Trời tối người yên, bến đò nhỏ, nước lăn tăn.
Từ khi lên thuyền, Nam Sương hưng phấn lạ thường. Ấy là thuyền khác cỡ lớn, trước sau tổng cộng có bốn người chèo, một cái cầm lái. Thân thuyền nhẵn bóng, bởi vì không chở hàng nên đáy thuyền ổn định, mực nước rất cạn.
Khoang thuyền có lầu nhỏ hai tầng, mái cong tầng hai kiều diêm mang phong cách Cô Tô. Hai bên nhà chính tầng một có hiên cột. Cột buồm cao vút ở sau khoang thuyền, buồm lớn mở ra như con cò trắng bỗng nhiên dang cánh, thuận gió xuất phát.
Tiêu Mãn Y khịt mũi coi thường dáng vẻ lấy làm lạ của Hoa đào Nam. Giang Lam Sinh dùng quạt lông trắng phỏng lại hình dáng thuyền từ chỗ đầu thuyền gió lớn rồi kiểm kê số khách trong thuyền, lắc đầu cố làm ra vẻ cảm khái: “Trang Lưu Vân của Giang Nam phô trương lãng phí, đáng thẹn đáng thẹn”.
Có lẽ Nam Sương cẩu thả không nhớ Giang Lam Sinh, nhưng Đồng Tứ thì lại nhớ.
Từ nhỏ Đồng Tứ đã lớn lên cùng Vu Hoàn Chi ở cung Mộ Tuyết. Tám năm trước cung Mộ Tuyết bị diệt, trước khi Vu Hoàn Chi được Mục Chiêu đón đến trang Lưu Vân, hai người từng ở kinh thành ba tháng.
Cậu nhóc Đồng Tứ này, luận võ nghệ, luận tài học đều bình thường không có gì lạ; duy trí nhớ rất tốt, người từng gặp là không quên được.
Đầu mùa xuân tám năm trước, Nam Sương chưa mang danh tiếng vô liêm sỉ “Hoa Đào Nước Nam” thì Vu Hoàn Chi đã là ma đầu giang hồ mọi người đều biết.
Ma đầu mười bốn tuổi dẫn nhóc sai vặt tám tuổi lặn lội đường xa chạy tới kinh thành không sung sướng gì. Dẫu sao cung Mộ Tuyết bị huỷ diệt, dây dưa cực lớn, đều để lại ám ảnh trong lòng người giang hồ. Mà năm đó, Vu Hoàn Chi vừa hay luyện tới thức thứ ba trong “bảy thức Mộ Tuyết”, nội tức công tâm, tẩu hỏa nhập ma nên từ má phải tới sau cổ đều có đốm màu tím, thấy mà hãi.
Từ Thục châu đến kinh thành, non xa sông dài, đường đi bảy rẽ tám ngoạt. Mỗi khi tới một chỗ, hễ có người nhận ra Vu Hoàn Chi thì đều thét chói tai chạy trốn, hết sức sợ hãi.
Đồng Tứ oán giận nói, công tử, chờ tôi tu luyện võ công giỏi giang sẽ đánh cho những kẻ này tàn phế.
Vu Hoàn Chi lại nói, cũng tốt, bây giờ ta tẩu hỏa nhập ma, tay trói gà không chặt, chi bằng tương kế tựu kế.
Vu Kinh Viễn danh chấn thiên hạ năm ấy đã không biết tung tích, chỉ còn lại một mình Vu Hoàn Chi bình tĩnh kế thừa danh vọng và tiếng xấu do ông tạo ra. Đằng sau uy tín là trách nhiệm nặng nề, song ma đầu họ Vu lại gánh vác cực kỳ ung dung.
Có người nói y nham hiểm, y bèn đe dọa dụ dỗ; có người nói y độc ác, y bèn miệng hùm gan sứa.
Vì thế, dù là kẻ thù chung của người giang hồ song cả đường, một thiếu niên và một đứa bé vẫn không gặp nguy hiểm gì.
Vu Hoàn Chi tự đắc ngồi vững ngôi ma đầu giang hồ, khoa tay múa chân đe nẹt người, hăm dọa nạt nộ đi ăn cướp, muốn sau được vậy. Còn Đồng Tứ thì thầm cho rằng, trên thực tế Vu Hoàn Chi không phải ma đầu mà là một con cáo đột lốt ma đầu mà thôi.
Đợi hai người tới kinh thành, ma đầu họ Vu mới có lương tâm đi tìm cái mạng đen, che khuôn mặt đáng sợ của mình lại. Đoạn tìm căn nhà nhỏ trong thành, dẫn Đồng Tứ vào ở.
Trong mắt Đồng Tứ, từ trước đến giờ Vu Hoàn Chi một mình gánh vác, giống như chuyện thiên hạ đến trước mắt y đều thành đồ nhắm uống rượu, gia vị nấu cơm, khiến cuộc sống nhiều màu sắc hơn mà thôi.
Trong sân có ba gian phòng, trước đình có hai gốc liễu.
Từ đầu đến cuối, Đồng Tứ chưa từng hỏi mục đích Vu Hoàn Chi đến kinh thành. Hai người tạm thời sống yên ổn trong nhà, chỉ thấy mỗi ngày ma đầu đều đi sớm về trễ.
Đảo mắt đã hơn tháng đi qua, liễu rủ tơ nảy mầm, mặc áo ngọc bích. Tiết xuân phân, một vị khác tới nhà, ấy là Giang Lam Sinh.
Giang công tử ca cùng tuổi với Vu Hoàn Chi, tám năm trước cũng mới có mười bốn tuổi.
Nhưng còn nhỏ mà chí lớn. Lúc đó Giang Lam Sinh chưa tu luyện ra khí chất đắc ý của công tử ca song lại có tinh thần lưu manh của bọn côn đồ vô lại.
Giống như một tiểu thư khuê các tất phải tu luyện từ cô con gái rượu của gia đình, tiền thân của một anh hùng cái thế tất phải là con trẻ giang hồ, với Giang Lam Sinh mà nói, côn đồ vô lại là đường bắt buộc phải đi qua để đến công tử ca phú quý, để hắn ta trổ mã vẹn toàn.
Chuyến này lưu manh Giang tới với khí thế hung mãnh, dẫn hơn mười người cuồn cuộn bao vây căn nhà. Hắn ta vén vạt áo lên, tiến lên đá cổng lớn ra, vung quạt lông trắng rồi ồn ào: “Vu Hoàn Chi, anh gám cướp người với bản vương?”.
Đồng Tứ không biết thân phận thật của Giang Lam Sinh, chỉ thấy hắn ta mặc gấm vóc xa hoa thì đoán người này chẳng giàu cũng sang.
Lúc đó Vu Hoàn Chi chưa về, Đồng Tứ nghĩ võ nghệ công tử nhà mình đã bị phế, chẳng qua chỉ là cáo mượn oai hùm gánh cái danh ma đầu thì không khỏi cuống cuồng từ tận đáy lòng, muốn thừa dịp Vu Hoàn Chi chưa về nhà mà dỗ Giang Lam Sinh đi.
Nào ngờ chẳng biết Giang Lam Sinh của năm ấy đã kết thù oán thế nào với Vu Hoàn Chi, tức tối vô cùng, mặt dày mày dạn ở lại trong nhà, khăng khăng quyết một trận sống mái với y.
Tuy khi còn bé Đồng Tứ nhát gan, nhưng cậu lo bảo vệ chủ bèn thương lượng làm vui lòng Giang Lam Sinh, nói công tử Giang có thể cọ xát với mình trước, tạm thời làm nóng người.
Phàm là công tử ca đắc ý, quyết sẽ không bắt nạt bề dưới. Đáng tiếc lúc đó, Giang Lam Sinh chỉ là một lưu manh đắc ý.
Đồng Tứ nhìn Giang Lam Sinh quần là áo lượt, võ nghệ tất khôg ra gì, ngờ đâu không đọ được mười chiêu, mình đã sắp bại.
Vu Hoàn Chi đẩy cổng lớn ra, thấy tình cảnh thế này: một người cao to đẩy một đứa loắt choắt ngã xuống đất, đứa loắt choắt lau mặt một cái, định đưa chân gạt người cao to. Người cao to bèn nhấc chân giẫm lên bắp chân đứa loắt choắt, đắc ý nói: “Có phục không?”. Đứa loắt choắt quỳ rạp trên đất, rất tức giận bất bình, nhưng cậu là một người có giáo dục, bèn gào lên: “Phục rồi, phục rồi!!”.
Giang Lam Sinh đắc ý buông chân ra, ngẩng đầu lên đã thấy Vu Hoàn Chi đứng ở cửa với vẻ mặt lạnh băng.
Đồng Tứ ngoài cuộc tỉnh táo, càng thấy càng ngây ra, ví dụ cậu nhìn thấy người đẹp mĩ lệ xuất hiện phía sau Vu Hoàn Chi, ví dụ như cậu trông thấy sau khi Giang Lam Sinh thấy người đẹp thì vẻ mặt vui giận lẫn lộn.
Lúc bấy Vu Hoàn Chi vẫn đeo mạng đen, lấy lưỡi Vọng Tuyết ra khỏi tay áo, chỉ vào Giang Lam Sinh nói: “Cút ra ngoài”.
Đây là lần thứ hai Đồng Tứ thấy ma đầu Vu tức giận. Lần trước là lúc Vu Kinh Viễn mất tích. Ma đầu này càng lớn, sống càng thâm trầm, rất ít khi bộc lộ tâm trạng, hoàn toàn trái ngược với thiếu chủ Mục nhiều năm không có tiến bộ.
Giang Lam Sinh thấy người đẹp đó đã thần hồn điên đảo, bỏ qua cơn tức với Vu Hoàn Chi, xoa tay kêu gào: “Vu Hoàn Chi, chúng ta đấu một trận, ai thắng thì người đẹp sẽ thuộc về kẻ đó!”.
Vu Hoàn Chi còn chưa bằng lòng, người đẹp kia đã thản nhiên lượn ra từ sau y, xách váy đong đưa đi ra giữa sân, cười nói: “Giang lang, xem chàng đang nói gì kìa. Chàng và Vu lang mới đến đậu khấu[], mà tôi đã tuổi phá qua[], nếu một trong hai người có được tôi, há chẳng không tiêu thụ nổi. Chi bằng hai người đều theo tôi trở về Tây Vực…” Lời chưa dứt, người đẹp lại nhìn thấy Đồng Tứ ngã dưới đất, tấm tắc khen: “Ngoan quá ngoan quá”. Đoạn đưa tay véo nhẹ trên mặt Đồng Tứ.
Không nói đến chuyện dùng tuổi đậu khấu để hình dung hai thiếu niên làm người ta lạnh lòng, chỉ nguyện vọng phúc người Tề[] của người đẹp này đã làm Đồng Tứ tám tuổi sợ mất mật.
Vu Hoàn Chi làm như không nghe thấy, tiến lên trước một bước, chỉ lưỡi Vọng Tuyết vào Giang Lam Sinh nói: “Tôi đấu với anh”.
Lúc này, Giang công tử ca mới nhận ra sự nghiêm túc của Vu Hoàn Chi. Cành liễu lắc nhẹ, ngày xuân ấm áp mà không khí lại chợt ngưng trọng.
Trong lòng Giang Lam Sinh có sự sợ hãi không nói lên lời, hắn ta cố tỏ vẻ thoải mái nói với người đẹp kia: “Nàng còn chưa thấy y, sao biết y đẹp hơn tôi? Nói không chừng y rất xấu đấy”.
Người đẹp lấy tay hất tóc, đắc ý cười nói: “Nghe y nói thôi cũng đủ mất hồn”.
Đồng Tứ vừa mới bò dậy từ dưới đất đã ngã xuống lần nữa.
Giang Lam Sinh quay đầu lại, chỉ kịp thấy mạng che mặt của Vu Hoàn Chi khẽ động, một bóng người như thoi đưa trên bầu trời, nhanh chóng lướt đến cạnh hắn ta, lưỡi Mộ Tuyết phá không như sấm sét phun tuyết. Giang Lam Sinh bèn vội vàng dùng một chiêu “Đông Vân Thiểm”, khó khăn né được một kích.
Nhưng hắn ta đã dùng hết bản lĩnh giữ nhà, còn Vu Hoàn Chi mới chỉ dùng dao mổ trâu cắt tiết gà.
Một khắc sau, ma đầu họ Vu giữa không trung chợt lóe về, mạng che mặt đen rơi ra, phấp phới rơi trên mặt đất. Ánh mặt trời chợt sáng chợt tắt, lưỡi Vọng Tuyết trong tay y nhanh chóng xoay tròn như bán xe, lập lòe, đảo mắt đã kề trên cổ Giang Lam Sinh.
Giang Lam Sinh nhìn Vu Hoàn Chi trân trân, đốm tím đã hết, chỉ có một khuôn mặt cực kỳ thanh tú, nhìn hắn ta chăm chú như cười như không.
Ma đầu họ Vu ham mê đúng bệnh hốt thuốc, đạp lên điểm yếu người khác. Y liếc nhìn người đẹp cũng đang kinh ngạc, cười nói với Giang Lam Sinh: “Sau này phàm là cô gái anh thích, anh thích một người, tôi cướp một người”.
Dứt lời, lưỡi Vọng Tuyết xoay vài vòng, cứa ba vết rách nhỏ trên cổ Giang Lam Sinh rồi nhanh chóng được Vu Hoàn Chi thu vào tay áo.
Giang Lam Sinh đờ đẫn giơ tay lên lau máu ấm trên cổ, lát sau lúng túng nói: “Không phải anh nội tức công tâm, tẩu hỏa nhập ma sao?”.
Vu Hoàn Chi đỡ Đồng Tứ dậy, quay lưng về phía Giang Lam Sinh mà vuốt tay áo, đoạn xoay mặt nhíu mày cười nhạt, nói một câu lạ lùng: “Nhờ phúc của anh, khỏe cả rồi”.
Giang Lam Sinh kinh hãi, nắm chặt quạt lông trắng lui về sau một bước, đốt ngón tay trắng bệch, run giọng nói: “Anh đã biết hết chuyện ở cung Mộ Tuyết năm ngoái rồi ư?”.
Vu Hoàn Chi không để ý tới, dẫn Đồng Tứ vào nhà chính, tìm rượu xoa bóp.
Tầng mây nhàn nhạt, cỏ xanh dưới liễu. Người đẹp trong sân si mê nhìn bóng lưng ma đầu họ Vu, lát sau nói: “Công tử Hoàn cung Mộ Tuyết, chậc chậc, mê hồn”.
Trên thực tế, Giang Lam Sinh tranh người đẹp này với Vu Hoàn Chi chỉ là xúc động nhất thời, nay sự việc đến nông nỗi này đã vượt ngoài dự đoán của hắn ta. Lúc bấy hắn ta nhàm chán nhìn người đẹp kia, hậm hực bỏ đi.
Còn về mấy ngày sau đó, người đẹp kia quấy rầy Vu Hoàn Chi thế nào thì đều là việc phía sau.
Dù sao một tháng sau, có người đẹp mới tuổi phá qua ôm trái tim vụn vỡ, đau đớn rời khỏi kinh thành.
Dù sao giang hồ của ba năm sau, kế tiếp Hoa Đào Nước Nam, Y Nhân Hai Mặt, lại chợt hiện ra một kỳ nữ – Đinh Nhụy.
Đinh Nhụy được người ta gọi là Hồ Điệp Mất Hồn, lấy mĩ nam mê hồn là ước mơ cả đời. Dung mạo nàng ta mĩ lệ, thướt tha nhưng tính hết sức hung hãn, háo sắc.
Đàn ông háo sắc thì được khen là phong lưu; phụ nữ háo săsc lại bị chê là đê tiện.
Năm đó, sau khi sự háo sắc của Hồ Điệp Mất Hồn bị truyền đi không ai không biết không ai không hiểu, là đương sự, Đinh Nhụy rất dũng cảm đứng ra nói một câu: đâu phải yêu phong trần, mà lỡ duyên tiền kiếp.
Đâu phải yêu phong trần, mà lỡ duyên tiền kiếp, hoa nở hoa tàn tự có lúc, chỉ nhờ chúa mùa xuân[].
Những lời này đã dấy lên sóng to gió lớn trong giang hồ lúc bấy, nhân sĩ võ lâm lắm chuyện đua nhau đoán rốt cuộc “chúa mùa xuân” là ai. Lại có nhân sĩ biết chuyện bí mật tiết lộ, nói người này không phải ma đầu giang hồ Vu Hoàn Chi thì chính là cửu vương gia kinh thành Giang Lam Sinh.
Một ngày, có gia đinh trong Giang phủ hối hả kể lại lời đồn ấy cho công tử Giang nghe, công tử ấy phe phẩy quạt lông trắng, nói: “Năm ấy tôi đậu khấu, nàng phá qua, vốn cho là hai nhỏ vô tư, đáng buồn đáng tiếc phí hoài một bận. Chúa mùa xuân ấy không phải tại hạ”.
Lại một ngày, Mục Diễn Phong hào hứng chạy về trang Lưu Vân, lấy lời đồn này ra cười nhạo Vu Hoàn Chi. Một lát sau, ma đầu này thẳng người dậy từ trên ghế mây, thong thả hỏi một câu: “Đinh Nhụy là ai?”.
[] Đậu khấu豆蔻là loại thực vật lúc sơ hạ 初夏 (đầu mùa hạ) ra hoa, sơ hạ hãy còn là thịnh hạ, ví người vẫn chưa thành niên tầm , , cho nên gọi lúc thiếu niên chưa thành niên là “đậu khấu niên hoa” 豆蔻年华. Từ này thường chỉ con gái nhiều hơn.
[] con gái tuổi. Văn nhân thời cổ đem chữ “qua” 瓜 phân ra làm hai nửa như hai chữ “bát” 八, lấy đó để ghi tuổi.
[] Người nước Tề có vợ cả và vợ lẽ. Ý ở đây là muốn cả hai chàng.:))
[] Bài thơ Bốc toán tử của Nghiêm Nhị.