Lẳng Lơ Tao Nhã

chương 258-1: từ cống viện tới cựu viện (1)

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Theo như xưng hô trong quan trường thời Vãn Minh thì Thượng thư gọi là Viện trưởng. Lý Viện trưởng nói với Cố Khởi Nguyên:

- Lưu Cầu Vương tử này không phải đầu năm tới rồi sao, đã học nhiều ngày rồi, tại sao bây giờ còn xin thi?

Cố Khởi Nguyên nói:

- Thượng Phong là con thứ của Lưu Cầu Vương tử, được cho là hiếu học cầu tiến, khi mới nhập học vẫn chưa để cậu ta thi, chắc cũng muốn đường đường chính chính thông qua cuộc thi nhập học như các cống sinh khác.

Lý Duy Trinh gật đầu nói:

- Người Man Di có chí khí thế này ũng coi là hiếm khó, để cậu ta vào đi.

Trên công đường các quan viên nói chuyện, Trương Nguyên bên dưới nghe rõ mồn một, kinh ngạc nghĩ thầm:

- Lưu Cầu Vương tử cũng tới Nam Kinh Quốc Tử Giám xin học sao, ta nhớ thời Vãn Minh Lưu Cầu đã bị một đảo phiên Nhật Bản nào đó khống chế rồi, bây giờ chắc vẫn chưa có, nếu không Lưu Cầu Vương tử cũng sẽ không tới Nam Kinh này xin học.

Lại nghĩ:

- Lưu Cầu cho dù bây giờ chưa bị đảo phiên Nhật Bản khống chế, e rằng cũng chỉ sau mấy năm nữa, Lưu Cầu là nước thuộc Đại Minh, chịu Đại Minh thao túng. Lưu Cầu bị xâm lấn, Đại Minh lại không thể cứu giúp, đáng tiếc.

Một lát sau, quan sai cống viện dẫn ba người bước vào, khăn đóng áo dài bằng tơ sống màu xanh ngọc, tay áo rộng, thắt đai quanh eo, đây chính là đồng phục của giám sinh Quốc Tử Giám. Diện mạo ba người cũng giống hệt như người Hán, một người trong đó khoảng chừng hai tư, hai lăm tuổi, cao khoảng năm thước rất lạ, da trắng, trán cao, mũi cao, thần thái kiên nghị, người này hẳn là con thứ Thượng Phong của Lưu Cầu Vương. Từ hai người đứng hai bên giữ khoảng cách nửa bước với cậu ta có thể thấy địa vị cao quý của cậu ta.

Lý Thượng thư gọi ba người Thượng Phong lên khen ngợi vài câu rồi bảo quan sai dẫn các thi sinh vào buồng có đánh số để bắt đầu thi, hạn nộp bài là trước chính ngọ, không được kéo dài.

Buồng đánh số của Nam Kinhn cống viện khác xa với lều thi huyện và thi phủ mà Trương Nguyên từng tham gia. Buồng đánh số này là một người một gian, lấy văn ngàn chữ “Thiên địa huyền hoàng vũ trụ hồng hoang” để sắp xếp thứ tự, số của Trương Nguyên là số chữ ‘Thử’. Trong buồng đánh số có bút, mực, giấy viết. Đầu tờ giấy có in mẫu chữ của Nam Kinh cống viện và in chữ ‘Thử’. Thi nhập học của Quốc Tử Giám đương nhiên không nghiêm khắc như thi hương, không phải xuống áp môn, trước khi vào Long môn cũng không bị soát người.

Trương Nguyên đang mài mực thì nghe thấy quan sai báo đề thi, là đề Tứ thư “Phàn trì vấn tri” bắt nguồn từ , là trình bày và phân tích về tri và nhân. Kiểu đề mục này đối với Trương Nguyên thì không hề khó. Hắn lập tức từ từ mài mực, đợi nghiên mực mài đặc, thì trong đầu hắn bài bát cổ văn đề Tứ thư bốn trăm chữ cũng đã làm xong. Nhưng hắn không vội viết ra, hắn làm quen với buồng số trước đã. Hắn coi cuộc thi nhập học Quốc Tử Giám lần này là thi thử, tháng tám năm sau hắn sẽ tham gia thi hương ở Cống viện Hàng Châu. Buồng số của Cống viện quy chế cũng không khác biệt nhiều. Buồng số này cao khoảng sáu thước, rộng ba thước, sâu bốn thước, nếu là người to béo thì e rằng buồng này không ních vào được. Trong buồng số không có bàn ghế, chỉ có hai mảnh ván gỗ, kê lên vài viên gạch, bên trên đặt một tấm coi như cái bàn, bên dưới đặt một tấm coi như cái ghế, rất đơn giản, mục đích là để tránh gian lận quay cóp trong thi cử.

Buồng số thấp bé rất bí, thời tiết mùa thè như thế này thì bên trong vô cung oi bức. May mà thi hương lại là tháng tám, nếu thi ba ngày liền trong tháng sáu mùa hè nóng bức thì chắc chắn sẽ bị cảm nắng. Nơi này cũng rất nhiều muỗi, Trương Nguyên chỉ ngồi một lúc như vậy, chân đã bị muỗi cắn cho đỏ ửng.

Chỗ này không ở lâu được. Trương Nguyên cầm bút, dùng kiểu chữ Tiểu Khải viết ngay ngắn chỉnh tề bài bát cổ văn “Phàn trì vấn tri” của mình lên tờ giấy thi của Cống viện. Hắn kiểm tra thấy không có lỗi gì, liền nâng tấm ván lên, cầm bài thi đi ra khỏi buồng số. Buồng số xếp thành hàng, ở giữa là một lối đi nhỏ. Quan sai gác cửa đưa Trương Nguyên tới ‘Chí Công đường’ nộp bài. Trương Nguyên đi qua cửa buồng có chữ “Sương”, thấy đại huynh Trương Đại cũng cầm bài thi đi ra, liền cười khẽ nói:

- Đại huynh sướng thật đấy, ở buồng có chữ “Sương”, buồng đệ là chữ “Thử” (nghĩa là nóng), nóng vô cùng.

Hai huynh đệ cười khẽ, đi về phía ‘Chí Công đường’, lại thấy Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong cũng thi ra rồi, vừa đi vừa giở xem bài thi của mình, khẽ mỉm cười, rõ ràng bài bát cổ văn này cậu ta làm khá hài lòng.

Lưu Cầu không to hơn là mấy so với một huyện của Đại Minh, Lưu Cầu Vương tử cũng tương đương với con trai của huyện lệnh, hơn nữa bây giờ còn là ăn nhờ ở đậu, cho nên Lưu Cầu vương tử Thượng Phong này rất khiêm nhường, thấy hai người huynh đệ Trương Nguyên đi tới, liền đứng một bên, chắp tay chào. Trương Nguyên, Trương Đại đương nhiên phải đáp lễ, quan sai Cống viện kia thúc giục:

- Mau đi, mau đi chớ làm ảnh hưởng tới người khác làm bài.

Ba người tới “Chí Công đường”, trình bài thi lên, ngồi trên đường là Nam Kinh Lễ bộ Thượng thư Lý Duy Trinh. Lý Duy Trinh nhận ra Lưu Cầu vương tử Thượng Phong, liền lấy bài thi của Thượng Phong ra xem trước, chỉ hơn ba trăm chữ, ông ta xem hết trong giây lát, gật đầu nói:

- Văn chương, thư pháp của Thượng sinh có chỗ khả quan, chứng tỏ hàng ngày rất chăm chỉ công phu, thật hiếm có.

Được Lý Thượng thư khen, Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong vui mừng, khom người nói:

- Đa tạ Viện trưởng đại nhân khen tặng, học trò nhất định cố gắng tu dưỡng, chăm chỉ ngày đêm。

Lý Duy Trinh hỏi Thượng Phong bây giờ đang học ở Đường nào, Thượng Phong trả lời là “Chính Nghĩa Đường”, Lý Duy Trinh nói:

- Lát nữa lão phu nói với Cố Tế Tửu, Thượng Phong có thể có thể thăng lên Sùng chí đường … Được rồi, ngươi lui ra đi.

Lưu Cầu Vương tử Thượng Phong càng vui mừng hơn, tạ ơn Lý Viện trưởng, đang định lui xuống, chợt nghe Lý Viện trưởng trên Đường kinh ngạc nói:

- Ngươi chính là Trương Nguyên?

Khi Thượng Phong ngẩng mặt lên nhìn, nhìn thấy hai thiếu niên thư sinh đứng bên cạnh Lý Viện trưởng. Trong đó một thiếu niên thư sinh bước lên nửa bước, khom người nói:

- Học trò Sơn Âm Trương Nguyên Trương Giới Tử, bái kiến Lý Viện trưởng.

- Sơn Âm Trương Nguyên!

Những ngày này người mà các chư sinh Nam Kinh Quốc Tử Giám nhắc tới nhiều nhất chính là Trương Nguyên – Trương Giới Tử. Thượng Phong là Vương tử Phiên Quốc, thích nhất nghe ngóng tin tức của triều Đại Minh, phàm là chuyện thay đổi nhân sự quan thần trong Nội các, động thái chính trị quân sự, việc lớn các nơi, các loại tin đồn, thậm chí dân chúng Đại Minh gần đây lưu hành loại áo mũ gì, đồ vật kiểu dáng ra sao, gã đều muốn tìm hiểu. Trương Nguyên gần đây nổi tiếng, có thể nói là độc nhất vô nhị, Thượng Phong đương nhiên từng nghe tới cái tên và sự tích của Trương Nguyên, hơn nữa lại vô cùng có hứng thú, không ngờ lại gặp được thiếu niên thư sinh tao nhã này ở đây, thật nhìn không ra hào khí nhất hô bách ứng đánh đổ Đổng thị, thật là không thể trông mặt mà bắt hình dong.

Nam Kinh Quốc Tử Giám Tế tửu Cố Khởi Nguyên đi ra, Lý Duy Trinh nói:

- Cố Tế tửu, người bên tay trái chính là Trương Nguyên đó.

Cố Khởi Nguyên liếc nhìn Trương Nguyên, không hề biểu lộ cảm xúc, nói:

- Lý Viện trưởng xem bài thi của hắn chưa?

Lý Duy Trinh cười nói:

- Vẫn chưa kịp xem.

Lúc này ông mới giở bài thi ra định xem, những nét chữ Tiểu Khải tròn trịa mượt mà thanh tú, tuy không coi là quá tốt, nhưng đúng quy củ, không thể chỉ trích được. Ông “ừ” một tiếng rồi đọc phần phá đề:

- Suy ra việc nhân và tâm, mà đâu đã vào đấy.

Lại nghiêng đầu hỏi Cố Khởi Nguyên:

- Cố tế tửu là danh gia chế nghệ, bài giải của Trương Nguyên ông thấy thế nào?

Cố Khởi Nguyên nói:

- Coi như là độc đáo – Lý viện trưởng dừng một chút, chờ hạ quan đến đọc.

Nam Kinh Lễ bộ Thượng thư tuy không có thực quyền gì, nhưng phẩm cấp cũng giống như Bắc Kinh Lễ bộ Thượng thư, là cao quan chính nhị phẩm, Nam giám Tế tửu Cố Khởi Nguyên là quan chính tứ phẩm, đương nhiên phải xưng là hạ quan.

Cố Khởi Nguyên nhận lấy bài thi, đọc:

- Cái quỷ thần diệc nghĩa chi tồn, hoạch diệc nan chi nghiệm nhi sở vụ sở tiên bất tồn yên, thử vi tri nhân chi sự dữ tâm dục. Thả phu thế hữu chí nhân kỳ lượng cố vô hồ bất cử dã, cổ kỳ sinh bình công lực chi sở tích, do tất bất tạp hồ kỳ đồ.

Đọc tới đây, Cố Khởi Nguyên dừng lại một lúc, Lý Duy Trinh liền khen:

- Bài văn này khúc dạo đầu có khả quan, người này danh bất hư truyền.

Cố Khởi Nguyên mỉm cười, tiếp tục đọc:

- Tập chi vu quân thần phụ tử chi tiết, sử bất thiên vu dị vật, kinh khả thủ nhi quyền khả đạt dã; du chi vu thi, thư, lễ, nhạc chi đồ, sử bất hoặc vu dị ngôn đức khả thành nhi nghệ diệc khả quan dã... . . . Nhược thử giả, nhất ngữ chi dĩ vụ nghĩa, nhất ngữ chi dĩ tiên nan, phi minh lý tắc tận bất túc dĩ ngôn tri, phi khứ tư tắc tận bất dĩ ngôn nhân dã, tri nhân khởi dịch ngôn tai.

Cố Khởi Nguyên đọc xong, Lý Duy Trinh nhìn Cố Khởi Nguyên, đợi Cố Khởi Nguyên bình luận. Lý Duy Trinh tuy tuổi tác lớn hơn Cố Khởi Nguyên, chức vị cũng cao hơn, nhưng Cố Khởi Nguyên là đệ nhất thi Hội khóa Mậu Tuất, đỗ Thám hoa thi Điện, vào Hàn Lâm Viện. Lý Duy Trinh là đứng thứ hai mươi lăm Nhị giáp Khoa Mậu Thần, quan trường Vãn Minh rất coi trọng điều này, xuất than là cử nhân, giám sinh cho dù làm quan tri phủ tứ phẩm, trước mặt quan tri huyện thất phẩm mà xuất thân tiến sĩ, cũng không dám lên mặt.

thi ngày hôm nay, xin đại nhân chỉ thị.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio