Trương Nguyên nói:
- Di Trung huynh không cần quá khiêm tốn… Đề bài mà Tại hạ ra cũng có phần hỏi tương đối mơ hồ, nếu như không phải đã từng nghiên cứu về nó, thì ắt hẳn ta nhất thời cũng không trả lời được.
Ngưng một lát rồi tiếp tục nói:
- Sở tử dục nhục Tấn. . . Đại phu mạc đối, khải cương viết'Khả, cẩu hữu kỳ bị, hà cố bất khả? , ... ... ... Vị hữu kỳ bị, sử quần thần vãng di chi cầm, dĩ sính quân tâm, hà bất khả chi hữu? (BTV dịch: Quốc quân nước Sở muốn làm nhục Hàn Khởi Thúc Hướng nước Tấn một phen, bèn hỏi đại phu trong triều rằng các ngươi nói xem chuyện này rốt cuộc có làm được không. Khải Cương nói: Giả sử chúng ta sẵn sàng phòng bị tất cả, muốn làm nhục bọn họ thì làm sao không thể chứ. Nhưng làm nhục một thất phu, vẫn không thể không có phòng bị, huống hồ bây giờ là làm nhục Tấn quốc, cho nên Thánh vương chỉ tuân theo lễ phép, mà không đi làm nhục người ta). Đây là văn tự cuả Tả truyện năm Chiêu Công thứ năm... Lời mở đầu có ý chuẩn bị là được, ở giữa dùng hơn năm trăm từ mà diễn tả sự tình, lời kết mà không có ý dự phòng là không thể, nếu bên ngoài ngôn ngữ là kế thừa, thì bên trong ý nghĩa lại không tuân theo. Cách hành văn như vậy tương xứng, tuần hoàn tựa như quy luật của mặt trăng khuyết lại tròn, xua kia Hoàn Ôn gặp Bát Trận đồ đã viết: “Thế trận này cũng như rắn núi vậy…” Đánh đầu thì động đuôi, đánh đuôi thì động đầu, đánh giữa thì đuôi và đầu đều bị động.” Phương pháp này chuyên để dùng cho binh pháp, ngoài ra cũng được dùng cho văn pháp”.
Chư sinh có mặt ở Tam Tuệ Đường đều lắng tai nghe, tất cả đều được giác ngộ. Những người ngồi đây, đại bộ phận đều đã đọc qua tập sách “Hai mươi bài văn bát cổ Tùng Giang của Trương Giới Tử tuyển chọn và bình luận” do Dương Thạch Hương in ấn, trong tuyển tập văn bát cổ đó có rất nhiều phương pháp làm văn bát cổ, rất hữu ích khi viết đoạn mở bài thi, hôm nay được nghe thấy Trương Nguyên diễn giải từ đầu đến cuối tất nhiên là càng lĩnh ngộ được ra nhiều điều. Bởi lẽ điểm bình chỉ là một vài câu, vài lời, chỉ có thể nói là vấn đề như vậy mà không diễn giải vì sao lại như vậy và như vậy thì sẽ ra sao, làm sao có thể nói một cách rõ ràng như thế này. Mời Trương Nguyên giảng giải về Bát cổ văn pháp, Hạ Doãn Di đứng duỗi thẳng tay chắp vái nói:
- Giới Tử huynh … Hàn xã Tổng xã thủ này chắc chắn thuộc về huynh, Tại hạ tâm phục khẩu phục.
Hạ Doãn Di là người rất lỗi lạc, Trương Nguyên đối với anh ta cũng rất lưu luyến mến mộ, quyết tâm kết giao. Cái gọi là “Mới gặp nhau mà như thân đã lâu” chính là để diễn tả tình bạn thân thiết giữa hai người.
Trương Nguyên liền dựa vào “Cửu Tự Quyết” giảng giải văn pháp, dẫn chứng phong phú, trong đó có gửi gắm thêm những tư tưởng mới, khiến cho chư sinh có mặt ở Tam Tuệ Đường mở rộng được tầm tri thức. Những lời của cổ nhân đem ra bàn bạc với những quan điểm của vãn sinh, mang tính thiết thực hơn cả mười năm đèn sách, không hề là những lời thừa. Trương Nguyên dùng kiến thức của hắn trải qua hai thế giới, không gian cùng với sự cần mẫn ham học của hắn, có sự lĩnh ngộ sâu sắc với đạo làm văn. Chư sinh ngồi nghe Trương Nguyên giảng giải như quên đi Trương Nguyên mới chỉ có mười bảy tuổi, chỉ coi Trương Nguyên như một người thầy giáo ân cần tài giỏi.
Buổi trưa hôm đó, chư sinh các huyện thuộc các phân xã viết lại tên mình lên cuốn sổ ký tên. Những thành viên chính thức của Hàn xã lúc này tổng cộng có mười hai người gồm có: ba anh em Trương Thị và Xã thủ, xã phó của ba huyện, những chư sinh còn lại đều cần phải được xét duyệt, Hàn xã không phải là một tổ ong, ai muốn tham gia cũng được.
Đêm hôm đó, Trương Nguyên và một số người trong đó có: Hạ Doãn Di, Dương Thạch Hương, Phan Nhược Phủ cùng bàn luận về những quy định của Hàn xã, những quy định vào thuở sơ khai này tốt nhất là đơn giản rõ ràng. Thứ nhất, thành viên là những chư sinh tuổi dưới , những thần đồng thiếu niên có tài năng xuất chúng cũng có thể phá lệ cho nhập xã. Thứ hai, Những kẻ tham lam vô lại, dựa thế ức hiếp người xung quanh, không giữ tròn chứ Hiếu đều không được phép nhập xã, cho dù vì nhất thời không điều tra rõ ràng mà vào rồi, thì sau khi bị tố cáo điều tra phát hiện vi phạm cũng sẽ bị khai trừ ra khỏi xã. Thứ ba, không được phép lợi dụng danh tiếng của Hàn xã tụ tập văn sĩ chống đối chính quyền hòng tư lợi riêng. Phù hợp ba điều nêu trên mới được trở thành thành viên của Hàn xã.
Dương Thạch Hương và Phan Nhược Phủ có thắc mắc với quy định thứ ba, cho rằng chư sinh tham gia Hàn xã là để được bảo vệ. Nếu căn cứ theo điều thứ ba thì sau này nếu có bị ức hiếp thì cũng đành ngậm ngùi hàm oan hay sao?
Trương Nguyên nói:
- Hàn xã của chúng ta phát triển lớn mạnh, những người bình thường ai dám bắt nạt người của chúng ta. Nếu như thật sự là có hàm oan thì có thể tố cáo với Xã thủ phân xã, nếu không giải quyết được thì viết thư nói cho ta biết, chúng ta sẽ cùng nghĩ cách giải oan của Xã viên.
của Xã viên là biểu hiện tích cực để tăng cường sự đoàn kết của Hàn xã, cần thiết phải có những sự bảo hộ đúng mức, nếu không thì còn có ai muốn gia nhập nữa. Những đảng xã khác đều là lợi ích đoàn thể, những đảng xã quá lý tưởng hóa, thuần khiết hóa tựa như lầu các giữa không trung, sẽ không làm nên cơ đồ gì. Có được những lời hứa đó của Trương Nguyên, Dương Thạch Hương và Phạm Nhược Phủ không còn bất kỳ ý kiến nào khác. Từ sự kiện đánh bại Đổng thị lần này, bọn họ đã được chứng kiến sự quyết đoán, dám làm dám chịu của Trương Nguyên, có Trương Nguyên dẫn đầu, Hàn xã chắc chắn sẽ phát triển lớn mạnh. Tới lúc đó thì còn sợ gì bị người khác bắt nạt ức hiếp, mà ngược lại cần phải quy định xã viên không được cậy thế mà chèn ép người khác.
Những quy định của Hàn xã tạm thời giới hạn trong ba điều, cuối tháng ba đầu tháng tư năm sau sẽ tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên của Hàn xã tại Sơn Âm, Thiệu Hưng, tới lúc đó sẽ lại nghị bàn những quy định mới, điều tra hội viên và tiến hành ghi chép danh tính của hội viên Hàn xã.
Buổi tiệc ở Dự Viên vốn định trong hai ngày hai mươi ba và hai mươi bốn, nhưng đến chiều ngày hai mươi bốn thì ba mươi ba sinh đồ và đồng sinh của hai huyện Gia Định và Côn Sơn thuộc tỉnh Tô Châu vì quá ngưỡng mộ nên tới tham dự, mong muốn được gia nhập Hàn xã. Trương Nguyên sai người ghi chép lại tên tuổi của những sinh đồ và đồng sinh, nói rằng mấy ngày tới hắn và hai người anh em trên đường tới Nam Kinh sẽ đi qua Tô Châu, đến lúc đó sẽ gặp mặt sĩ tử chư sinh Tô Châu và cùng bàn bạc chuyện gia nhập Hàn xã.
Vì có sự tham dự đột ngột của sĩ tử Tô Châu nên buổi tiệc ở Dự Viên kéo dài đến sang ngày hai mươi lăm. Những sinh đồ có chút tài cán lần lượt bước lên thuyết giảng, giao lưu những kinh ngiệm, kiến thức văn chương. Có thể nói đây là buổi tập hợp văn sĩ đàm luận văn chương lớn nhất vùng đông nam trong những năm gần đây. Huyện lệnh Thượng Hải và quan giáo dụ của huyện đều cử người đến mời Trương Nguyên đến gặp mặt, tỏ vẻ rất ngưỡng mộ và khuyến khích Trương Nguyên, nhưng trong lời lẽ thì như có ý băn khoăn e ngại. Trương Nguyên đương nhiên là giải thích rõ ràng cho hai vị đại nhân hiểu rằng, Hàn xã chỉ là một Văn xã bát cổ, mục đích là giao lưu kiến thức, kinh nghiệm văn chương, cùng đề xướng trung quân ái quốc làm mục tiêu. Trương Nguyên cũng cho hai vị đại nhân xem ba quy định của Hàn xã, đặc biệt là điều thứ ba. Chỉ có như vậy bọn họ mới yên tâm, bọn họ lo sợ rằng sau này, đám chư sinh sẽ kết bè kết cánh nổi loạn, chống đối quan phủ.
Buổi sáng ngày hai mươi sáu tháng năm, mấy trăm người bọn Trương Nguyên rời khỏi Thượng Hải. Nhân sĩ Thượng Hải ra tiễn đứng chật cả bến thuyền Hoàng Phổ, những người dân không hiểu rõ chuyện cũng chạy tới tham gia, họ muốn nhìn xem Trương công tử vùng Sơn Âm đánh bại Đổng thị có phải là ba đầu sáu tay hay không?
Trương Nguyên ngồi thuyền ngược dòng Hoàng Phổ về đến bến thuyền nam thành Hoa Đình, tới nơi thì Hạ Doãn Di, Ông Nguyên Thăng và đám sinh đồ Hạ Đình quyến luyến tiễn biệt Trương Nguyên, cùng hẹn đến tháng ba năm sau gặp lại nhau ở Sơn Âm. Hạ Doãn Di và Trương Nguyên bắt tay không nỡ rời biệt. Mới chỉ có vài ngày ngắn ngủi mà hai người đã có tình bạn tri âm tri kỷ, thật ứng với câu “Quen đã lâu mà như mới gặp, Mới gặp nhau mà tựa thân tình”. Tình bạn của nam tử cũng như tình yêu nam nữ cũng có vừa gặp là thân là yêu, lại cũng có tuy là vợ chồng cả đời nhưng không hề có một chút tình cảm nào. Tình bạn mênh mông mà!
Kim Lang Chi vì còn phải đại diện gia đình của Phạm Sưởng đi kêu oan, nên lần gặp mặt tại Dự Viên lần này y không tham dự được. Nghe nói chư sinh đã quay về nên thu xếp tới bến tàu để gặp Trương Nguyên. Trương Nguyên được biết vụ án Phạm Sưởng bị ép chết nhất thời vẫn chưa được phán quyết, Đổng Tổ Nguyên và Đổng Tổ Thường nhất thời vẫn chưa thể định tội bọn chúng. Nhưng Lục Dưỡng Phương thì đã được vô tội phóng thích, đã cùng với anh trưởng Lục Thao về Thanh Phổ. Lục Dưỡng Phương là bị Đổng Tổ Thường xui khiến người khác bày mưu lừa gã mắc bẫy, gã bị khép tội cưỡng bức làm nhục người dân lương thiện mà bị bỏ tù.
Lúc đó, Hoàng Quốc Đỉnh cố ý bao che bênh vực cho Đổng thị nên không đi tìm hiểu điều tra, chỉ nghe lời của bị cáo nên đã nhốt Lục Dưỡng Phương lại. Đến thời điểm này thì những tên bị Đổng thị mua chuộc đều đã bị bắt, vụ lấy người đẹp ra mà lừa đảo giăng bẫy cũng đã được phơi bày sáng tỏ.