Loạn Thế Có Giai Nhân

chương 13

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Lục Chấp nằm viện hơn nửa tháng.

Nghe nói ngày trước anh bị thương, có một viên đ//ạn vẫn luôn nằm ở vị trí gần trái tim anh, lần này phổi bị thương nên cũng chịu ảnh hưởng, bác sĩ vốn định lấy viên đ//ạn trong cơ thể anh ra nhưng kỹ thuật có hạn, rủi ro trong cao nên anh đã từ chối.

Tôi chỉ đi thăm anh một lần.

Gương mặt anh nhợt nhạt, nằm trên giường , hàng mi dài cụp xuống che đi đôi mắt lạnh lùng, thật sự tôi không tài nào nhận ra đây chính là đốc quân Lục khiến người người khiếp sợ chỉ qua một ánh nhìn.

Mặt dây chuyền quen thuộc rơi trên áo anh, tôi vươn tay ra, cuối cùng lại rụt tay về.

Tôi cũng không biết mình đang lo sợ điều gì nữa.

Mắt của mẹ ngày càng mờ.

Bà hứa với cha sẽ không khóc nữa, nhưng vẫn sẽ đau lòng, lúc cảm xúc trào dâng cũng khó mà cầm lòng nổi.

Bà còn an ủi tôi, nói mắt không sáng nhưng tâm sáng.

Sau khi Lục Chấp xuất , hình như anh còn bận rộn hơn cả khi trước, lần trước anh đi Bắc Bình hai tháng, tôi còn tưởng anh sẽ không trở lại.

Nhưng anh luôn bảo phụ tá Mã mang cho tôi đủ thứ đồ hiếm lạ, lần trước là kính vạn hoa, lần này lại là kính viễn vọng.

Phụ tá Mã hỏi tôi có muốn nhắn gửi điều gì cho đốc quân Lục không, nhưng lần nào tôi cũng nói không.

Lục Chấp trả lại nhà họ Tống cho tôi.

Tôi định hỏi anh tại sao nhưng sáng sớm anh đã ra ngoài, nói là đi nhận nhiệm vụ.

Tôi cầm giấy tờ nhà đất đi tìm mẹ, nói với bà chúng ta có thể về nhà được rồi.

Mẹ ngẩn người, bà không hề vui mừng như tôi vẫn tưởng, trái lại bà lại rất ưu sầu, chỉ nói sống trong con ngõ nhỏ này cũng rất tốt.

Tôi biết, mẹ cũng sợ rồi. Bà sợ tội nghiệt của nhà họ Tống vẫn chưa trả xong, bà sợ người tiếp theo sẽ là tôi.

Kỳ thực, không phải là tôi không sợ.

Tôi cất giấy tờ nhà đất đi, cuối cùng vẫn bên mẹ ở lại trong con ngõ nhỏ đó.

Mùa xuân năm nay, tôi bước qua con đường kia, cuối cùng lại dừng chân trước cổng nhà họ Tống.

Cây cát lê muôn hoa nở rộ, cỏ dại bên trụ cổng đã mọc cao ngang bắp chân tôi rồi.

Nằm trên chiếc ghế mây trong sân nhà ngắm hoa, cứ nhìn như thế rồi tôi lại nghĩ.

Đã bao lâu rồi nhỉ.

Tại sao cỏ lại mọc cao ngần này rồi?

Mẹ nói, trước khi mắt bị mù hẳn thấy được cuộc sống ngày một tốt lên là tốt rồi.

Tôi nắm tay mẹ, hệt như khi cha nắm tay bà bước đi, bước từng bước từng bước một, chậm rãi.

Mẹ cười nói tôi không cần chiều bà như thế, tôi cười nói mình thích.

Lại không biết, khi nhìn về phía trước cả hai mẹ con đều lệ hoen bờ mi.

Thời gian chậm rãi trôi qua, người in hằn trong tâm trí khắc sâu trong tim, cũng không biết đến bao giờ mới thật sự tan biến.

Thời gian luân chuyển, xuân đi thu đến.

Nằm trên ghế mây, giơ ngón tay lên tính ngày, tôi ngẫm nghĩ, nay đã sang năm thứ tư rồi.

Năm nay vừa sang thu trời đã chuyển lạnh, gió thổi hệt như gió mùa tới vậy.

Cổ họng tôi không được tốt, nhiệt độ vừa giảm xuống là lại đau như có gì đó vào.

Từ khi làm việc ở cửa hàng mậu dịch quốc tế, tôi lại có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, ngày trước vẫn luôn chọn làm việc ở ngân hàng, tôi luôn cảm thấy có nhiều chuyện lông gà vỏ tỏi.

