Hội đèn lồng ở Sơn Âm, nổi tiếng khắp cả nước. Từ những đại gia đình quý tộc đến những nhà nghèo, mọi người đều lấy làm hổ thẹn nếu không đi xem được, hội diễn ra vào dịp tết nguyên tiêu. Thiệu Hưng trồng rất nhiều tre, nên rất rẻ, do đó chi phí để chế tạo ra một cái đèn lồng cũng không tới mấy bạc, một gia đình bình thường cũng có thể gánh vác được. Hơn nữa đèn được gia công kỹ còn có thể dùng được vài năm. Đương nhiên đây chỉ là nói về những hộ gia đình nhỏ, giống như Tây Trương ở Sơn Âm là một đại gia tộc giàu có xa xỉ, hàng năm treo đèn đều phải là đèn mới.
Nhu cầu nhiều, yêu cầu cao, chế tác càng phải ngày một tốt hơn đẹp hơn, tất cả chi phí tính ra cũng phải hơn một trăm lượng bạc. Năm tới cũng là hội đèn lồng tết nguyên tiêu Vạn Lịch thứ . Bởi vì quan án sát Trương Kì Liêm mời thái giám quản lý hàng dệt kim ở Hàng Châu đến thưởng thức hội đèn, cho nên đầu tháng mười một tri phủ Thiệu Hưng là Từ Thời Tiến đã đặc biệt triệu tập quan lớn và những thân sĩ thuộc hai huyện ở Sơn Âm đến Hội Kê, yêu cầu hội đèn lồng tết nguyên tiêu năm tới phải tổ chức thật long trọng. Quan án sát Trương Kì Liêm còn đặc biệt đến thăm và nói chuyện với Trương Nhữ Sương, trong những năm gần đây hoàng đế Vạn Lịch đều trì hoãn việc phê chuẩn tấu trương của chúng thần thậm chí còn để đấy không xem đến. Chỉ có đối với tấu trương của thái giám thu thuế quặng mỏ, thái giám quản lý hàng dệt kim và thái giám thu thuế xuất nhập khẩu ở các nơi là phê chuẩn rất nhanh.
Thái giám thu thuế quặng ở các nơi bởi vì quấy nhiễu nhân dân quá mức làm cho nhân dân hết sức phẫn nộ, mấy năm trước đã từ chức rồi, nhưng quan quản lý hàng dệt kim và quan thu thuế xuất nhập khẩu không thể từ chức, đây chính là nguồn thu chủ yếu trong ngân khố của hoàng đế Vạn Lịch, hoàng đế Vạn Lịch tham tiền, quá tin vào thái giám, khiến bọn thái giám đi đến đâu cũng hống hách kiêu ngạo, quan địa phương nịnh nọt còn không kịp. Quan án sát Chiết Giang-Trương Kì Liêm là quan tam phẩm, quản lý luật pháp cả một tỉnh, cũng quản lý khảo sát quan lại của tỉnh này, giống với quan Bố Chính Sứ và Đô Chỉ Huy Sứ cùng là người đứng đầu cả ba ti, quyền lực rất lớn, nhưng cũng phải khom lưng nịnh nọt thái giám quản lý hàng dệt may ở Hàng Châu.
Chung thái giám muốn tới Thiệu Hưng xem hội đèn lồng, điều này trở thành việc đại sự của Thiệu Hưng vào năm tới. Hai huyện Hội Kê và Núi Âm đều có nha dịch đi đến từng nhà từng hộ để căn dặn, mỗi nhà đều phải chuẩn bị mua thêm đèn mới, không được treo đèn cũ của mấy năm trước lên, như vậy sẽ không biểu hiện được sự vui mừng nhiệt tình đón tiếp. Những hộ dân nghèo trong thành tuy có oán hận, nhưng dù sao cũng là việc vui vẻ chào đón năm mới, hơn nữa chi phí cũng không nhiều lắm, nên cũng không đến mức chống đối lại. Trương Nhữ Sương chỉ thị người con trưởng là Trương Diệu Phương và người con thứ ba là Trương Bính Phương lo liệu chuyện chuẩn bị cho hội đèn lồng tết nguyên tiêu năm tới, nhất định phải khác biệt, mới mẻ làm cho Chung thái giám kia nhìn thấy sẽ không thể quên được, tốn bao nhiêu tiền cũng được.
Mùa đông này, Trương Đại và Trương Ngạc cũng đều rất bận rộn đi theo giúp đỡ cha và chú. Trương Nguyên vẫn đọc sách như cũ.
Tập viết chữ, làm văn. Nhưng nếu Huyện phủ có lệnh chế tạo đèn lồng mới, nhà Trương Nguyên tất nhiên cũng không ngoại lệ. Trương mẫu Lã thị liền lệnh cho Thạch Song đi tìm thợ thủ công có sở trường chế tạo đèn màu, làm sáu cặp đèn lồng mới. Thạch Song nói:
-Thái Thái, tiểu nhân biết làm khung đèn, nhưng mà hoa văn vẽ ở trên đèn lại không làm được.
Trương Nguyên ở một bên nói:
-Có rồi, hoa văn vẽ trên đèn ta đã có cách, Thạch thúc cứ làm khung đèn đi.
Trương mẫu Lã thị ngạc nhiên nói:
-Không phải con sẽ vẽ chứ?
Bỗng nhiên hiểu ra, nhỏ giọng nói:
-Con muốn đến nhờ Thương tiểu thư vẽ hộ con à?
Trương Nguyên cười nói:
-Mẫu thân thật là lợi hại, ý nghĩ trong lòng của con mẫu thân chỉ cần liếc mắt một cái là nhìn ra ngay được rồi.
Trương mẫu Lã thị cười nói:
-Con là do ta sinh ra, ta không hiểu con thì ai hiểu con, ha ha, vi nương biết là con muốn mượn cơ hội này để đến thăm Thương tiểu thư phải không, được rồi, đi đi.
Ngày tháng âm lịch, Trương Nguyên liền đến phủ họ Thương ở Hội Kê, nói rõ mục đích đến đây của mình với Thương Chu Đức. Thương Chu Đức cười nói:
-Cái này ta không làm chủ được, đệ tự mình đến hỏi Đạm Nhiên đi.
Vẫn như cũ cuộc gặp được ngăn cách bởi bức bình phong, đương nhiên không thể thiếu cảnh Tiểu Cảnh Huy cứ lăng xăng bận rộn bên cạnh, nói rồi họ quyết định vẽ sáu bức tranh trên đèn lồng, dùng lụa màu hồng phấn để vẽ tranh..
Cứ thế vẽ vời mà thấm thoắt đã đến nghi lễ nạp chinh vào ngày tháng chạp, Trương Nguyên nhờ phụ thân của Trương Đại là Trương Diệu Phương với tư cách là trưởng bối của họ nhà trai đang cùng nhau tiến về phía trước, lễ vật mang đến gồm có trâm cài tóc, nhẫn, kim châu, đá quý, huyền tuệ, bạch dương.
Rượu trắng, gạo tẻ, chuông đoàn tụ, cửu tử mặc, cung với các hộp lễ vật, hộp lễ vật dùng cành cây bách và sợ tơ kết lại thành một chuỗi dài, hoặc cắt lụa màu làm đôi chim uyên ương, lại dùng cây Vạn niên thanh, cỏ Cát tường, coi đây là “điềm may mắn”. Nhà gái thì không cần phải đáp lễ, chỉ chờ đến khi lập gia đình thì sẽ cho nữ nhi của mình đồ tư trang làm của hồi môn. Vì Trương Nguyên tuổi vẫn còn nhỏ, Thương Chu Đức và Trương Diệu Phương bàn bạc và quyết định hai năm này chưa tổ chức lễ thành thân, đợi sau khi Trương Nguyên đủ mười bảy tuổi lại bàn bạc lại.
Như vậy hai bên nam nữ cũng đã có thân phận là phu thê, Trương Nguyên và Thương Đạm Nhiên có thể gặp mặt nhau bất cứ lúc nào, vẫn như cũ ở phòng khách thứ ba, bức bình phong mỹ nữ Tô Châu đã được dẹp đi. Hai chậu than lớn lửa than đỏ hồng, khi Trương Nguyên đi vào, chỉ thấy Thương Đạm Nhiên mặt đỏ hồng đang chờ hắn ở đó, bộ dạng xấu hổ của tân nương đó của nàng thật xinh đẹp làm cho trong lòng Trương Nguyên nghĩ “ba năm nữa mới được thành thân ư, mình phải kiềm chế từng đó năm dài đăng đẵng ư? Thật là dày vò người khác quá”.
Xét về vóc dáng mà nói, Thương Đạm Nhiên mười sáu tuổi thành thục hơn Trương Nguyên mười lăm tuổi rất nhiều, eo nhỏ nhắn thanh tú, duyên dáng yểu điệu, đã có vẻ đẹp của người thiếu nữ trưởng thành. Mà Trương Nguyên thì sao? Thân thể không theo kịp tư tưởng, mặc dù đã có mộng xuân nhưng hiển nhiên vẫn còn chút non nớt, ánh mắt đầy lửa nóng, biểu thị trong lòng của thiếu niên đang rung động, tình yêu chính là ở trong sự rung động này, không có rung động thì không có tình yêu. Thương Đạm Nhiên có chút kích động, không biết nên xưng hô như thế nào với Trương Nguyên, theo lý thì nên gọi chàng là Phu quân hoặc Tướng công, nhưng trong nhất thời làm thế nào đi nữa cũng không kêu thành tiếng được, lúc thi lễ với Trương Nguyên đã nói không rõ tiếng ấp úng ậm ừ cho qua, ngặt nổi Tiểu Cảnh Huy ở bên cạnh lại cố tình kêu lên:
-Cô cô gọi Trương công tử ca ca là gì đấy?
Trương Nguyên mỉm cười nói:
-Ừ, ta cũng không nghe rõ, Tiểu Huy giúp ta hỏi rõ nhé.
Thương Đạm Nhiên nửa xấu hổ nửa oán giận liếc mắt nhìn Trương Nguyên một cái, tâm trạng đã thả lỏng hơn một ít, nói với Thương Cảnh Huy:
-Ta cũng giống ngươi gọi chàng là Trương công tử ca ca.
Tiểu Cảnh Huy lắc đầu liên tục nói:
-Không được, không được. Cô mười sáu tuổi, Trương công tử ca ca mười lăm tuổi, người lớn tuổi làm sao có thể gọi người ít tuổi hơn là ca ca được.
Trong lòng Thương Đạm Nhiên vẫn có chút gút mắc đối với việc mình lớn hơn Trương Nguyên một tuổi, lúc này bị cháu gái nói thẳng ra trước mặt nhiều người, thì có chút xấu hổ, nói:
-Vậy ngươi cũng không được gọi hắn là ca ca, phải gọi là…
Tiểu Cảnh Huy ngẩng đầu lên hỏi:
-Cháu không được gọi Trương công tử là ca ca, vậy thì phải gọi là gì đây?
Thương Đạm Nhiên lại bị hỏi ngược trở lại, bất đắc dĩ nói:
-Tùy ngươi gọi thế nào thì gọi đi, ta không quản ngươi nữa. Ngươi- tiểu yêu tinh này
Đây chính là lời đối thoại của một thiếu nữ mới đính ước vẫn còn thẹn thùng và một cô cháu gái nhỏ.
Sáu bức tranh trên đèn lồng của Thương Đạm Nhiên đã vẽ xong, mỗi bức tranh đều ứng với một bài thơ trên đó. Trương Nguyên mang bức tranh bằng lụa về nhà, tự mình thiết kế kiểu cách của đèn. Thạch Song vót gỗ chẻ tre suốt ngày suốt đêm để cho kịp hoàn thành trước tết. Trước tết một ngày, sáu cái đèn lồng đã được làm xong, cất giữ trên lầu Tây không cho ai nhìn thấy, đợi đến đêm ngày mười hai tháng giêng mới treo đèn lên để tạo cho mọi người niềm vui bất ngờ. Đèn lồng ở Thiệu Hưng được treo từ đêm ngày tháng giêng đến ngày mười sáu tháng giêng, được gọi là “Ngũ dạ đăng” (hội đèn lồng đêm).
Thư hồi âm của Phụ thân Trương Thụy Dương và tỷ tỷ Trương Nhược Hi lần lượt được đưa đến, Trương Thụy Dương gửi kèm với thư là năm mươi lượng bạc, để cho con trai mua sinh lễ đính hôn. Trong thư Trương Thụy Dương tuy cẩn thận khắc chế nhưng qua từng chữ viết trong thư cũng thấy được trong lòng ông đang tràn đầy vui mừng, đã hơn một năm không gặp, không ngờ đứa con trai của mình lại tiến bộ như vậy, hai bài văn bát cổ đó còn làm hay hơn so một lão học trò như ông, lại có thể đính hôn với nữ nhi nhà họ Thương ở Hội Kê, thật sự là làm cho ông không dám tin, nhưng chính vợ mình đã nói trong thư chính xác là như vậy, ông không thể không tin.
Trong thư Trương Thụy Dương nói nếu Chu Vương điện hạ cho phép ông từ chức về quê thì khoảng giữa mùa hạ hoặc mùa thu năm sau sẽ về Sơn Âm. Còn thư của tỷ tỷ Trương Nhược Hi thì lại tràn đầy niềm vui, trong thư nói nếu không phải sắp đến năm mới, nàng thật sự muốn ngay lập tức về nhà mẹ đẻ để thăm tiểu đệ, đọc được thư và bài bát cổ chế nghệ của tiểu đệ, còn nghe được chuyện tiểu đệ đi đính hôn với nữ nhi nhà họ Thương, nàng thật sự sắp vui mừng đến chết rồi, nói rằng đầu tháng hai sẽ phái người từ Thanh Phổ đến Sơn Âm đón Trương Nguyên, hi vọng trong kì thi huyện Trương Nguyên tự tin chiến thắng. Sau ngày tháng chạp tiễn táo quân về trời, hương vị của ngày tết trở nên nồng nàn hơn, những tên ăn mày vẽ loạn lên người, giả dạng thành quỷ phán quan đến các nhà dân hò hét nhảy múa để đuổi tà, đòi được trả công. Mỗi hộ gia đình đều đem bùa đào, môn thần (thần giữ cửa), câu đối tết, phúc lộc, đầu hổ dán ở trước cửa và trên tường nhà, nhà hàng xóm tiếng trống tiếng tiêu vang lên suốt đêm.
Mục Kính Nham và Mục Chân Chân hôm tết tiễn ông táo lên trời cũng đến nhà Trương Nguyên giúp đỡ, quét dọn phòng, lau chùi đồ vật, nhiều việc lộn xộn, hết sức bận rộn. Thoáng một cái đã đến giao thừa, Trương Nguyên đi đến nhà thờ tổ bên Tây Trương cùng với anh em trong họ bái lễ tổ tiên, lúc trở về đã là vào giờ Hợi, nhìn thấy Mục Kính Nham đang chẻ một đống gỗ cây tùng ở trên nền đất trống trước hàng rào tre trước cửa, châm lửa đốt củi, cái này gọi là đốt những điều xui xẻo, lửa cháy hừng hực, ấm áp náo nhiệt, mùi gỗ cây tùng tràn ngập trog không khí. Trương mẫu Lã thị, Y Đình, Thỏ Đình đứng trước của cười hì hì xem năm tiếng trống được đánh lên trong ngày đầu tiên của năm mới Quý Sửu. Trương Nguyên liền mang theo Vũ Lăng đến miếu thần thổ địa dùng đường, đậu, gạo vo tròn cúng táo quân, gọi là “Tiếp bếp”, sau khi về mang gạo vo tròn phân phát cho mọi người ăn, gọi là vui mừng đoàn tụ.
Ngày hôm đó Trương Nguyên rất bận, phải đến Tây Trương và Đông Trương chúc tết các thúc tổ và thúc bá trong tộc, gần trưa lại phải đến huyện nha chúc tết Hầu huyện tôn, Hầu huyện tôn không có nhà, cũng không biết đi đâu chúc tết nữa. Trương Nguyên liền viết tên mình lên sổ ghi chép ở công đường, đem lễ vật giao cho nha dịch. Đây cũng coi như là đã viếng thăm năm mới rồi.
Không được nghỉ ngơi, cậu ta còn phải chạy đến Hội Kê chúc tết Thương Chu Đức và Vương Tư Nhâm. Đến Thương gia trước, dùng cơm trưa ở Thương gia, vội vội vàng vàng chỉ gặp được Thương Đạm Nhiên một lúc để mời Thương Đạm Nhiên đến Sơn Âm xem hội đèn lồng tết nguyên tiêu. Thời gian trôi qua rất nhanh, đã đến ngày mười hai tháng giêng, chạng vạng ngày hôm đó, Thạch Song và Mục Kính Nham dựng một cái lều bằng gỗ ở trước hàng rào tre trước cửa nhà, đợi đến lúc trời tối, đem sáu ngọn nến cắm vào đèn lồng rồi treo lên, còn có mấy cái đèn sao Khôi được cất giữ từ mấy năm trước, chao đèn làm bằng vải lụa, nến đốt làm bằng hạt châu, khi đốt lên ánh sáng chói lọi, rực rỡ đến lóa mắt.
Huynh đệ Trương Đại và Trương Ngạc mang theo mấy người đầy tớ đi đến. Trương Đại vừa nhìn thấy bức tranh vẽ trên đèn lồng, liền khen một tiếng:
-Hay lắm! Giới Tử, bức tranh này là ai vẽ vậy?
Trương Nguyên mỉm cười nói:
-Chuyết kinh (cách gọi vợ thời cổ).
Hai huynh đệ Trương Đại và Trương Ngạc hết sức ngạc nhiên, lập tức cười ha hả. Trương Ngạc cười nói:
-Giới Tử muốn vào động phòng đến mức sắp điên rồi, giờ đã gọi người ta là chuyết kinh rồi.
Trương Đại vừa cười vừa nhìn bức tranh được vẽ trên sáu chiếc đèn lồng, bức tranh thứ nhất là hình ảnh vẽ một góc nhà tranh, có cây tường vi đang nở hoa, trên một góc có đề:
-“Hiểu ngưng đoan lộ cực thanh quân,
Bất chiêm viên lâm tối thượng xuân:
Hốt phát nhất chi sơn cốc lý,
Tự tri mao ốc hữu nhân”
( buổi sáng sớm con đường rất thanh mát,
Không lấn át được mùa xuân đang lan tràn trong vườn,
Chợt phát hiện một cái cây trong sơn cốc,
Như biết trong nhà tranh có thi nhân).
Thứ hai là cây hoa mẫu đơn, bên dưới là con ếnh xanh, hoa thì rực rỡ, con ếch thì sống động. Trên bức tranh có đề:
“Mẫu đan giai đối bản thùy tài
Tế vũ vô thanh oa tự lai:
Thuyết tự dữ nhân tam bất kiến.
Lạn hồng như hỏa nhất lý khai”
(Mẫu đơn là do ai trồng
Con ếch không một tiếng động nhảy trong màn mưa phùn.
Giống như không nhìn thấy có con người.
Hoa nở đỏ như một đốm lửa)
Trương Đại lại khen:
-Thiên nhiên hoang dã, thơ và họa đều đẹp, Giới Tử, thật có phúc.
Trương Ngạc kêu lên:
-Giới Tử, đây là đang treo đèn lên để khoe hả, làm cho người ta tức giận, thật là làm người ta tức giận.
Trương Nguyên cười nói:
-Ta đến chỗ Đại huynh xem đèn đi.
Trương Đại xòe hai tay ra nói:
-Một chiếc đèn cũng không có
-Sao vậy?
-Phải chờ Chung thái giám đến.