Vì các chị gái đã dần được debut (dù không trực tiếp) nên nhân dịp này tác giả xin được phép làm hẳn một chap riêng để giới thiệu về hậu cung của Trần Anh Tông nhé quý zị.
Về thứ bậc trong hậu cung, các thời đại trước Lê Sơ đều không được ghi chép kỹ càng.
Triều đại nhà Lý, Thái Tông ban chỉ dụ về thứ bậc chốn nội cung: Hoàng hậu và phi tần mười ba người, Ngự nữ mười tám người, Nhạc kỹ hơn trăm người".
Ghi chú của chính sử không phân định về tôn ty danh phận, nhưng dựa theo sử liệu qua các đời Thánh Tông, Thần Tông, Anh Tông, nội cung phi tần trừ Nguyên phi dưới Hoàng hậu, có danh phận cao nhất, còn có các tước vị Thần phi, Quý phi, Đức phi, Thục phi, Hiền phi, Thứ phi, Phu nhân.
Chế độ nội cung nhà Trần ban đầu xếp đặt thứ bậc theo cách gọi của nhà Lý.
Thời Minh Tông có Sung viên Lê thị (Đôn Từ Hoàng thái phi – mẹ đẻ của Trần Duệ Tông), nhiều khả năng nhà Vua dựa theo lễ giáo cung đình phương Bắc mà dùng các tước vị trong Cửu tần ban phong cho nội cung.
(Cái này tác giả mới chép lại trên Wikiwand: Hậu Phi Việt Nam nhưng thấy rất nhiều nơi re-up, không nhớ là nguồn ở đâu.)
Thật sự thì không thấy nhà Trần có tư liệu về cách sắp xếp thứ bậc hậu cung cụ thể.
Hơn nữa nếu theo thông tin phía trên thì nhân vật Huy Tư Hoàng phi sẽ phải đứng trên Thánh Bà phu nhân.
Điều này tui thấy không hợp lý cho lắm do thân phận của Thánh Bà là cháu nội của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, không thể nào ở dưới Huy Tư được.
Vì vậy tác giả xin phép được dựa trên các tài liệu đã tìm hiểu được, cùng với sự ảo ma Canada của bản thân mà tự tạo dựng lên một hậu cung riêng cho truyện.
Bởi vậy, hậu cung này chỉ có ý nghĩa trong truyện Mạn Thiên Hoa Vũ, hoàn toàn không có giá trị tham khảo.
Trong Kinh Lễ của Khổng Tử có ghi chép về hậu cung nhà Chu như sau: "Cổ giả Thiên tử Hậu lập lục cung, tam Phu nhân, cửu Tần, nhị thập thất Thế phụ, bát thập nhất Ngự thê".
Có nghĩa: "Noi gương cổ nhân dưới Hậu, Thiên tử lập sáu cung, lấy ba Phu nhân, chín Tần, hai mươi bảy Thế phụ, tám mươi mốt Ngự thê."
· [Hậu; 后]: chính vị chốn cung đình, sánh đôi cùng Hoàng đế.
· [Phu nhân; 夫人]: ba người, luận bàn lễ độ của bậc hiền phụ.
· [Tần; 嬪]: chín người, quản dạy bốn mỹ đức công, dung, ngôn, hạnh.
· [Thế phụ; 世婦]: hai mươi bảy người, coi việc lễ tân.bg-ssp-{height:px}
· [Ngự thê; 御妻]: tám mươi mốt người, coi việc yến tẩm.
(Theo Wikipedia: Tần (hậu cung) & Phi Tần)
Thứ bậc của Phu nhân theo từng triều đại cũng thay đổi khá nhiều.
Phu nhân thường chỉ đứng sau ngôi Hậu, ví dụ ở thời Tây Hán, Nam Việt, Tào Nguỵ...!Sau đó cũng có lúc thay đổi, Bắc Nguỵ thì cho Phu nhân dưới Chiêu nghi; Bắc Tề thì Phu nhân dưới Thục phi, Nga anh, Chiêu nghi...!
Có khá nhiều triều đại đặt Phu nhân thành Tam phu nhân dưới quyền Hậu, trên cả hậu cung, và thường bao gồm các chức như Quý phi hay Quý tần...!
???????? Từ đó, tui quyết định xây nên hậu cung của Trần Anh Tông như sau:
️ Hoàng hậu: (Trống)
️ Tam Phu nhân (Ngang với Tam phi của Lê Sơ): Hiện đang có Thánh Bà Phu nhân - con gái là Thiên Chân công chúa
️ Cung phi:
- Đệ Nhất cung phi: Huy Tư Hoàng phi (Trần Chiêu Hiến - hiệu xưng nhưng tính luôn là tên nhé) – có một con gái là Thánh Chân công chúa, một con trai là Tứ hoàng tử Trần Mạnh
- Đệ Nhị cung phi – Văn Tĩnh Huệ phi Phạm Sơ Nguyệt
- Đệ Tam cung phi – Một người nhưng chưa debut
- Đệ Tứ cung phi
- Đệ Ngũ cung phi
️ Cung tần (Lấy theo Cửu tần của Lê Sơ):
- Chiêu nghi
- Chiêu dung
- Chiêu viên: Một người, đã được Đông Ly nhắc tới ở chương , coi như debut một nửa – có con gái là Huệ Chân công chúa
- Tu nghi
- Tu dung
- Tu viên
- Sung nghi: Một người, chưa debut
- Sung dung
- Sung viên
Tính đến thời điểm chương thì hiện hậu cung của Trần Anh Tông đại khái là như vậy.
Riêng về hậu cung thì tui không có hiểu biết cho lắm, nếu bác nào soi được chỗ sai thì góp ý cho tui sửa nhé!
Lưu ý: Truyện không lấy Wikipedia làm nguồn tham khảo chính, chỉ sử dụng để tạo nên các chi tiết hư cấu..