Mặt Trời Mọc Trong Bóng Hoàng Hôn

chương 15: mặt trời mọc trong bóng hoàng hôn

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Trong tiếng bom nổ đó, tôi đã chuẩn bị tất thảy tâm lí cho con đường xuống âm phủ, trải qua mọi sự tra khảo rồi đến tầng của địa ngục. Nhưng không! Tôi không chết. Và cũng không có bất cứ điều gì khác xảy ra. Tôi ngây người trong giây lát.

Anh Mạnh đang bế đứa con trong ngực, từ ngoài cửa gỗ nhìn về phía tôi. Đôi mắt anh hiện lên sự vui mừng khôn xiết. Trong cõi chết trở về, có ai không cảm thấy cuộc sống đáng sống hơn?

“Đội trưởng, xảy ra chuyện gì vậy?” – Hùng vội vã chạy lại hỏi.

Mọi chuyện diễn ra quá nhanh. Năm phút? Ba phút? Không! Còn nhanh hơn thế. Ngay chính bản thân tôi cũng không biết được bản thân vừa rồi đã đưa ra quyết định nhanh đến cỡ nào. Nhưng rất may, đó là một quyết định đúng.

Tôi và anh Mạnh nhìn nhau, lại nhìn đứa bé, bỗng dưng không biết nên trả lời câu hỏi của Hùng như thế nào.

“Đưa cậu ấy đến bệnh viện. Tất cả mọi người tập trung phong toả hiện trường vụ án.” - Mạnh ra lệnh.

“Rõ!” - Mọi người vừa chạy đến thì nghe thấy lệnh cấp trên.

Một người trong đội nâng tôi dậy để đưa ra ngoài. Lúc ấy, tầm mắt tôi vì mất máu quá nhiều mà như muốn ngủ say. Nhưng dòng chữ ấy, tôi vẫn rõ như in:

“Niềm vui lớn nhất của tôi không phải là nhìn các anh chết đi. Khiến hai người hoảng loạn tâm lí, đó mới là trò chơi thú vị nhất!”

Tối hôm ấy, tôi tỉnh lại trên giường bệnh tại bệnh viện Quân y . Cảm giác cánh tay và chân đau nhức thật sự vô cùng khổ sở. Tôi khẽ nhắm mắt lại, tận hưởng những giây phút thanh thản còn sót lại của cuộc đời mình. Tôi biết rằng, khi để lại súng chuyên dụng ở ngôi nhà hoang đó, bên sở cảnh sát nhất định sẽ lục soát thêm ở nhà tôi, bởi lẽ từ khi bị bắt lần trước thì súng của tôi đã bị tịch thu rồi. Và… quyển nhật ký…

Tất cả những tội ác mà tôi đã gây ra, sử bắn cũng là thích đáng.

“Hiên, em sao rồi?” - Chị cả hỏi tôi.

Chị đã ngoài năm mươi rồi, cũng không kém mẹ tôi bao nhiêu. Bố tôi trước kháng chiến sinh được bốn người con, sau khi đi bộ đội trở về khoảng chục năm mới cưới mẹ tôi. Đó là vì vợ cả của ông mất sớm.

“Em không sao.” – Tôi đáp lại.

“Còn nói không sao! Hai viên đạn đó! Chị có mù y khoa cũng biết ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sau này.”

“Không sao thật mà!”

Chị ấy nhìn tôi, trên trán đã xuất hiện nhiều nếp nhăn. Ánh mắt chị hơi đỏ khiến tôi bất giác khó hiểu. Đó có phải là tình thân hay không? Hoặc dù chỉ một chút thương cảm? Liệu có thể có sao?

Nhiều người nghĩ mối quan hệ “dì ghẻ con chồng” sẽ gây ra bao nhiêu đớn đau cho người con mất mẹ. Nhưng đã có ai nghĩ tới lời dị nghị về người dì đã khiến họ nếm vị bao nhiêu cay đắng?

Rất nhiều khi nhìn mẹ tôi đôi mắt đỏ hoe một nơi góc khuất, cố gắng không để tôi nhìn thấy, tôi thực sự thấy xã hội thật bất công. Có những ngày đi học về, tôi để ý thấy bố mẹ cãi nhau, bố bỏ về nhà con trai đầu của bố, mẹ tôi ngậm đắng nuốt cay.

Dần dần, lời dị nghị cũng không còn nhiều nữa. Qua bao nhiêu năm, tính tình thất thường của bố tôi bớt dần đi, mẹ cũng nhẫn nhịn nhiều hơn, do đó tôi không thấy mẹ rơi nước mắt thêm một lần nào. Nhưng còn về những người anh, người chị kia, tôi làm sao đoán biết được?

Trong lúc suy nghĩ về điều ấy, chị Văn đã đưa một bát cháo đến gần tôi từ lúc nào. Tôi đỡ lấy, hương thơm lan vào khoang mũi khiến tôi có cảm giác ấm áp mà bấy lâu nay không còn được tận hưởng. Chị ấy kéo chiếc bàn xếp để tôi đặt bát cháo lên, sau đó cẩn thận điều chỉnh chiếc giường để tôi có thể tự ăn được. Có lẽ chị ấy hiểu được tính tự lập của tôi từ khi còn nhỏ. Tôi cúi người ăn một miếng cháo, lại nhìn người chị, thấy trên khuôn mặt ấy là sự lo lắng.

“Có chuyện gì sao?” – Tôi hỏi.

“Chuyện gì? À! Không có gì.”

“Nhà chị còn nhiều việc, chị về trước đi. Ở đây có y tá mà.”

“Không được! Họ làm sao bằng người nhà.” - Chị Văn kiên quyết.

Tôi không nói gì nữa. Mặc dù nhận thấy chút tình thân, nhưng làm sao biết được là thật hay giả đây? Tôi cười gượng. Nếu chị ấy có thể cho tôi một chút hơi ấm, thì lý do gì khiến mẹ tôi luôn muộn phiền?

“Hiên… chị có nghe qua những việc em làm. Đó… có phải thật không?” - Một lúc sau, chị Văn hỏi tôi.

Tôi suy nghĩ một lát, trong lòng căm phẫn và tự trách tràn đầy. Là một món đồ chơi trên tay kẻ khác, bị điều khiển, lợi dụng để giết người. Nếu nói không phải là phẫn nộ thì là gì đây? Nhưng có điều, nếu không phải tôi không đủ lý trí, mù quáng đi vào con đường tội ác đó, mọi chuyện sẽ không xảy ra như vậy.

“Đúng vậy! Đều là do em giết!” – Tôi trả lời trong sự tức giận tràn đầy.

Trên nét mặt chị Văn thoáng qua sự kinh hãi, rồi bị lo lắng lấp đầy. Lo lắng ư? Vì sao? Nếu không phải tình thân, điều gì khiến chị ấy như vậy?bg-ssp-{height:px}

“Hiên, đầu thú đi! Cảnh sát cũng đã vào cuộc rồi, em không nên kháng cự. Chị… chị rất sợ nét mặt em hiện giờ.”

Tôi cố gắng điềm tĩnh lại, im lặng không nói gì.

Một tháng trôi qua.

Không một lời động viên từ đồng đội, không một lời hỏi han, ánh mắt thất vọng, xa lánh,… Nhưng sau tất cả những việc tôi đã làm, nếu họ còn đối xử với tôi như trước kia thì càng làm cho tôi đau đớn. Điều họ làm là đúng, không hề sai!

Trong những ngày qua, Mạnh và Hùng có đến phòng bệnh của tôi, nhưng chỉ vì công việc. Ánh mắt họ vô cùng buồn bã, thậm chí còn có sự ghét bỏ tôi. Hai người họ từng đặt niềm tin vào tôi, cả tổ luôn tin tưởng tôi. Đến cuối cùng tôi lại có thể làm ra những việc như thế.

Nếu như họ chửi tôi, mắng tôi, nói với tôi một tiếng khinh miệt,… có lẽ lòng tôi sẽ thoải mái hơn đôi chút. Nhìn mọi người như vậy, tôi có cảm giác nặng trĩu trong lòng.

Hôm nay là ngày tôi chính thức ra toà sau vụ án tại ngôi nhà hoang và quyển nhật ký này. Những ngày qua tôi luôn nghĩ về Thanh, muốn tới thăm mộ cô ấy nhưng bị cảnh sát giám sát quá chặt, xin không được, nên đành vùi chôn ước nguyện cuối cùng đó. Tôi không có ý định phản kháng lực lượng cảnh sát hay pháp luật thêm nữa, trước đây như vậy là quá đủ rồi.

Nếu bạn đã từng trải qua cảm giác cái chết cận kề… Nếu bạn hiểu được suy nghĩ của người ta sau khi từ cõi chết trở về… Bạn sẽ không thấy tôi gàn dở.

“Bị cáo Lê Đức Hiên, có phải anh đã giết tất cả những người theo như quyển nhật ký của anh ghi lại không?” - Một luật sư nhìn tôi hỏi, ánh mắt như con dao sắc bén.

“Phải.” – Tôi trả lời.

“Qua điều tra của lực lượng cảnh sát thành phố Hà Nội, anh giết tổng cộng bốn mạng người. Nguyên nhân do anh thấy họ là những tên cặn bã của xã hội, không đáng sống. Sau đó vì có mối quan hệ bạn bè với Dương Hương Anh và muốn điều tra ra kẻ giết chết Phạm Hữu Niên – tên buôn bán người bắn chết cô Nguyễn Như Thanh, anh đã nộp đơn xin vào lại sở cảnh sát để điều tra?”

“Đúng vậy.”

“Sau khi anh biết được tất cả những chuyện đó, kể cả việc giết chết vợ anh đều do một tay Dương Văn Nguyên điều khiển, anh và ông ta đã có ý định hãm hại đối phương. Ở ngôi nhà hoang cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng năm mươi cây số, anh cứu đứa bé đó và bắn chết ông ta. Đúng không?”

“Đúng.”

Người luật sư không nhìn tôi nữa, lên tiếng:

“Bị cáo Lê Đức Hiên đã thừa nhận tất cả những việc mình đã làm, tôi không còn gì để hỏi thêm nữa.”

Lại thêm phút trôi qua, nhưng tôi không có cảm giác tức giận nữa, mặc dù tôi đã biết trước kết cục của mình. Là một cái chết, một cái chết trả giá cho tất cả.

“Bị cáo Lê Đức Hiên đã giết bốn mạng người, sử dụng súng lậu trái phép, trốn khỏi trại giam, không trung thực trong việc giao nộp súng chuyên dụng lại cho cơ quan. Sau khi điều tra, xác nhận bị cáo mắc chứng bệnh rối loạn tâm lý, có xu hướng chuyển sang bệnh trầm cảm. Tuy vậy, bị cáo đã bị Dương Văn Nguyên lợi dụng kiến thức về tâm lí học để thao túng hành vi, lại cứu được đứa trẻ bị bắt cóc. Toà tuyên án, bị cáo Lê Đức Hiên chịu án tù chung thân.”

Đến cuối cùng, thì ra luật phát còn có một mặt khác của nó. Đó là khoan dung. Tôi cứ nghĩ dù cho tôi chết đi cũng không đủ để đền tội của mình.

Bệnh rối loạn tâm lý? Tôi đã phát điên lên khi chính miệng bác sĩ nói với chị của tôi. Khi đó tôi từng có ý nghĩ tự sát, nhưng chị Văn đã luôn ở bên cạnh tôi, an ủi tôi, lại thêm được một bác sĩ tâm lý tư vấn nên tôi cũng đã bỏ qua suy nghĩ điên rồ ấy.

Tôi đứng dậy bước theo hai người cảnh vệ ra cửa toà án, trên môi bỗng dưng nở một nụ cười. Tôi để ý thấy chị cả tôi và mấy người anh chị khác đang nhìn theo tôi, trên mặt họ có nước mắt rơi, có tình thân ấp ủ. Những tưởng giữa anh chị em cùng cha khác mẹ sẽ mãi mãi không có tình thân, nhưng thực ra thứ tình cảm ấy vẫn luôn ẩn chứa trong mỗi người, chỉ là tôi không nhận ra mà thôi.

Bên ngoài, hoàng hôn đã bắt đầu buông xuống. Nhưng trong lòng tôi thấy đâu đó le lói ánh sáng mặt trời mọc. Đó là ánh nắng của niềm tin, của hy vọng về công lý, về cuộc sống của con người trên thế giới sau này. Có lẽ mỗi khi một tên tội phạm bị bắt vào tù, cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn, lại thêm một lần mặt trời mọc trong bóng hoàng hôn.

“Hiên, đừng vì những việc mình đã làm mà ân hận hay đau khổ nữa. Thầy và Mạnh biết rằng trong chuyện này em có lỗi, nhưng tên Dương Văn Nguyên đó còn tàn ác hơn em rất nhiều. Cuộc sống ở trại giam coi như là một hành trình chuộc lỗi, em sống đến hết đời, lúc đó là khi tội ác đã được đền bù.” - Thầy Hùng nói với tôi, ánh mắt thâm tình.

Tôi nhìn thầy và anh Mạnh, lại nhìn về phía xa xa – nơi những người từng là đồng đội, là anh em với tôi đang đứng. Họ nhìn tôi, khẽ nở một nụ cười của niềm tin. Tôi còn thoáng thấy bóng hình Hương Anh, cô ấy lặng lẽ rơi lệ, nhưng vẫn cố gắng cười nhìn tôi.

Quả thật, lúc này trong lòng tôi đã thanh thản hơn rất nhiều. Cuộc sống chốn ngục tù có thể trở thành một cuộc sống bình dị nếu bạn biết sửa đổi bản thân mình để sống tốt hơn. Và trong đó, hiểu rõ việc mình đã làm và điều chỉnh bản thân cũng là một lựa chọn tốt.

Trên bầu trời – nơi tôi nhìn thấy ánh mặt trời của một ngày mới trong bóng chiều, Thanh đang nhìn tôi. Cô ấy mặc một bộ cảnh phục, hướng về phía tôi, cười rạng rỡ. Hình như Thanh muốn nói với tôi: Anh đã không khiến em phải thất vọng.

Nơi trại giam, tôi viết nên một cuốn nhật ký mới - cuốn nhật ký vui vẻ hơn, bình thản hơn, không còn máu tanh, không còn chết chóc.

Đời người, sai lầm lớn nhất không phải chọn sai đường. Mà là biết đường chọn sai nhưng vẫn cố bước tiếp…

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio