Ở Nam Dương giá một đảm gạo bằng hai thành Trung Nguyên, dù là tính cả hao tổn và phí vận chuyển thì cũng chỉ bảy thành.
Riêng điểm này khiến một khi gạo Nam Dương đổ vào, giá lương thực Đại Minh giảm hơn ba thành.
Nghe qua thì đây là chuyện tốt, nhưng ở xã hội nông nghiệp thuần túy này, giá lương thực phải giữ ở mức cố định mới tốt.
Giá lương thực thấp với nông dân mà nói là tai họa.
Giá lương thực cao, với triều đình mà nói cũng là tai họa, vì lương thực là phong vũ biểu, giá lương thực tăng sẽ khiến tất cả vật giá tăng lên.
Cho nên mỗi năm vào mùa thu ti nông tự, tướng quốc lại định ra giá gạo cố định đảm bảo lợi ích của nông dân và triều đình.
Trước kia thì huyện Lam Điền sẽ lấy giá bảo hộ mua lương thực dư trong tay bách tính, lưu giữ trong kho, đợi năm thiên tai bán giá với giá bình ổn để bách tính có lương thực mà ăn.
Cuộc sống ổn định ấy có thể kéo dài mãi, không cần thay đổi.
Với quan phủ mà nói, mỗi lần cải cách là một lần tự chuốc khổ vào thân.
Nhưng đây là sự ổn định yếu ớt, một khi phát sinh thiên tai quy mô lớn nhiều năm, sự ổn định này sẽ sụp đổ, Chu Minh là ví dụ rõ ràng.
Nhưng nếu tiếp nhận biện pháp của Hồng Thừa Trù thi cũng không đáng tin.
Vân Chiêu biết giá lương thực ở Nam Dương là cái giá méo mó, chủ yếu vì Hồng Thừa Trù ở Nam Dương thu hoạch lương thực gần như không mất chi phí, một năm trồng gạo ba vụ, nô lệ chẳng tốn công quá nhiều công chăm sóc, thu hoạch tới bảy tám trăm vạn đảm.
Một khi lượng lương thực lớn như thế vào Đại Minh sẽ tồn hại lớn với nông dân.
Trồng lương thực vốn lợi nhuận thấp, không trồng nữa thì không có thu nhập, với nền công thương nghiệp còn yếu ớt của Đại Minh, làm sao thu nạp được nhiều nông dân thất nghiệp như thế.
Cho nên chuyện đưa lương thực Nam Dương vào nước thế nào là khó khăn lớn.
Lương thực ít thì chết đói, nhiều cũng rất phiền hà.
“ Thực sự có tận vạn đảm lương ạ?” Trương Quốc Trụ xem tấu chương của Hồng Thừa Trù lẩm bẩm, nhanh chóng có đối sách:” Bệ hạ, bách tính vẫn có thói quen giữ lương thực dùng quá nửa năm, có lương thực giá rẻ tiến vào, bách tính có thể ăn thêm vài miếng vậy là tốt, chúng ta chỉ cần gửi số lương thực này lưu trữ trong dân là được.
Còn về phần trả Hồng Thừa Trù, bệ hạ đắn đo là vì suy nghĩ tiền thu được phải tương ứng với công sức bỏ ra, nhưng đây là thu hoạch dư ra, nên bao tiền do chúng ta định đoạt mà.
”Vân Chiêu hiểu Trương Quốc Trụ không coi Nam Dương là quốc thổ, thứ lấy được ở nơi ấy ngang với cướp về:” Trẫm hiểu, đó là giấu tài phú vào trong dân.
”Trương Quốc Trụ châm điếu thuốc:” Muốn bách tính giàu có thì phải trông cậy vào bách tính, chứ không phải là người làm quan như chúng ta, chúng ta dẫn dắt giàu có kỳ thực là điều chúng ta muốn.
Bách tính tự phát giàu có mới là sự giàu có mà bánh tính muốn.
”“ Vật tư nhiều là chuyện tốt, rất tốt, chúng ta đem vật tư dư thừa phát cho bách tính, bách tính biết xử lý ra sao.
Vốn cưới tức phụ không đủ lương thực ăn, giờ đủ rồi.
Vốn xây nhà mới thiếu tiền, giờ có lương thực này, nói không chừng lại xây được.
”“ Vốn chỉ nuôi được hai con lợn, giờ đây có khi cắn răng nuôi thêm hai con, lại còn có cả gà.
”“ Tổng thể mà nói cuộc sống của bách tính sẽ ngày một tốt, còn chúng ta từ phương diện khác đạt được mục tiêu bách tính giàu có.
”Vân Chiêu chép miệng:” Ngươi không sợ có người mắng chúng ta là đám ngốc à?”Trương Quốc Trụ phả ra một làn khói:” Có hoàng đế ngốc như thế, có khi bách tính thực sự hi vọng bệ hạ có thể sống tới vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
”Đây là vấn đề phân phối lợi ích.
Rất nhiều năm trước, Hán Vũ Đế đem toàn bộ ích góp hai đời hoàng đế Văn Cảnh ra tác chiến với Hung Nô, bách tính trong nước đã nghèo khó vô cùng, càng thêm khốn khổ.
Thế nên cuối thời Hán Vũ Đế, nhân khẩu Đại Hán giảm mạnh còn vạn hộ, gần như mất đi một nửa, nửa còn lại sống khổ vô cùng.
Chẳng lẽ nói Đại Hán đánh bại Hung Nô là chuyện lỗ vốn sao?Không nhất định, bởi sau khi đánh bại Hung Nô, các tướng lĩnh đầu có thu hoạch phong phú, thậm chí Nhị Sư tướng quân viễn chinh Đại Uyển lấy thiên mã, theo ghi chép của sử sách, trong quá trình đó thu hoạch vô số.
Đáng tiếc, số thu hoạch đó chẳng liên quan gì tới bách tính, toàn bộ rơi vào túi hoàng đế, công thần, tướng lĩnh, còn bách tính vừa bỏ sức, vừa bỏ mạng lại chẳng thu hoạch gì, họ không nghèo thì ai nghèo?Nên Trương Quốc Trụ cho rằng, nếu bách tính không hưởng thụ được lợi ích từ mở mang bờ cõi thì đó là việc làm lợi bất cập hại.
Đột nhiên có nhiều lương thực vào thị trường như thế, bách tính sẽ phản đối, vì ảnh hưởng tới lợi ích của họ.
Nếu đem lương thực đó tặng không cho bách tính, cũng là vào thị trường, nhưng bách tính là người hưởng lợi, về phần giá lương thực có dao động, hạ thấp, bách tính vẫn vui vẻ tiếp nhận.
Đó gọi là thủ đoạn làm việc sẽ mang lại kết quả khác nhau.
Nhiều năm qua bách tính Đại Minh kỳ thực đều được hưởng lợi từ sự khuếch trương của Đại Minh, ví như giá gia súc rẻ hơn, lông thú rẻ hơn, sản phẩm dệt rẻ hơn, những thứ đó ảnh hưởng thực tế tới cuộc sống bách tính.
Chỉ là bách tính không nhận ra thôi, lâu dần coi chuyện đó là thiên kinh địa nghĩa.
Theo kế hoạch lương thực từ biển tới sẽ chất đầy các cảng ven biển, sau đó đưa vào nội địa, dần dần tới châu phủ xa biển nhất.
vạn đảm lương thực chia cho mỗi người, bình quân chỉ được cân mà thôi, thêm vào hao phí vận chuyển, cùng lắm mỗi người được cân.
Vân Chương cho rằng số lương thực này nên đem đi làm đường sắt, Vân Dương cho rằng nên mở rộng quân bị, Hàn Lăng Sơn thấy nên giáo cho hắn, hắn sẽ trải tai mắt khắp Đại Minh, dù là sơn thôn xa nhất cũng không tha.
Tóm lại, người muốn số lương thực này rất nhiều, Vân Chiêu và Trương Quốc Trụ vẫn kiên định dựa theo đầu người cấp phát.
Tháng , thuyền lương thực lần lượt cập bờ.
Vạn dặm hải cương của Đại Minh, nơi nào neo thuyền được đều đỗ toàn thuyền lương.
Tới lúc này đám Vân Chiêu mới biết, Hồng Thừa Trù liên hợp với Hàn Tú Phân, Thi Lang, cùng tất cả thương cổ Nam Dương tổ chức gần ba vạn chiếc thuyền liền một lúc vận chuyển lương thực tới Đại Minh.
Thủ tục lĩnh lương thực rất phiền, phải là gia chủ đi nhận, không cho nhận thay.
Gia chủ của Vân gia là Vân Chiêu, y được lĩnh bảy phần lương thực gồm lão mẫu, hai lão bà, và ba đứa con.
Mỗi người được ba cân bảy lương thực, quan phủ Quan Trung vốn hào phóng, thấy số lẻ nghe không hay, thế là phát tròn cân, Vân Chiêu nhận được cân.
Không ai dám xếp hàng trước Vân Chiêu, nên y nhận được lương thực trước tiên, mở túi ra nói với Trương Quốc Trụ: | Không phải nói toàn gạo à?”Trương Quốc Trụ cười: “ Bệ hạ, Quan Trung không trồng gạo nên lấy lúa mạch thay thế.
”“ Nhưng mà bốn cân gạo và bốn cân lúa mạch có chênh lệch lớn về giá.
”“ Một số nơi đường xá không thông, vì tiện phát lương thực, có phải cần làm đường? Những nơi sông bị tắc, phải chăng nên khơi dòng.
”Vân Chiêu gật gù, phát lương không phải trọng điểm, nếu không nhân chuyện lớn này xử lý những rắc rối nhỏ tích trữ bao năm thì uổng cái danh quốc tướng rồi.
Bách tính kỳ thực không để ý nhận được bao nhiêu lương thực, chỉ để ý có phải thực sự được nhận lương thực từ quan phủ hay không.
Trương Quốc Trụ tự hào nhìn cảnh tượng đội ngũ nhận lương thực dài hai dặm:“ Bệ hạ, nhìn xem, đó là cảnh thịnh thế.
”Vân Chiêu nhìn cách đó không xa thương nhân đồ gốm lớn nhất Quan Trung là Trử Vĩnh Binh rừng mắt nhìn cân lương thực cãi cự với quan phủ, bật cười: “ Quả nhiên là thế.
”Mỗi người rời kho lương đều vác một bao lương thực, nhìn thấy hoàng đế và quốc tướng cũng tự vác lương thực đi đường, cảm giác số lương thực mình được nhận giá trị hơn gấp bội, tiếng cười nói suốt dọc đường không dứt.
.