Chương : Tình cảm thiếu niên, kết nghĩa an đạt
An đạt hay còn gọi là An đáp, là cách người Mông Cổ xưng hô với những người không có liên hệ máu mủ với mình, dùng lời thề kết thành bằng hữu sinh tử chi giao, cũng giống với người Hán khi kết bái huynh đệ, kết nghĩa kim lan, kết nghĩa anh em.
---
Trước khi màn đêm buông xuống, Tô Hách Ba Lỗ đích thân tuần tra các lều gia súc, dặn dò binh lính tuần tra ban đêm cẩn thận rồi vội vàng chạy về lều lớn.
Gia súc là vật bảo đảm toàn bộ bộ lạc sống sót qua mùa đông, cứ mỗi khi đến mùa, Tô Hách Ba Lỗ đều sẽ ngày ngày tuần tra cẩn thận. Đặc biệt là mấy năm nay, Xanh Lê bộ và Đồ Ba bộ trong tối ngoài sáng tranh đoạt không ngừng, tuy rằng hai đại bộ lạc chưa từng công khai trở mặt, nhưng kể từ khi nhập thu tới nay, tiểu bộ lạc phụ thuộc vào Đồ Ba bộ thường xuyên khiêu khích các bộ lạc dưới trướng Xanh Lê bộ, nếu như không ỷ vào Đồ Ba bộ chống lưng thì sao bọn họ có thể dám?
Tô Hách Ba Lỗ khinh thường hừ lạnh một tiếng. Ba năm trước, hắn đơn phương xé bỏ liên hôn cùng Đồ Ba bộ, nghe nói vị công chúa kia ngược lại đã gả cho vương tử của Duy Khả bộ. Tô Hách Ba Lỗ bỗng lại nghĩ tới thê nhi còn ở trong trướng chờ đợi mình, trên mặt hắn trào ra ý cười ôn hòa, lại lần nữa nhanh hơn bước chân.
Đèn trong đại trướng còn sáng, Tô Hách Ba Lỗ trước tiên cởϊ áσ khoác mang theo hơi lạnh ra, treo lên giá cạnh cửa rồi mới đi vào, nhìn thấy Phù Dung đang khâu vá quần áo dưới đèn dầu, hắn nói: "Ngươi đang có mang, những việc lặt vặt này giao cho nữ nhân khác trong tộc làm là được."
Phù Dung ngẩng đầu, giận dỗi liếc mắt một cái, cũng chưa từng ngừng tay, nhẹ giọng nói: "Ngươi nhỏ giọng chút, A Cổ Lạp mới vừa ngủ đấy."
Tô Hách Ba Lỗ nhìn về phía đứa trẻ đang ngủ say, cười nói: "Muội tử yên tâm, đứa nhỏ này ngủ say rồi, đến sét đánh đều không tỉnh."
Nghe vậy, ánh mắt Phù Dung lộ ra tình yêu thương của một người mẫu thân, nàng buông chiếc áo da thú mới chỉ khâu được một nửa trong tay xuống, khẽ vuốt bụng nhỏ đang phồng lên: "Hy vọng thai này là nam hài."
Tô Hách Ba Lỗ không nghe ra sự lo lắng trong lời nói của thê tử, đĩnh đạc ngồi xuống, vô cùng hứng thú mà nói: "Muội tử, hôm nay ở sân tập bắn, A Cổ Lạp vậy mà dùng cây cung nhỏ bắn trúng hồng tâm cách đó hơn năm bước chân, ta sai người dắt một con ngựa con cho nàng, đứa nhỏ này vậy mà ghét bỏ, một hai phải kỵ Hắc Phong của ta." Mặt Tô Hách Ba Lỗ lộ vẻ tự hào, tiếp tục nói: "Ngay cả ta cũng bốn tuổi mới có thể dùng cung như thế! Trong tộc, phần lớn hài tử đến sáu tuổi mới có thể dùng cung, dù cho kéo cung ra được cũng chưa chắc có thể trúng ngay hồng tâm, A Cổ Lạp của chúng ta mới ba tuổi mà thôi! Ta thấy, về sau danh hiệu "Triết Đừng" [] không ai khác ngoài nàng."
[] Triết: thông minh, trí tuệ; Đừng: khác biệt.
Phù Dung than nhẹ một tiếng: "Đúng vậy, đứa nhỏ này mỗi ngày mỗi vẻ, áo lần trước ta làm đã có chút ngắn..."
Phù Dung lại lần nữa sờ sờ cái bụng phồng lên. Trời cao phù hộ mong cho thai này là nam hài, như vậy nữ nhi của nàng có thể sớm ngày khôi phục thân phận.
"Hài tử mới ba tuổi, ngày mai ngươi đừng dẫn nàng đến đồng cỏ, như vậy có được không?"
