Nã Nhị Thập Nhất Tiên Giới

chương 15: trạc thế 3

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Sáng sớm tinh mơ cả thành mạc Quy Nhân Ẩn hiện trong lảng bảng sương, nhân cảnh hẵng còn chìm sâu trong những giấc tịch mịch. Ấy vậy, Khương Diệp đã lục đục dậy từ sớm, quần áo tinh tươm, đầu tóc ngay ngắn, đeo mũ vào sau lưng, nhẹ nhàng đóng cửa đi ra khỏi Quy Nhân Hải Lâm Phủ. Cũng đã được ba ngày kể từ khi cô phải uống thứ nước rong biển kỳ quái kia, quả thật các vết thương lành lại rất nhanh mờ dần không còn dấu vết, toàn thân khỏe khoắn không còn đau nhức. Thiết nghĩ nếu ngồi lỳ ở đây lâu cũng chẳng giải quyết được việc gì, Thanh Danh hạ lệnh, nội trong một tuần Khương Diệp phải tìm ra manh mối, bằng không sẽ phải mang cô ra xét xử trước toàn dân thiên hạ. Đi từ sớm, sẽ không có nắng gắt...sẽ không bị tiền đình.

Chợt nhớ ra Thanh Danh có đưa cho mình danh sách gia môn các nạn nhân, có lẽ nên đi một vòng hỏi han biết đâu lại lấy thêm được manh mối gì. Người đầu tiên trong danh sách là một người tên Lưu An Túc, làm nông. Trước đó thì, có thực mới vực được đạo, phải ăn gì đã. Quanh đây chỉ có duy nhất một quán mì là mở cửa. Chủ quán là một bà lão rất phúc hậu, thấy Khương Diệp bước vào quán liền hồ hởi chào hỏi mời cô ngồi xuống dùng trà. Khương Diệp gọi một bát mì hoành thánh. Thời gian chờ không quá lâu, bà lão nhanh chóng đã mang ra một bát mì nóng hổi, đặc biệt rất nhiều hoành thánh và thịt heo quay, hào sảng nói: "Cô nương nhìn ốm yếu quá. Ăn nhiều vào mới có sức khỏe chứ." Khương Diệp rối rít cảm ơn rồi ăn bát mì ngon lành. Khi ăn xong ngồi xoa bụng mặt hồng hào thỏa mãn gọi với ra ngoài:"Đại nương. Con ăn hết rồi, nhưng cho con thêm bát nữa đi ạ."

"Haha có ngay có ngay!"

Ăn xong bát thứ hai, Khương Diệp đi ra trả tiền, dúi vào tay bà lão một cục bạc to nhưng bà lão bán mì kiên quyết không nhận nhiều tiền thế, nhưng sức già làm sao lại so với sức trẻ. cuối cùng vẫn phải nhận mà thôi. Trước khi đi, Khương Diệp còn hỏi thăm liệu bà lão có vô tình biết vị nào tên là Lưu An Túc hay không thì bà lão sốt sắng trả lời:

"Có phải là lão nông có con bị sát hại trong đợt vừa rồi không?"

"Dạ đúng rồi ạ. Không biết nhà bá bá ấy ở đâu ạ."

"Ở ngay cuối xóm kia thôi, cô nương cứ đi thẳng về bên trái là tới. Trước nhà có một cối đá xay gạo. Nhưng mà lão mất con xong giờ điên điên khùng khùng, suốt ngày chửi rủa thôi, sợ cô nương có tìm đến cũng chẳng nói chuyện được đâu." - Bà lão thở hắt, tay hẵng còn nhanh nhẹn lăn bột.

"Cảm tạ đại nương. Con đi trước đây."

"Có gì lần sau lại đến ăn nhé" - Bà lão hồ hởi vẫy tay chào.

"Vâng ạ" - Khương Diệp quay người đi, tay vẫn còn vẫy vẫy.

Đến trước căn nhà như miêu tả, Khương Diệp gõ ba gõ lên tấm cửa gỗ đã sờn cũ.

"Lưu bá bá có nhà không ạ. Ta đến từ Quy Nhân Hải Lâm phủ, có việc muốn nói chuyện."

Vọng từ trong nhà ra là một tiếng xua đuổi dữ dằn:

"Các người cút hết đi. Ta không cần dăm ba cắc bạc của các ngươi. Ta cần biết kẻ gϊếŧ con ta là ai. Ta sẽ không im miệng như những kẻ khác đâu. Biến hết đi!"

Cứ tưởng lôi danh Hải Lâm phủ ra thì sẽ nhận được sự hợp tác, ai dè lại bị phản tác dụng. Khương Diệp hạ giọng xuống:

"Ta không phải đến đây để bắt lão bá nhận tiền hay gì cả, ta chỉ muốn tìm manh mối thôi."

"Manh mối?"

"Đúng vậy. Để giúp ta phá án."

Bên trong lục xục một hồi tiếng gỗ di chuyển, rồi cửa mở ra. Trước mặt Khương đại tiểu thư bây giờ là một ông lão thân hình quắc thước nhưng nét mặt tiều tụy, hai mắt quầng thâm, có lẽ đã nhiều đêm không ngủ.

"Cô vào đi."

Khương Diệp được mời ngồi xuống một bàn trà nhỏ, Lưu bá bá đi vào bên trong lấy trà, có lẽ đây là một người rất trọng đạo nghĩa, trong tình huống này mà khách đến vẫn mời trà. Lão bá rót cho Khương Diệp một chén trà xanh rồi buông ra câu mỉa mai:

"Ta tưởng phủ các người chỉ muốn nhanh nhanh chóng chóng khiến cho bọn ta im miệng chứ làm gì có ý tốt gì. Hơn một trăm ngày rồi mà làm gì có ai đến đây hỏi hai chữ manh mối, chỉ muốn một lão già thấp cổ bé họng như ta ngậm mồm cam chịu mà thôi."

Khương Diệp chỉ biết gãi đầu cười trừ:

"Lão bá cũng biết trong nội phủ cũng có nhiều công việc, bây giờ Thanh Danh công tử mới phái ta đi âm thầm điều tra, không muốn làm lớn chuyện để tránh bứt dây động rừng."

"Cả phú đó chắc chỉ còn tam đại công tử là thấu tình đạt lý quan tâm đến đám dân đen như chúng ta."

"Lão bá, lão có để ý trước khi mất tích con trai bác có nói gì là sẽ gặp ai, làm gì hay đi đâu không?"

"Không. Nó chỉ bảo là nội vụ trong phủ, nhưng đợt này sẽ được đãi ngộ hậu hĩnh hơn, kiếm được nhiều tiền về sắm tết, lấy vợ,..." - Lưu bá bá hướng mắt về phía xa xăm, giấu đi hai dòng lệ rưng rưng chỉ chực chờ tuôn trào ra.

"Vậy huynh ấy có nhắc nội vụ ấy là việc như thế nào không?"

"Hình như là việc giữa Gia Định Mạnh Thị và Quy Nhân Lê Lý thị. Nghe bảo là làm lễ tế khai hoang vùng nào đấy, cần nhiều nhân lực một chút. Ta chỉ nhớ mang máng như vậy. Ngoài ra không còn gì nữa."

Khương Diệp cảm ơn lão bá rồi xin phép cáo từ. Sau khi đến nhà các nạn nhân còn lại đều nhận được những lời khai tương tự. Vậy thì nội vụ ấy là chuyện gì? Nếu đã lo việc trong phủ thì làm sao cứ vô tình biến mất như thế được? Mọi người trong Lê Lý phủ lại còn tỏ ra rất bất ngờ. Sao Thanh Danh không nhắc đến việc này khi trao đổi lại với cô? Miên man là những suy nghĩ rối rắm quẩn quanh. Có lẽ vẫn phải đến hiện trường một phen để xem còn dấu vết gì hay không.

Cảnh vật tựa như chẳng mấy thay đổi, có điều chẳng còn tử khí, chẳng còn thây chết, chỉ có mùi ẩm của nước biển và sự im lìm của những phiến nhũ đá. Cảnh không người vẫn là cảnh đẹp nhất.

Khương Diệp để ý ở đây có la liệt các ký tự kỳ lạ được vẽ bằng mực đỏ đã phai màu và vô số biểu tượng bát quái sắp xếp ngẫu hứng, cách bố trí các khối đá trong động lại vô cùng quỷ dị. Linh tính như mách bảo Khương Diệp phải nhìn kỹ vào những biểu tượng này. Nhìn có gì đó rất quen thuộc, lùi lại thêm vài bước nữa để xem xem. Mọi thứ cứ chằng chịt vào với nhau, tựa như các chấm trên tinh đồ vậy. Khương Diệp thức thần: "Đúng, nhìn rất giống một tinh đồ. Các biểu tượng bát quái là các sao lớn còn những ký tự kia tựa như các sao nhỏ nếu nhìn từ xa. Khương Diệp ghép nối trong đầu các hình bát quái lại với nhau, hình ảnh dần hiện ra, nhìn tổng thể tựa như hai con mãng xà lớn quấn quanh một thanh gươm vậy. Sao này là sao gì? Đáng nhẽ tiết chiêm tinh không nên ngủ gật mới phải. Khương Diệp cáu kỉnh đến chửi thề: "Mẹ nó!!!"

Trong khi đang lùi vô thức, cô dẫm phải một vũng nước nhỏ, phía dưới là đá nhẵn, toàn thân Khương Diệp mất thăng bằng, ngã lăn một cái.

Trong Phù Mỹ động vang lên một tiếng: "Á" thất thanh. Sau tiếng kêu ấy, Khương Diệp thấy mình đã lăn xuống một cái hốc nhỏ sâu hoắm, dẫn vào một mạch nước ngầm. Linh tính tò mò như mách bảo Khương Diệp hãy đi vào sâu hơn.

Dù sức khỏe đã hồi phục chín mười phần nhưng pháp lực của Khương Diệp hẵng còn rất yếu, đến một hỏa chú nhỏ cũng không niệm ra được nên cô nương ấy đành dò dẫm mò mẫm trong trong sơn động tối đen như mực. Hai tay Khương Diệp huơ huẩy liên tục, một phần để dò đường, một phần để nếu thấy thứ gì kì quái thì có thể nhanh chóng quay đầu, nhưng tay chỉ vô ý đập vào các các vách đá gồ ghề lạnh lẽo chứ chẳng thấy gì cả. Cho đến một hồi, cả cánh tay chỉ cảm nhận được một khoảng không, có vẻ như đã đến được một phần khác của sơn động.

Khương Diệp đứng dậy, phủi lại mũ và quần áo, cởi đôi giày đã ướt sũng do đi trong nước ra, để vào một bên. Đôi mắt như đã quen với màn đêm, có thể nhìn thấy mơ hồ hình dáng mọi vật xung quanh, trước mặt Khương Diệp là toán cây dây theo rủ xuống tựa như một tấm màn, Khương Diệp vén thử toán cây leo đó lên nhưng có vẻ chúng rất dày, phải đến cả mét, thiết nghĩ hay cứ lao thử vào xem sao. Dò dẫm một đoạn, những đầu ngón tay bắt đầu cảm nhận được một tia ấm

"Nắng?"

Quả thật đi qua đám cỏ ấy là đến một hồ nước nhỏ, cạnh đó là một cái hang nhìn thoạt qua có vẻ không sâu lắm, có thể nhìn bằng mắt thường, những tia nắng xuyên qua các kẽ lá, lan tỏa khắp không gian. Chiếc hang kia cách Khương Diệp độ trăm bước chân. Khương Diệp nhìn thấy một bóng người mặc áo xanh lục bảo đậm thập thoáng ở đàng xa.

Khương Diệp tự đặt một loạt các câu hỏi nghi vấn:"Tại sao ở giữa nơi sơn cốc vắng vẻ này lại có người? Chẳng lẽ đây là hung thủ? Nhưng hắn có thể ngốc đến mức ở gần nơi gây án vậy sao? Lúc này cứ từ tốn tiếp cận có lẽ là hợp lý nhất."

Lấy chiếc mũ nãy giờ còn đeo sau lưng đội lên đầu, rủ tấm màn che xuống, lại tự nghĩ: "Có lẽ lúc như thế này không nên để hắn biết mặt mình thì hơn. Nhưng mà mình chắc gì đã biết hắn nhỉ? Mà thôi cứ đội lên để tránh nắng làm chói mắt vậy. Ngoài ra trông cũng khá là ngầu nữa."

Hiện tại Khương Diệp đang mặc y phục màu xám khá giống màu của các vách đá, có thể lợi dụng thành một lợi thế ẩn mình. Càng tới gần kẻ kia, Khương Diệp nghe thấy một giọng hát trong trẻo vừa lạ vừa quen, cứ lớn dần, nhưng câu chữ cứ xô và nhau, không rõ là tiếng ở đâu. Khi tới gần cửa hang, cô ẩn mình sau một tảng đá lớn. Vừa định ló đầu ra thăm dò thì vô tình trượt chân, làm mấy hòn sỏi nhỏ dưới chân lăn vào nhau tạo ra những tiếng sột soạt lộc cộc. Tiếng hát ngay lập tức bị ngắt đoạn. Khương Diệp nhăn nhó mặt mũi, tự nhủ rằng chắc kẻ kia không nghe thấy đâu, rồi rón rén thò đầu ra. Nhưng chẳng còn ai ở đấy nữa rồi.

Khương Diệp lạnh gáy, từ từ quay đầu ra đằng sau.

Dự cảm không lành.

Nhưng,

Cũng chẳng có ai ở đấy cả.

Khương cô nương nuốt nước bọt ực một cái rồi tự nhủ:

"Hắn chưa thể đi xa vậy được. Có lẽ nếu tỏ ra thiện chí thì hắn sẽ không làm gì mình, còn nếu có làm sao thì có thể truyền tín hiệu gọi Thanh Danh công tử cứu mình cơ mà. Nếu hắn gϊếŧ mình luôn...hầy...làm gì đến mức đấy nhỉ."

Khương Diệp đứng một mình hô hoán khắp hang động:

"Vị huynh đài nào đó ơi, ta vô tình bị lạc trong động này. Huynh có thể dẫn ta ra ngoài được không? Ta tên Khương Diệp, ai tên Diệp họ Khương cũng là người tốt, nhất định không có ý xấu đâu."

Đáp lại cả tràng độc thoại vừa rồi chỉ là sự tĩnh lặng của thiên nhiên. Tự cốc đầu mình vì cảm thấy bản thân quá ngớ ngẩn. Khương Diệp thăm thú xung quanh. Ở đây có một chiếc giường nhỏ làm từ tre nứa, một chiếc bếp củi cùng một vài chiếc nồi và bát đũa, ngoài ra còn có một quả dưa hấu hẵng còn ăn dở. Nhìn vết cắn trên quả dưa, kẻ này chắc hẳn có khoang miệng rất to. Có lẽ đây là đống đồ mà tên lính mũ đỏ đã nhắc tới. Nhưng mấy vật này thật sự chẳng có gì đặc biệt, một kẻ thích ăn dưa hấu và nấu nướng lại thích gϊếŧ người? Dù sao thật ra hai phạm trù này cũng không liên quan đến nhau một chút nào. Đâu có ai cấm sát nhân ăn dưa hấu...Khương Diệp tự nhủ bản thân lại đi quá xa rồi.

Trên giường là bề bộn những tờ giấy và một chiếc bút mực vẫn còn ướt đầu lông. Khương Diệp cầm thử một tờ giấy lên xem xét. Đây là một tờ giấy chất liệu rất tốt, giấy trắng và dai, có lẽ chỉ có danh gia vọng tộc mới có được, trên giấy là những hàng chữ nắn nót ghi chép lại những bài thơ. Khương Diệp đọc mấy dòng ong bướm này có phần không quen, cười ha há rồi cảm thán: "Thứ văn chương sến súa gì đây?".

Một vật từ đâu lao tới đầu Khương Diệp, tiếng "bốp" vang lên khá to. Khương Diệp xoa xoa đầu, tự nhủ chắc là vật lạ gì đấy rơi vào đầu. Nhìn một hồi thì cô nhận ra ở góc dưới cùng bên trái của tờ giấy là ấn son đỏ khắc gia huy Mạnh thị in chìm. Khương Diệp cười khẩy: "Hóa ra liên quan đến nhà ngươi. Vậy mà dám vu oan cho bổn cô nương. Chờ đấy rồi ta sẽ vạch mặt tên sói già nhà ngươi."

Lời này không cần nói chắc cũng biết là dành cho ai. Nhưng ở đây chỉ là vài ba tờ giấy thì chẳng chứng minh được gì cả. Khương Diệp cuộn hết đống giấy bút lại rồi để vào tay nải.

Khi Khương Diệp dò ngược lại đường để ra ngoài thì cũng đã gần xế chiều. Một ngày trôi qua tựa như chớp mắt. Thong dong bộ hành theo đường rừng bỗng cô cảm thấy như thiếu thiếu một cái gì đó, hình như ở dưới chân hơi mát hơn bình thường thì phải.

Ai đó đã quên mất không cầm giày về rồi...Một tiếng thở dài đến não nề. Khương Diệp phân vân: "Nên quay lại lấy hay không nhỉ. Đôi giày tốt như vậy bỏ đi cũng phí thật. Nhưng mà đi gần nửa đường rồi mà còn phải quay lại...Thôi thì mua đôi khác là được. Nhưng ở đây không có thợ quen làm giày cho ta...sợ sẽ không đẹp..."

Trong lúc Khương Diệp còn nhìn chằm chằm xuống chân đang do dự lưỡng lự chợt có một đôi giày chìa ra trước mặt cô.

"Cô nương gì ơi! Quên đồ này." - Một giọng nói trong trẻo ôn nhu cất lên.

Khương Diệp ngẩng đầu lên, mặt nạ sắt, áo xanh ngọc lục bảo có phần quen thuộc

....

m Thanh Danh luôn dậy từ sớm để chăm sóc đám cây cảnh trong vườn. Mấy ngày hôm nay mọi chuyện dần đi vào quỹ đạo, đầu óc của y mới có thể giãn ra hơn một chút mà để ý tới vườn thượng uyển. Thay y phục sang một bộ áo vải thô màu chủ đạo là xám điểm xuyết chút họa tiết sóng nước xanh lục, Thanh Danh cẩn thận thắt chặt đai lưng, vấn tóc lên cao, chuyển mình từ một vị công tử thư sinh sang một nam nhân có nét rắn rỏi, mạnh mẽ của một thiếu niên vùng biển. Từ vườn của Thanh Danh có thể nhìn xuống thẳng khuê phòng nơi Khương Diệp ở. Thấy Khương Diệp đang lúi húi đóng cửa ra ngoài, Thanh Danh chỉ thầm nghĩ: "Chúc cô nương thuận lợi bình an".

Cả ngày hôm nay ngoài lo chính sự Thanh Danh còn phải kiểm tra sa đồ của Truy Nhân Tán để xem Khương Diệp đã đi đến đâu, liệu rằng cô ta có ý định bỏ chạy hay không. Nhưng ngoài loanh quanh trong thành chắc có lẽ để đi chơi thăm thú ra thì không có gì đặc biệt cả, tín hiệu trên sa đồ hiện chữ An màu xanh ý chỉ người bị niệm chú vẫn bình thường. Khương Diệp có lẽ đã dừng lại trong Phù Mỹ động rất lâu rồi mới trở ra. Khi hướng ra khỏi động không xa lắm, chữ An hóa màu đỏ thành chữ Hung.

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio