TỔNG QUAN CỦA TRẬN ĐÁNH.
Trong bài viết trước, tôi đã cố gắng để nêu ra diễn biến của trận đánh bằng tầm quan sát của mình. Phần còn lại trong bài viết này, tôi sẽ nói lại những gì mà cuộc họp rút kinh nghiệm trận đánh sau đó nêu ra, kể cả những chuyện mà chỉ hai người biết.
. Tại sao anh Khánh chọn hướng đánh từ triền dông ngược về sau:
Ở thời điểm đó, địch chưa bố trí lực lượng lớn ở đây, bố trí mang tính “cơ bản” thôi. Bãi mìn phía trước kéo dài ước chừng non cây số, toàn KP có một ít K nhưng không thấy – A. Phía sau giáp với bình độ dông , chúng có bố trí loại mìn của Mỹ M – A. Như vậy về mặt bố trí, chúng đặt trọng tâm ở phía trước, hướng nam của căn cứ.
Anh em trinh sát đã mất quá nhiều xương máu trong quá trình “làm bạn” với cái tên này. Trong cái nhìn của người E trưởng E chỉ nghĩ một một điều hết sức đơn giản “Đánh phải thắng và phải thắng, hạn chế tối đa thương vong, để tạo niềm tin cho anh em.”
Cùng sống và chiến đấu bên anh khi anh còn là D trưởng D trên chùa Preah Vihear, tôi biết khá rõ về suy nghĩ và tính toán của anh.
Năm khi chiến thuật của Pốt là đánh lén, suốt cả thời gian ta không diệt được một thằng địch nào. (F có chỉ thị là anh nào diệt được địch cho đi phép ngay). Giao nhiệm vụ cho chúng tôi tại cái hồ trên chùa (cái hồ mà Trung sĩ gọi là “Hồ trên núi của Phó Đức Hà” trong topic ba) trước khi qua biên đánh chặn ngay từ lúc chúng xuất phát. Anh có nói nhỏ riêng với tôi “Cậu cố gắng kiếm một thằng Pốt làm mẫu cũng được, không cần nhiều…”
Mùa mưa khi D chốt ở … bị chúng đeo bám như ruồi, đến mức lính ta không dám ra khỏi đơn vị… ra khỏi cổng là bị chúng đánh, bị vướng phải mìn của chúng ngay cổng, với nhiều thủ đoạn mới. Anh em C vận tải của E dồn sức cho D để đưa thương binh, tử sĩ về phía sau. Trung đoàn đứng trước một thách thức mới… Anh đã tung toàn lực lượng trinh sát của Trung đoàn và sư đoàn đi phối thuộc, những đơn vị bộ binh của D truy lùng và đánh địch suốt dãy biên giới . Cách đánh này đã thành công, giải tỏa ức chế tâm lí của anh em D trong suốt mùa mưa . Dĩ nhiên bộ phận này chấp nhận một sự thương vong thay cho anh em D.
Một người chỉ huy luôn biết tạo niềm tin cho lính trong chiến đấu.
Trận đánh này về các mặt đều do E đảm trách. Chúng tôi chỉ là phối thuộc chứ không chịu trách nhiệm chính. Nhiều phương án mà chỉ anh Khánh và anh Lập C trưởng trinh sát E biết.
Thực tế thì trinh sát E nhiều lần đeo sát khu vực này nhiều hơn chúng tôi biết.
Khi trà dư tửu hậu, anh Lập có tâm sự là anh Khánh bàn tính rất nhiều đến phương án đánh ngược từ dông đánh về, mục đích tạo ra bất ngờ về chiến thuật, lợi dụng địa hình ta trên cao, địch dưới thấp. Bằng mọi giá phải giải quyết cái căn cứ lõm này, thu hồi lại vốn “đầu tư” của anh em trinh sát.
Anh đã làm được điều này và đã làm thành công.
Huyền thoại căn cứ , trang đầu tiên năm được viết bằng hình ảnh của anh em D E, với người chỉ huy là Đại úy Trần Bá Khánh.
Và trang cuối cùng , kết thúc bằng hình ảnh ra trận quy mô nhất của QK khi làm nghĩa vụ quốc tế ở K: F, EF đơn vị của @Vutrieuduong, @Hungnt, E F đơn vị của @Dongminhkh… cùng với những đơn vị trợ chiến của QK với người chỉ huy là cụ Chơn, và sự hi sinh của vị Tư lệnh sư đoàn trẻ nhất Quân đội ta ở thời điểm đó: Đại tá Trương Hồng Anh Tư lệnh F QK.