Mệnh Vượng Phu

chương 9

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Màn đêm buông xuống, Trần thị và Vệ Đại Lang thực sự đóng của cãi nhau. Trần thị nghĩ, nếu sau này còn bày tiệc rượu nữa thì bữa hôm nay khỏi cần mời, mời rồi cũng phí tiền. Vệ Đại Lang nói trong mắt nàng ta chỉ có tiền, hoàn cảnh ngày hôm nay như thế, đại thúc lại đang đứng ở đó, không giữ người ở lại ăn cơm lại bảo người ta đi về mà được sao?

“Mấy người nhà mình ăn thì hết bao nhiêu đâu? Hơn nữa thịt là do mẹ mua về, gà vịt là các đường huynh đường đệ mang đến …”

“Vậy còn rượu? Không phải là chàng mua rượu sao? Chàng còn đeo gùi đi mua, mua mấy cân?”

Vệ Đại Lang nói đeo gùi đi không phải là để đựng rượu, mà là để đậu phộng và kẹo. Những thứ này không những nặng mà còn chiếm diện tích, khó cầm.

“Chàng nói cái gì????? Đậu phộng và kẹo cũng là chàng mua? Rốt cuộc chàng đã lấy của ta bao nhiêu tiền??”

Vừa rồi Trần thị thực sự đã quên mất, giờ mới nhớ ra nên đi mở hộp đựng tiền. Mở ra rồi nhìn một cái, lòng lại càng lạnh hơn. Nàng ta đi sang, ngồi ở mép giường lau nước mắt. Vệ Đại Lang đang không kiên nhẫn, nhìn thấy vợ khóc thì lời muốn nói đã đến khóe miệng lại chẳng thể nào cất thành tiếng. Hắn ta cũng ngồi xuống, ôm đầu không biết nên nói gì cho phải.

Trần thị vừa khóc vừa kể lể, Vệ Đại Lang nhận nhịn mãi, đến khi không nhịn được nữa mới nói lại với nàng ta:

“Tam Lang đỗ tú tài, lại còn đứng vị trí đầu bảng trong các tú tài, đây là việc đại hỉ. Ta làm đại ca có thể không biểu hiện một chút gì ư? Nhận vinh dự vẻ vang mà lại chẳng đóng góp gì à? Với tình hình sáng nay, Tam Lang không thể phân thân, cha phải ở cùng với đại thúc công, mẹ thì đi mua thịt, đệ muội đang ở trong bếp chuẩn bị cơm nước … trong nhà không có rượu chẳng lẽ ta lại không đi mua?”

“Vệ Nhị Lang không phải con của cha à? Chàng không biết giao cho hắn à? Bảo hắn chạy đi mua, chàng là đại ca thì ở nhà đón tiếp khách không được à?”

Vệ Đại Lang lắc đầu:

“Nói đi nói lại thì nàng vẫn tiếc mấy đồng tiền.”

“Đúng! Ta là người keo kiệt! Ta keo kiệt thì có gì sai? Tích góp được mấy đồng dễ lắm sao? Chàng hào phóng như thế không biết khi Mao Đản nhà chúng ta đến tuổi học vỡ lòng mà chúng ta thiếu tiền thì cha mẹ có giúp đỡ hay không? Không có tiền khổ như thế nào chàng còn chưa rõ ư? Không có tiền trong tay làm gì cũng phải đi cầu cạnh người ta?”

Đúng thế, đúng là như thế nên Vệ Đại Lang chẳng thể trách được vợ hắn.

Dù Trần thị có không tốt thế nào đi chăng nữa thì trong lòng nàng cũng chỉ nghĩ cho hắn và Mao Đản, keo kiệt soi mói cũng là vì cái nhà này.

Trách nàng ư?

Cũng chẳng thể trách nàng hết được.

Cũng là do nghèo mà nháo loạn cả thôi, người nghèo chí ngắn.