Tô Hách Ba Lỗ nhướng mày: "Sao vậy?"
Phù Dung mấy độ muốn nói lại thôi, dưới cái nhìn chăm chú kiên nhẫn của trượng phu, cuối cùng vẫn nói ra: "Hôm nay...A Cổ Lạp nhìn thấy tiểu nhi tử của Cổ Kỳ gia..." Mặt Phù Dung ửng đỏ, có chút khó có thể mở miệng.
Tô Hách Ba Lỗ hỏi: "Như thế nào? Hắn bắt nạt A Cổ Lạp sao?"
"Không phải...là, là A Cổ Lạp nhìn thấy đối phương đi tiểu, trở về thì hỏi ta: Vì sao nơi đó của bọn họ không giống nhau."
Tô Hách Ba Lỗ vỗ về bả vai thê tử, trấn an: "Tiểu nhi tử Cổ Kỳ gia mới bốn tuổi thôi, lại nói A Cổ Lạp vẫn là một hài tử, không đến mấy ngày thì sẽ quên."
"Nhưng ta vẫn lo lắng! May mắn là lúc ấy A Cổ Lạp chưa nói cái gì, cũng không có đi hỏi người khác! Bằng không muốn như thế nào cho phải?"
Tô Hách Ba Lỗ trầm mặc một lát rồi ôm Phù Dung vào trong lồng ngực, hôn lên vầng trán mịn màng của nàng, hắn nâng bàn tay to tựa như quạt hương bồ thật cẩn thận dán lên bụng Phù Dung: "Được, ngày mai không dẫn con theo. Ta biết ngươi lo lắng cái gì, đại ca cam đoan với ngươi tình huống như vậy tuyệt đối sẽ không xảy ra. Gần đây Đồ Ba bộ rất không an phận, thật sự không thích hợp khôi phục thân phận của A Cổ Lạp, ủy khuất các ngươi."
Phù Dung lắc đầu, dựa vào lồng ngựa vững trải của nam nhân, bàn tay nhỏ dài như ngọc đặt lên mu bàn tay của trượng phu.
Mấy năm nay nàng thật sự rất hạnh phúc, tuy trượng phu là Đại hãn nhưng lại chỉ cưới một mình nàng, đối xử với nàng càng là yêu thương có thêm.
Tuy nàng chưa từng đọc qua sách vở, nhưng cũng biết nữ nhân ở Vị Quốc gả vào gia đình giàu có thì sẽ không thể dễ dàng xuất đầu lộ diện. Nhưng ở thảo nguyên, nàng có thể tự do ra vào bất kì nơi nào ở Xanh Lê bộ. Trượng phu không những cổ vũ nàng xuất hiện mà còn thường xuyên dẫn nàng đi tham dự những dịp quan trọng. Phù Dung từ nhỏ đã sinh hoạt dưới sự bảo bọc của vị "đại ca" này, dù cho thành thân nhiều năm như vậy, xưng hô lén lút giữa hai người vẫn luôn không sửa, mà Tô Hách Ba Lỗ cũng đối xử với Phù Dung hệt như xưa.
Chỉ có một thứ khiến cho Phù Dung mỗi khi nghĩ đến đều sẽ đau lòng. Thân thể tóc da đều được phụ mẫu ban cho, ở Vị Quốc chỉ có phạm nhân sung quân thì mới bị xăm hình, huống chi A Cổ Lạp vẫn là nữ nhi gia! Hình xăm Lang Vương kia bị khắc ở ngực, khiến cho người làm nương như nàng sao có thể an tâm?
Chỉ là những lời này, nàng vạn lần không thể nói ra, để tránh tổn thương lòng của trượng phu.
Trầm mặc trong chốc lát, Tô Hách Ba Lỗ tiếp tục nói: "A Cổ Lạp thông minh hơn hài tử bình thường khác rất nhiều. Nếu rảnh rỗi, ngươi có thể chậm rãi nói cho nàng nghe về thân thế của nàng. Ở trong mắt người khác, nàng dù sao cũng là vương tử đầu tiên của chúng ta, huống hồ đứa nhỏ này trời sinh liền chạy băng băng trên thảo nguyên, chờ đến khi nàng chậm rãi hiểu rõ thân phận của mình thì để cho nàng đi ra ngoài. Trước đó ta sẽ tự mình dạy dỗ nàng cưỡi ngựa bắn tên, người của Khất Nhan gia chúng ta vô luận là nam hay nữ đều không thể rời khỏi lưng ngựa."
---
Như thế lại qua hai năm, Khất Nhan A Cổ Lạp đã tròn năm tuổi, hài tử thứ hai của Phù Dung và Tô Hách Ba Lỗ cũng đã hai tuổi, đáng tiếc trời không chiều lòng người, lại là một nữ hài nhi.
Thứ nữ tên là Khất Nhan Nặc Mẫn, nghĩa là ngọc bích. Tô Hách Ba Lỗ vì ái thê đặt cho nữ nhi nhũ danh Vị Quốc: Tiểu Điệp.
Mấy năm trôi qua, mãnh hổ thảo nguyên Tô Hách Ba Lỗ dẫn dắt thiết kỵ của Xanh Lê bộ xua đuổi Đồ Ba bộ đến bờ Lạc thủy. Duy Khả bộ xem thời thế, vì thế chủ động đưa tới rất nhiều dê bò bày tỏ tình hữu hảo, Xanh Lê bộ trên dưới nhất phái phồn vinh.
Nhưng mà, thiên hạ ở bên kia lạch trời lại là một diện mạo khác. Vương triều trải qua hơn bốn trăm năm cũng không thể tránh thoát định luật của lịch sử, dần lộ ra dáng vẻ mặt trời sụp đổ lặn xuống núi. Cố tình một thế hệ quân vương lại là vị chủ nhân xa hoa, dâm dật, bảo thủ, không biết dạy dân mà chỉ biết chém gϊếŧ, triều đình thì bán quan bán tước. Quân vương đăng cơ năm năm đã bào mòn quốc khố đến trống rỗng, bá tánh phải gánh mức thuế cắt cổ không thể kể xiết, ngay cả kinh đô và vùng trọng yếu lân cận đều có thể thấy được dân chạy nạn, thậm chí bổng lộc của quan viên triều đình cũng bị trì hoãn.
Khi đó, Thừa tướng đương triều Nam Cung Nhượng đáp ứng sở cầu của hàng trăm quan lại, liên hợp với đại tướng quân Lục Quyền phát động phản đối bằng vũ trang, khấu thỉnh đương triều hoàng đế "gϊếŧ gian phi, nghe dân ý ". Nhưng không ai ngờ, trong lúc hỗn loạn, cấm cung rực cháy, hoàng đế và gian phi đều đã chết! Tân đế niên thiếu không có con nối dõi, chuyện xảy ra không bao lâu, tỷ tỷ ruột thịt duy nhất của hoàng đế cũng không biết tung tích. Quốc không thể một ngày không quân không triều, vậy nên bốn mươi chín ngày sau, đại tướng quân Lục Quyền dẫn đầu tất cả quan lại, đề cử Nam Cung Nhượng đăng cơ xưng đế...
Thảo nguyên, Kính Quốc ở phương bắc
Dũng sĩ canh gác đại doanh Xanh Lê bộ đột nhiên cảnh giác, nheo mắt nhìn về tiếng vó ngựa ở nơi xa. Đến khi hắn thấy rõ người tới thì lập tức buông lỏng loan đoan bên hông.
Người dẫn đầu nhìn qua cũng chỉ là một đứa trẻ năm sáu tuổi, thế nhưng lại cưỡi một con ngựa bờm vàng to lớn, nhìn thấy dáng vẻ thả lỏng ấy cũng có thể nhận ra còn nhỏ tuổi mà đã là người lão luyện. Hắn mặc một cái áo da thú nhỏ và mang giày da trâu, một loan đao nhỏ tinh xảo gắn ở bên hông, phía sau lưng còn có một cây cung, tóc trẻ con mềm mại thắt từng sợi nhỏ, bím tóc tùy ý rối tung, bên vành tai trái đeo một vòng bạc nhỏ tinh xảo chói lọi.
Phía sau nam hài có hơn mười thiếu niên đi theo, bọn họ cũng phóng ngựa chạy băng băng, trong đó lớn nhất cũng chỉ mười ba đến mười bốn tuổi, đứa nhỏ nhất cũng trạc tuổi nam hài.
"Nam hài" dẫn đầu đúng là Khất Nhan A Cổ Lạp - "con trai độc nhất" của đương kim Đại Hãn Vương Tô Hách Ba Lỗ. Trong nháy mắt, đội ngũ đã đi đến trước cửa doanh trại, A Cổ Lạp một tay siết chặt dây cương, một tay khác giữ con ngựa đang hí vang, đội ngũ ngừng lại: "Từng người về nhà đi thôi."
"Vâng, vương tử."
Đội ngũ rất nhanh đã tan, nhưng chỉ có duy nhất một nam hài trạc tuổi A Cổ Lạp thì không có rời đi.
"Ba Âm? Sao ngươi còn không quay về?"
"An đạt, ta muốn đi thăm Nặc Mẫn, ta nghe nói nàng sinh bệnh có đúng không?"
"Đi thôi." Vị này tên là Ba Âm, là tiểu nhi tử Cổ Kỳ gia, cùng A Cổ Lạp lớn lên kết làm an đạt.
A Cổ Lạp hiển nhiên biết thân phận của mình đặc thù, vì thế rất ít thân cận với người khác, ngoại trừ vị an đạt từ nhỏ cùng nhau lớn lên này.
Hai người xoay người xuống ngựa, đi đến trước cửa trại thì giao dây cương trong tay cho dũng sĩ canh cửa, đi bộ hướng về lều lớn.
"Ca ca, ca ca ~"
"Tiểu Điệp ~ ngươi chạy chậm một chút!" Phù Dung theo sát nữ nhi ra lều lớn, quả nhiên nhìn thấy A Cổ Lạp. Tiểu nữ nhi này của nàng từ nhỏ đã dính "ca ca", thậm chí đối với "Ca ca" có thần kỳ tâm linh cảm ứng, mỗi lần đều có thể đúng giờ nghênh đón.
Thấy A Cổ Lạp đã ôm Tiểu Điệp vào trong ngực, Phù Dung dừng lại từ ái nhìn chăm chú vào hai nữ nhi. A Cổ Lạp cẩn thận lấy ra một vòng hoa từ trong lòng và đặt lên đầu Tiểu Điệp, đôi mắt nàng cong như hai vầng trăng lưỡi liềm, thân mật dán lấy gương mặt Tiểu Điệp.
"Ca ca, ôm." A Cổ Lạp cười rồi bế Tiểu Điệp lên, mà người sau cũng dùng cánh tay nhỏ bé vòng lấy cổ A Cổ Lạp.
Ba Âm toát ra sự hâm mộ, trong nhà hắn có ba vị huynh trưởng, mấy ngày trước đây lại có thêm một đệ đệ, hắn cũng muốn có muội muội nữa.
A Cổ Lạp ôm Tiểu Điệp, cùng Ba Âm đi đến trước mặt Phù Dung: "Mẫu thân."
"Khả đôn, ta nghe an đạt nói Tiểu Điệp bị bệnh nên chạy đến xem."
Phù Dung cười, chiêu đãi Ba Âm tiến vào lều trại. Nàng đặt bàn gỗ xuống, xếp mấy cái ghế nhỏ cho ba hài tử ngồi, lại rót hai chén sữa ngựa nóng hổi: "Ba Âm lưu lại ăn cơm chiều đi." Nói xong thì ra lều lớn để lại không gian cho ba hài tử.
Ba Âm bưng sữa ngựa lên uống một hơi cạn sạch, hắn vừa buông chén thì đã nhìn thấy an đạt của mình thổi thổi sữa ngựa, lại dùng môi thử độ ấm mới cầm chén đưa tới bên môi Tiểu Điệp.
"Tới ~ ca ca đút." Trong đôi mắt màu hổ phách của A Cổ Lạp toàn là sủng nịch.
Ba Âm lau vết sữa bên môi, căm giận nói: "An đạt, hôm nay rõ ràng là ngươi đã bắn trúng con thỏ đó, con thỏ đều ngã xuống đất rồi Cáp Nhĩ Ba Lạp mới bắn tên! Sao ngươi phải nhường cho hắn?"
A Cổ Lạp cong cong khóe miệng, không chút để ý mà trả lời: "Chỉ là một con thỏ thôi, cũng đáng để ngươi tức giận sao?"
"Nếu là người khác thì không tính, nhưng Cáp Nhĩ Ba Lạp ỷ vào thân phận tôn quý, ngày thường luôn làm mấy trò này, hiện tại lại dám leo lên đầu ngươi!"
A Cổ Lạp buông bát trà, vì Tiểu Điệp lau khóe miệng, quay đầu nhìn về phía Ba Âm: "Bằng không thì thế nào? Vì con thỏ mà cùng hắn đánh một trận sao?"
"Đánh thì đánh, ai sợ hắn!"
A Cổ Lạp cười vỗ vai Ba Âm: "Hắn lớn hơn chúng ta bảy tuổi! Lại nói, con thỏ cũng không phải vật gì hiếm lạ, hôm nào chúng ta đi săn hưu vàng."
Đôi mắt Ba Âm sáng ngời: "Thật sự?"
"Thật sự."
"Vậy lần này da hươu thuộc về ta?"
"Cho ngươi!"
Ba Âm lập tức từ giận sang vui, hắn cao hứng xoa xoa hai tay, hận không thể lập tức đi ngay.
"Ca ca, ta cũng muốn đi."
A Cổ Lạp xoa xoa gương mặt phúng phính của Tiểu Điệp: "Chờ Tiểu Điệp lớn thêm một chút, ca ca sẽ dạy ngươi cưỡi ngựa..."