Những dãy ghế của giảng đường sức chứa sinh viên tuy đã chật cứng người, nhưng ngoài tiếng giảng bài rù rì của thầy giáo và tiếng phấn trắng thỉnh thoảng ken két trên bảng đen ra, gần như không còn âm thanh nào khác.
“Chúng ta chơi trò chơi trắc nghiệm tâm lý nhé.” Thầy giáo đột nhiên ném viên phấn trong tay vào cái rãnh trên tấm bảng đen, một tiếng rắc khô khốc vang lên. Viên phấn gãy làm đôi, một nửa lăn lông lốc trong cái rãnh, nửa kia rơi xuống bục giảng. Thầy giáo quay người, hai tay chống xuống bàn, lướt mắt qua những hàng ghế sinh viên bên dưới, mỉm cười: “Được không?”
Giảng đường đang im lìm bỗng bừng tỉnh, tiếng hò reo vỗ tay nổi lên rầm rầm. Tôi bị tiếng reo này đánh thức, mở mắt nhìn, quyển “Tâm lý học tính cách” trên bàn đang mở ở trang . Còn nhớ đó là lúc mới vào tiết học, mà giờ chỉ còn phút nữa là hết tiết. Tôi giật giật tay áo Vinh An ngồi bên cạnh, cái tên đang gật đầu câu cá này giật bắn mình, cằm đập bộp xuống bàn. Cậu ta kêu ái ui một tiếng, cũng tỉnh luôn.
Cô gái ngồi hàng thứ ba bên phải phía trước nghe tiếng kêu quay đầu lại, đầu tiên là giật mình, sau đó mỉm cười, một nụ cười rất ngọt ngào. Tôi hơi lúng túng, quay đầu lườm Vinh An. Cậu ta xoa xoa cằm, hai mắt ngái ngủ lờ đờ nhìn tôi, hỏi: “Chuyện gì thế?” Tôi không trả lời, chỉ véo mạnh vào đùi cậu ta. “Á…”, cậu ta vừa kêu, tôi bèn bịt chặt mồm cậu ta lại, không cho phát ra tiếng. Cô gái lại cười, sau đó quay đầu lại nói chuyện với cô bạn ngồi cạnh.
“Bài trắc nghiệm này tuy có nhiều cách hỏi, nhưng giải thích đáp án đều giống nhau cả.” Thầy giáo gỡ kính xuống, rút khăn tay ra lau, lại đeo kính lên rồi tiếp tục nói: “Các bạn ở trong rừng sâu nuôi mấy con vật, ngựa, trâu, dê, hổ và khổng tước (). Nếu có một ngày bạn bắt buộc phải rời khỏi rừng, nhưng lại chỉ có thể mang theo một con vật, bạn sẽ mang theo con vật nào?” Nói xong, thầy quay lại lần lượt viết lên trên bảng: Ngựa, Trâu, Dê, Hổ, Khổng tước. “Mọi người đừng suy nghĩ nhiều, cứ trả lời theo phản xạ đầu tiên, như vậy mới chính xác.”
Lũ sinh viên bắt đầu vò đầu bứt tóc, qua hơn nửa phút, thầy giáo lại nói: “Bạn nào chọn ngựa thì giơ tay.” Có khoảng cánh tay giơ lên, Vinh An và tôi đều không giơ tay, cô gái có nụ cười ngọt ngào cũng vậy. Tôi cảm thấy “bạn chọn ngựa” nghe giống như câu chửi người ta, vì thế cười hi hí, nhưng chẳng ai phản ứng. “Bạn nào chọn trâu mời giơ tay.” Lần này số người giơ tay xem chừng đông hơn đội “ngựa” một chút.
Cô gái có nụ cười ngọt ngào chọn dê, cô bạn ngồi cạnh cô ấy chọn hổ. Khi thầy giáo hỏi tới con vật cuối cùng – khổng tước – tôi giơ tay. Tay phải giơ lên trên cao, quay sang hỏi Vinh An: “Sao không thấy cậu giơ tay? Cậu chọn con gì?” “Tớ chọn chó.” Cậu ta nói. “Làm gì có chó!” Tay trái tôi chỉ lên năm con vật viết trên bảng. “Vậy sao?” Cậu ta nhìn kỹ tấm bảng, “Thì ra không có chó à.”
“Vậy cậu chọn con gì?”
“Tớ chọn chó.”
“Cậu không nghe người ta nói à!” Tôi cao giọng. “đã bảo không có chó mà!”
“Em kia.” Thầy giáo nói, “Có chuyện gì không?” Tôi quay đầu nhìn cánh tay của thầy giáo đang chỉ vào mình, những sinh viên khác chọn khổng tước đã hạ tay xuống từ lâu, chỉ còn mỗi cánh tay phải của tôi đang giơ lên. “Dạ không ạ.” Mặt tôi nóng bừng, vội vàng bỏ tay xuống.
“Mời em nói cho mọi người biết, tại sao em lại chọn khổng tước?” Thầy giáo lại nói. Tôi chậm chạp đứng dậy, phát hiện ra hình như mọi người đều đang nhìn mình, hai má càng nóng hơn, đành đáp: “Chẳng tại sao ạ.”
“Trong số này, đối với em con vật nào là quan trọng nhất? Hoặc là nói em muốn theo đuổi cái gì nhất?” Thầy giáo nhìn tôi vẫn đang đứng đó, cũng không bảo tôi ngồi xuống, lại nói tiếp: “Ngựa tượng trưng cho tự do; trâu tượng trưng cho sự nghiệp; dê tượng trưng cho tình yêu; hổ tượng trưng cho lòng tự trọng. Còn khổng tước?”
Ông thầy mỉm cười, nụ cười có chút mờ ám: “Khổng tước tượng trưng cho tiền bạc.” Vừa dứt lời, cả giảng đường cười rộ lên, cô gái có nụ cười ngọt ngào cười càng ngọt ngào hơn. Thầy giáo nín cười, nói: “Mời ngồi, bạn khổng tước.” Tôi nghĩ mặt tôi chắc rán trứng được rồi.
Chuông tan học réo vang, lúc thu dọn sách vở chuẩn bị rời lớp, Vinh An bảo tôi: “Thì ra cậu mê tiền đến thế, thảo nào chẳng bao giờ cho tớ vay tiền.”
Tôi như một nồi nước đang sôi sùng sục, Vinh An lại đến nhấc vung lên, tôi tiện tay vung cặp sách đập vào lưng cậu ta. Cậu ta lùi lại, đụng ngay vào cô gái đi bên cạnh chúng tôi. Đó là cô bạn ngồi cạnh cô gái có nụ cười ngọt ngào, chọn hổ. “Xin lỗi.” Tôi và Vinh An đồng thanh lên tiếng. Cô ấy không nói gì, chỉ lần lượt nhìn tôi và Vinh An, cũng không tỏ vẻ lườm nguýt. Sau đó bước qua chiếc cặp sách bị rơi trên đất, đuổi theo cô gái có nụ cười ngọt ngào, đi ra khỏi lớp. Tôi nhặt cặp lên, nhân lúc Vinh An đang đờ đẫn, nhấc chân đá đít cậu ta một phát. “Mê tiền chẳng có gì là xấu cả.” Vinh An xoa xoa mông. Tôi đang muốn cho cậu ta thêm một cước thì có người vỗ vai tôi nói: “Hi, mình cũng chọn khổng tước đây.” Quay đầu nhìn, là một cậu bạn cùng khoa với bọn tôi, cũng chẳng thân thiết gì với tôi lắm.
“Hả?” Tôi buột miệng hỏi, “Sao cậu lại chọn khổng tước?”
“Khổng tước đẹp như thế, đương nhiên phải chọn rồi!” Nói xong, cậu ta cũng bước ra khỏi lớp, Vinh An lập tức chạy biến theo.
Tôi khoác cặp sách lên, chậm rãi bước ra khỏi giảng đường, ra khỏi giảng đường rồi đi dạo trong vườn trường. Nghĩ tới ý nghĩa tượng trưng của chim khổng tước, trong lòng rất không thoải mái. Tuy rằng mê tiền chẳng có gì là không tốt cả, nhưng mê tiền luôn đi cùng với các tính từ như thực dụng, bợ đỡ, hư vinh…, mà đó hoàn toàn không phải là điều tôi mong muốn về bản thân mình. Vốn dĩ có thể cười xoà bỏ qua bài trắc nghiệm tâm lý này, nhưng cái tên chọn khổng tước kia, rõ ràng là một người mê tiền.
Còn nhớ có lần cậu ta lái một chiếc xe mới tới trường, cực kỳ hứng chí mời mọi người ra ngoài hóng gió. Kết quả có bốn người lên xe, bao gồm cả tôi. Bọn tôi ở ngoài chơi ba tiếng, vừa mới về tới trường, cậu ta lập tức lấy giấy bút ra, tính toán tiền xăng tiền dầu vân vân, sau khi tính đi tính lại ba lần, cậu ta nói: “Mỗi người đưa mình . tệ. Vậy làm tròn thành tệ đi.” Trong lòng tôi rất không vui, đưa cho cậu ta tệ, bảo: “Khỏi trả lại.”
“Thật không?” Cậu ta cười nói “vậy thì tốt quá.” Từ đó tôi liền giữ khoảng cách với cậu ta.