ĐÀI QUAN SÁT D QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH.
Sau trận địch tập kích cối vào đơn vị D bộ. BCH D buộc phải có một phương án đánh địch mới, khắc phục tình trạng ta bị động. Thực tế thì ta không phải bị động nhưng vấn đề là “làn ranh biên giới.” Kinh nghiệm chiến tranh được vận dụng đến mức tối đa: lập đài quan sát.
D trưởng D quyết định đi tìm vị trí thích hợp để đặt đài quan sát.
Bộ phận tiền trạm bao gồm D trưởng D, trợ lí tác chiến của D, C phó C và C trưởng C, khẩu đội trưởng DKZ, cùng trinh sát của F và E và anh em bộ binh c.
Từ d bộ d chúng tôi hành quân đến vị trí, qua các bãi tráng và bám theo các bình độ để tiếp cận dãy yên ngựa. Đội hình hơn ba mươi người trang bị nhẹ để việc leo trèo được dễ dàng… lầm lũi từng bước từng bước… Những vách đá gần như là dựng đứng, bọc quanh các kẽ hở của vách đá là rễ cây ngũ gia bì và thân của những dây leo. Trinh sát và trợ lí tác chiến leo đầu tiên mở đường. Phải bám, đu vào các thân cây, bò men theo các vực đá thậm chí phải đu dây sóng rắn, dây ngũ gia bì để chuyền từ vách này sang vách kia như một con khỉ. Thực hiện những động tác này theo kinh nghiệm, là đừng nhìn xuống vực sâu dễ tạo tâm lí sợ sệt…và thực tế, nhiều anh em bộ binh khi ôm dây ngũ gia bì mà run như cầy sấy. Khu vực này trái hồng dẹt rất nhiều, chín vàng từng chùm trông rất bắt mắt (hồng có hai loại, loại như trái thanh trà và hồng tròn. Hồng dẹt nhỏ trái nhưng thơm và ngọt. Hồng tròn thì to quả nhưng độ ngọt không bằng hồng dẹt). Phải mất hơn hai giờ leo trèo như khỉ, bộ phận tiền trạm mời đến đỉnh của dãy yên ngựa. Hoang sơ, nguyên thủy và vắng lặng… chưa có bàn chân người đặt chân lên mỏm đá này. Sau hơn một giờ vòng quanh tìm địa thế, cuối cùng cũng tìm được một vị trí thích hợp.
Đài quan sát là một mỏm đồi nhỏ, diện tích bằng phẳng có thể sinh hoạt chừng m ở hướng đông cao điểm , nó là mỏm đồi vì nằm trên yên ngựa có bình độ cao nhất nhì trong địa bàn đứng chân của D. Đứng trên đỉnh đồi này có thể quan sát được toàn bộ khu vực D bộ D và một phần bình độ chân của . Điểm độc đáo của vị trí này, là phía bên kia biên giới muốn leo lên được mỏm đồi này, phải vượt qua nhiều vách đá dựng đứng. Nhưng bên đất K thì thoải hơn có thể leo lên nhờ các rễ bám của cây ngũ gia bì vào các khe đá. Hướng bắc mỏm đồi nhìn về đất Thái rất rõ do độ cao của nó.
Sau khi chọn xong vị trí, trinh sát cài lại khoảng hơn mười trái mìn KP quanh khu vực, đánh dấu các vị trí có mìn và quay lại tìm đường xuống, vì từ đỉnh đồi và yên ngựa có một độ vênh khá lớn. Để đảm bảo cho việc di chuyển sau này bắt buộc chúng ta phải chọn ra một con đường lên xuống phù hợp, có thể vận động được và điều cực kì quan trọng là yếu tố bí mật, làm sao cho địch khó phát hiện.
Vị trí cơ động được chọn ở phía tây của mỏm đồi, hơi lệch về bên kia biên giới một chút, độ dốc thoai thoải dễ đi, và chỉ có một vách đứng không nguy hiểm lắm (sau này ta làm thang tre lồ ô bám vào vách để lên xuống).
Trên đường trở về ta xóa mọi dấu vết, không để cho địch phát hiện. Đội hình vẫn men theo các bình độ và trở về khu vực d bộ d.
Sau nhiều ngày bàn thảo và được e chấp thuận, ta bố trí một khẩu DKZ với cơ số ban đầu năm mươi viên đạn, một tổ trinh sát có trang bị ống nhòm loại tốt để theo dõi tình hình. Từ vị trí này ta đã khống chế mức độ tập kích bằng cối của địch vào các vị trí của d, tạo điều kiện cho các bước “đột phá” sau này của đội hình e. Thuận lợi cho tác chiến, nhưng về mặt bảo đảm hậu cần, sự chi viện cho đài quan sát khi cần thiết, quả là nan giải khi chỉ có mười lăm con người trên một chốt tiền tiêu nóng bỏng nhất, của những tháng cuối mùa mưa năm đầu mùa khô .