Mưa Trước Mái Hiên

chương 4: cổng bán nguyệt

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Editor: Mèo

Mùa mưa ở Hội An, nói mưa là mưa, bất thình lình không báo trước. Nếu gặp phải một cơn mưa bất chợt, bạn không cần lo lắng quá nhiều: Các quầy bán áo mưa dùng một lần sẽ xuất hiện khắp mọi nơi, đây là cơ hội kinh doanh được chờ đợi từ lâu của người dân nơi đây.

Minh Lam đứng dưới mái hiên của một căn nhà gần đó trú mưa một lúc. Thấy mưa vẫn chưa có dấu hiệu tạnh, cô vội chạy đến mua một cái áo mưa dùng một lần ở quầy bán áo mưa gần nhất. Trời dần tối, cô nghĩ thay vì chờ mưa tạnh, cô nên tìm một khách sạn càng sớm càng tốt.

Sau khi ghé qua một số khách sạn, cô được nhân viên lễ tân thông báo đã hết phòng trống. Hết cách, cô lấy điện thoại di động ra, muốn hỏi ý kiến Giang Hoài xem có thể nhờ A Thắng đến đón cô về nhà được không, nhưng lại phát hiện điện thoại đã hết pin tắt nguồn từ lúc nào.

Bất tri bất giác, cô lại đi đến trước cửa quán cà phê “Thuỳ Vân”. Cô ngẫm nghĩ một hồi, Nguyễn Nam Khánh là người bản địa, nhất định rất quen thuộc nơi đây, cô có thể nhờ anh tìm giúp một khách sạn còn phòng trống, như vậy sẽ dể dàng hơn cô tự mình tìm kiếm ở một nơi lạ lẵm giữa cơn mưa không biết khi nào tạnh này, cho dù không tìm được thì cũng có thể mượn chỗ để trú mưa, uống một tách cà phê nóng trong thời tiết như thế này cũng không tệ.

Minh Lam cởi áo mưa và ngồi xuống một cái bàn dưới mái hiên. Cô gọi cho mình một ly cà phê sữa nóng và một đĩa bánh xèo Việt Nam. Cô nhờ nhân viên phục vụ giúp mình chuyển lời đến Nam Khánh, nhắn rằng cô có việc cần gặp anh.

“Thật xin lỗi, sợ rằng bây giờ không thể được.” Cô nhân viên phục vụ mặc áo dài màu xanh lá mỉm cười, lịch sự trả lời: “Khi anh Khánh đang luyện đàn, sẽ không gặp bất cứ ai.”

Minh Lam không cố chấp, chỉ hỏi: “Quán cà phê này hoạt động đến mấy giờ?”

“Một giờ sáng, thưa cô.”

“Cám ơn.”

Ánh đèn vàng soi sáng từng dòng nước tí tách chảy xuống từ mái hiên như một bức màn mưa. Minh Lam nhìn từng giọt cà phê đen nhỏ từ phin xuống ly, hoà quyện với sữa đặc màu trắng, cô chợt nhận ra mặc dù xung quanh đây có khá đông khách, bọn họ đều đang thì thầm nói chuyện với nhau, nhưng không gian vẫn rất yên tĩnh. Thời gian chờ đợi không hề nhàm chán, mà ngược lại còn có một cảm giác thoải mái thanh thản đã lâu không được trải qua. Trong không khí dần dần phảng phất mùi hương của cà phê, ngọt ngào hoà quyện, nhưng cô không nóng lòng muốn thử, cô chỉ nhẹ nhàng thưởng thức hương vị đó, chỉ thế thôi đã khiến cô như mê như say. Ở bên cạnh Giang Hoài một thời gian dài, cô đã từng được nếm thử rất nhiều loại cà phê cao cấp hơn, nhưng cô không cảm nhận được hương vị thuần tuý thoả mãn như bây giờ.

Cô gọi thêm ba ly cà phê giống như thế và gần như quên mất ý định thưởng thức nó, mãi đến khi khách trong quán dần thưa thớt, chỉ còn một vài người ngồi ở phía xa, cô mới nhận ra rằng đã nửa đêm, và chẳng mấy chốc nữa thôi, quán cà phê sẽ đóng cửa.

Mưa đêm nay đặc biệt kéo dài. Tuy rằng mưa đã nhỏ bớt, nhưng vẫn chưa tạnh hẳn. Minh Lam thở dài, gọi nhân viên phục vụ đến thanh toán, nhân tiện hỏi: “Anh Nam Khánh đã luyện đàn xong chưa?”

“Vẫn chưa xong.” Đối phương nhận tiền, mìm cười nói: “Cô nghe xem…”

Nói xong, nhân viên phục vụ đi đến quầy tính tiền.

Minh Lam không định quấy rầy Nam Khánh nữa. Được nhân viên phục vụ nhắc nhở, cô không khỏi tập trung lắng nghe. Trong đêm, ngoài tiếng mưa rơi, tiếng lá xào xạc, dường như có tiếng nhạc cụ nào đó văng vẳng từ phía bên kia cánh cổng bán nguyệt cách đó không xa. Như nỉ non như than thở.

Minh Lam bất giác bước đến gần cổng bán nguyệt. Giai điệu truyền vào tai ngày càng quen thuộc, những nốt thăng trầm vang lên như đang gợi nhớ về một cơn mưa kí ức, lạnh buốt thấu tim.

Giai điệu này… Bàn tay cô che miệng, kìm lại lời nói suýt bật thốt lên, nhưng cô không nhận thấy những giọt nước mắt nóng hổi đang tràn ra từ khoé mắt.

Cô sẽ không nhớ nhầm, đây là tác phẩm của Giang Hoài!

“Mưa trước mái hiên” – Tác phẩm cuối cùng của Giang Hoài, cũng là tác phẩm duy nhất anh sáng tác sau khi bị liệt. Minh Lam vẫn còn nhớ, sau khi khúc phổ này được hoàn thành, Giang Hoài bảo cô mang chiếc đàn nhị hồ mà anh trân quý nhất trước khi bị tai nạn đến, yêu cầu cô đập vỡ nó ngay trước mặt mình. Cô giữ chặt chiếc đàn, lắc đầu liên hồi và khóc đến phát run, cô không muốn, không muốn làm thế.

Cuối cùng cô vẫn đập chiếc đàn vỡ tan tành. Bởi vì, Giang Hoài dã dùng giọng nói bình tĩnh pha lẫn nỗi bi thương nói với cô: “Từ giờ trở đi, nhạc sĩ Giang Hoài đã chết rồi. Đây là kết quả tốt nhất. Những tác phẩm anh lưu lại ít nhất cũng chứng minh được anh từng sống trên cõi đời này. Mà sự tồn tại của chiếc đàn nhị hồ đó chỉ có thể nhắc nhở anh, Giang Hoài… đã không còn nữa.”

Sau cổng bán nguyệt có hai đường mòn lát đá đều dẫn đến điểm cuối là những toà kiến trúc bằng gỗ. Phía bên tay trái trông giống như một toà nhà được xây dựng lại theo kiến trúc giả cổ. Những chiếc đèn lồng bằng giấy dầu đủ màu sắc treo dưới hành lang mái hiên, cửa sổ những căn phòng trên tầng hai đều hắt ra ánh sáng hài hoà. Minh Lam nhìn xung quanh, mơ hồ nhìn thấy phía trước có một quầy gỗ cao khoảng nửa thân người, bên trong có một nữ nhân viên phục vụ mặc áo dài màu xanh lá đang ngồi, nhìn rất giống quầy tiếp tân của khách sạn. Mà toà nhà phía bên tay phải thì tối đen, nhờ vào ánh đèn hắt lên từ đường mòn và toà nhà đối diện, cô chỉ có thể nhìn thấy đường nét mông lung một căn phòng nhỏ ở lầu một, cánh cửa sổ khắc hoa mở hé một nửa, tiếng đàn bắt đầu truyền ra từ nơi đó.

Minh Lam đi đến dưới mái hiên, đứng lặng trước cửa sổ. Tiếng đàn tấu vang lên bên tai rõ hơn, đan xen với tiếng mưa lất phất trong đêm đen yên tĩnh. Nỉ non da diết.

Ngay lúc đó, Minh Lam đã quên mất người kéo đàn là ai. Như bị thôi miên, cô cảm thấy người đang kéo đàn trong bóng tối kia là Giang Hoài, anh đang kéo chiếc đàn nhị hồ yêu thích, tấu lên tác phẩm ấp ủ nhất của mình! Nhìn từng giọt mưa rơi từ mái hiên, rớt xuống những chiếc lá sen được trồng trong chum lớn đặt trước hành lang kia, cô mới cảm nhận được anh dùng bốn chữ “Mưa trước mái hiên” để đặt tên cho tác phẩm của mình chuẩn xác đến nhường nào! Cô không hiểu âm nhạc, nhưng cô hiểu nỗi bi thương của Giang Hoài. Bi thương của anh không phải “Vô biên ty vũ tế như sầu” (), mà là một cơn mưa lớn đã rơi thật lâu, không biết khi nào mới có thể tạnh, cứ rơi mãi rơi mãi trước mái hiên.

Tiếng đàn đột nhiên dừng lại, cô bối rối đến nổi vô tình chạm vào cửa sổ.

Người trong phòng nói gì đó bằng tiếng Việt Nam, nhưng Minh Lam đoán rằng có thể anh đang hỏi ai ở bên ngoài. Cô do dự liệu có nên quay người bỏ đi không, nhưng nghe thấy âm thanh anh đứng dậy khỏi ghế, nghĩ đến anh không nhìn thấy, nếu bất cẩn sẽ bị va vào đâu đó, thế thì đây là lỗi của cô. Do vậy, cô nhanh chóng trả lời: “Là tôi.”

“Lam?” Giọng của Nam Khánh mang theo sự khẳng định nhiều hơn là nghi vấn, và rồi anh tiếp tục tiến lại gần cô.

Nam Khánh đến gần bệ cửa sổ, nhờ ánh sáng của đèn lồng mà Minh Lam có thể nhìn thấy anh rõ ràng, anh mặc một bộ đồ ngủ bằng lụa màu xám, trong tay không cầm chiếc gậy dò đường của mình.

“Xin lỗi, ở bên ngoài tôi nghe thấy tiếng đàn, không nhịn được nên mới…”

Nam Khánh mò mẫm đến cửa sổ, mở hai cánh cửa ra rộng hơn: “Cô biết khúc nhạc này là của ai không?”

Lòng cô bỗng đau xót: “Tôi biết, là của Giang Hoài.” Giọng của cô không giấu được sự run rẩy.

Vẻ mặt Nam Khánh hiện ra biểu tình nghiền ngẫm, do dự một lát, anh nói: “Bởi vì đây là khúc nhạc của Giang Hoài, nên cô mới đến để nghe đúng không?”

Minh Lam bối rối không biết phải tra lời thế nào mới đúng. Cuối cùng cô đáp: “Là bởi vì khúc nhạc của Giang Hoài, nhưng cũng vì anh đàn tấu rất hay.”

“Không hay đến mức khiến cô khóc chứ?” Nam Khánh lạnh nhạt cười.

Minh Lam vô thức giơ tay lên mặt, lại khiến nụ cười của Nam Khánh càng thêm vẻ khinh thường. Cô ngạc nhiên khi mặc dù Nam Khánh không thể nhìn thấy nhưng lại có thể cảm nhận được dáng vẻ luống cuống của cô.

Cô hơi khó chịu, thậm chí là tức giận. Dựa vào đâu mà Nguyễn Nam Khánh lại đối với cô bằng thái độ và biểu cảm như vậy? Vì anh là khách quý của Giang Hoài sao? Cô không nên gây xung đột với anh, tốt hơn hết là nên rời khỏi đây. Cô vội vàng bỏ lại một câu “Làm phiền rồi” sau đó nhanh chóng quay người bỏ đi.

“Đợi đã.” Nam Khánh hô lên. Anh quay người rời khỏi cửa sổ, đi dọc theo bức tường, sau đó biến mất trong bóng tối. “Tôi mở cửa cho cô.”

Rốt cuộc cô cũng mềm lòng, và quyết định quay lại.

Cô lén làm mặt xấu với cánh cửa sổ nơi lúc nãy anh đứng: “Hừ!”

Cửa mở, Nam Khánh dựa vào khung cửa, nói: “Đến đây, tôi có chuyện muốn nói với cô.”

Minh Lam đi qua đó, sau một hồi do dự, cô vẫn kiên trì bước vào trong phòng.

“À, suýt thì quên mất.” Anh giơ tay mò mẫm ấn mở công tắc trên tường. Cả căn phòng sáng lên. Lúc nãy ở trong bóng tối một thời gian dài, giờ đây Minh Lam cảm thấy ánh đèn có hơi chói mắt. Hoá ra trong căn phòng này cũng có lắp đặt đèn, chắc là để thuận tiện cho khách và người giúp việc sử dụng.

Thực ra Minh Lam có hơi chột dạ, dù sao đêm nay cũng là do cô mạo muội đến đây trước. Cô quyết định mặc kệ chuyện như thế nào, thành tâm nói lời xin lỗi người ta trước đã rồi tính tiếp. “Anh Nguyễn, tôi biết lúc anh đang luyện đàn không thích có người khác quấy rầy, tôi cũng là nhất thời vô ý, mong anh vui lòng bỏ qua cho!”

Nam Khánh dừng lại trước chiếc ghế bành bằng gỗ có tay vịn khắc hoa cúc, hai tay giơ về phía trước mò mẫm, chạm đến tay vịn thì chậm rãi ngồi xuống. “Cô dùng một từ rất thú vị…” Anh không nói rõ đó là từ nào.

Sau đó, dường như anh cố tình phớt lờ lời xin lỗi của cô, chủ động chuyển sang một chủ đề khác. “Chúng ta mới gặp mặt nhau ngày đầu tiên, cô đã gọi tôi bằng đủ cách xưng hô – À, tên mới nhất là “Hừ!”. Tôi thấy chúng ta nên gọi nhau bằng tên thì tốt hơn. Ở đây chúng tôi thường gọi nhau bằng chữ cuối cùng trong tên mình, nếu như cô không quen thì có thể gọi tôi là “Nam Khánh”, tôi có thể gọi cô là “Minh Lam”, sẽ thoải mái hơn là thêm “Anh/ Cô” vào, ý cô thế nào?”

Minh Lam cảm thấy vấn đề này không có gì để bàn cãi cả, nói: “Tôi đồng ý, Nam Khánh.”

Vẻ mặt anh không có biểu hiện gì nhiều, sau cùng biến thành một nụ cười miễn cưỡng: “Thực ra tên gọi cũng chỉ là một kí hiệu, và không có ý nghĩa thực tế. Ví dụ hôm nay tôi tên là “Nam Khánh”, hôm qua có thể là “Bắc Ái”, ngày mai có thể là “Đông Hoan” hoặc ngày mốt có thể là “Tây Lạc”! ” Đột nhiên anh thay đổi giọng điệu, vẻ lạnh lùng hoàn toàn khác với nụ cười vừa nãy. “Còn cô? Cô có luôn được gọi là “Minh Lam” không? – Giản Minh Lam?”

So với Nguyễn Nam Khánh nho nhã lịch sự ban ngày, Minh Lam cảm thấy Nguyễn Nam Khánh lúc ban đêm quả thật như hai người xa lạ. Hơn nửa đêm, có ai lại mời một cô gái vừa mới quen vào phòng để thảo luận một vấn đề nhàm chán như vậy không?

Tâm trạng cô vốn không tốt lắm. Trong lúc trời mưa liên miên không dứt, vẫn chưa tìm được chỗ trọ qua đêm nay, vừa mới nghe một khúc đàn gợi lại nỗi đau, những điều này đều làm cô phiền lòng không thôi. Bây giờ còn phải ở bên cạnh một người lạ nghe thảo luận về một chủ đề hết sức nhàm chán. Cô chỉ muốn nhanh chóng kết thúc cuộc nói chuyện này thôi, càng nhanh càng tốt.

“Tôi tên Giản Minh Lam” Lý trí bảo cô phải kềm chế và duy trì lịch sự hết mức có thể. “Chưa từng thay tên đổi họ.” Mặc dù cái tên này có lúc khiến cô cảm thấy nhục nhã và đau đớn, nhưng dù sao đây cũng là tên do cha mẹ cô đặt cho. Bọn họ đã qua đời mà không để lại bất cứ vật kỷ niệm nào cho cô. Chỉ có cái tên này, là có thể đi cùng cô đến cuối đời mà thôi.

() Câu thơ được trích trong bài Hoán khê sa

Mạc mạc khinh hàn thướng tiểu lâu,

Hiểu âm vô lại tự cùng thâu,

Đạm yên lưu thuỷ hoạ bình âu.

Tự tại phi hoa khinh tự mộng,

Vô biên ty vũ tế như sầu,

Bảo liêm nhàn quải tiểu ngân câu.

Dịch thơ:

Hơi lạnh se se bên tiểu lầu,

Mờ mờ hơi sớm lúc ngày thâu,

Bình phong khói nước lặng một màu.

Hoa cứ bay bay như giấc mộng,

Mưa giăng rây rắc tựa cơn sầu,

Rèm treo hờ hững móc ngân câu.

(Bản dịch của Nam Long)

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio