oLincoln, Massachusets, Harvey Metcalfe bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi hàng năm tới nước Anh. Gã dự định sẽ nghỉ ngơi thật hoàn toàn và thật xa hoa. Gã đã đặt kế hoạch chuyển tiền từ một số tài khoản ở Zurich tới Ngân hàng Barclays, phố Lombard, để mua thêm một chú ngựa đực giống Ailen nhằm bổ sung thêm vào đàn ngựa của gã ở Kentucky. Arlene đã quyết định không đi cùng chồng lần này. Bà vốn không quan tâm nhiều tới Ascot và lại càng không quan tâm gì đến Monte Carlo. Nhưng dầu sao thì đây cũng là dịp để Arlene tới thăm bà mẹ già yếu, bệnh tật ở Vermount, người vẫn dành đôi chút kính trọng cho ông con rể giàu có.
Harvey kiểm tra cô thư ký về các công việc chuẩn bị cho kỳ nghỉ. Thực ra, đối với Fish gã không cần kiểm tra. Chẳng qua, đây chỉ là thói quen mà thôi. Fish đã làm việc cho gã suối hai mươi nhăm năm, từ ngày gã chân ướt chân ráo nắm quyền quản lý Lincoln Trust. Hầu như toàn bộ đội ngũ nhân viên tài giỏi của công ty đã phải khăn gói ra đi, hoặc ngay khi Harvey xuất hiện, hoặc một thời gian ngắn sau đó. Những Fish vẫn ở lại. Đồng thời, cô nuôi dưỡng những ảo tưởng về một cuộc hôn nhân với Harvey. Khi Arlene xuất hiện, Fish trở thành người giúp việc tài năng và thận trọng mà Harvey không thể thiếu. Gã trả lương cho cô theo ý cô, nên Fish đành nuốt căm giận về một bà Metcalfe xa lạ để ở lại công ty.
Fish đã đặt chỗ trên chuyến bay tới New York và đặt trước một phòng của khách sạn Trafalgar trên tàu QE. Chuyến bay vượt Đại Tây Dương này có lẽ là khoảng thời gian duy nhất giúp Harvey trốn tránh các bức điện và các cú điện thoại. Đội ngũ nhân viên ngân hàng đã được hướng dẫn là chỉ liên lạc với chiếc tàu khách khổng lồ này khi thật khẩn thiết. Tới Southampton, gã sẽ thuê chiếc Rolls Royce quen thuộc để đi tiếp tới London và nghỉ lại trong một phòng tại khách sạn Claridge’s. Theo Harvey, đây là một trong những khách sạn cuối cùng của người Anh, bên cạnh Connaungt và Browns, phân chia đẳng cấp theo tiền.
Harvey đi New York với tâm trạng cực kỳ thoải mái, tới mức gã đã nhâm nhi một vài li Manhattan trên máy bay. Cũng như mọi lần, việc đón tiếp hành khách trên tàu EQ được chuẩn bị rất chu đáo. Thuyền trưởng Peter Jackson, luôn nhiệt tình mời đón khách của Trafalgar và Queen Anne tới dự bữa tiệc tổ chức tại bàn ăn của thuyền trưởng trong đêm thứ nhất. Vào những dịp như vậy, Harvey luôn cố tỏ ra lịch lãm, nhưng mọi người xung quanh lại thấy gã thật lố bịch.
Một trong số các tiếp viên người Italia được lệnh phải làm sao biến đổi Harvey thành một người đàn ông dong dỏng cao, tóc vàng với khuôn ngực rộng. Lệ phí mỗi đêm là đôla, nhưng người Italia này có thể bắt gã phải trả đôla mà vẫn không đem lại kết quả gì. Với chiều cao foot inch và cân nặng pound, Harvey ít có cơ hội được các cô gái trẻ trung trong phòng nhảy để ý, và giờ đây, có lẽ gã sẽ phải tiêu tốn rất nhiều tiền, mà vẫn chẳng hy vọng quyến rũ được ai. Nhưng những người như Harvey nào có bao giờ chịu thất bại. Đối với họ, mọi thứ trên đời đều có giá, và đều có thể mua bằng tiền. Bởi chuyến đi chỉ kéo dài năm đêm nên người tiếp viên bắt Harvey luyện tập cả ngày. Mặc dù tiền thù lao khá cao nhưng anh ta vẫn cảm thấy dễ chịu khi biết Harvey không đặt chỗ trong chuyến du ngoạn ba tuần trên biển Địa Trung Hải.
Ngày nào Harvey cũng giành nhiều thời gian đọc các cuốn tiểu thuyết mới nhất theo hướng dẫn. Ngoài ra, gã cũng tâp thể dục đôi chút. Buổi sáng gã đi bơi, buổi chiều tập thể dục dụng cụ. Chỉ mới nghĩ đến viễn cảnh được gầy bớt đi pound thôi là gã đã thấy sung sướng lắm rồi. Nhưng chắc chắn khách sạn Claridge’s sẽ giúp gã trở lại trọng lượng bình thường trước k hi trở về nước Mỹ. Thật may mắn, những bộ com – lê của gã đều được may đo tại Bernard Weatheril trên phố Dove, Mayfair. Tài năng khéo léo, kỹ xảo tuyệt hảo của người thợ giúp cho cái thân hình phì nộn của gã như gọn gàng hơn, khoẻ khoắn hơn. Và đó là cái ít nhất mà gã có thể kỳ vọng ở một bộ complet giá bảng Anh.
Khi hành trình sắp kết thúc, Harvey bỗng cảm thấy sốt ruột. Gã nóng lòng chờ lúc tàu cập bến. Đàn bà, thể dục và không khí trong lành đã giúp gã có thêm sinh lực. Thực tế, gã đã gầy bớt đi được hẳn pound. Đêm cuối cùng trên tàu, gã ngủ với một cô nàng Ấn Độ và tự cảm thấy mình trẻ khoẻ hơn bao giờ hết.
Có một sự thật phũ phàng mà ai cũng phải công nhận là: Nếu anh giàu có, anh sẽ có nhiều lợi thế, và một trong số các lợi thế đó là quyền được sai khiến người khác làm những công việc mà anh cho là tầm thường. ĐÃ từ lâu rồi, Harvey không còn nhớ gã đóng gói và tháo dỡ va ly lần cuối cùng vào khi nào. Vì vậy, khi tàu lên bờ, gã không hề ngạc nhiên khi thấy mọi thứ đều đã được sắp xếp sẵn sàng, chỉ chờ qua cửa hải quan và một tờ đô là lực hấp dẫn đáng kể đối với bọn đàn ông mặc đồng phục trắng ở mọi nơi.
Harvey bao giờ cũng thích được lên bờ ở càng Southampton. Gã yêu mến dân tộc Anh, nhưng có lẽ gã không bao giờ hiểu họ. Gã thấy họ luôn niềm nở đối với khách thập phương. Sau đại chiến thế giới thứ hai, họ đã từ bỏ quyền kiểm soát thuộc địa của mình. Và Harvey cũng đã từ bỏ hẳn ý định muốn tìm hiểu cách làm ăn của người Anh khi đồng Bảng bị phá giá vào năm . Sáng thứ ba đó Harvey nhận được tin Harold Wilson sẽ phá giá đồng tiền vào bất cứ lúc nào kể từ sau giờ ngày thứ sáu, giờ London. Đến ngày thứ năm thì tin tức đã lan rộng tới mức ngay cả một nhân viên mới vào nghề ở công ty Lincoln Trust cũng biết. Vì thế, chẳng có ai ngạc nhiên khi một quý bà ở phố Threadneedle bị cưỡng hiếp và tước đoạt một tỷ rưỡi đôla. Nhiều lúc, Harvey nghĩ, nếu các văn phòng giám đốc của người Anh sôi động hơn, nếu hệ thống thuế của họ đúng đắn hơn thì họ sẽ là quốc gia giàu nhất thế giới chứ không phải là một đất nước mà vương quốc Ả rập có thể dễ dàng khống chế bằng số lợi tức từ dầu lửa trong chín mươi ngày như tờ Nhà kinh tế nhận định. Trong khi người Anh còn đang nuôi ý định thôn tính chủ nghĩa xã hội thì chính họ đã bị chìm nghỉm trên thương trường quốc tế. Tuy vậy, Harvey vẫn ngưỡng mộ họ.
Harvey đi chầm chậm trên tấm gỗ ván bắc làm cầu tàu như thể gã đang phải suy ngẫm điều gì. Thực ra, chưa bao giờ Harvey biết nghỉ ngơi hoàn toàn, kể cả khi gã đang nghỉ. Gã chỉ có thể tách mình khỏi thế giới trong bốn ngày. Giả sử phải ở lại tàu QE lâu hơn nữa, ắt hẳn gã sẽ tiến hành đàm phán mua lại hãng tàu biển Cunard. Đã có lần Harvey gặp chủ tịch hãng Cunard, ông Vic Mathews ở Ascot, và đã nghe ông này thuyết trình tới nhức đầu về danh tiếng và uy tín của hãng, trong khi gã lại chỉ muốn nghe về những con số kế toán.
Đối với Harvey, tất nhiên, uy tín là điều đáng quan tâm, nhưng chưa quan trọng bằng sự giàu có của gã – đây là điều là Harvey muốn mọi người phải biết đến.
Việc kiểm soát của hải quan diễn ra với tiến độ thông thường. Trong các chuyến đi tới Châu Âu, Harvey không bao giờ mang theo bất cứ một thứ gì để phải khai báo. Vì vậy, sau khi xem xét hai chiếc valy, bảy cái còn lại được cho qua dễ dàng, không cần kiểm tra. Người tài xế cùng thuê với chiếc Rolls Royce Corniche màu trắng đã có mặt chờ sẵn. Harvey ngồi lên, chiếc xe lao vút qua Hampshire, chưa đầy hai tiếng sau đã vào tới London. Điều này giúp Harvey có chút thời gian nghỉ ngơi trước khi ăn tối.
Xe tới nơi, Albert, người gác cổng chính ở khách sạn Claridge’s đã đứng nghiêm rồi cúi chào rất lịch thiệp. Ông ta biết Harvey đã từ lâu, ông ta cũng biết Harvey đến đây, như thường lệ, để dự tuần lễ Winbledon và Ascot. Tất nhiên, cứ mỗi lần mở cửa chiếc xe Rolls màu trắng này, Albert lại được xu tiền thưởng. Harvey không hề biết gì về sự khác biệt giữa một đồng xu và một đồng xu - sự khác biệt mà Albert rất yêu thích kể từ khi tiền tệ nước Anh được đổi sang hệ thập phân. Hơn thế nữa, sau hai tuần lễ Winblendon, chắc chắn Albert sẽ được Harvey trao tặng đồng bảng Anh, nếu như có một người Mỹ nào đó đoạt giải nhất đánh đơn. Bao giờ cũng có một người Mỹ nào đó lọt được vào vòng chung kết nên Albert thường xuyên đặt tiền cược vào đối thủ thứ hai. Bằng cách đó, ông ta luôn luôn kiếm được tiền, hoặc ở bên này, hoặc từ bên kia. Cá cược, quả là một trò chơi hấp dẫn, đối với cả Harvey lẫn Albert. Chỉ có điều, số tiền cá cượt của họ rất khác nhau.
Albert thu xếp việc đưa hành lý lên phòng Royal Suite, cái phòng mà suốt cả năm nay, hết vua Constantine của Hy lạp lại đến công chúa Grace của Monacon và Hoàng đế Hailé Salessie của Etiopia nghỉ ngơi trong sự canh phòng cẩn mật. Nhưng Harvey vẫn khẳng định kỳ nghỉ hàng năm của gã ở khách sạn Claridge’s này an toàn hơn nhiều so với kỳ nghỉ của các vị vua chúa kia.
Phòng Royal Suite ở trên tầng hai của khách sạn Claridge’s. Người ta có thể lên đây bằng cầu thang bộ - một chiếc cầu thang rộng rãi, thoai thoải, hoặc bằng thang máy - một chiếc thang máy cực kỳ hiện đại, có ghế ngồi. Harvey thường lên bằng thang máy và xuống bằng thang bộ vì gã nghĩ đây chính là một kiểu thể dục. Phòng Royal Suite gồm bốn buồng: một buồng trang điểm, một buồng ngủ, một buồng tắm và một buồng khách nhìn ra phố Brook. Cách sắp xếp đồ đạc và bài trí tranh ảnh trong phòng dễ tạo cho người ta cảm giác đang sống trong thời Victoria. Duy nhất, chỉ có chiếc máy điện thoại và chiếc vô tuyến là có thể làm tan đi cái cảm giác đó. Phòng khách rộng rãi, đủ để tổ chức các bữa tiệc cocktail hoặc các bữa tiệc của các vị đứng đầu nhà nước. Chỉ mới tuần trước, Henry Kissinger đã đón tiếp Harold Wilson tại đây. Harvey rất thích thú khi biết được điều này, và cảm thấy như sắp sửa được nói chuyện với Henry Kissinger hoặc Harold Wilson.
Sau khi tắm rửa kỹ lưỡng và thay quần áo, Harvey liếc mắt qua đống thư từ, điện tín ngân hàng. Tất cả đều không có gì đặc biệt nên gã quyết định ngủ một chút trước khi xuống tầng một ăn tối trong nhà hàng chính của khách sạn.
Trong phòng khách rộng lớn, khi Harvey xuất hiện, ban nhạc tứ tấu thường lệ đang chơi. Trong họ có vẻ như những kẻ tị nạn vô nghề nghiệp từ Hungary trôi dạt đến. Harvey dễ dàng nhận ngay ra bốn nhạc công quen thuộc. Gã đã đến cái tuổi mà bất cứ ai ở độ tuổi này đều không thích sự thay đổi. Xác định được tuổi trung bình của khách hàng đều trên năm mươi, ban giám đốc của Claridge’s dễ dàng thoả mãn nhu cầu của họ. Francois, người bồi trưởng, dẫn Harvey tới chiếc bàn gã vẫn thường ngồi.
Harvey gọi món khai vị với tôm sốt, bít - tết và chai rượu Mouton Cadet. Sau đó, trong khi ngả người về phía trước trên chiếc bàn nhỏ có bánh xe đựng các đồ tráng miệng, gã đã không nhận thấy sự có mặt của bốn người đàn ông trẻ tuổi. Họ đang ăn uống trong một góc xa, phía bên kia căn phòng.
Từ vị trí của mình, cả bốn người: Stephen, Robin, Jean – Pierre và James đều có thể quan sát Harvey một cách dễ dàng. Nhưng còn Harvey dù gã có cúi gập người về đằng trước hoặc ngả hẳn người về phía sau, gã cũng không thể nhìn thấy họ.
- Không hoàn toàn như tôi mong đợi, - Stephen bình phẩm.
- Mập hơn so với các bức ảnh của ngài, - Jean – Pierre lên tiếng.
- Thật khó mà có thể tin được rằng hắn lại có mặt ở đây sau tất cả những gì chúng ta đã chuẩn bị, - Robin nói tiếp.
- Thật đúng là một thằng con hoang, - Jean – Pierre nói. – Và hắn đã có thêm một triệu đôla nhờ sự ngu xuẩn của chúng ta.
James không nói gì. Anh vẫn cảm thấy nhục nhã về những nỗ lực vô ích của mình và những lý do mà anh đưa ra trong buổi họp mặt cuối cùng. Tuy vậy, ba người kia đều phải thừa nhận rằng bất cứ khi nào đi với anh họ đều nhận được sự giúp đỡ tận tình, có hiệu quả, kể cả bây giờ, ngay tại đây, tại khách sạn Claridge’s này, họ vẫn sẽ không bị thất vọng.
- Ngày mai sẽ khai mạc tuần lễ Winblendon, Jean – Pierre nói. – Không biết ai sẽ thắng trận đầu đây?
- Tất nhiên là cậu rồi, - James vội nói xen vào, hy vọng có thể làm dịu đi những lời chỉ chích găy gắt của Jean – Pierre đối với nỗ lực kém cỏi của anh.
- Chúng ta chỉ có thể chiến thắng sau khi cậu ra tay thôi, James.
James lại chìm vào im lặng.
- Với tầm vóc này của Metcalfe, tôi nghĩ chúng ta nên loại trừ kế hoạch của Robin. - Stephen nói.
- Nếu chúng ta không thể để hắn chết vì bệnh xơ gan thì sẽ có sự thay đổi. – Robin đáp lời. - Cậu nghĩ thế nào về chương trình ở Oxford, Stephen?
- Tôi chưa biết. Nhưng tôi cảm thấy sẽ tốt hơn nếu tôi vuốt râu hùm tại Ascot. Tôi muốn nghe hắn nói, muốn được quan sát hắn ngay trong lãnh đại của hắn, để có thể hiểu về hắn. Cậu không thể làm tất cả những việc đó từ một góc của phòng ăn, đúng không?
- Cậu sẽ không phải chờ lâu đâu. Giờ này, ngày mai, chúng ta sẽ biết toàn bộ những gì chúng ta muốn. Hoặc là tất cả sẽ có mặt tại đồn cảnh sát trung tâm khu West End, - Robin nói, - hoặc nếu mỗi chúng ta gom được bảng thì sẽ không vô khám.
- Đành vậy thôi, tôi không thể kiếm đủ tiền bảo lãnh, - Jean – Pierre nói.
Sau khi nốc cạn ly rượu Remy Martin V.S.O.p Harvey rời khỏi bàn, không quyên giúi cho người bồi tờ một bảng mới tinh.
- Thằng con hoang. – Jean - Pierre thốt lên với giọng đầy xúc cảm. - Biết hắn đánh cắp tiền của mình đã là một sự tồi tệ, nhưng nhìn hắn tiêu tiền của mình thì mới quả là nhục nhã.
Mục đích đã hoàn thành, bốn người chuẩn bị ra về. Stephen thanh toán hoá đơn rồi cẩn thận công thêm số tiền đó vào danh mục chi tiêu của Harvey Metcalfe. Sau đó, từng người một, rất lặng lẽ, họ ra khỏi khách sạn. Chỉ riêng một mình James gặp khó khăn vì tất cả bồi bàn và nhân viên phục vụ đều nghiêng mình kính cẩn chào anh: "Chúc bá tước ngủ ngon".
Harvey đi dạo một vòng trên quảng trường Berkeley mà không hề nhận thấy có một thanh niên khá cao vừa vội vã nấp vào cửa hiệu bán hoa Moyses Stevens vì sợ bị gã phát hiện. Harvey tò mò hỏi thăm một cảnh sát giao thông đường tới cung điện Buckingham cốt chỉ để so sánh phản ứng của ông ta với phản ứng của một cảnh sát New York, người lúc nào cũng đứng dựa cột đèn, nhai kẹo cao su với bao súng ngắn bên hông.
Khoảng giờ phút, Harvey trở về khách sạn Claridge’s, tắm rửa rồi đi ngủ. Ở đây, gã không cần phụ nữ, mặc dù khách sạn luôn đáp ứng đầy đủ. Harvey cảm thấy căn phòng hơi chao đảo đôi chút, nhưng sau hai tuần lênh đênh trên đại dương người ta không thể không có cảm giác này trong một vài đêm. Tuy vậy , Harvey vẫn ngủ rất say sưa, không một chút lo âu.