Đầu giờ chiều, đúng như lời của giám thị đã nói trước đó, ông Tuấn được gặp người ban sáng tiếp tế đồ ăn cho mình. Bản thân ông Tuấn cũng chỉ được Đại nói là đã cắt cử một người ở gần đây, hàng tuần sẽ đến thăm nom chứ mặt ngang mũi dọc người đó ra sao, ông Tuấn cũng không rõ.
Được chính quản giáo Liêm đưa đến phòng gặp mặt, lúc này vẫn còn sớm, có vẻ như đây cũng là chủ ý của n giám thị. Trong phòng chờ, ngồi trên cái ghế gỗ dài cập kênh chờ sẵn là một cô gái chỉ khoảng chừng tuổi, nhìn ngoại hình thì cô gái này rất trẻ, gương mặt có phần góc cạnh, mái tóc cắt ngắn. Nếu như trong phòng chờ không chỉ có một mình cô ta thì ông Tuấn cũng không nghĩ được rằng người này đamg đợi mình. Tuy nhiên, lúc sáng khi nói chuyện với giám thị, ông Tuấn thấy lão n nói thì đó là một người đàn ông, sao giờ lại thành một cô gái.
Ngay khi nhìn thấy ông Tuấn, cô gái liếc một lượt từ đầu đến chân rồi đứng dậy khẽ mỉm cười, cô ta nói:
- - Chào anh, em là Huệ người được anh Đại giao nhiệm vụ thăm nuôi anh mỗi tuần.
Thấy ông Tuấn đeo khẩu trang y tế, cô gái tiếp:
- - Vậy ra việc anh bị bệnh là có thật, haizzz, em lại đa nghi quá rồi.
Nhưng chưa để ông Tuấn nói gì, mắt cô ta đã nhìn ngay vào hai bàn tay băng bó của ông Tuấn rồi hỏi tiếp:
- - Tay anh làm sao vậy...?
Lúc này ông Tuấn mới giả bộ ho khù khụ rồi đáp:
- - Tôi là Tuấn, nhưng tôi tưởng người thăm nuôi là đàn ông cơ mà..?
Cô gái cười:
- - À, đúng ra đến đây hôm nay là có người. Một người nữa là " bố " của em. Nhưng ông cụ có việc nên phải quay về rồi. Còn em ở lại đợi đến buổi chiều, anh Đại đã giao việc, em không thể không tự mình kiểm chứng. Nhưng anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của em, tay của anh bị sao vậy..?
Ông Tuấn nhìn kỹ cô gái, dáng vẻ thì còn rất trẻ, nhưng cách ăn nói cũng như sự quan sát của cô gái này thực sự già dặn hơn gương mặt của cô ta rất nhiều. Khi nói chuyện, cô gái này tỏ ra rất tự tin, không một chút e dè, thậm chí đây là lần đầu tiên cô ta gặp ông Tuấn, chưa kể, phía sau một khoảng, vẫn có quản giáo đứng canh chừng. Càng lúc Đại càng khiến cho ông Tuấn thấy bất ngờ, với những gì mà ông Tuấn biết về Đại hình như sự thật nó hoàn toàn khác. Trước đây, ở bên ngoài, ông Tuấn không quá tò mò về cuộc sống của Đại. Nhưng từ khi vào tù, những việc mà Đại làm đã khiến ông Tuấn cảm thấy Đại chắc chắn không phải là một thằng đi công trình bình thường như lời bố mẹ Đại nói.
Ông Tuấn đáp:
- - Bất cẩn trong lúc lao động thôi....Là do tôi, đừng suy nghĩ quá nhiều. Tôi vẫn khỏe, trong này các cán bộ cũng đối xử với tôi rất tốt. Cảm ơn cô về những đồ tiếp tế, tuy nhiên không cần phải đến đây thường xuyên như vậy đâu. Vài tháng đến một lần cũng được, như thế này làm phiền cô quá.
Cô gái dường như không để ý đến lời nói của ông Tuấn, trong khi ông Tuấn nói thì cô ta nhìn chăm chăm vào mắt của ông Tuấn, hai tay chống nạnh cằm, cô ta khẽ nhếch mép:
- - Khi nói đến vết thương, ánh mắt của anh khẽ nhìn xuống dưới đất, giọng nói cũng chuyển nhẹ đi, trong câu từ có chút vấp.......Đó là biểu hiện của một người đang nói dối. Vết thương ở tay anh không phải do lao động, đúng chứ...?
Ông Tuấn nhíu mày, chỉ với vài câu nói mà cô ta phân tích thái độ cũng như suy nghĩ của ông Tuấn gần như là chính xác hoàn toàn. Phía đằng sau, quản giáo Liêm cũng khẽ rùng mình, nhưng ngay sau đó, cô ta cười tươi rồi tiếp tục:
- - Hì, em đùa thôi.....Em lại mắc bệnh nghề nghiệp rồi, nếu anh Đại mà biết anh bị thương như này chắc sẽ lo lắm.....Công việc lao động trong nhà tù cũng nguy hiểm quá ha. Nhưng anh nói không sao thì là không sao. Còn việc thăm nuôi, chỉ cần anh còn ở đây ngày nào thì " Gia Đình " em sẽ thăm nuôi anh mỗi tuần một lần. Đây là yêu cầu của anh Đại, bọn em không thể làm khác. Giờ em phải về rồi, hẹn gặp anh vào tuần sau. À mà, lần sau nếu được, anh bỏ khẩu trang ra nhé.....Bệnh của anh chắc không lây được đâu....Hi hi, em chào anh.
Cô gái khẽ đứng dậy rồi cúi đầu chào ông Tuấn, chỉ là cuộc nói chuyện chớp nhoáng, nhưng chừng đó thôi đã đủ khiến cho ông Tuấn và Liêm quản giáo nhận ra rằng, cô gái này không phải đơn giản.
Ông Tuấn nói với theo:
- - Đại nó vẫn khỏe chứ..?
Cô gái quay lại đáp gọn ghẽ:
- - Khỏe và không bị ốm, bị thương như anh. Hì hì.
Cô gái vừa bước ra khỏi phòng thăm nuôi, đứng đợi sẵn ở bên ngoài là một người đàn ông trung niên, có lẽ người này chính là người mà lão n nhắc đến ban sáng, cũng là người mà cô ta gọi là " bố ". Nhưng nhìn kỹ, quan hệ của họ không giống bố con. Cô gái trẻ kia nói với người đàn ông những câu gì đó mà người này cúi đầu nghe rất lễ phép, trước khi ra về, họ còn quay vào trong nhìn ông Tuấn một lần nữa.
Ông Tuấn đứng dậy đi theo quản giáo Liêm quay lại buồng giam, trên đường đi, ông Liêm hỏi:
- - Cậu quen biết những người đó à...?
Ông Tuấn đáp:
- - Đây là lần đầu tiên tôi gặp họ. Nhưng sao cán bộ lại hỏi thế...?
Ông Liêm trả lời:
- - Chẳng hiểu sao, nhưng những người đến gặp cậu, tôi đều có cảm giác họ rất nguy hiểm.....Cô gái ban nãy cũng vậy, cách nói chuyện của cô ta như đọc vị suy nghĩ của người khác, nó chứa đầy ẩn ý....Mặc dù không hiểu, nhưng nó vẫn đem lại cho tôi một sự bất an.
Ông Tuấn im lặng, những lời nhận xét của Liêm quản giáo về cô gái ban nãy không sai. Là một người vào tù ra tội, ngay từ thời thanh niên đã tiếp xúc với nhiều hạng người, cáo già, lọc lõi, bần hàn......Nhưng quả thực, cô gái này mặc dù tuổi đời theo như ông Tuấn đoán còn rất trẻ, mà sao cô ta như tạo ra một áp lực vô hình trong những câu nói của mình. Chẳng lẽ những người có liên quan đến Đại đều " nguy hiểm " theo cách nói của ông Liêm vậy sao.
Sau khi quay lại buồng giam, trước đó ông Tuấn cũng đã gặp lão n và nói lại toàn bộ diễn biến cuộc nói chuyện cho lão yên tâm phần nào. Tiện đó, cả ông Tuấn và lão n cũng đã trao đổi với nhau một chuyện mà cả hai đã nói cách đây vài hôm.
Lão n hỏi:
- - Nhưng tay cậu thế kia liệu có ổn không...?
Ông Tuấn đáp:
- - Giám thị đừng lo, tôi đã hứa làm gì là sẽ làm cho bằng được. Hơn nữa tôi cũng háo hức muốn xem xem, giám thị mang về loại gỗ nào. Tôi sẽ cố gắng hết sức, coi như đáp trả thịnh tình mà giám thị dành cho tôi cũng như anh em trong buồng.
Lão n mừng rỡ:
- - Nhưng cậu định làm gì với nó, và cần bao nhiêu thời gian..?
Ông Tuấn nói:
- - Với những thông tin mà giám thị cung cấp, tôi đã có ý tưởng trong đầu.....Còn tháng nữa là đến ngày đó, nếu làm ngày làm đêm, có lẽ chỉ hơn tháng là xong. Những gì mà tôi nhờ giám thị, tất cả đều đã chuẩn bị xong rồi chứ...?
Lão n trả lời:
- - Xong rồi, đã xong hết rồi.....Tất cả đã chuyển vào một gian nhà rộng, đồ đạc dụng cụ đều chuẩn bị theo yêu cầu của cậu....Vậy khi nào bắt đầu.
Ông Tuấn cười:
- - Tối nay, sau giờ ngủ, tôi sẽ bắt đầu.....Công việc này cần sự tỉ mỉ, tập trung cao độ. Do vậy khi đêm xuống sẽ thích hợp nhất.
[.......]
Bước vào trong buồng, ông Tuấn thấy mọi người đang ngồi quây tròn một chỗ. Đâu đó vang lên tiếng khóc:
" Hức...hức....hức..."
" Hu...hu....hu..."
Người đang khóc là Lãnh, bạn tù chung buống với ông Tuấn. Nhưng ông Tuấn nhớ không nhầm, trong số những người có người nhà đăng ký thăm nuôi buổi chiều mà lúc sáng quản giáo Liêm có đọc thì hình như có tên của Lãnh.
Lãnh trên tay cầm một bức ảnh, kèm một bức thư nhòe mực vì nước mắt thấm vào giấy. Ông Tuấn khẽ hỏi Long:
- - Nó làm sao vậy....? Người nhà lên thăm báo chuyện gì à...?
Long buồn rầu, khẽ thở dài, Long đáp:
- - Vừa nãy bạn nó lên thăm, mẹ nó ở nhà gửi thư lên.......Vợ nó và con nó không hiểu đi đứng thế nào rồi bị tai nạn, bị xe công cán qua, con vợ chết ngay tại chỗ, còn thằng nhóc con được đưa vào viện không biết sống chết thế nào, nhưng thấy bảo cũng khó mà qua khỏi. Việc xảy ra từ hai hôm trước rồi. Nó khóc từ khu thăm nuôi đến giờ......Vợ chết, con thì không rõ ra sao, thân bị giam trong tù. Cuộc đời thật chó má.
" Hu...hu...hu..."
Lãnh vẫn cứ thế khóc thành tiếng, đám bạn tù ngồi kế bên cũng chỉ biết lắc đầu rồi vỗ vai an ủi. Một bầu không khí ảm đạm bao trùm cả buồng, ông Tuấn cũng ngồi xuống phản của mình, ông đưa hai bàn tay lên ôm lấy đầu, gương mặt cúi xuống. Tin buồn của Lãnh vô tình khiến ông nhớ lại chuyện buồn của chính bản thân mình.
Vợ ông Tuấn, người phụ nữ ông vô cùng yêu thương, cũng là người phụ nữ mà ông mắc nợ nhiều nhất, người phụ nữ vì ông mà chịu nhiều đau khổ, cùng cực nhất cũng đã chết vì một vụ tai nạn.