Sau khi tan làm thì tới nhà mẹ, chị dâu đang gói hoành thánh, ăn xong một bát, mồ hôi lấm tấm nên tôi muốn ngủ lại với mẹ.

Nhưng mẹ lại không cho, bà đuổi tôi về.

Bà vẫn còn giữ tư tưởng cũ, nói tôi đã là gái có chồng rồi.

Lúc ra ngoài cổng, Lê Âm ngập ngừng, cuối cùng chị ấy vẫn lên tiếng hỏi: “Nhiên Nhiên, em vẫn đang đợi Hứa Quân Sơ phải không?”

Tôi cũng quên mất đã bao lâu mình không còn nghe thấy cái tên này từ miệng người khác rồi. Kể từ khi Hứa Quân Sơ rời đi, tôi chưa từng nhắc đến anh ấy, mọi người cũng ngầm hiểu không nhắc đến anh ấy trước mặt tôi.

Tôi cúi đầu bước xuống bậc thang, há miệng thở ra khói, đáp một tiếng “vâng”.

Hứa Quân Sơ nói tôi hãy đợi anh ấy, tôi không thất hứa, anh ấy cũng không thể.

Lê Âm im lặng, chị ấy nhìn tôi bằng đôi mắt buồn, vén lại lọn tóc rối ra sau tai cho tôi rồi thở dài giục: “Em mau về đi, ngoài trời lạnh lắm.”

Phủ vẫn hiu quạnh như thế.

Bình thường cũng chỉ có một mình tôi. Sau khi người làm cũ bị Satoh gi//ết ch//ết, tôi vẫn luôn cảm thấy khó chịu, nói với Lục Chấp mình không cần người khác hầu hạ nữa. Anh cũng đồng ý, chỉ giữ lại một bà lão ngày trước.

Nhưng năm nay bà ấy cũng đi rồi, khi ấy Lục Chấp không có nhà, bà ấy đã nắm lấy tay tôi rồi nói rất nhiều điều, nói tôi hãy ở bên Lục Chấp.

Bà ấy nắm chặt tay tôi: “Nhóc Lục Chấp rất đáng thương, không ai thương nó cả.”

Tôi muốn nói gì đó, nhưng ngoảnh đầu lại thì thấy bà ấy đã ra đi thanh thản rồi.

Sau khi bà ấy ra đi, trong phủ cũng chỉ còn lại một mình tôi.

Tháng hai, sức khỏe của Lục Chấp xấu đi rất nhiều, ban đầu anh uống tây sau lại chuyển sang uống bắc, ngày một khó uống.

Thật ra nhìn bằng mắt thường cũng thấy được, gương mặt Lục Chấp rất nhợt nhạt.

Tôi âm thầm hỏi phụ tá Mã, của anh có chữa khỏi được không, phụ tá Mã buồn bã nói chỉ có thể .

Tôi cố nhịn, cố nhịn, cảm thấy chuyện này cũng không liên quan đến mình, ngày nào cũng nghĩ đủ thứ trong đầu.

Cuối cùng trên bàn ăn tôi cũng không cầm lòng được nữa mà nói ra.

Lục Chấp nhìn tôi một lúc lâu, sau đó anh chuyển dời ánh mắt rồi bảo tôi ngoan ngoãn ăn cơm.

Sức khỏe của Lục Chấp ngày một yếu, vết này chồng chéo vết kia, lại bộn bề nhiều việc, uống cũng không thấy đỡ.

Anh bắt đầu từ từ chuyển giao lại quyền lực, đều giao phó hết cho phụ tá Mã.

Năm nay Tiểu Mã cũng nhập ngũ, chớp mắt thằng bé cũng sắp thành thanh niên rồi, mới mười bốn mười lăm tuổi đã cao lớn đến thế. Lúc đi cậu còn tới gặp Lục Chấp, tôi nhớ, Tiểu Mã từng nói Lục Chấp chính là người cậu sùng bái nhất.

Cuối cùng cậu cũng thực hiện được kiểu chào quân đội chuẩn chỉ không chút e dè với Lục Chấp, Lục Chấp cũng chào lại.

Hai người giống như cuộc gặp gỡ của hai thời đại vậy.

Phụ tá Mã đứng bên cạnh, đôi mắt đỏ hoe: “Rốt cuộc con là con trai của ai vậy?”

Tiểu Mã nghiêm túc trả lời: “Tất nhiên con là con trai của rồi.”

Khó có được dịp trong phủ đốc quân lại vang lên tiếng cười vui thế này.

Sau khi phụ tá Mã tiếp quản công việc, thời gian rảnh rỗi của Lục Chấp cũng nhiều hơn, nghỉ ngơi vài ngày, trông anh cũng đỡ hơn hẳn, lúc có được mực chất lượng anh lại luyện chữ trong phòng làm việc.

Thỉnh thoảng lại chỉ đứng trong sân.

Khi Lục Chấp vắng nhà tôi hay chạy tới nhà mẹ ăn cơm với bà và chị dâu, anh ở nhà tôi cũng ngại bỏ anh lại một mình.

Nhưng quả thực tôi không có tài nấu nướng, không thể mở miệng bảo một người bệnh như anh nấu cơm được, kết quả mỗi ngày tôi cũng không biết mình đang ăn gì nữa nhưng khẩu vị của anh lại tốt hơn trước rất nhiều.

Cho đến một ngày anh ăn đồ của tôi đến mức đau dạ dày, phải đi đến bệnh viện nước trong đêm, lúc ấy tôi mới ý thức được đồ ăn có vấn đề.

Tôi hoài nghi hỏi anh, những món ăn kia ngon chứ?

Lục Chấp gật đầu, nói cũng tạm.

Sau đó tôi hỏi phụ tá Mã, có phải Lục Chấp mất vị giác rồi không, phụ tá Mã nghe xong thì cười rất lâu, anh ấy nói, dù cho tôi có làm gì thì e là Lục Chấp cũng đều cảm thấy ngon mất.

Nhất thời tôi không biết nói gì.

Tôi có cảm giác mình cứ trốn tránh rồi trốn tránh, sắp thành thói quen luôn rồi.

Mắt của mẹ đã không thể nhìn thấy được bất kỳ thứ gì.

Bà luôn nói không sao không sao, vẫn ổn vẫn ổn.

Thật ra tôi rất ghét nghe thấy hai câu này.

Hôm nay tôi đã viết cho Hứa Quân Sơ bức thư thứ chín trăm, trong suốt mấy năm nay số lượng thư tôi viết ngày một ít đi.

Tôi luôn nghĩ những gì mình nên gánh chịu đều chịu cả rồi, cũng không còn gì có thể dồn ép tôi được nữa.

Trong bức thư lần trước tôi viết cho Hứa Quân Sơ, tôi nhớ mình đã viết: “Anh nói xem rốt cuộc vì sao con người phải sống?”

Trong bức thư lần này tôi lại tự mình trả lời: “Vì muốn sống nên phải sống”

Sau cùng tôi vẫn đặt bút viết mười chữ.

"Người như lần đầu gặp gỡ, bình an vô sự."

Nhưng tiếc là, tôi không gửi đi được.

Đêm hôm trước Lục Chấp đã nôn ra m//áu, lúc đưa vào bệnh viện, suýt chút nữa đã không qua khỏi.

Tôi ngồi bên giường của Lục Chấp, nhìn hàng mày nhíu chặt của anh, trong lúc mê man anh gọi tên cha mẹ mình, tự dưng tôi lại cảm thấy rất buồn.

Muốn chạm vào trán anh, nhưng sau cùng tôi lại từ bỏ.

.

Có thể Lục Chấp sẽ ch//ết.

Tôi không biết mình nên dùng tâm trạng gì để đối diện với cái ch//ết của anh nữa.

Đau lòng? Thoải mái? Hay là nuối tiếc.

Ngày nào anh cũng đau đến tận đêm, trông anh ngày một hốc hác hơn, anh tựa người vào thành giường lau khẩu s//úng bất ly thân, cả ngày không nói được mấy câu.

Không khí trầm lặng, dáng vẻ như ngọn đèn sắp cạn dầu.

Tôi không chịu nổi nữa, xông tới hỏi anh: “Anh cũng không muốn ch//ết phải không, vậy anh hãy làm đi, không thử một lần sao biết được.”

Anh cất khẩu s//úng vào trong ngăn kéo, sau đó ngoảnh đầu nhìn ra ngoài cửa sổ: “Anh không muốn ch//ết trên , ngày trước muốn ch//ết trên , nhưng nay thế này…”

Anh quay sang nhìn tôi, đôi mắt rực sáng: “Cũng tốt.”

Mẹ nói với tôi, có lẽ Lục Chấp cũng phải đền tội, sống ch//ết là chuyện thường tình, nhưng với những người như Lục Chấp mà nói, không được ch//ết trên chính là điều nuối tiếc lớn nhất.

Tôi hỏi mẹ có từng hận Lục Chấp không.

Mẹ hỏi vặn lại tôi, có từng hận anh không.

Suy nghĩ mãi tôi mới chậm rãi lên tiếng: “Đã từng, đã từng hận.”

Thú thật, tôi đã từng hận Lục Chấp.

Khi anh anh cả bị thương ở chân, khi anh từng bước dồn ép nhà họ Tống đến bờ vực phá sản, khi anh là kẻ đứng đằng sau gián tiếp hại ch//ết dì ba, khi anh không từ thủ đoạn muốn đẩy cha và anh cả tôi và chỗ ch//ết, khi anh không để cha yên lòng trước lúc ông nhắm mắt xuôi tay.

Khi anh lấy tôi làm vợ hai, hại tôi và Hứa Quân Sơ không thể bên nhau.

Tôi đã từng hận Lục Chấp.

Nhưng gộp tất cả thù hận lại, theo dòng chảy thời gian, , và sinh mạng của Lục Chấp, dần dần, nó cũng giống như ngón tay vẽ lên cát.

Dù sao thì, nhà họ Tống cũng là người hủy hoại cuộc đời của anh trước.

Bệnh tình của Lục Chấp ngày một nặng, thậm chí có lần anh nằm trên giường, dáng vẻ hệt như người sắp ch//ết.

Tôi nắm chặt tay anh, bảo anh hãy đợi, hãy đợi thêm chút nữa. Nhưng tôi không biết anh đang đợi điều gì, tôi lại bảo anh đợi cái gì.

Lúc Lục Chấp tỉnh lại, anh còn giơ tay lau đi giọt lệ bên khóe mắt tôi, anh cười nói: “Em khóc gì chứ, tại sao lại khóc vì anh?”

Đúng vậy, tại sao tôi lại khóc vì Lục Chấp

đây?

Lại một mùa hè nữa trôi qua.

Năm nay thật sự rất khó sống.

Ngẫm lại thì năm nào không thế, nhưng tôi đều vượt qua được tất thảy.

Lê Âm tới Nam Kinh một chuyến, chị ấy còn nói cho tôi biết tin tức của bác Hứa.

Bác Hứa tham gia cải cách giáo dục mới, chủ trương khi học tập tư tưởng ngoại lai cũng có thể vận dụng đạo lý “chọn người giỏi người hiền mà học theo, người không giỏi không hiền thì nhìn vào đó mà thay đổi bản thân ta” trong Luận ngữ.

Ông ấy ủng hộ văn hóa đồng thời cũng chấp nhận sự phát triển của những cái mới.

Bác Hứa tận tâm với nghề giáo, ông cũng bắt đầu tìm lại được con đường thuộc về mình.

Tuy mẹ đã không còn nhìn thấy nữa, nhưng bà và hàng xóm sống với nhau khá hòa thuận. Họ thường rủ rỉ, cắt dưa muối chua với nhau, ngày tháng cứ trôi qua bình yên như thế.

Nhớ ngày trước bà luôn chê những người phụ nữ chợ búa này tục tĩu, họ cũng hay cười nhạo mẹ sĩ diện, ra vẻ. Hay nói một cách khác thì là lâu ngày sinh tình, lâu dần họ đã trở thành chị em tốt ngồi buôn dưa lê bán dưa cà với nhau rồi.

À phải rồi, tháng này tôi còn được tăng lương nữa, nhiều gấp đôi người khác.

Tôi phát hiện ra, lần nào tôi cảm thấy cuộc sống yên ổn hơn một chút thì y như rằng sẽ có chuyện không hay xảy ra.

Rồi khiến tôi nhìn đời bằng ánh mắt tiêu cực.

Lâu dần, thật sự rất mệt mỏi.

Vì vậy tôi hay nhắc nhở bản thân hãy nhìn thoáng hơn một chút, khuyên nhủ người khác hay khuyên nhủ mình cũng nói như thế.

Nhưng, hiện giờ mọi thứ đều dần dần trở nên tốt hơn rồi, không phải sao?

Tôi học nấu canh gà cho Lục Chấp, các lần trước đều thất bại ê chề, Lê Âm nói đây đã là cách đơn giản nhất rồi.

Tôi làm từng bước theo công thức, còn thêm vào chút đảng sâm, kỷ tử, không dám lười biếng lơ là một phút nào.

Lê Âm cười nói tôi không cần nghiêm túc thế đâu, nhưng tôi vẫn hạ quyết tâm, quyết tâm nấu cho Lục Chấp một bát canh, canh tôi nấu có thể ăn.

Tôi canh bếp suốt ba tiếng liền, không hề thất bại, tôi nếm thử, Lê Âm cũng nếm thử, rất ngon.

Sau cùng, khi tôi bưng canh đến phòng của Lục Chấp lại không thấy bóng dáng anh đâu.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio