Lẳng Lơ Tao Nhã

chương 339: giải nguyên đệ

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Trống gõ canh hai, trăng gần treo giữa trời, kẻ say rượu cùng người ca hát càng hứng trí hơn, tiếng ca hòa tiếng nhạc khí, hát xướng ẩm rượu, xem ra sẽ không giải tán trước nửa đêm. Trương Nhược Hi lo âu lại buồn ngủ, hơn nữa trên hồ gió lạnh liền lệnh quay thuyền lại. Thuyền lớn đi trước, thuyền nhỏ theo sau lướt ngang Tây Hồ, xe kiệu kia vẫn đợi ở bờ đông, đèn lồng bó đuốc vây quanh cùng vào thành.

Trương Nhược Hi nhượng lại phòng ngủ của mình cho Trương Nguyên và Thương Đạm Nhiên. Đệm trên giường được đổi mới, Vân Cẩm và một tỳ nữ khác đợi cô gia và tiểu thư lên giường mới hạ màn xuống. Biết cô gia không thích tắt đèn, Vân Cẩm chỉ gạt đèn đồng mờ đi một chút rồi đóng cửa ra gian ngoài nghỉ ngơi. Đột nhiên sực nhớ một chuyện, cô đẩy cửa quay vào, đến trước giường nói:

- Cô gia, tiểu thư, Nhược Hi đại tiểu thư căn dặn cô gia phải yêu quý tiểu thư, mang thai không thể hành phòng (quan hệ) được.

Trương Nguyên bật cười, thầm nhủ: “Tỷ tỷ này của ta còn lao tâm hơn mẹ ta nữa”. Chẳng qua nghĩ lại cũng phải, tỷ tỷ lo phu thê thiếu niên bọn họ không hiểu chuyện phá hư thai, đây không phải chuyện nhỏ, tất nhiên phải nhắc nhở.

Thương Đạm Nhiên lấy chăn trùm mặt, cười đến màn cũng rung theo.

Vân Cẩm vẫn đứng trước giường đợi hồi đáp, Trương Nguyên khẽ ho một tiếng, nói:

- Được rồi, ta biết rồi, ngươi mau ra ngoài đi.

Huyên náo bên ngoài phòng nhỏ rốt cuộc cũng biến mất, cả tiểu lầu trở nên yên tĩnh. Lúc này đã đến canh ba, Trương Nguyên nghiêng người ôm Thương Đạm Nhiên nói:

- Đừng cười nữa, lỡ đau bụng thì khổ, tỷ tỷ nhất định sẽ mắng ta.

Thương Đạm Nhiên lại cười, Trương Nguyên lập tức chuyển chủ đề:

- Đạm Nhiên, sáng mai đến thầy thuốc chẩn bệnh cho nàng, xem thử nên dùng đồ bổ nào.

Thương Đạm Nhiên thôi cười, áp mặt vào ngực Trương Nguyên, nói:

- Hay là đợi về nhà rồi tính.

Trương Nguyên nói:

- Hàng Châu là đô thị lớn, có y nữ chuyên xem bệnh cho quân thân nữ quyến, như thế tiện lợi hơn.

Thương Đạm Nhiên “ừm” một tiếng.

Trương Nguyên đưa tay vào áo lót của Thương Đạm Nhiên, nhẹ nhàng vuốt ve phần bụng mịn màng của cô, cảm thán:

- Thật là thần kỳ.

Đột nhiên hắn chui vào chăn hôn lên phần bụng đang mang một sinh mạng nhỏ, rồi lại chui ra hôn lên môi Thương Đạm Nhiên, hắn nói:

- Mẫu thân là vĩ đại nhất.

Thương Đạm Nhiên mỉm cười, trong lòng thấy ấm áp khôn cùng, vốn dĩ muốn nói chuyện Vương Vi, nhưng lúc này thấy không cần thiết nữa. Cô cuộn mình, gối đầu lên tay Trương Nguyên, dịu dàng nói:

- Trương lang thích con gái hay con trai?

Nữ nhân đang hoài thai đều hỏi người đàn ông của mình như thế.

Trương Nguyên nói:

- Trai gái ta đều thích, Đạm Nhiên sinh con cho ta, sao không thích cho được. Ừm, sinh nhiều một chút, gái trai thành đàn.

Thương Đạm Nhiên cười nói hỉ hả một hồi, liền dựa vào lòng Trương Nguyên thiếp đi, cô quả thực cũng mệt rồi.

Trương Nguyên nhất thời trằn trọc, cúi đầu hôn lên vầng trán của Đạm Nhiên. Đèn đồng đầu giường le lói như hạt đậu, bấc đèn sót lại một đoạn ngắn cụt, không lâu sau sẽ tắt. Ánh trăng rọi vào từ cửa tây hòa với ánh đèn dầu lờ mờ, trăng trắng đèn vàng, quang cảnh như mộng, hắn tựa đầu lên gối lắng nghe tiếng trống điểm qua canh ba.

Sắp sửa làm cha, tâm tình của Trương Nguyên lại khác đi, có một thứ trách nhiệm nặng nề khiến lòng hắn điềm tĩnh. Khát vọng cao xa, đường hãy còn dài, hắn cần phải cẩn trọng. Tháng mười vào kinh, hắn phải đối diện với sự khiêu chiến lớn hơn, thi hội, tranh đảng, chiến sự Liêu Đông, cơ man thiên tai nhân họa, mâu thuẫn rối rắm sẽ nối gót ập đến. Ngày tháng du hồ cùng kiều thê mỹ thiếp e rằng không lâu nữa, hắn phải trân trọng kéo dài điều tốt đẹp ở Giang Nam cùng “Đào Am mộng ức” và “Tây Hồ mộng tầm”.

Sáng hôm sau, Trương Nguyên đích thân đến Thanh Ba phường thỉnh một y nữ đến chẩn mạch cho Thương Đạm Nhiên. Y nữ này đã hơn năm mươi, hỏi lằng nhằng một hồi, xem mạch cả hai tay trái, phải của cô rồi chúc mừng Trương Nguyên, nói giải Nguyên công phu nhân đã hoài thai hai tháng. Bà dặn Thương Đạm Nhiên chú ý giữ ấm, đừng để nhiễm phong hàn, phải kiêng rượu và trà, tốt nhất đừng nên hành phòng, sau đó nhận tiền chẩn bệnh và bao đỏ ra về.

Trương Nguyên đến trước sảnh chính thức báo hỉ với anh vợ Thương Chu Đức. Thương Chu Đức tuy vui nhưng cũng hơi lo lắng, nói:

- Nếu biết tiểu muội có thai, ta tuyệt sẽ không dẫn muội ấy đến Hàng Châu.

Trương Nguyên nói:

- Ngồi thuyền không sao, cũng chỉ có hai ngày, đừng lo.

Buổi sáng, Trương Đại, Kỳ Bưu Giai, Vương Bính Lân đến thăm Thương Chu Đức, lại hỏi Trương Nguyên khi nào về quê.

Trương Nguyên nói:

- Hôm nay mười sáu tháng tám nhuận, ngày mười chín chúng ta cùng về.

Hai ngày nay, Trương Nguyên cùng Thương Đạm Nhiên đến Linh Ẩn tự dâng hương, đây là Trương mẫu Lã thị đặc biệt căn dặn. Kế đến hai người du ngoạn thắng cảnh như Lôi Phong tháp, suối Lục Nhất, Cát Lĩnh. Phần lớn thời gian Thương Đạm Nhiên đều ngồi kiệu, có Trương Nguyên mà Mục Chân Chân chăm sóc chu đáo, cô du ngoạn rất vui vẻ.

Sáng ngày mười chín tháng tám nhuận, Trương Nhược Hi, Vương Vi cùng Trương Nguyên về Sơn Âm sau khi thu xếp xong sự vụ ở hiệu vải Thịnh Mỹ, đồng hành còn có Trương Đại, Nghê Nguyên Lộ, Kỳ Bưu Giai, Hoàng Tôn Tố, Chu Mặc Nông, Vương Bính Lân, tổng cộng đó bốn đầu thuyền mui trắng lướt trên sông Tiền Đường. Thương Chu Đức đột nhiên vỗ mép thuyền reo lên:

- Chuyện lạ! Chuyện lạ!

Trương Nguyên hỏi:

- Nhị huynh thấy chuyện lạ gì vậy?

Thương Chu Đức nói:

- Hai mươi tám tháng bảy, mọi người xuất phát từ Thiệu Hưng đi thi, có bảy người đúng không? Nào ngờ toàn bộ đều đậu, trong đó có ba người là kinh khôi (), đây không phải là chuyện lạ ư!

() Kinh khôi: khoa cử thời Minh dùng ngũ kinh lấy sĩ, mỗi kinh có một người đứng đầu, gọi là kinh khôi.

Trương Nguyên cười nói:

- Bởi vậy mới có lời đồn Hàn Xã ta dùng mười tám ngàn lượng bạc hối lộ Hàn Lâm phải không?

Thương Chu Đức cười ngất.

Chuyện này đã được thuyết thư tám huyện Thiệu Hưng xướng từ, có phần dạy “Một nhóm ba kinh khôi đồng thuyền tám cử nhân”.

Bốn lãng thuyền vượt Tiêu Sơn, Tây Lăng, đập Tiền Thanh. Hoàng hôn ngày hai mươi mốt đã đến Hội Kê, Vương Bính Lân lên bờ ở bến tàu Hạnh Hoa tự, Trương Nguyên chắp tay nói:

- Hai ngày nữa tiểu đệ sẽ đến dập đầu vấn an Vương sư mẫu.

Thương Chu Đức không xuống thuyền ở Hội Kê, chỉ để người hầu hồi phủ báo tin, y muốn đưa tiểu muội đến Sơn Âm. Lúc đầu đón tiểu muội từ nhà Đông Trương Sơn Âm, hiển nhiên y cũng phải dẫn về, hơn nữa đến Sơn Âm cảm nhận một chút không khí giải Nguyên hồi hương cũng rất tuyệt, với lại tiểu muội đã có mang, đây cũng là chuyện đại hỉ.

Tại bến tàu kênh đào Sơn Âm, Hoàng Tôn Tố cùng Nghê Nguyên Lộ cáo biệt với đám người Trương Nguyên, hai người họ cũng nhớ nhà da diết, hẹn mười tháng nữa gặp lại.

Tại đầu cầu Bát Sĩ thành Sơn Âm, đoàn thuyền vừa cập bến, đầu cầu có người nhanh mắt trông thấy Trương Nguyên, lập tức hô lên:

- Trương giải Nguyên về rồi, Trương giải Nguyên về rồi!

Trong phút chốc, tiểu nhị trong cửa tiệm cùng hộ dân hai bên cầu, còn có người qua cầu cũng ào đến. Tuy Sơn Âm là đại huyện khoa cử nhưng giải Nguyên lại không nhiều, gần trăm năm nay Sơn Âm không có giải Nguyên, đây chính là quanh vinh của người Sơn Âm. Tức thì đầu cầu người bu đen đặc, nhóm Kỳ Bưu Giai muốn lên bờ cũng không có chỗ đứng, chỉ để Vũ Lăng lên bờ về Đông Trương báo tin trước.

Bốn vị tân khoa cử nhân Trương Nguyên, Trương Đại, Kỳ Bưu Giai, Chu Mặc Nông đứng ở đầu thuyền, chắp tay hướng về hương thân phụ lão trên bờ, đồng thanh nói:

- Nhờ phúc của hương thân phụ lão, bốn người chúng tôi trúng cử hồi hương, về sau tạo phúc cho quê hương, quyết không chối từ.

Hiển nhiên một tràng hoan hô nổi lên, còn có người đốt pháo nổ “lốp đốp” sau đám người đông đúc, mấy người đứng gần bờ suýt bị đẩy xuống sông, đoàn trống nghênh ngang tấu khúc, không khí tưng bừng như trẩy hội.

Trương Nguyên chắp tay nói:

- Các vị hương thân, xin mọi người nhường đường để chúng tôi về nhà trước.

Cả đầu cầu Bát Sĩ ngập tiếng cười rộ, mọi người lui lại chừa ra một con đường trống. Đám người Trương Nguyên từ biệt rồi mỗi người về phủ của mình, một phần dân chúng theo sau hai vị tân khoa cử nhân kia, còn phần lớn thì vây quanh hai huynh đệ Trương Đại và Trương Nguyên hướng về cung Phủ Học. Trương Nhược Hi, Thương Đạm Nhiên, Y Đình, Vương Vi ngồi kiệu đi theo, còn Thương Chu Đức, Tông Dực Thiện dẫn theo một đám người hầu hộ tống.

Mọi người phân ra ở ngã tư, Trương Đại về Tây Trương, Trương Nguyên về Đông Trương, người theo Trương Nguyên nhiều hơn, vô cùng náo nhiệt, sáo trống hòa tấu cùng đến trước nhà của Trương Nguyên, hắn liền dừng chân, hắn không biết ngôi nhà này!

Chỉ thấy trước cửa là cổng chào bằng đá cao lớn, tuy lúc này sắc trời nhờ tối, nhưng có thể trông thấy ba chữ “Giải Nguyên Đệ” to tướng. Lúc Trương Nguyên là sinh đồ, cửa tường được xây sau khi phá cổng lại bị phá rồi tu kiến, tường cửa bốn cánh, bảng tên bằng gỗ, điểm xuyến hoa nhỏ, đinh thiếc vàng, cực kỳ hoa mỹ.

Lai Phúc cao hứng nói:

- Thiếu gia người xem, lúc Thiếu nãi nãi rời Sơn Âm đi Hàng Châu vào ngày mười hai tháng này, tường cửa của cổng chào này chưa làm xong, hiện giờ đã hoàn tất, tốt quá rồi!

Trương Nguyên nhíu mày nói:

- Ai dựng cổng chào này?

Không đợi Lai Phúc đáp thì kế bên đã có người lên tiếng:

- Đây là Lưu huyện tôn cho người của công khoa phòng xây đó, nghiêm lệnh xây xong trước khi Trần giải Nguyên hồi hương, mấy ngày trước là tranh thủ làm suốt ngày đêm.

Trương Nguyên vẫn nhíu mày, lại hỏi:

- Còn cửa tường hoa quý này là do ai xây?

- Đây là các thân hào bổn huyện xuất tiền xây, xem như chúc mừng ta

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio