Minh Thiên Hạ

chương 987: 987: công tác luôn cần thành tích

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Sau khi phó tướng Hà Thành truyền đạt quân lệnh xong, sắc mặt hắn có chút khó coi, hắn chẳng coi lệnh cho phép thủy quân cập bờ của tướng quân là đúng.

Theo Đại Minh luật, thủy quân cập bờ do lục quân bọn họ phụ trách tiếp tế.

Mà giờ bọn họ còn đang ở trong lều cỏ, đâu ra dư thừa tiếp tế cho bọn hải tặc.

Kim Hổ không giải thích, nhưng nhìn những chiếc thuyền ăn nướng rất sâu mà thở dài.

Trên thuyền lớn thả xuống rất nhiều thuyền nhỏ, thuyền đầy người, người trên đó ra sức chèo thuyền, khôn bao lâu cập bờ.

Một viên thượng úy nhảy xuống trước tiên, chạy tới trước mặt Kim Hổ, chỉnh lại quân phục, quỳ một gối trước mặt Kim Hổ:” Hạm đội nhánh số của hạm đội hại, thượng úy thuyền trưởng Lưu Đình bái kiến tướng quân.

”Kim Hổ lạnh giọng nói:” Trên thuyền chứa gì?”Lưu Đình lớn tiếng đáp:” Tướng quân, là lao công.

”“ Quân đội không cho vận chuyện nô lệ, ngươi có biết phạm pháp không?”“ Tướng quân có điều chưa biết, những người này không phải là nô lệ, mà là lao công, ti chức phụng lệnh tới Lưu Cầu mua tiêu thạch, thức ăn nước uống trên thuyền không đủ.

Thấy tướng quân xuất hiện ở Liêu Đông, nên muốn tới xin ít lương thực, tránh họ chết trên biển.

”Kim Hổ cau mày, hắn không tin lời tên này, chất vấn:” Khi vận chuyển lao công, ngươi không tính tới lương thực và nước uống mang theo à?”Lưu Đình cười khổ giải thích:” Người Triều Tiên chỉ cần thấy thuyền Đại Minh tuyển lao công là bất chấp leo lên thuyền, Kiến Nô đã lấy hết mọi thứ ăn được rồi, giặc Oa thì bắt hết tráng niên, trên thuyền toàn là già yếu phụ nhân trẻ nhỏ không ai cần, mạt tướng không đành lòng bỏ lại, thành ra ! ”“ Tình hình ở đó thế nào?”“ Địa ngục trần gian ! ”Nói tới đó dừng lại, không muốn nhớ lại, không muốn nói ra.

Qua lần tiếp xúc ngắn ngủi ấy, Kim Hổ cung cấp cho Lưu Đình bao lương thực, cân thịt khô, khi Lưu Đình sắp đi còn tặng cho hắn một túi rượu mạnh, Lưu Đình mừng rỡ vô cùng.

Hắn không ở lại lâu, nhanh chóng rời đi, có điều để lại cho Kim Hổ hai nữ nhân Triều Tiên tư sắc không tệ.

Kim Hổ không từ chối, Hà Thành lại lần nữa cau mày.

"Triều Tiên qua kiếp nạn này cơ bản là hết rồi.

"Đó là câu cuối cùng Lưu Đình để lại trước khi đi.

Kim Hổ tin rằng quân hội Đại Minh cường đại có thể diệt bất kỳ láng giềng nào, nhưng làm như thế hậu quả rất phiền, một khi lực lượng Đại Minh ở những nơi đó suy yếu, phản kháng sẽ như lửa cháy đồng hoang.

Khi tất cả bọn họ liên hợp lại với nhau, Kim Hổ không nghĩ đó là chuyện tốt cho đế quốc Lam Điền.

Chênh lệch về vũ lực chưa bao giờ là lý do thất bại của người phản kháng, một đám người cầm gậy gỗ, chĩa gỗ vẫn kết thúc Đại Tần hùng mạnh.

Kim Hổ ở bên bờ biển suy nghĩ rất lâu, sau đó cầm bút viết gián thư cho hoàng đế, mong hoàng đế giảm bớt bóc lột với tộc người xung quanh, đem hào quang nhân từ của Đại Minh chiếu rọi tới mỗi người! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! !.

! ! ! ! ! Vân Chiêu rất hài lòng về báo cáo triển vọng tài vụ năm Tân Hoa thứ .

Nhưng khi Trương Quốc Trụ đưa lên báo cáo tiến trình sản xuất ở nông thôn, Vân Chiêu rất bất mãn, tình hình nông thôn rất kém, chuyện phá rừng làm nương rẫy vẫn phổ biến, nông phu không có ý nguyện cải biến cuộc sống.

Rõ ràng là có thể tới chỗ ít người, lợi dụng chính sách hỗ trợ khai khẩn thêm đất đai, thu hoạch thêm lương thực, nhưng họ không muốn rời quê hương đã chật chội, thà trồng trọt số ít nông điền miễn cưỡng no bụng còn hơn.

Không ai muốn rời quê thì quân đội chiếm nhiều đất thế làm gì?Cho nên Vân Chiêu phát biển trên báo chí một bài bình luận, hô hào triều đình cởi bỏ chính sách giới hạn sở hữu mẫu đất, cho phép thương cổ tiến vào lĩnh vực đất đai, vì Đại Minh sản xuất thêm nhiều lương thực.

Bài viết này từ khi xuất hiện khen chê bất nhất, ủng hộ là người được lợi, bao gồm đại thương cổ, chủ công xưởng lớn và một số quan viên giàu lên.

Phê phán dữ dội nhất lại là bài viết ký tên tướng quốc phủ, bọn họ chỉ trích hành vi thiển cận này, cho rằng một khi cho thương cổ tham gia vào trồng trọt, giá lương thực sẽ giảm mạnh.

Làm vậy hậu quả là tổn hại nghiêm trọng lợi ích người tự canh nông, khiến cho vô số nông dân khó khăn lắm mới đi lên con đường giàu có rơi vào phá sản.

Tóm lại năm Tân Hoa thứ là cái năm đầy tranh cãi, mọi người căn cứ vào hai bài viết này sinh ra vô số y nghĩ hoang đường, đến Vân Chiêu xem còn há hốc mồm.

Cũng trong năm đó, Vân Chiêu cuối cùng thấy được cao su thiên nhiên mà mình thèm khát đã lâu.

Vào mùa xuân, xưởng công binh dùng lưu huỳnh, chế tạo ra thùng axit đầu tiên.

Trong ba năm qua, xưởng luyện thép, xưởng cơ giới, xưởng than cốc, xưởng đúc tiền v.

.

v.

.

v! Những công xưởng công nghiệp nặng vì nhu cầu mở rộng mà rời thành Ngọc Sơn.

Đi theo còn có nhiều xưởng có nhu cầu lao động lớn, như xưởng dệt, xưởng ươm tơ, xưởng nhuộm, vì giá nhân công Ngọc Sơn quá cao.

Có tàu hỏa, có đường sắt khoảng cách đã không còn là chướng ngại giới hạn công xưởng sản xuất nữa.

Công xưởng chuyển khỏi thành Ngọc Sơn cũng đem theo rất nhiều công tượng dựa vào công xưởng này mà sống, vì thế có nhiều nhà cự phú dùng giá cao mua nhà của họ, chuyển vào thành Ngọc Sơn.

Đó vẻn vẹn là biến hóa của Ngọc Sơn, huyện thành Lam Điền thay đổi càng lớn.

Đó là tòa thành duy nhất ở Đại Minh không có tường thành bảo vệ, trong năm năm qua đã mở rộng tới gấp đôi, huyện Lam Điền xưa kia nhân khẩu thưa thớt, giữa ga tàu và huyện thành là khoảng trống mênh mông, giờ bị phòng ốc liên miên bất tuyệt lấp kín, hơn nữa đang men theo đường sắt phát triển tới Ngọc Sơn.

Thành Trường An khôi phục vài phần thịnh thế Hán Đường, nếu như nói huyện Lam Điền là nơi mọi người làm việc, kiếm tiền, vậy thành Trường An thành một tòa thành không ngủ chân chính.

Căn cứ vào Lam Điền luật, thành thị ở trong nội địa như Trường An, không có giới nghiêm, mọi người có thể cuồng hoan thâu đêm suốt sáng.

Thành Ngọc Sơn là hoàng thành, giờ là tòa thành hành chính thuần túy, cho nên sự phồn hoa của Trường An càng vô biên vô hạn, nơi này tuy là dưới chân thiên tử, nhưng lại không phải là nơi sống của thiên tử, thi thoảng có thể nhìn thấy thiên tử xuất hiện trên đường phố, hoặc là nghe tin đồn ướt át về thiên tử, có thể say quắc giữa đường chả sao, có thể tùy ý hát ca, nơi này là kinh kỳ, có phồn hoa mà không có uy nghiêm của thiên tử, được người thiên hạ yêu thích.

“ Hôm qua ngươi ngủ lại Minh Nguyệt lâu à?” Vân Chiêu buổi sáng nhìn thấy bộ dạng thiếu sức sống của Tiền Thiểu Thiểu, không nhịn được hỏi:“ Không, thần xem sách suốt đêm ở giám sát bộ.

”“ Thế à, thi ca của ngươi ở Minh Nguyệt lâu truyền khắp Trường An rồi, hôm qua trẫm và tỷ tỷ ngươi du ngoạn, nghe nói người ta so ngươi với Tào Quốc Cữu, sắp thành tiên rồi.

”Tiền Thiểu Thiểu im miệng, hắn biết tỷ phu hẹp hòi ghen tỵ với hắn, đang kiếm cớ gây sự.

Vân Chiêu ít nhiều có chút khao khát với thanh lâu.

Sống cả hai đời mà chưa một lần thực sự đi thanh lâu, với nam nhân mà nói đó là nỗi đau lớn.

Lần gần nhất tới Minh Nguyệt lâu còn là đi tìm Lý Định Quốc, chỉ có nhìn trộm Minh Nguyệt cô nương hầu hạ Lý Định Quốc tắm rửa một cái thôi, vậy mà tới giờ vẫn nhớ rõ nàng.

Dung mạo Tiền Đa Đa khỏi cần nói, vóc dáng Phùng Anh khỏi nói, cho dù thế, Vân Chiêu vẫn hâm mộ Tiền Thiểu Thiểu có thể thoải mái tới Minh Nguyệt lâu ca hát, ngâm thơ.

Tưởng tượng luôn ướt át nhất, Vân Chiêu biết điều ấy, cũng biết từ xưa tới này nhiều tác phẩm văn học đem chuyện đi thanh lâu đưa tới tầm cao văn nghệ.

Đám văn nhân muốn chơi gái mà không mất tiền, vậy chỉ còn cách ra sức mà vỗ mông kỹ nữ thanh lâu chứ còn sao nữa.

Vân Chiêu xưa nay coi thường văn nhân, nhất là sau khi nghiệm chứng độ cứng sống lưng của họ, càng khịt mũi coi thường.

Đến khi lên làm hoàng đế, càng không thiện cảm với quần thể này.

.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio