội vàng bỏ hết ruộng lúa mạch chờ thu hái lẩn tránh quanh bốn phía, thậm chí có nơi cả một thôn đều trống trải không người. Sau khi đại quân của Ngụy Thiệu tới đây, không những họ chẳng buồn để tâm tới cây kim sợi chỉ, nhìn thấy ruộng lúa mạch ngã rạp trên đất không người thu hái, nhóm binh sĩ còn cởi giáp xuống đồng, sau khi thu gặt xong thì chất lại trước cửa thôn, họ còn lùng bắt dọc đường đi những lưu binh tán dũng đã vào rừng làm cướp. Tin tức một truyền mười, mười truyền trăm, không bao lâu sau, những dân chúng tị nạn trốn nhà đều dồn dập trở về, có những thanh niên trai tráng còn tự nguyện đi lính, thái độ của bách tính ven đường càng khác lạ, họ khua chiêng gõ trống hoan nghênh đại quân của Ngụy Thiệu vào Ký.

Ngụy Thiệu được lòng người thì như hổ thêm cánh, mấy lần chiến sự Cao Đường phải mất mấy thành trì, cuối cùng thì như rùa rụt cổ đóng cửa Tín Đô chẳng chịu ra. Ngụy Thiệu cũng không tấn công ngay, hắn đóng quân nghỉ lại, đến đầu năm, sau mấy tháng vây thành thì thừa thế xông lên đánh hạ Tín Đô, Cao Đường cùng đường bí lối phải tự sát mà chết. Bách tính Ký Châu nghe tin thì báo lại cho nhau, nhờ một cụ già lớn tuổi được mọi người trọng vọng mang theo ý vạn dân, thay mặt đứng ra khẩn cẩu Ngụy Thiệu cho ở lại. Ngụy Thiệu dâng tấu chương, hắn nói ở ngoài Tín Đô vẫn còn một số lượng lớn tàn quân Cao Đường làm trái với ý dân, giờ thuận theo dân tình, hắn sẽ tiếp tục đóng quân càn quét các thế lực phản nghịch còn sót lại. Triều đình kiêng kị hắn mở rộng thế lực, lúc ban đầu thì không chịu đồng ý, yêu cầu rút quân khỏi Ký, Ngụy Thiệu tuân mệnh lui quân. Không ngờ mấy vị quan mục được phái tới Ký Châu đều bị bách tính chặn lại ngoài cửa thành, chuyện ồn ào qua mấy lần mấy bận, dần dà không có quan mục nào dám đi tới Ký Châu, ngoài tầm với của triều đình, họ không thể làm gì khác đành thuận theo ý dân, để Ngụy Thiệu tạm thời giữ lấy. Lần thứ hai Ngụy Thiệu vào Ký Châu, lúc đó bách tính xếp hai hàng hoan nghênh chào đón, bây giờ đã xấp xỉ một năm.

Thời gian gần đây Ngụy Thiệu vẫn ở lại Tín Đô, So với Ngư Dương, khoảng cách đến Tín Đô còn gần hơn nữa, cho nên lễ thành hôn cũng tổ chức tại đây.

Cổ thành Tín Đô không phải là quá lớn, nhưng ở Ký [] không một ai không biết.

[] Ký: tên khác của Hà Bắc, Trung Quốc

Chiến quốc Triệu Ngụy giao tranh, ba năm nước Triệu mất Hàm Đan, đành phải lấy Tín Đô để bồi thường, trong thành có xây dựng Tín cung, bên trong cũng có một lầu gác lấy tên là Đàn Đài, được dựng nên bằng gỗ đàn trăm năm, cao hơn mười trượng, lên lầu đài có thể nhìn thấy cả toàn thành, trải qua mấy trăm năm sau, đến bây giờ nó vẫn còn tồn tại, qua nhiều lần sửa chữa, chữ “Tín cung” trong cung điện cũng được đổi lại thành biệt phủ của sứ quân bây giờ.

Những lúc Ngụy Thiệu ở lại Tín Đô đều đặt chân đến Tín Cung trước hết.

Xe hoa của Tiểu Kiều từ từ lăn bánh vào cửa thành.

Xuyên qua màn xe ngựa, nàng nhìn thấy con sông hộ thành không gợn sóng, đường trong thành chủ yếu được lát bằng những tảng đá lớn màu xanh to lớn và vuông vức, đủ cho mười con ngựa bước song song, nhà dân ở hai bên san sát, cảnh đường phố thành trì gần giống với Đông quân nàng nhìn đã thành quen, những phong tục xưa thời Yên Triệu đập vào ngay trước mặt, nam nữ già trẻ hai bên đường thấy nàng trên xe ngựa thì vội vàng dừng bước ngắm nhìn không rời mắt, trên mặt hiện rõ vẻ tò mò, như thể không ngờ Ngụy Thiệu sẽ cưới vợ như thế.

Sau khi đi qua một đường đầy ánh nhìn tò mò chăm chú, cuối cùng xe ngựa cũng dừng lại trước cửa cung Tín Đô, hàng vệ binh áo giáp uy nghiêm đáng sợ canh ở đó nhận ra Ngụy Lương thì mở cửa cho đi.

Tiểu Kiều được đỡ xuống, rốt cuộc cũng thoát khỏi chiếc xe ngựa nhiều ngày xóc nảy, cùng Xuân Nương và mấy hầu gái hồi môn vào Tín cung.

Ở trên đường đi buồn chán và tẻ nhạt, để giết thời gian, Xuân Nương không tránh khỏi tự mình phán đoán không ít cảnh xảy ra sau lúc thành hôn.

Bây giờ chính mắt nhìn thấy được, mặc dù Tín cung rộng lớn đấy, điện xá trang nghiêm nhưng bên trong vắng ngắt, đừng nói tới cảnh thành hôn tưng bừng như trong tưởng tượng của Xuân Nương, lúc này đây còn chẳng được mấy người, một lát sau có một phụ nhân trên dưới bốn mươi tuổi đi tới đây, trang phục đoan chính, khuôn mặt đoan trang lại có phần nghiêm khắc. Sau lưng phụ nhân đó là mấy vú già đi theo, bà tự xưng là họ Chung, phụng mệnh tới đây nghênh tiếp cô dâu Kiều gia. Mặc dù giọng điệu không mất phần cung kính nhưng ánh mắt nhìn Tiểu Kiểu cũng khiến người ta cảm giác được mấy phần lạnh nhạt.

Tiểu Kiều phỏng đoán, tuy phụ nhân này là hạ nhân nhưng có lẽ địa vị ở Ngụy gia cũng khá cao, cho nên theo thông lệ, nàng gọi bà là “Chung Nương”.

“Không dám, tỳ chỉ là hạ nhân phụng mệnh tới đây nghe sai bảo, nữ quân gọi tỳ là Chung bà bà là được”.

Chung bà bà dẫn Tiểu Kiều tới nơi nghỉ, tên là “Vũ Dương”, một toà nhà ở hướng Tây Nam cực kì sạch sẽ.

Chung bà bà để hai vú già lại cho Tiểu Kiều sai bảo, nói có việc thì cứ tới tìm mình, nói xong bà cung kính khom người với Tiểu Kiều rồi xoay người đi luôn.

Chung bà bà vừa đi, Xuân Nương không khỏi hơi thất vọng, bà lại thương xót Tiểu Kiều hơn, đẩy hai vú già mà Chung bà bà để lại, bà và hầu gái đi theo cùng trải giường dọn dẹp, vừa thấp giọng oán giận: “Rốt cuộc bây giờ Ngụy hầu có trong thành không vậy? Hôn kỳ là khi nào thế?”

Xuân Nương không rõ, Tiểu Kiều cũng mờ mịt không biết, bởi vì va chạm khi ngồi trên xe ngựa quá lâu nên bàn chân ê ẩm, nàng đứng dậy đi tới trước cửa sổ, đẩy cửa phóng tầm mắt ra ngoài.

Đình viện xa lạ. Ở bên cạnh Vũ Dương mà nàng ở, tòa lầu xưa cổ cao ngút ngàn, một chùm tia sáng mặt trời vừa lúc xuyên qua khe hở giữa mái nhà cong góc, tạo thành một vòng sáng rực ánh mặt trời, chói cả mắt người ta.

Mỗi ngày, cứ đúng giờ sẽ có người đưa đồ ăn nước ấm tới đây, chăm sóc đúng là chu đáo, hầu như Tiểu Kiều không ra khỏi cửa Tín Đô, hơn nữa dường như nàng cũng bị người ta quên lãng.

Sau ngày hôm đó Chung bà bà cũng không lộ diện, còn trượng phu —— tạm gọi là trượng phu, nam nhân tên là Ngụy Thiệu đó đến cái bóng cũng không hề xuất hiện.

Chớp mắt đã sắp đến cuối năm. Xuân Nương bắt đầu lo lắng, bà níu hai vú già nghe ngóng vô số lần, nhưng mà mấy vú già này chỉ nghe theo Chung bà bà, dù có hỏi gì vẫn một mực lắc đầu, nếu ép hỏi họ sẽ quỳ xuống dập đầu thỉnh tội, làm Xuân Nương bức bối không chịu được, muốn đi tìm Chung bà bà hỏi rõ thì lại bị Tiểu Kiều ngăn lại.

Binh đến tượng chặn. Nhưng mà chỉ vừa mới bắt đầu, hắn không vội nàng cũng không buồn gấp.

Tết xuân Định Khang năm thứ bảy đến thật nhanh. Những lúc trời trong, Tiểu Kiều chỉ cần leo lên Đài Đàn là có thể nhìn thấy dân cư vạn dặm vùng phụ cận đang vội vàng quét tước phòng ốc của mình, giặt giũ mang ra ngoài phơi nắng, làm mọi thứ chuẩn bị dịp tết xuân.

Sau khi tới nơi này Tiểu Kiểu mới biết, Tết xuân là dịp mà hậu thế xem như ngày lễ đoàn viên cát tường nhất trong năm, trong nhận thức mộc mạc từ thời thượng cổ cho đến tận bây giờ nó không hề biểu hiện cho may mắn. Giống như lóng trúc, gốc trúc phẳng phiu, chỉ có “lễ lạc” phiền phức người đời mới gọi là lễ tiết. Cái gọi là tết xuân cũng là những tháng ngày không may mắn nhất trong mùa xuân này vậy. Vì trừ tà cầu phúc, mọi người mới dùng cách đoàn viên gột rửa bụi bặm để bắt đầu tết xuân, nhưng mà quy mô náo nhiệt vẫn kém xa hậu thế.

Tiểu Kiều không thể đi ra ngoài. Đương nhiên bản thân nàng cũng không muốn ra ngoài, nhưng không ai có thể ngăn cản nàng leo lên Đàn Đài này ngắm cảnh.

Đàn Đài rất cao, thậm chí cao hơn cả tường thành. Đứng trên tầng cao nhất, nàng có thể nhìn thấy đồng hoang man mác ngoài thành bao.

Lúc chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày cuối năm, trời đổ tuyết.

Buổi trưa tuyết ngừng, mặt trời ló rạng đương nhiên là vô cùng lóng lánh.

Tiểu Kiều ngủ một giấc suốt buổi chiều, đến chạng vạng mới leo lên Đàn Đài.

Mấy ngày gần đây nàng thường leo lên Đàn Đài chờ đợi ánh tà dương vào những lúc thế này.

Ngoài tường thành là một vùng quê mênh mông vô tận. Ánh chiều tà gom hết những vệt hào quang cuối cùng nơi đồng nội, rồi rốt cuộc cũng bị nuốt xuống rốt ráo dưới chân trời, nếu nàng là một thi nhân, nói không chừng cũng có thể viết ra một khúc ca lên lầu ngắm cảnh chiều để lưu truyền hậu thế.

Buổi hoàng hôn này không khác gì nhiều của những ngày trước kia, chỉ có nóc nhà được phủ thêm một lớp bông tuyết đọng, đường phố trắng đen xen lẫn chi chít như sao sáng trên trời, loang loang lổ lổ. Màu trắng là tuyết đọng, màu đen là màu sắc vốn dĩ của con đường lộ ra khi bị người qua đường giẫm đạp lên nền tuyết. Như thường ngày, mọi người nhân lúc trời rạng cuối cùng này để vội vàng bận rộn. Gồng gánh, xe đẩy rảo bước nhanh nhanh… Mấy đứa trẻ vui sướng gom tuyết đọng nơi ngõ nhỏ, tiếng cười như thể vang vọng đến trên tận lầu cao.

“Trời sắp tối rồi. Lạnh quá đi. Gió thổi như dao cắt vậy. Trong phòng có chậu than mà, nữ quân đi xuống thôi”.

Xuân Nương mập mạp bò mấy chục bậc thang thì có phần thở dốc, bà khuyên bảo Tiểu Kiều, khoác thêm cho nàng một chiếc áo choàng lông cáo.

Nửa đời người Xuân Nương chưa từng rời khỏi khí hậu ôn hòa ở Đông quận, lúc mới đến đây bà khó mà quen được với hoàn cảnh nơi này, chỉ hận không thể ngồi mãi trong phòng từ sáng sớm đến khi trời tối mịt.

Trên đỉnh Đàn Đài gió cực lớn. Tiểu Kiều khum hai bàn tay lại đặt bên môi hà hơi sưởi ấm, chút hơi ấm tàn dư còn vương vấn trên lòng bàn tay được nàng vỗ vỗ lên hai gò má đông cứng lạnh như băng, lúc xoay người đang định đi xuống cùng Xuân Nương, bỗng nhiên vang lên tiếng ầm ầm âm ỷ nơi phương xa trời lặn.

Lúc mới đầu tiếng động đó còn láng máng mơ hồ, hơn nữa còn trầm trầm dè dặt, Tiểu Kiều cứ ngỡ mình đã nghe nhầm rồi. Nhưng rất nhanh sau đó, âm thanh trở nên rõ ràng hơn, đột ngột đến mức khiến người ta không kịp chuẩn bị gì, như tiếng sấm rền trên bình địa.

Tiểu Kiều bất giác dừng bước lại, lần thứ hai quay đầu nhìn phương xa.

Ngoài tường thành, cả một vùng đồng không mông quạnh trắng xóa mịt mờ yên ắng như còn đang say giấc, đột nhiên lại bỗng như tỉnh lại. Ánh mắt nàng lướt qua điểm tận cùng, hình như bông tuyết bị gió mạnh cuốn lên, mênh mông che khuất rồi ngăn hết nửa vòng tà dương phía chân trời, có một lá cờ ẩn hiện nơi chính giữa.

“Đó là cái gì vậy?”

Xuân Nương nhìn theo tầm mắt nàng, mở to hai mắt, giọng nói như có vẻ kinh hoàng.

Tiểu Kiều vẫn tiếp tục nhìn sang.

Tiếng sầm rền càng ngày càng rõ.

Rốt cuộc nàng cũng nhìn được rõ, đó là một đại đội kị binh đang thần tốc hướng về phía thành trì, số lượng đến hàng ngàn, càng gần lại càng như sấm sét.

“Quân hầu về”.

“Quân hầu về”.

Trong tiếng vó ngựa rền vang từ mặt đất, chỉ một chốc lát sau, dưới chân tường thành bỗng vang lên tiếng hô hào kinh thiên động địa, tiếng reo hò đó được gió thổi phồng lên, tiếng này lại cao hơn tiếng khác, vang lên tận khoảng không ở phía trên cổ thành, cũng lan vào màng nhĩ của Tiểu Kiều.

Người trên phố nghe thấy thì vội vàng dừng bước. Sau phút giây sững sờ ngắn ngủi, họ không hẹn mà cùng nhau lao chạy như bay về hướng cửa thành.

“Quân hầu về, Quân hầu về”.

Cả cổ thành rối loạn, rất đông người chạy từ nhà mình ra, nháo nhào báo cho nhau biết.

Từ lúc Tiểu Kiều đến Tín Đô, sau khi ở trong Tín cung chừng nửa tháng, vào một buổi hoàng hôn tuyết đọng, cuối cùng Yên hầu Ngụy Thiệu cũng trở về từ Bác Lăng cách xa trăm dặm.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio