Trương Nguyên đeo bịt mắt lên. Trương Ngạc ra khỏi thư phòng, lát sau khi trở lại thì còn nghe thấy tiếng bước chân của một cô gái.
Tiếng bước chân của nam và nữ không giống nhau, đây là điều dễ nhận ra. Thấy vậy, Trương Nguyên liền cất tiếng hỏi:
- Tam huynh, huynh dẫn theo ai tới vậy?
Trương Ngạc nói:
- Một tỳ nữ, để cầm món bảo vật ấy mà....
- Liên Hạ, mau đem bảo vật qua chỗ Giới tử kia, cẩn thận chút, mang ra cho Giới tử thiếu gia sờ một chút, xem cậu ta có đoán ra được không?
Tỳ nữ tên Liên Hạ kia có phần khiếp sợ tuân theo lời của Trương Ngạc, nhẹ nhàng bước đến trước mặt Trương Nguyên, mang theo một mùi hương thoang thoảng. Có tiếng sột soạt, có vẻ món đồ này được phủ gấm lụa lên, xem ra đúng là bảo vật quý hiếm nên mới phải cẩn thận như vậy.
Trương Ngạc nói:
- Giới tử, chìa tay ra, rồi, xuống thấp hơn chút.
Trương Nguyên đưa tay ra, thấy món đồ này toàn bộ nhẵn nhụi như sứ, trong lòng không khỏi sửng sốt. Rốt cuộc đây là thứ gì? Tay hơi nắm chặt hơn chút, cảm giác mềm mại êm ái vô cùng, vật này biến đổi hình dạng theo chuyển động của bàn tay, ở giữa còn có một cục gì đó lồi ra. Trương Nguyên lại ấn một cái, tỳ nữ đột nhiên hự lên một tiếng, thanh âm này khiến người ta phải giật mình.
- Muốn chết à?
Trương Nguyên vội vàng thu tay lại, nhăn nhó:
- Trương Yến Khách, huynh cũng quá đáng thật. Thế này là thế nào đây? Liên Hạ, ra ngoài ra ngoài đi.
Một tay cởi bỏ tấm bịt mắt xuống, cậu chỉ thấy bóng dáng cô gái chạy ra khỏi cửa.
Trương Ngạc cười lăn cười bò, đến nỗi không dậy nổi, phải ôm bụng mới đứng dậy được, cười ha hả nói:
- Ha ha ha ha, Giới tử, ta phục đệ đó. Cái này mà đệ cũng nhận biết được, ha ha, chắc đề chẳng còn là đồng tử rồi? Là ai thế? Nói ta nghe nào, Y Đình hay là Thỏ Đình vậy?
Với tuổi của Trương Nguyên mà nhận biết được thứ này.
Trong nhà Trương Nguyên tổng cộng chỉ có hai nha đầu, ngẫm lại Thỏ Đình thì quá nhỏ, chắc không phải rồi.
Trương Ngạc liền một mực khẳng định Y Đình và Trương Nguyên có điều mờ ám với nhau.
Trương Nguyên dở khóc dở cười, quát: - Chớ nói nhảm! Đệ hỏi huynh, tiểu thuyết "Nam Kha Thái Thủ truyện” và “Chẩm trung ký” huynh đã đọc chưa?
Trương Ngạc này không thích đọc sách thánh hiền, gã chỉ thích xem mấy loại sách dã sử bút ký, tiểu thuyết ngôn tình mà thôi. Trương Ngạc đáp:
- Tất nhiên là đọc rồi, “Chẩm trung ký” kể về giấc mộng của Hoàng Lương, còn “Nam Kha thái thủ truyện” đã được Lâm An Thang nhược sĩ biên thành khúc “Nam Kha ký”, cái này có ai mà không biết, đệ đột nhiên hỏi tới làm gì?
Trương Nguyên nói:
- Cho huynh biết, giấc mơ của đệ cũng gần tương tự như “ Nam Kha ký”, “Chẩm trung ký” kia, đệ hiểu biết rộng chính bởi như vậy đó.
Trương Ngạc nhìn chằm chằm Trương Nguyên, hỏi:
- Thế đệ cưới công chúa trở thành phò mã rồi hả? Hay là làm quan lớn rồi?
- Ai làm phò mã, ai làm quan lớn cơ?
Có tiếng một phụ nữ đột nhiên vang lên từ bên ngoài. Mẫu thân của Trương Ngạc - Vương phu nhân đã tới, Trương Nguyên vội vàng đứng dậy thi lễ.
Vương phu nhân nhìn đống hỗn độn trong thư phòng, cau mày nói:
- Ngạc nhi, con lại làm gì thế này? Đương yên đương lành lại đi đập phá đồ lung tung!
Trương Ngạc cười hì hì:
- Mẫu thân, con và Giới tử đệ đang diễn kịch cho vui ấy mà, phải đóng giả cái vai kép võ, trong lúc diễn vô tình đụng phải mấy thứ đồ này.
Vương phu nhân vội hỏi:
- Có bị thương chỗ nào không?
- Không có không có.
Vừa nói Trương Ngạc vừa giơ tay ra để làm bằng chứng.
Vương phu nhân nghe tỳ nữ Xuân Lan nói Trương Ngạc lại lên cơn thì tức tốc đi tới. Mỗi lần Trương Ngạc nổi giận là lại làm mình bị thương nên bà vô cùng sốt ruột. Vừa tới đã nghe thấy câu “ phò mã, công chúa” gì gì đó. Xem ra hai thằng nhóc này đúng là đang chơi trò diễn kịch thật, nghĩ vậy trong lòng bà cảm thấy yên tâm, nói:
- Đừng có làm loạn lên nữa, chắc cũng chơi đủ rồi chứ gì. Trương Nguyên, mẹ con gọi con về nhà ăn cơm đó, mau về đi.
Trương Nguyên thi lễ với Vương phu nhân để ra về. Trương Ngạc tiễn cậu ra về mà dọc đường đi cứ cười như nắc nẻ.
Trương Nguyên nói:
- Tam huynh, kính viễn vọng kia chỉ bị hỏng chỗ nối của ống kính thôi, phần thấu kính vẫn chưa bị vỡ, huynh đi sửa lại là có thể dùng bình thường rồi. Ở Đại Minh đúng là độc nhất vô nhị đó.
Trương Ngạc gật đầu rồi cứ thế cười mãi không ngừng.
Trương Nguyên nói:
- Đừng tiễn nữa, huynh mau về đi, sáng mai nhớ dẫn đệ tới đại thiện tự đó.
Trương Nguyên một mình trở về, đi qua cây cầu đá Tam Củng hướng thẳng về phía hậu viện. Bất giác nghĩ lại chuyện ban nãy vẫn còn thấy ghê ghê tay, bèn rửa tay thật sạch, ngẫm lại cũng không nhịn được mà bật cười ha hả.
Vào sáng hôm sau, Trương Nguyên còn đang ăn cháo gạo và bánh đậu xanh, Trương Ngạc đã dẫn theo một người nô dịch vạm vỡ cùng một cậu người hầu nam trẻ tuổi tới, gã Trương Ngạc này đã muốn làm chuyện gì thì đều gấp gáp hơn người ta.
Trương mẫu Lã Thị nói:
- Thời tiết hôm nay rất âm u chắc muốn mưa, hay là các con đổi ngày khác mới đến Đại Thiện Tự đi.
Trương Nguyên nói:
- Vốn dĩ con định ngày hôm qua sẽ đi, nhưng vì đưa tiễn đại huynh Tông Tử muộn, trễ giờ nên con không đi được, hôm nay nhất con định phải đi, trời mưa thì càng tốt, chỉ mong Khải Đông tiên sinh thấy ta dầm mưa cũng phải đến trường mà niệm tình ta có lòng thành hiếu học sẽ nhận ta.
Trương Ngạc cười nói:
- Trời mưa thì nhằm nhò gì, phải đợi khi tuyết rơi kìa, Giới Tử cầu xin đau khổ và quỳ gối trên đất tuyết, vật vã quỳ tầm một ngày rưỡi đó vậy thì ngay thần tiên cũng sẽ chấp nhận đệ thôi.
Trương mẫu Lã Thị mỉm cười nói:
- Nếu Khải Đông tiên sinh kia khó khăn đến thế, thì con ta cũng không cần phải cầu xin đau khổ làm gì, huyện Sơn Âm này rộng lớn như vậy, không lẽtìm không thấy Thầy giỏi nào khác ư?
Trương mẫu Lã Thị chỉ là một người mẹ hiền nên không có sự hiểu biết rộng, bà không muốn đứa con chịu uỷ khuất và đau khổ, cái gì Mạnh mẫu tam thiên, Nhạc mẫu khắc tự đó chỉ là truyền thuyết, còn bà chỉ là một thân mẫu yêu thương đứa con mình mà thôi.
Trương Ngạc không thích cầu toàn quá, bèn tán đồng với Trương Mẫu Lã Thị nói:
- Ngũ bá mẫu nói rất đúng, minh sư rất nhiều cần gì phải thỉnh giáo ông già cổ hủ như Lưu Khải Đông kia.
Trương Nguyên nói:
- Con chỉ biết, nếu van xin lạy lục cũng không có tác dụng, con sẽ nghĩ cách khiến cho Khải Đông tiên sinh biết con xứng đáng làm học trò của ông ấy.
Trương Nguyên mang theo tiểu hề nô Vũ Lăng và Trương Ngạc ba người một đạo đang định đi ra, đã thấy huyện công sở hai sai dịch tới cửa, một cái trong đó chính là ngày công đường bỏ tiệc tối sau phụng Hầu Huyện lệnh chi mệnh đưa Trương Nguyên về nhà chính là cái kia Lưu sai dịch, hai vị công sai hôm nay tới cửa là đưa bạc tới, mở lớn xuân ngầm chiếm ba năm thuê ngân đã thu hồi trở về, hai, không thiếu một phân. Trương Nguyên dẫn theo Tiểu Hề Nô Vũ Lăng cùng với ba người bên Trương Ngạc ra ngoài, hướng tới Đại Thiện Tự. Vừa thò đầu ra, liền thấy hai sai dịch của Huyện thự đến trước cửa, một trong số đó chính là tên sai dịch họ Lưu đã được lệnh đưa Trương Nguyên về hôm Hầu Huyện lệnh mở tiệc, hôm nay hai vị quan sai đến nhà là để đưa bạc tới trả. Trương Đại Xuân chiếm dụng tiền thuê đất họ Trương cả ba năm trời, giờ cuối cùng cũng đã đòi lại được, một trăm năm mươi lượng không thiếu một xu.
Trương Ngạc thuận miệng nói:
- Chỉ có một trăm năm mươi lượng thôi à, quan sai các ngươi đã nuốt riêng trong đó không ít nhỉ?
Trương Ngạc là kẻ ăn chơi trác táng, nổi danh khắp Sơn Lâm này, không ai không biết, tên Lưu sai dịch râu ngắn, thân hình vạm vỡ chỉ biết kêu oan nói:
- Tam công tử, tiểu nhân nào dám, ngày đó kết luận rõ ràng là một trăm năm mươi lượng --- Giới Tử thiếu gia, tiểu nhân nói không sai chứ?
Thầm nghĩ “Nếu đổi lại là những người khác thế nào mình cũng sẽ ăn chặn ba hay năm mươi lượng trong đó, nhưng Trương Nguyên là người được Huyện tôn coi trọng, lại là cháu trai của Trương Nhữ Lâm, làm sao dám người ta đụng đến, không công vất vả chạy tới trả bạc, vậy mà còn bị nghi ngờ nữa đúng là trời không có mắt mà!”
Trương Nguyên nói:
- Không sai là lượng, đa tạ hai vị công sai ---
Đột nhiên nhớ ra một chuyện hỏi:
- Trương Đại Xuân mời tú tài Diêu Phục viết đơn kiện tụng, thanh toán lượng đã lấy về chưa, nằm trong số lượng này luôn sao?
Vẻ mặt Lưu sai dịch ngượng nghịu nói:
- Giới tử thiếu gia chỉ cần lượng bạc không thiếu còn những chuyện khác thiếu gia không cần phải bận tâm nhiều.