Bạch thiếu gia rõ ràng không nghĩ nhiều về vinh nhục như vậy. Bàn tay to không nặng không nhẹ chà xát phía dưới, trong miệng vẫn trêu đùa: “Xem ra anh cũng rất muốn tôi nha, nhanh như vậy đã có phản ứng rồi.”
Nước nóng phun ra từ vòi sen chảy vào mắt lão Thường, đau đau xót xót. Thường Thanh vừa giãy giụa vừa cố sức gạt chất lỏng trong mắt, cũng theo đó mà gạt đi tâm trạng còn đang đau xót hơn. Nỗi buồn phiền này vẫn tích tụ dưới đáy lòng mấy ngày qua, chỉ đến khi đêm khuya vắng vẻ, một mình nằm trên giường lò, anh ta mới thoáng lộ ra, rồi tự mình tìm lý do biện giải.
Nhưng Bạch Uy bây giờ càng làm vết thương chưa từng khép miệng kia nứt toác, khiến trái tim đã sắp ngừng đập của mình phơi bày hoàn toàn dưới ánh đèn chói mắt.
Lão Thường là một người thô kệch, anh ta không biết tâm tình mình lúc này là ruột gan đứt đoạn, anh ta chỉ biết ông khó chịu thì thằng cháu mi cũng đừng mong dễ chịu.
Bàn tay to sờ sờ, vừa vặn sờ được bình thuỷ tinh để bên cạnh bồn tắm. Anh ta liền đập mạnh xuống đầu Bạch Uy.
Cùng tiếng hét của Bạch Uy, mảnh thuỷ tinh vỡ rơi đầy trên sàn. Bạch Uy che gáy mình, máu đào giống như những con rắn nhỏ không ngừng trườn ra từ kẽ tay.
Thường Thanh lại đá tiếp mấy đá lên bụng Bạch Uy.
“Đờ cờ mờ! Bạch Uy, có người tai vạ như mi sao? Việc làm ăn bị mi hãm hại, chỉ có thể trách ta không có mắt nhìn người, ta nhận. Giống như mi nói, đó là báo ứng của ta! Nhưng giờ thì là gì hả? Ta mịa nó là thứ làm ấm giường, mi muốn thượng thì thượng chắc?”
Có lẽ Bạch Uy bị đánh hôn mê, y cuộn mình nằm trên mặt đất hồi lâu cũng không đứng dậy. Thường Thanh cúi người kiểm tra thấy y không có gì đáng ngại liền xách y lên, kéo ra sô pha phòng ngoài.
Sau đó anh ta lền gọi cấp cứu. Báo xong, Thường Thanh lại gọi cho ông Vương, bảo ông là hai ngày nay anh ta có việc, sợ rằng phải đi chỗ khác một thời gian, buổi tối không cần chờ cơm mình.
Bỏ điện thoại xuống, Thường Thanh thầm tính: đánh vỡ đầu chắc xem như thương tổn thân thể, nhưng mà chủ động cứu chữa như mình hẳn là được xử nhẹ nhỉ?
Cùng lên với nhân viên cứu thương, còn có bảo vệ công ty. Sau đó mọi người đều ra ngoài, Bạch đại thiếu vào bệnh viện, còn đồng chí Thường vào cục cảnh sát.
Lão Thường rất quen thuộc cục cảnh sát, cũng xem như là lão lưu manh “ra rồi lại vào”. Nhưng lúc này không được đãi ngộ một mình một phòng nữa. Sau ngày ngủ trên cái đệm hôi rình ở trại tạm giam, có người tới nộp tiền bảo lãnh cho Thường Thanh.
Thường Thanh vác cái mặt lún phún râu ra ngoài nhìn, cư nhiên là Bạch Uy.
Đầu thằng oắt này bọc một vòng băng trắng, cứ như bụi đời Ấn Độ ý.
Thường Thanh xoay người muốn quay lại. Vị cảnh sát phía sau anh ta bực mình: “Này, anh chạy đi đâu đấy? Coi đây là quán trọ à? Muốn ở thì ở?”
Chả có cách nào, Thường Thanh cúi đầu đi ra cửa chính của trại tạm giam. Tới cửa, xe được tài xế lái qua, Bạch Uy mở cửa xe, ý bảo anh ta đi vào. Nhưng Thường Thanh không thèm nhìn y, cứ lê giày vải đi dọc theo đường cái.
Qua một hồi, anh ta phát hiện phía sau có người, nhìn lại, cư nhiên là Bạch Uy đi theo mình: “Cậu muốn cái gì? Định đánh đầu tôi một cái hả?”
Bạch Uy cứng miệng đáp: “Anh còn chưa làm cơm cho tôi!”
Thật cố chấp! Thường Thanh nghĩ sớm chết sớm siêu sinh, liền chui đầu vào ô tô. Mấy ngày nay Thường Thanh cả răng cũng chả đánh, cho nên mùi trên người anh ta có thể hun chết người. Nhưng có lẽ Bạch thiếu gia bị viêm mũi, khứu giác không nhạy, cứ dính sát lấy lão Thường, chả ngại mùi thối trên người anh ta.
Về tới nhà Bạch Uy, Thường Thanh liền mở tủ lạnh lấy mấy gói mì, vài quả trứng ra, sau đó làm hai bát gà trứng nóng hổi chỉ trong phút.
Ở trong cục cảnh sát nhạt miệng chết đi được. Thường Thanh cũng không khách khí, cầm đũa bưng bát húp một ngụm lớn rồi ăn mì.
Bạch Uy đẩy bát mình về phía anh ta: “Không đủ thì ăn cả bát này đi!”
Thường Thanh không chạm vào, sau khi ăn xong phần mình liền nói với Bạch Uy: “Làm cơm cho cậu xong rồi đó, sau này ít tới tìm tôi đi, nếu thật sự không vừa mắt tôi thì thuê sát thủ là được!” Nói đoạn liền đứng dậy muốn đi.