Lông Xù Thì Có Ý Đồ Xấu Gì Đâu

chương 6: chương 6

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Không ngờ là”tác phẩm” Ngân Nhung còn rất khác biệt.

Quyển vở này ghép lại từ những trang giấy thô sơ, nét mực loang hơi khó nhìn, nét chữ cũng xiêu xiêu vẹo vẹo, cũng may chữ viết khá lớn, vẫn còn có thể phân biệt được.

Dù sao Thành Dương Mục Thu cũng đang rảnh rỗi, bèn đọc hết từng trang một.

Đa số đơn giản là “Trương Tam cướp kẹo hồ lô của mình”, “Lý Tứ ném đá mình” trò vặt của trẻ con, vừa ấu trĩ vùa nhàm chán, nhưng vẫn có một vài chuyện đặc biệt, được viết rất dài, chiếm đến mấy trang.

[Hôm nay có một cô nương mới đến, rất dữ, mới gặp lần đầu không hiểu sao đã mắng mình rồi, sư phụ bảo gọi người đó là Lan Chi cô cô, Lan Chi rất giận, nói tuổi cô ta còn chưa đến mức gọi là cô cô.

Ta quyết định rồi lần nào nhìn thấy cô ta cũng phải gọi cô cô.

X]

[Có vị khách dùng roi quất ta mua vui, sư phụ lại đi đánh bạc nữa rồi, không ai bênh vực ta hết.

Ta không biết làm gì khác đành phải nửa đêm trốn vào trong phòng của ông ấy… sau đó, Xuân ma ma bồi thường lại rất nhiều linh thạch, nhưng không ai biết là ta làm.

X]

[Phượng Nghi và Nhị Nhi tỷ tỷ bảo ta đi mua son, cuối cùng cũng được cho hai đại tử nhi () coi như phí chân chạy, tích góp được ba mươi đại tử nhi thì có thể đổi một khối linh thạch hạ phẩm, vì để kiếm thêm nhiều một chút, ta không kén khách, cũng nhận việc của Lan Chi cô cô —— Xuân ma ma nói ra đường làm ăn không thể kén chọn khách —— Lan Chi vẫn theo nguyên tắc cho ta hai đại tử nhi, không có quỵt nợ.

Nhưng mà để phòng ngừa chuyện không may xảy ra, hương phấn ta mua cho cô ta thiếu hai cân, lần này coi như ta nợ cô ta, lần sau bù đắp lại.

X]

[Lúc Lan Chi tiếp khách, đến phiên ta đi thêm rượu, khách còn cho ta tiền thưởng, còn nắm tay ta không chịu buông, còn đi nói với Xuân ma ma để ta đến tiểu quan quán ở Bắc Uyển treo biển hành nghề, hắn ta nhất định sẽ ủng hộ.

Lan Chi đuổi ta ra ngoài, sư phụ hay chuyện, lão già vắt cổ chày ra nước đó chịu nhổ lông, bảo ta mang lễ vật đi tạ lỗi với cô cô, cuối cùng Lan Chi đuổi luôn ta và cả lễ vật ra ngoài, còn mắng ta là thứ hồ ly lẳng lơ, từ bé đã biết dụ dỗ người khác, là thứ hạ lưu bại hoại trời sinh, nhưng trước giờ ta chưa từng chửi thua ai, chọc bà già xấu xí Lan Chi đó tức phát khóc.

X]

Thành Dương Mục Thu nghi là mấy “X” này là ký hiệu Ngân Nhung đã báo thù rồi, cả quyển sổ này đều vẽ đầy dấu “X”, có lẽ là lý do y tùy ý vứt quyển sổ này ở đây —— thù gì nên báo đã rồi.

Nhưng khi lật đến mấy trang cuối cùng, dấu “X” đã không còn nữa, trái lại chỉ như là nhật ký đơn thuần.

Trang thứ ba đếm ngược: [Sư phụ nói ta còn nhỏ, tu vi chưa đủ không thể phá thân, không thì sau tu luyện thuật thải bổ sẽ vừa có hại vừa vô ích, lần đầu tiên nhất định phải tìm một lô đỉnh thật mạnh, hơn nữa còn phải đợi lông dài đủ rồi mới được đi tìm, ta nói lông của ta vẫn đã đủ sẵn từ lâu rồi, còn vừa êm vừa dày vừa mượt.

Sư phụ cười đến ngửa tới ngửa lui, nói đó không phải lông hồ ly, vậy lông của ta là lông gì chứ? Nghi là sư phụ thua tiền thua luôn óc mình rồi.]

Thành Dương Mục Thu nhìn đến đây không nhịn được bật cười, tiểu hồ ly tinh đó mà còn có lúc ngây thơ hồ đồ như vậy, khi đó chắc y cũng hoá hình rồi, trông thế nào nhỉ? Có lẽ là một bé trai trắng trẻo đáng yêu.

Thế nhưng khi xem đến hai trang cuối cùng, nét cười của hắn lập tức ngưng đọng.

[Lan Chi ném ta vào nồi nước sôi sùng sục, suýt chút nữa chết mất rồi, cả đời này ta cũng không tha thứ cho cô ta.]

[Chờ ta lớn lên rồi, có thể song tu, nhất định sẽ đến Bắc Uyển làm tiểu quan, kiếm thật nhiều linh thạch, làm hồ ly trong đám hồ ly! Mua thật nhiều kẹo hồ lô, ăn ngay trước mặt Đồ (họ) miệng rộng, cho hắn thèm chết luôn.]

Không ngờ khi còn Ngân Nhung từng chịu khổ nhiều như vậy, kỹ nữ tên Lan Chi đó còn định trụng chết Ngân Nhung? Sao độc ác như thế!

Còn nữa, gì mà sau này lớn rồi đi làm tiểu quan? Đây là chí hướng của mị yêu sao? Lúc này y đã tính là lớn chưa, bây giờ lại đến nơi dơ bẩn như Hồng Tụ lâu đó làm gì chứ?

Núi Thái Vi, điện Tham Hoành.

Điện Tham Hoành xây trên đỉnh “Vụ Liễm” ở núi Thái Vi, ngói xanh ngọc bích mái nhà cong cong, cao chạm sông ngân, mây lành lượn lờ, hoa lá cỏ cành sum suê, như cõi bồng lai tiên cảnh.

Điện Tham Hoành tổng có bốn mươi chín tầng, mỗi một tầng có mười hai đệ tử từ kỳ Kim Đan trở lên luân phiên canh gác, điện chính nằm tầng cao nhất càng xa hoa lãng phí, dùng cả khối ngọc thạch lót đường, mái vòm rải đầy sao lấp lánh mờ ảo như dải ngân hà, bao phủ trong điện là mấy hàng hồn đăng đang thờ phụng, ngọn đèn nằm giữa ánh sáng lập lòe lờ mờ, cứ như bất cứ lúc nào cũng có thể tắt phụt đi vậy, ngay cả đèn lưu ly cũng phủ kín vết rạn vết nứt.

Hai thanh niên đang mặc pháp y chưởng sự của Thái Vi Cảnh đang ngồi đả tọa bảo vệ hồn đăng, sắc mặt nặng nề.

“Sầm sư huynh, chưởng môn sư tôn ngài ấy… sẽ không gặp bất trắc gì chứ?”

Dường như Cảnh Sầm không nghe thấy, vẫn ngồi nghiêm chỉnh như trước, mắt nhìn thẳng phía trước, trông rất có một luồng phong thái không màng để tâm đến người ngoài của vị sư.

Hi Hạc cũng không nhụt chí, tiếp tục tự nói với mình: “Lần này sư tôn bế quan ở đâu không nói cho ai biết, chỉ để lại một mật thư, mật thư lại do mỗi người chúng ta tự mình bảo quản, chắc chắn không chỗ nào sơ suất, hẳn sẽ không ai làm phiền được đến ngài ấy.”

“Chẳng lẽ sư tôn tẩu hỏa nhập ma trong lúc đang đột phá?”

“Không bằng chúng ta cứ mở mật thư ra, đi hộ pháp cho sư tôn đi!”

Nghe nói như thế, rốt cuộc Cảnh Sầm cửa miệng tôn quý: “Trước khi sư tôn đi đã dặn kỹ chúng ta không được manh động, đệ dám cãi lại mệnh lệnh của sư tôn?”

Hi Hạc rụt người lại: “Tất nhiên là đệ không dám.

Nhưng mà, đệ lo cho sư tôn, lần trước bế quan đột phá, hồn đăng cũng chưa bao giờ suy yếu đến vậy…”

“Chờ một chút đi,” Cảnh Sầm trấn định nói, “Chụp đèn lưu ly chưa vỡ, vẫn chưa thể kết luận.”

Hai người một lần nữa nhắm mắt đả tọa, thời gian không tới một chén trà, chụp đèn lưu ly đã che kín vết nứt lại bỗng nhiên nổ tung!

Hi Hạc lập tức đứng dậy: “Đệ đi lấy mật thư!”

“Chờ đã!” Cảnh Sầm lại gọi hắn, “A Hạc, đệ xem.”

Ngọn đèn bị lưu ly vỡ tan vây quanh, hồn đăng đã lộ ra ngoài, lại một lần nữa được thắp sáng lên như bình thường, ngọn lửa cháy vọt lên rất cao, kêu lên lách tách.

“Sao đột nhiên cháy mạnh như thế?”

Trên khuôn mặt luôn luôn nghiêm túc của Cảnh Sầm lộ vẻ vui mừng: “Có lẽ là, sư phụ đã gặp được cơ hội xoay chuyển.”

Hi Hạc: “Cơ hội xoay chuyển gì cơ?”

“E là quá trình ngài ấy khám phá vô tình đạo đã có bước ngoặt lớn, có kỳ ngộ gì đó, hoặc là gặp được… một ai đó?”

“Người như thế nào?”

“Tất nhiên là người làm cho sư tôn động tình.”

Hi Hạc nhớ lại khuôn mặt lạnh như quan tài vạn năm không đổi của sư tôn nhà mình, và cả những phương thức răn dạy đệ tử khắc nghiệt, chợt thấy rùng hết cả mình, gượng gạo nói: “Người như thế nào mới có thể làm cho sư tôn động tình? Chắc là thần tiên giáng thế.”

“…” Nét mặt áo tiên không thấy đường khâu được của Cảnh Sầm xuất hiện vết rách, hiếm khi đồng ý với sư đệ của mình, “Thế thì, chắc là gặp được kỳ ngộ nào đó.”

Vị “kỳ ngộ” đấy đang mặt nạ che nữa mặt, ôm một chậu nước rửa chân, ủ rũ đáng thương đứng dưới nắng nghe sai bảo.

Thì ra là Ngân Nhung vui vẻ đến Hồng Tụ lâu tìm chuyện làm, định nhân cơ hội này trình diễn thực lực của mình, tốt nhất là khoe khoang trước mặt Lan Chi một hồi, nhưng không ngờ là Xuân ma ma chỉ khăng khăng chắc chắn chỉ có chỗ của Lan Chi mới thiếu người.

…đòi lại danh dự trước mặt cô ta là một chuyện, ngày ngày gặp mặt cô ta là một chuyện khác, Ngân Nhung không muốn cả ngày phải đối mặt với người từng muốn giết chết mình, Xuân ma ma biết y không muốn, nên chủ động tăng thêm một phần mười tiền công, Ngân Nhung làm một con hồ ly có liêm sĩ, dùng lý lẽ cãi lại.

Cuối cùng… kết quả là tăng thêm hai phần, gật đầu đồng ý.

Hết cách rồi, hồ ly nghèo ý chí ngắn.

Còn chuyện đầu tiên Lan Chi giao cho y, là không được lộ mặt “dụ dỗ” ân khách của cô ta, nếu có khách hỏi, Ngân Nhung chỉ được nói là do mình quá xấu, mới mang mặt nạ để khỏi làm người ta sợ, với việc này thì y rất bằng lòng, y chỉ ước gì ít thêm chuyện phiền.

Ngân Nhung rất rảnh, tay ôm nước rửa chân, còn đá chân này chân kia vào lan can uốn lượn trên hành lang, vừa đá vừa nghĩ: Xuân ma ma chịu hào phóng như vậy, đồng ý thêm tiền công cho mình, chắc chắn là do đã nhận được gì từ chỗ Lan Chi, cái bà dì Lan Chi đó vì hành hạ mình đã sẵn lòng ra máu nhiều như vậy, đúng là cố chấp thật.

Thật ra Ngân Nhưng vẫn không thể nghĩ ra được, cuối cùng là mình đã đắc tội cô ta như thế nào, ngoại trừ hay ăn nói không lễ độ ra, thì hình như cũng không còn chuyện gì nữa, nhưng ở Hồng Tụ lâu, hay thậm chí cả hoa phố này, mở mồm nói tục chỗ nào cũng có, Ngân Nhung thấy so mình với những người đó, đã có thể tự xưng là có học rồi.

Đúng lúc này, tiếng của Lan Chi vang lên: “Hồ Ngân Nhung, cút ra đây!”

Ngân Nhung lườm một cái, bưng chậu đồng, nghiêng người đẩy cửa vách ngăn chạm trổ ra, thấy y đi vào, Lan Chi cũng chẳng mấy để tâm, tự mình tô sơn đỏ lên móng tay.

Cô ta là một nữ nhân mảnh khảnh, luôn mặc váy dài, để che đi cặp chân không được thon thả, bàn tay lại rất thon gầy mềm mại, nghe nói trước khi chạy trốn đến trấn Tỳ Bà, là một âm tu danh môn chính phái, am hiểu rất nhiều loại nhạc cụ.

Chờ cho cô ta chậm rãi tô móng tay xong, mới lên tiếng: “Hôm nay có vị ân khách rất giàu có đến, muốn nghe ta đàn tỳ bà, phải rửa mặt trang điểm sớm, sao ngươi cứ rề rề thế?”

Ngân Nhung biết cô ta đang cố ý kiếm chuyện, không tranh cãi, chỉ tâm bình khí hòa bưng chậu đồng đưa ra phía trước.

Lan Chi thấy y không tiếp chiêu, bèn đá văng chậu nước: “Nước lạnh như vậy, ngươi làm việc thế nào vậy? Đi ra ngoài múc chậu nước khác đi!”

Nước lạnh hất hết lên cả người Ngân Nhung, Lan Chi nhướng mắt, chờ y phản kháng, nhưng Ngân Nhung lại không làm gì cả, nhịn cơn tức muốn cầm chậu đập lên mặt cô ta, ngoan ngoãn đi ra cửa.

Lan Chi chỉ cảm thấy như đấm vào bông, trong lòng càng khó chịu hơn, lại đổi ý: “Đừng múc nước nữa, đi ra ngoài sân đứng phạt! Mặc luôn bộ y phục ướt đó, không cho thay!”

Ngân Nhung lại ôm chậu ra ngoài đứng phát, các cô nương quy công () đi ngang qua chỉ chỉ trỏ trỏ y, Ngân Nhung cũng không thèm để ý, nếu như đối phương không có ác ý, y chỉ làm mặt quỷ, nếu như có người cười nhạo, y lập tức mắng lại, tuy là cả người ướt dầm ướt dề, nhưng tinh thần lại rất phấn chấn, không giống như đang chịu phạt, mà như là gặp được chuyện hay ho gì đó vậy.

Hồng Tụ lâu chủ yếu làm chuyện da thịt, tuy nhiên lấy danh nghĩa luận bàn thơ ca, cố ý làm cho nhóm ca cơ hát vài ca khúc phóng túng mới lạ, truyền bá ra ngoài, làm cho một số người thích học làm sang, đến nơi này nghe một khúc, vịnh kỹ ngâm thơ, vị hách mà Lan Chi đón tiếp hôm nay còn mang theo một cây đàn tỳ bà năm dây vô cùng quý giá.

Ngân Nhung nghe nói sợi dây đàn đó làm bằng long tiêu, tiếng nhạc từ cây đàn đó réo rắt du dương, như tiếng ngọc bội vòng khuyên khua nhau, còn có tác dụng ngưng thần tĩnh khí, có công hiệu trợ giúp cho tu luyện rất thần kỳ, nhưng vô cùng dễ hỏng, có đòi phải cất giữ ở nơi có nhiệt độ độ ẩm thích hợp, quá lạnh hay quá khô cũng có thể bị hỏng, bình thường luôn phải cất giữ trong pháp khí chứa đồ đặc biệt.

Về phần tại sao Ngân Nhung như thế rõ ràng, tất nhiên là do Lan Chi cố ý khoe mẽ, cái kiểu khoe khoang không biết mệt mỏi đó, không chỉ có Ngân Dung vừa đến đã phải nghe cô ta nói, mà đến ngay cả đám tiểu nha đầu cục mịch vẩy nước quét nhà trong đình viện cũng thuộc nằm lòng lai lịch và mức độ quý giá của dây đàn long tiêu đó.

Tuy trấn Tỳ Bà tiếp giáp với Tuyết Quật Cốc, đáng giận là nơi này khác nhau một trời một vực với trong cốc, bốn mùa rõ ràng, khí trời hôm nay đúng ngay đầu hạ, thích hợp để đánh đàn.

Vị khách đó bo hết cả đình hát múa lớn nhất lâu, Lan Chi vì để khoe, tiếng cười rất lớn, hận không thể để cho hai viện Bắc Nam biết cô ta được tiếp đón một vị khách lớn: “Dây đàn long tiêu này nước vào không ướt, nghe nói là dệt thành từ chỗ giao nhân, quý giá vô ngần, hôm nay Chi nhi may mắn được mở rộng tầm mắt.”

Ân khách cũng rất hài lòng với lời khen của cô ta, “Nghe nói cô nương trước là âm tu, mới mang lòng ngưỡng mộ đến đây.”

Lan Chi không muốn nhắc chuyện trước kia, cười duyên đổi chủ đề, không bao lâu, tiếng tỳ bà vọng lên, quả nhiên không tầm thường, Ngân Nhung ướt nhẹp người đứng trong sân, cảm thấy quanh người được phủ lên êm ái ấm áp, khúc đàn này quả nhiên có tác dụng trợ giúp cho tu vi.

Nhưng mà Ngân Nhung trời sinh sợ nóng, thích thời tiết lạnh giá hơn, y phục ướt sũng thế này trái lại làm y dễ chịu hơn dưới ánh nắng gay gắt.

Kiểu nong nóng ấm âm như vậy, y lại không thích lắm.

Trên lầu tiếng đàn lượn lờ, oanh ca yến vũ, Ngân Nhung trong viện ôm một chậu đồng để rửa chân, mang mặt nạ che nửa gương mặt, cả người ướt đẫm đứng yên không nhúc nhích, có vẻ đáng thương vô cùng.

Có hai kỹ nữ đi ra hóng chuyện, đứng cách một mái nhà nhìn y từ xa, khẽ giọng bàn luận: “Lan Chi cũng độc ác thật, cứ kiếm chuyện làm khó Tiểu Ngân Nhung mãi, thằng nhóc đó tuy là yêu tinh, nhưng pháp lực thấp kém, không khác kẻ phàm là bao, ngay cả y phục trên người cũng không được hong khô, chỉ có thể đứng đó chịu lạnh, tội nghiệp quá.”

“Chẳng phải sao, tuy đang đầu hè, nhưng sau giờ ngọ vẫn sẽ lạnh, lỡ lạnh quá nguy hiểm đến tính mạng thì phải làm sao bây giờ?”

Tiếng bàn luận bị khúc tỳ bà che lấp, không ai chú ý đến một luồng hàn khí không thể nhìn không thể chạm được, từ đầu ngón tay Ngân Nhung từng chút một lan ra xa khuếch tán, dần hướng về đình hát múa trên cao.

Lan Chi đàn tỳ bàn, từ từ cảm thấy ngón tay mình hơi lạnh, lại hình như không phải là tay lạnh, cảm giác lành lạnh đó lại như truyền ra từ dây đàn tỳ bàn… chuyện gì thế này?

Ân khách mời bỗng nhiên vỗ tay cười nói: “Hay! Tử phượng phóng kiều hàm sở bội, xích lân cuồng vũ bát tương huyền ().”

Mặt Lan Chi đỏ lên, bàn tay đang khảy đàn cũng ngừng lại, sẵng giọng: “Gia đừng trêu thiếp, người ta đàn đàng hoàng nghiêm túc mà!”

“Được được, vậy nàng đàn tiếp đi!” Vị ân khách đùa giỡn kỹ nữ xong, tâm tình thoải mái bảo cô ta tiếp tục.

Nhưng vài âm tiết vừa bật ra, còn chưa thành khúc, đã đột ngột bị ngắt ngang!

Lan Chi ôm tỳ bà sững sờ tại chỗ, mặt trắng bệch.

__

() đại tử nhi: gốc là 大子儿, đại tử nhi, đồng xu.

() quy công: 龟公, từ chỉ người đàn ông làm tạp dịch trong kỹ viện, phương Nam gọi quy công, phương Bắc gọi đại trà hồ.

() Tử phượng phóng kiều hàm sở bội, xích lân cuồng vũ bát tương huyền: gốc 紫凤放娇衔楚佩, 赤鳞狂舞拨湘弦.

Là hai câu trong “Bích Thành kỳ ” 碧城其二 của nhà thơ Lý Thương Ẩn 李商隱, giải thích của câu này đại loại là “người như con chim phương tím nắm chặt ngọc bội không buông, ta như con rồng đỏ phóng túng cuồng điên gẩy dây huyền cầm”, tả cảnh make love thời Đường, “cầm huyền” 琴弦 là khẩu ngữ chỉ bộ phận sinh dục nữ ở thời nhà Đường..

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio