Chung thái giám tiếp đón Trương Nguyên, nói:
- Trương công tử, ngồi bên này. Chúng ta thấy ngươi hậu sinh tuấn kiệt mới chợt dậy lên ý nghĩ khâm phục anh tài.
Thầm nghĩ: “Ngồi đây toàn là những bậc thi gia hàng đầu Giang Tả, cả đời đọc sách, văn thơ lai láng, theo ta thấy thì còn chả bằng một góc của cậu thiếu niên này. Đến ta còn không nhớ ra câu thơ “Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng” xuất xứ từ đâu mà chỉ mình cậu ta nhớ được, nếu không phải có Trương Nguyên nhắc nhở thì hôm nay bổn thái giám ta chẳng phải đã bị đám người này cười cho thối mũi rồi hay sao?Ai ya, như vậy thì đúng là oan tày đình mà.
Người đương thời có một câu tục ngữ đó là có ba loại người mà không nên chọc tức vào đó.Thứ nhất, đó là thái giám, thứ hai là khuê nữ, và thứ ba, là tú tài. Thời vãn Minh, tú tài rất hay gây chuyện, đến quan phủ còn phải sợ,nên tú tài là không nên dây vào đầu tiên.Còn thái giám và khuê nữ thì cũng gần gần như nhau, chủ quản Nam Kinh công bộ Tạ Triệu Chế đã từng nói: “Hoạn quan, phụ nữ xem kịch không ai là không rơi lệ.Mà thái giám lại còn đáng sợ hơn khuê nữ nữa kìa, vui giận thất thường, khó chiều hết sức.
Cố tình quấy rối, tính nết biến hóa khôn lường rất khó đoán định, nhưng nếu nắm được mà làm vừa lòng họ thì họ sẽ coi bạn là tri kỉ thậm chí còn vì bạn mà không quản sống chết. Đương nhiên, ngược lại nếu chẳng may bạn đắc tội với họ thì đúng là thảm rồi...
Chung thái giám là một tay chúa sĩ diện, nhất là trước mặt các văn nhân nho sĩ. Trương Nguyên dùng một bài thơ đổi lấy sĩ diện cho lão, rất là hợp ý lão.
Chung thái giám cảm thấy trong các vị cao hiển ngồi đây chỉ có lão và Trương Nguyên là hai người tài hoa nhất. Đương nhiên, lão là thứ nhất, Trương Nguyên xếp thứ hai, còn đám người kia chỉ là hữu danh vô thực, là hạng mua danh chuộc tiếng, thiếu chút nữa đẩy lão vào tình thế mất mặt.
Lão quay sang dặn dò sai dịch mau chóng bưng tới một chiếc ghế bành đặt cạnh ghế của lão. Trương Nguyên thi lễ, mạn phép xin ngồi. Chung thái giám nhìn đánh giá Trương Nguyên một lượt, khen :
- Đúng là hậu sinh khả úy!Tốt.
Rồi quay sang Trương Kỳ Liêm:
- Nếu Vương Đề Học đã có lời khen ngợi Trương Nguyên, vậy vì sao cậu ta vẫn chỉ là thanh y nho đồng ?
Trương Nhữ Sương đáp:
- Cháu họ ta tuổi nhỏ, trước kia chưa từng tham gia qua kì thi nào, năm nay đã mười sáu tuổi, việc học tập cũng có phần tăng tiến nên tháng sau sẽ tham gia thi huyện.
Chung thái giám liền cười nói:
- Thì ra là thế, chả trách lại nói là không có công danh, hóa ra là vì kì thi còn chưa mở. Nhưng yên tâm, bổn thái gia ta khẳng định lần này Trương công tử sẽ vinh quy bái tổ. Năm sau thi hương, nếu ta còn ở Hàng Châu thì Trương công tử nhất định phải tới Hàng Châu gặp ta đó. Bát cổ văn thì ta không biết làm, nhưng đàm thơ luận chữ thì ta cũng biết đấy.
Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Vị Chung thái giám này quả là rất nhiệt tình, ta đã bắt đầu có cảm giác được “một bước lên tiên” rồi đây.
Rồi cung kính chắp tay nói:
- Tiểu tử nếu có thể tới Vũ Lâm (tên gọi xưa của Hàng Châu, nổi danh do có núi Vũ Lâm), nhất định phải bái kiến công công, lắng nghe công công chỉ bảo rồi.
Bịa ra thơ mà lại tưởng thơ mình là thơ của cổ nhân, Chung thái giám hứng trí nổi lên, cười nói:
- Trống hạt mới truyền một vòng, chẳng lẽ hôm nay chỉ có kiểm tra thi phú của mỗi mình bổn thái gia ta hay sao?
Trống Hạt lại nổi lên, Chung thái giám vừa mới cầm cành mai trong tay đưa cho Trương Nguyên thì tiếng trống dứt.Chung thái giám cười to, nói:
- Như vậy là cố ý làm khó dễ rồi, ha ha, phải xem bản lĩnh của ngươi rồi.
Trương Nguyên đứng lên nói:
- Vừa rồi nghe Chung công công nhắc tới câu thơ có hai chữ “Phi, hồng”, tiểu tử chợt nhớ tới một câu thơ cũng có hai chữ này. Đó là “Lệ nhãn vấn hoa hoa bất ngữ. Loạn hồng phi quá thu thiên khứ”.
Tạm dịch:người dịch: Nguyễn Thị Bích Hải
Mắt ướt hỏi hoa hoa chẳng nói
Tơi bời hoa rụng hơn thu tới.
Trương Kỳ Liêm cười nói:
- Đúng vậy, đây là câu rất nổi tiếng của Âu Dương Tu đời Tống. Chung công công, hạ quan lần này không nhớ lầm chứ?
Bài thơ “Điệp Luyến Hoa” này của nhà thơ Âu Dương Tu thì Chung thái giám biết rõ, lão vui mừng ra mặt, nói:
- Đối rất hay, câu “Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng” là vịnh Âu Dương Tu ở Bình Sơn đường. Trương công tử này lại nói ra một câu khác của Âu Dương Tu, bổn thái giám có đề nghị như thế này, từ giờ “phi hồng lệnh” bắt buộc phải có liên quan tới Bình Sơn đường hoặc Âu Dương Tu.
Đề nghị này đã làm khó cho tất cả các vị cao hiển ngồi đây, chỉ có Vương Tư Nhâm đối được câu “Hồng phấn giai nhân phiên lệ xướng, kinh khởi uyên ương, lưỡng lưỡng phi tương hướng” nhưng thật ra cũng là ba câu rồi. Chung thái giám thấy Vương Tư Nhâm thân là thầy của Trương Nguyên nên miễn cưỡng cho thông qua. Ngược lại đối với những người khác, ai đối không xong cũng đều phải phạt rượu, điều này càng làm cho Chung thái giám có thiện cảm với cậu thiếu niên Trương Nguyên này hơn.
Bữa dạ yến đang đến hồi vui vẻ thì bỗng ngoài Tinh Tú các vọng tới một tiếng náo loạn, tựa như có kẻ đang gây lộn ngoài đó.Trương Kỳ Liêm tỏ vẻ không vui, nói:
- Một đêm đẹp như vậy không thưởng đèn lại gây ồn ào, thật khiến các bậc cao nhân viễn khách mất hứng.
Thiệu Hưng Tri phủ Từ Thời Tiến và Sơn Âm Huyện lệnh Hầu Chi Hàn vội vàng đứng dậy ra khỏi các xem rốt cuộc là đang xảy ra chuyện gì.Trương Nguyên nghe thấy trong tiếng tranh chấp đó hình như có tiếng của tiểu hề nô Vũ Lăng, nhớ tới ban nãy trên đồi Bồng Lai gặp một tay thanh niên công tử háo sắc, liền vội vã đứng dậy, nói:
- Tiểu nhân cũng ra xem xem liệu có liên quan đến người nhà tiểu nhân hay không?
Thái giám thích nhất chuyện ầm ĩ, thấy chuyện này đương nhiên không thể bỏ qua, nói:
- Vậy cùng ra xem đi, ra bình đúng sai thế nào?
Vậy là tất thảy mọi cao hiển trong các đều lần lượt bước ra.
Long Sơn đỉnh nghiêng từ đông sang tây. Chỗ cao nhất phía đông chính là Tinh Tú các. Từ Tinh Tú các sang đến vách núi phía tây hơn trăm bước, núi đá, cây cối không chỗ nào không có đèn. Đám người Thương Đạm Nhiên thấy Trương Nguyên bước vào Tinh Tú các bèn đi chỗ khác ngắm đèn. Tiểu cảnh Huy trông thấy phía xa là thành Hội Kê, hỏi Thương Đạm Nhiên:
- Cô cô, nhà chúng ta ở chỗ nào?
Thương Đạm Nhiên chỉ chỉ nói:
- Thấy không, đó chính là núi Bạch Mã.Dưới chân núi Bạch Mã chính là nhà chúng ta đó. Tiểu Cảnh Huy kiễng chân ra sức căng mắt trông, lắc đầu nói:
- Chỉ thấy núi thôi, không thấy nhà đâu cả.
Thương Đạm Nhiên mỉm cười nói:
- Xa quá mà, đương nhiên nhìn không thấy rồi, chỉ biết nhà ta ở vị trí đó thôi.
Tiểu Cảnh Huy cố căng mắt ra nhìn kĩ lại một lượt rồi mới lên tiếng:
- Đèn nhiều quá!Nếu Hội Kê chỉ có nhà chúng ta thắp đèn thì còn nhìn thấy được.
Thương Cảnh Lan nói:
- Tiểu Huy muội ghê gớm quá đi, còn không cho người ta đốt đèn nữa.
Thương Chu Đức cười nói:
- Trong “Lão học am bút ký” có một trang kể về một câu chuyện, kể rằng chỉ cho phép quan châu phóng hỏa, không cho dân chúng thắp đèn.
(Truyện kể về một vị quan tên là Điền Đăng, vì “đèn” tiếng hán là “đăng”, nên gã cho rằng gọi như vậy là sĩ nhục gã, thế là mọi người dân đều không dám gọi “phóng đăng” (thắp đèn) nữa, mà chỉ dám nói là “phóng hỏa”. về sau câu nói “cho phép quan châu phóng hỏa, không cho dân chúng thắp đèn” được mọi người dùng để ám chỉ cường quyền bá đạo, ỷ thế hiếp người.)
Nghe xong câu chuyện cười của Thương Chu Đức, chị em Cảnh Lan Cảnh Huy khanh khách cười.
Tiểu Cảnh Huy nói:
- Muội đâu có độc ác ngang ngược như vậy, muội chỉ nói thế thôi mà. Nhà Trương công tử ca ca cũng không xa chỗ này, cô cô có trông thấy được không?
Thương Đạm Nhiên lại cười nói:
- Không nhìn ra, ta đâu có....
Đang nói đến đó thì bỗng nàng im bặt..
Vũ Lăng đứng bên nói:
- Để ta xem, để ta xem.
Vũ Lăng vừa mới tìm được vị trí phủ học cung thì cánh tay trái đột nhiên bị một người giữ lấy.Một giọng nói vang lên:
- Vị tiểu ca này, cho nói chuyện chút.
Rồi chưa để Vũ Lăng trả lời đã kéo Vũ Lăng tới bên một hòn đá lớn.Trong lúc giãy giụa, Vũ Lăng nhận ra đây chính là gã nô bộc to cao ban nãy, vừa nhìn là biết hạng cường hào gia nô, bên cạnh gã là tay môn khách dáng người trung niên, cười cười nói:
- Vị tiểu ca này, ta có lời muốn hỏi ngươi.
Vũ Lăng bị tay kia cưỡng ép lôi đi nên cảm thấy không thoái mái chút nào.Mấy người hầu Thương thị lại tưởng hai kẻ lạ mặt này là người Vũ Lăng quen biết nên cũng chẳng lên tiếng hỏi.Tên môn khách rút ra mười mấy đồng trước mặt Vũ Lăng, nói:
- Thưởng cho ngươi.
Vũ Lăng không thèm đếm xỉa đến chỗ tiền đó, nói:
- Ta không cần tiền, các ngươi có chuyện gì?
Tên môn khách hướng ánh mắt về phía Thương Đạm Nhiên, hỏi:
- Các ngươi là người nơi nào, gia chủ tên gì?
- Chúng ta đương nhiên là người Thiệu Hưng, các người là từ đâu tới?
Nghe giọng nói của tên hào nô và tay môn khách này có vẻ như không phải người bản địa.
Tên môn khách không đáp mà tiếp tục hỏi:
- Gia chủ ngươi là ai?Vị tiểu thư kia đã có hôn phối hay chưa?
Vũ Lăng lập tức cảnh giác cao độ, nói:
- Vị kia là Thương tiểu thư, chính là thiếu phu nhân của nhà ta, tuy chưa chính thức thành thân nhưng đã có đính ước rồi.
Đây là lời cố ý nhắc nhở tay môn khách đừng có mơ tưởng.
Tên môn khách tiếp tục hỏi thêm mấy câu. Gã thanh niên công tử mắt rậm mày ngài đứng sau tảng đá lớn, lên tiếng:
- Nói với thằng gia nô này làm gì, mời gia chủ của nó đến, ta nói chuyện trực tiếp với hắn.
Vừa nói gã vừa chỉ chỉ Thương Chu Đức.
Tên môn khách liền bước tới chỗ Thương Chu Đức.Bị hai gia phó của thương thị ngăn lại, môn khách thở dài nói:
- Công tử nhà ta có việc muốn thương lượng với chủ nhân của các người.
Thương Chu Đức không biết chuyện gì, thấy thanh niên kia lạ mặt nhưng ban nãy có đứng nói chuyện với Vũ Lăng thì tưởng có quen biết gì với Trương Nguyên, liền đi qua chắp tay nói:
- Không biết các hạ có chuyện gì cần gặp?
Thanh niên này thở dài nói:
- Còn chưa thỉnh giáo tôn tính đại danh?
Thương Chu Đức nói:
- Tại hạ Thương Chu Đức, người Hội Kê.Chẳng hay tôn tính đại danh của các hạ là gì?
Thanh niên công tử này nói:
- Gia phụ ta là Đổng Huyền Tể.
Thương Chu Đức sửng sốt, mặt lập tức giãn ra nói:
- Hóa ra là công tử của Đổng hàn lâm, tại hạ nghe danh đã lâu.
Đổng Huyền Tể chính là Đổng Kỳ Xương, năm Vạn Lịch thứ mười bảy khoa Sửu đỗ đệ nhất nhị giáp tiến sĩ.
Hàn Lâm Viện chuyên biên tu, công thi văn, thư họa, vang danh cả nước. Hoàng trưởng tử Chu Thường Lạc trúng cử giảng quan, sau đó được thăng tiến lên Phó sứ Sơn Đông, Hà Nam tham chính nhưng đều không đi nhậm chức mà ở tại quê hương Hoa Đình, Tùng Giang nhàn cư dưỡng vọng.Tài năng thi họa của ông càng ngày càng đạt tới mức tinh thâm, danh tiếng càng lúc càng vang xa, đến mức sứ thần Triều Tiên đến kinh thành còn muốn lục soát bằng được Đổng Kỳ Xương thi họa mang về Vương kinh Seoul.Vị thanh niên này công tử là con thứ của Đổng Kỳ Hưng - Đổng Tổ Thường, công danh sinh đồ, cũng là nghe hôm nay ở Sơn Âm có hội đèn Nguyên tiêu thì đến, tại Long Sơn gặp Thương Đạm Nhiên xinh đẹp yêu kiều, hoa nhường nguyệt thẹn, tỳ nữ đứng cạnh cũng lệ sắc phi phàm liền tò mò muốn hỏi xem là nữ lang nhà ai.
Đổng Tổ Thường này có thói quen lần đầu nói chuyện với ai cũng lôi danh tiếng thân phụ ra: “Gia phụ Đổng Huyền Tể”.Năm chữ này rất có hiệu quả, chỉ cần là sĩ đại phu, người đọc sách thì không ai là không biết đến đại danh thân phụ y là Đổng Kỳ Xương cả.Lần này cũng vậy, Thương Chu Đức vừa nghe danh Đổng Kỳ Xương thì lập tức vội vã đứng lên khiêm nhường thi lễ.
Đổng Tổ Thường lúc này mới xưng tên mình:
- Vãn sinh Đổng Tổ Thường, chưa có hôn phối, không biết vị nữ lang kia là thế nào với Thương tiên sinh?Vãn sinh thực sự rất ái mộ.Tư kết Tần Tấn là chuyện tốt.
Đổng Tổ Thường có vợ có thiếp đủ cả, câu chưa có hôn phối chẳng qua chỉ là y nói xằng mà thôi.
Thương Chu Đức mặt nhăn nhó nói:
- Đó là em gái ta, đã có hôn ước với con cháu Trương thị ở Sơn Âm rồi.
Đổng Tổ Thường nói:
- Có hôn ước cũng không sao, vãn sinh nguyện ra giá gấp mười lần. Mong Thương tiên sinh chấp thuận, gia phụ cũng rất cảm kích ân đức của tiên sinh.
Thương Chu Đức rất là không hài lòng, giữa đường bàn chuyện hôn sự đã là vô lễ rồi, như vậy đúng là xem thường Thương thị của gã rồi.Xem Thương thị như thể bồng môn tiểu hộ chẳng chút thể diện gì sao mà vừa mở miệng đã đòi hôn ước nọ kia??? Hứ, Hội Kê Thương thị ta thiếu bạc hay sao?