Ngọn lửa mới nhen nhóm trong lòng Vệ Đại Lang bị mấy câu của Trần thị dập tắt. Hắn lùi một bước, nói:

“Chuyện lần này không nói nữa, sau này có việc gì ta sẽ thương lượng với nàng trước được không? … Nàng cũng đừng giữ tiền chặt thế làm gì, tiền là vật chết, người sống mới quan trọng. Nàng chỉ vì chuyện nhỏ này mà làm tổn thương đến tình huynh đệ thì không đáng.”

Cho dù có đau lòng thế nào đi chăng nữa thì số tiền đó cũng đã tiêu mất rồi, cũng chẳng lấy lại được. Hơn nữa, chồng cũng đã cúi đầu nhận lỗi với nàng ta rồi nên trong lòng Trần thị cũng thoáng thấy dễ chịu hơn hẳn:

“Chàng nói đó, sau này có việc gì cũng phải thương lượng với ta, ta gật đầu rồi thì chàng mới được đồng ý.”

“Không nói nữa, ta mệt rồi, ngủ thôi.”

Vệ Đại Lang định cởi quần áo lên giường, không yên tâm nên nhắc lại một câu rằng chuyện này đã qua rồi, ngày mai đừng có nhắc lại trước mặt cha mẹ.

“Còn cần chàng nhắc à? Chàng đã ngốc nghếch hào phóng tiêu số tiền này rồi, thì ta cũng phải thể hiện chút mặt mũi trước mặt mẹ chứ? Nếu không chẳng phải là bị mất trắng à?”

Trần thị tính toán nửa đêm, kết quả người tính không bằng trời tính. Nàng ta còn chưa kịp tìm cơ hội để khoe khoang thì Ngô thị đã đến tìm con trai lớn trước một bước, giao cho hắn một nhiệm vụ.

Chuyện này còn phải nói lại từ đêm hôm tin tức Vệ Thành đỗ tú tài truyền đến.

Đêm hôm ấy không yên bình, không chỉ vợ chồng Vệ Đại Lang cãi nhau mà bên Khương Mật cũng có chuyện, nàng không cãi nhau với người ta mà là nàng nằm mơ.

Mới canh ba, Khương Mật tỉnh lại từ trong giấc mộng, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng. Nàng đã cố gắng kiềm chế nhưng vẫn đánh thức chồng ở bên cạnh. Vệ Thành nhìn sang, sờ sờ nàng ở bên cạnh, hạ thấp giọng hỏi sao thế?

Khương Mật phủ bàn tay vẫn còn đang run rẩy lên người chàng nói rằng không có gì, ngủ tiếp đi.

Giọng nói của nàng yếu ớt, còn có chút bất an, không giống như không có chuyện gì. Vệ Thành nghĩ một chút liền xoay người xuống giường, mặc thêm chiếc áo khoác rồi đi thắp đèn dầu. Chàng quay đầu nhìn lại Khương Mật, thấy sắc mặt nàng đúng là trắng bệch.

Vệ Thành lên giường, ôm nàng vào lòng hỏi có phải nàng lại mơ thấy ác mộng không?

Khương Mật gật gật đầu.

“Mơ thấy ta?” Khương Mật do dự một chút rồi lại gật gật đầu.

“Ta làm sao?” Khương Mật vùi cả khuôn mặt vào ngực Vệ Thành, ấp úng nói:

“Ngủ trước đi đã, trời sáng rồi lại nói. Đừng nháo loạn cả đêm không ngủ rồi sáng mai lại gật gù buồn ngủ cả ngày. Hơn nữa, chuyện này không phải một hai câu là có thể nói rõ ràng.”

Khương Mật biết chỉ cần nàng nói ra thì sau đó sẽ chẳng thể ngủ tiếp được. Nàng muốn nhịn đến trời sáng, kết quả là hai canh giờ sau cũng chẳng thể ngủ ngon được.

Trong lòng nàng có chuyện.

Vệ Thành cũng chẳng tốt hơn là bao, không ngừng nghĩ xem lần này lại xảy ra chuyện xúi quẩy gì nữa. Vốn dĩ cảm thấy đã đỗ tú tài rồi thì vận xui này sẽ biến mất rồi, hóa ra là vẫn còn. Một đêm dài đằng đẵng trôi qua thật chẳng dễ dàng. Gà vừa gáy, đôi vợ chồng ở phòng phía tây đều đã dậy cả rồi. Khương Mật đi nhà bếp nấu cháo. Nấu cháo xong dọn lên bàn, nàng phân vân hết lần này đến lần khác rồi mới ngẩng đầu lên nói với Ngô thị:

Mẹ, đêm qua con lại nằm mơ thấy điều không tốt lành lắm.

Ngô thị còn đang chìm đắm trong niềm vui được làm mẹ của tú tài, nghe thấy câu này suýt chút nữa đã ném vỡ cả chén cháo.

“Con nói đêm qua con nằm mơ? Không tốt lành lắm?”

Khương Mật chần chừ trong chốc lát rồi đổi một cách nói chính xác hơn:

“Là rất không tốt.”

Nghe được câu này, cha Vệ cũng chẳng còn tâm tình nào mà ăn cháo, ông đặt chiếc bát xuống rồi hỏi:

“So với lần trước thì sao?”

Mấy người họ đều biết lần trước mà ông nói là chỉ bạn đồng môn họ Tào của Vệ Thành nợ tiền không trả được nên bị đánh. Khương Mật cúi đầu khẽ nói:

“Nghiêm trọng hơn lần trước.”

Trong lòng Ngô thị đã xoắn hết cả lên rồi, bà bảo Khương Mật mau nói thẳng ra, đừng có lèo nhèo mãi.

Khương Mật cố gắng tường thuật lại một lần nội dung trong giấc mơ một cách uyển chuyển. Đại khái là trong nhà bày tiệc rượu, có rất nhiều người đến ăn mừng. Trường hợp như thế này không thể thiếu được cha của Khương Mật.

Cha Khương là cha vợ của Vệ Thành, vì thế nên biểu hiện của ông rất vui mừng, ngồi ở bàn chủ tọa uống nhiều hơn hai ly rượu. Ăn uống xong xuôi, khách mời cũng lục tục giải tán, mấy người nữ quyến đang giúp đỡ dọn dẹp, những người khác cũng lần lượt cáo từ. Cha Khương cũng đến lúc phải về.

Ông uống cũng nhiều, là con rể nên Vệ Thành đi tiễn ông về. Cha Khương vừa đi vừa nói mấy câu với Vệ Thành, nói vui mừng đến mức còn khoa chân múa tay mấy cái. Thân hình Vệ Thành cũng không thể so với ông nông dân ở quê được, giữ người không chắc, thế là hai người bị ngã, ngã từ bờ ruộng xuống ruộng.

Bắt đầu từ lúc này, trong giấc mộng rất hỗn loạn. Lúc thì khóc, lúc thì cãi nhau, vừa cãi nhau vừa xô đẩy, sau đó hình như còn đánh chết người, còn bày cả linh đường …

Giờ đã là tháng mười một, cũng sắp tới năm mới rồi, nói những lời này quả thực là không may mắn, mấy lần Khương Mật suýt nữa thì không nói tiếp được. May mà có Vệ Thành vẫn luôn nắm tay nàng khích lệ.

Đợi nàng nói xong, cả phòng lặng ngắt như tờ.

Người nói đầu tiên là Ngô thị:

“Hôm qua người nhà cũng đã ăn bữa cơm rồi, hay là không mở tiệc nữa?” Cha Vệ không đồng ý:

“Trong thôn có biết bao nhiêu người nhìn vào, việc đại hỉ như thế này không mở tiệc không được. Hơn nữa, hôm qua lời ta nói đều đã truyền ra ngoài, đã nói là mấy ngày nữa mời khách, đều mời họ đến cả.”

“Vậy làm sao đây? Nếu như mở tiệc thì không thể không mời ông thông gia, ông thông gia đến chúng ta có thể ngăn cản không cho uống rượu ư? Nếu thực sự làm thế thì bảo người khác nhìn chúng ta ra sao?”

Cha Vệ cũng đang suy nghĩ, nghĩ nửa ngày thì đưa ra kết luận là tiệc rượu vẫn phải bày, người vẫn phải mời, rượu cũng cứ để cho uống:

“Đến hôm ấy, nếu như ông ấy uống say rồi thì chúng ta giữ ông ấy lại một lát, đợi tỉnh rượu rồi thì đưa ông ấy về.”

“Lỡ may ông ấy uống say rồi cứ khăng khăng đòi về thì sao? Cũng không thể trói người lại được.”

Cha Vệ suy đi tính lại, chuẩn bị hai biện pháp. Nếu thông gia uống say rồi thì tốt nhất là đừng về vội. Nếu như ông ấy nhất định muốn đi về, thì để Đại Lang đưa về.

Tam Lang không đỡ được nhưng Đại Lang khỏe mạnh như thế thì không có vấn đề gì cả. Nếu vẫn còn chưa yên tâm thì bảo cả Nhị Lang cùng đưa về. Hai huynh đệ chúng nó mà không đỡ được một người sao? Có thế mà cũng không xong thì đừng làm ruộng nữa.

Ngô thị cũng chẳng có cách nào tốt hơn, bà nghĩ thầm bảo Đại Lang và Nhị Lang cùng đi chắc chắn hơn nhiều so với Tam Lang nên cũng gật gật đầu:

“Rồi ta sẽ đi bảo chúng nó.”

Vệ gia chuẩn bị bày tiệc rượu mừng, sau khi chọn được ngày tốt, Vệ Thành đích thân đi Tiền Sơn thôn mời cha vợ. Còn bà con cùng thôn do cha Vệ đi mời. Ngô thị gọi Đại Lang và Nhị Lang vào, giao việc cho họ.

Bà bảo hai người họ trở về bảo vợ hôm đó đến sớm để phụ giúp, giao cho họ đi mượn bàn ghế và bát đũa. Quan trọng là đến hôm ấy không được say rượu, việc mời rượu tiếp khách cứ giao cho chồng bà và Tam Lang, hai người họ phải phụ trách việc đưa khách uống say, đi không vững về nhà. Muốn uống rượu thì đợi đưa người về xong hẵng uống…

Hai người con cảm thấy mẹ nghĩ nhiều quá nhưng Ngô thị đã sắp xếp như vậy mà cha của họ cũng đồng ý nên Đại Lang và Nhị Lang cũng chẳng thể phản đối. Hai người họ lần lượt đồng ý.

Sau khi nhớ rõ những lời mẹ nói xong, hai người ai về nhà nấy.

Vợ Đại Lang lập tức tiến lên đón, nàng ta nói:

“Mẹ gọi chàng sang làm gì? Có phải vì chuyện bày tiệc rượu mừng không?”

“Đúng thế.”

“Cần chúng ta bỏ tiền, bỏ sức??”

“Không cần chi tiền, mẹ bảo nàng đến sớm giúp đỡ.”

Vợ Đại Lang nghe chưa hiểu rõ:

“Cần ta giúp đỡ thì gọi chàng sang làm gì?”

“Mẹ bảo ta và Nhị Lang đi mượn bàn ghế và bát đũa, còn bảo đến hôm ấy chúng ta đừng uống rượu, uống nhiều không tiễn khách được.”

Vợ Đại Lang ngây hết cả người rồi.

Trong nhà bày tiệc mà bảo chồng nàng không uốn rượu????

Đến lý do cũng kéo bừa một cái ra như thế, nói là say rượu không tiễn được khách.

“Chàng bảo ta keo kiệt, nhưng mẹ còn kiệt hơn ta nhiều. Tam Lang đỗ tú tài, trong nhà bày tiệc mừng mà lại không cho chàng uống! Chuyện thế này ta chưa bao giờ nghe thấy! Nói ra người ta cười chết mất!”

Vệ Đại Lang vội giải thích:

“Nàng hiểu lầm rồi, không phải là mẹ muốn tiết kiệm mà là nếu huynh đệ chúng ta muốn uống thì đợi tiễn khách về xong rồi hẵng uống.”

“Chỉ có chàng tin! Chàng trở về rồi thì mẹ sẽ bảo chàng phụ giúp thu dọn, bảo chàng đi trả bàn ghế và bát đũa. Xong hết việc rồi thì bảo chàng về, còn uống cái khỉ gì nữa! Chàng đừng nghe mẹ nói làm gì, đến hôm ấy nên uống thì cứ uống, uống nhiều hơn hai chén mới đủ vốn. Uống vào bụng rồi mẹ còn bắt chàng nhổ ra được chắc. Đã là mời khách cho Tam Lang thì tiễn khách cũng chẳng đến lượt chúng ta.”

Vệ Đại Lang nghe được thì nhíu mày, trong lòng không đồng ý với lời nói của vợ, nhưng lại khống muốn cãi nhau với nàng nên đơn giản nhất là im miệng.

Nói ít hai câu, nghe mẹ sắp xếp là được.

Lúc này, vợ Đại Lang đang thầm tính toán. Thấy hôm ấy sang giúp đỡ có thể ăn lại một bữa, lại nghĩ hiếm khi mẹ hào phóng một lần, phải ăn nhiều hơn một chút. Nói chung là mặc dù Trần thị còn buồn bực vì chuyện mua rượu hai ngày trước, nhưng thấy có cơ hội có thể ăn bù lại thì nàng ta cũng chẳng còn cảm thấy quá khó chịu.

Người thực sự khó chịu phải là mẹ kế của Khương Mật.

Vệ Thành đích thân đi Tiền Sơn thôn, nói với cha Khương rằng chàng đã đỗ tú tài, lại nói đến việc nhà mình bày tiệc rượu mời khách, cha Khương nghe đến việc này thì rất vui mừng.

Cho dù ông không thương yêu Khương Mật nhiều lắm, nhưng có thể có một người con rể là tú tài thì ông cũng thấy là chuyện may mắn lớn rồi. Cha Khương luôn miệng đồng ý, lôi kéo Vệ Thành ngồi nói chuyện một lát, hỏi rất nhiều vấn đề, còn muốn giữ chàng ở lại ăn cơm.

Cha Khương vui mừng rồi đợi sau khi Vệ Thành rời đi còn nói với con trai, bảo nó nên gần gũi với anh rể nhiều hơn, không thiệt đâu.

Mẹ kế của Khương Mật ở ngay bên cạnh, trên mặt cố giữ nụ cười nhưng trong lòng lại vô cùng khó chịu, bàn tay siết chặt lại giấu trong tay áo. Nghĩ đến thầy bói nói Khương Mật có mệnh tốt, sau này ra ngoài có xe có kiệu đưa rước, về nhà có người hầu hạ … nàng có mệnh tốt đến thế sao? Vệ Tam Lang nhiều năm liền gặp xui xẻo, tới khi nàng gả đến thì lại đỗ tú tài!

Thầy bói nói đúng rồi!

Ngẫm lại thầy bói còn nói cái gì?

Nói nàng chỗ nào cũng tốt, duy chỉ có một điều là không có lợi cho huynh đệ, giữa nàng và huynh đệ chỉ có một người được tốt.

Nghĩ đến đây, mẹ kế đã đứng không vững rồi tức giận bỏ đi.

Giờ làm sao đây!

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio