Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Thành Kỷ Nam, nơi người Sở hồn khiên mộng nhiễu ().
《Sách Chiến Quốc – Sách Sở》 từng ghi lại, “Sở Vương dạo chơi ở Vân Mộng, hàng nghìn xe ngựa đi theo, cờ xí che rợp bầu trời.
Lửa rừng cháy lên như vầng hồng, đàm hổ gầm lên như sấm sét”, oai phong biết bao, thịnh cảnh biết bao.
Dọc theo đường đi Địch Kỳ Dã nghe Khương Dương kể về Kinh Sở, chỉ cảm thấy hắn dùng thật nhiều thật nhiều từ ngữ ca ngợi, tới khi đến thành Kỷ Nam tự mình từ trên cao nhìn xuống, mới thấy quả thực phồn hoa hùng vĩ, khiến lòng người kính sợ.
Thành Kỷ Nam, phía đông đối diện Vân Mộng, nhánh sông vòng quanh thành, thành lâu cao lớn màu than chì dưới nắng ban mai như phủ lên một tầng ánh kim, trong thành đài rộng gác cao, hiên đình xen kẽ, tử khí đông lai (), biển mây dập dềnh, sương mù vờn quanh, không giống thành trì chốn phàm trần, mà tựa như một tinh cung.
Đứng trên thành lâu nhìn về hướng đông, Vân Mộng Trạch () sóng nước lăn tăn trải rộng, ngoài đại doanh thuỷ quân, hàng trăm tàu chiến nối liền nhau, thuyền lớn nhiều vô số.
Đó là thuỷ sư () vô địch do một tay Cố Liệt tạo nên.
Ngoài thành Kỷ Nam, bá tánh đứng chật kín đường phố, ngõ hẻm để đón chào, hô to Sở Vương.
Địch Kỳ Dã nhìn thấy Kỷ Nam, chỉ liếc mắt một cái đã biết, nơi này không còn là mảnh đất tuần săn của Sở Vương thời Chiến Quốc, cũng không còn là mảnh đất thụ phong của Sở Vương, mà là một thành Kỷ Nam đã khắc thật sâu dấu ấn của Sở Vương Cố Liệt.
Lòng hắn dâng lên nỗi vui mừng.
Đại quân trở về thành, còn đánh thắng một chiến dịch lớn như hạ Thục Châu, tất nhiên cần phải khai đàn tế tổ, an ủi Sở Vương linh thiêng trên trời.
Sở Vương Cung, trung tâm thành Kỷ Nam, chẳng cần nhiều lời về sự hoa mỹ, nét đẹp lặng yên của nó nữa, điểm đặc biệt đó là ở đối diện cung điện, có một toà đài cao, trường giai () được dựng đối xứng, làm từ gỗ ngô đồng, cao ngất trong mây, tên là Tê Phượng Đài.
Ngày ấy trở về thành, sau giờ ngọ, mặt trời treo cao, một đạo sĩ bấm giờ lành, Cố Liệt lên đài tế tổ.
Loại cổ lễ này, Địch Kỳ Dã chỉ mới nhìn thấy trong sách, hơn nữa hắn vẫn luôn trốn tránh Cố Liệt vì xấu hổ hôm uống sau, nên hoàn toàn không hiểu biết quy trình, đứng giữa chúng tướng quan sát đầy mới lạ.
Bọn họ đứng hai bên sườn của bậc thang dẫn lên Tê Phượng Đài.
Sở Vương Cố Lân Sanh đã mất, Sở ca ai điếu.
Giờ lành đã đến, sanh tiêu động, đào huân lên (), khúc ca bi ai của người Sở như tiếng quỷ kêu khóc giữa đêm đen, Sở Vu đeo mặt nạ Na () nhảy khúc tế vũ theo tiếng trống quân, thân hình như điên như cuồng, lại tựa như du hồn.
Một màn biểu diễn này quả thực như đang ở hoàng tuyền âm phủ, rồi lại rõ ràng đang phát sinh dưới ánh mặt trời sáng ngời rực rỡ, túc mục quỷ quái, tất cả người Sở đều ngập nước mắt.
Ngay cả Địch Kỳ Dã chỉ là người ngoài vậy mà trái tim cũng không tự chủ rung lên theo tiếng trống, bi thương khó hiểu.
Đột nhiên, tiếng nhạc dừng, một tiếng trống mạnh, Sở Vu quỳ rạp xuống mặt đất mà bái, Cố Liệt bước ra khỏi cửa cung, đi về phía Tê Phượng Đài.
Hắn mặc một bộ đồ hiến tế đơn giản màu đen, càng thêm cao gầy so với vương phục ngày thường, mái tóc dài đen nhánh như màn đêm nay buộc cao thành đuôi ngựa, phỏng theo dáng vẻ tế tổ của Sở Vương năm xưa.
Nhưng khác với Sở Vương chính là, hắn cởi ra áo trên buộc ở bên hông, lộ ra nửa người.
Dân chúng người Sở đứng hai bên đường dần dần quỳ xuống theo bước chân hắn.
Mãi đến khi Cố Liệt bước lên trường giai, đi ngang qua Địch Kỳ Dã, hắn mới hiểu vì sao Cố Liệt không mặc chỉnh tề.
Đó là một con phượng hoàng vươn cánh từ trong biển lửa, văn chương màu đỏ sậm xăm kín toàn bộ vai của Cố Liệt, màu đỏ tươi ấy, phảng phất như có thể tràn ra máu bất cứ lúc nào.
Nó đỏ đến quá mức sinh động và nhiệt liệt, thậm chí khiến người ta có ảo giác nó rằng chẳng phải một hình xăm bình thường, mà như thể gắn liền với Cố Liệt cùng sinh ra.
Người Sở tôn sùng mà nhìn chăm chú Sở Vương của họ, nhìn chăm chú sát thần Hoả Phượng của họ, ánh mắt của họ nóng bỏng như ngọn lửa, bao phủ cả người Cố Liệt trong một biển lửa đốt cháy lên từ kiêu ngạo và nợ máu của người Sở.
Địch Kỳ Dã mở to đôi mắt nhìn theo Cố Liệt dẫm lên bậc thang, từng bước lên đài, tầm mắt của người Sở xung quanh, không có một là không cuồng nhiệt, mặc cho ai đều có thể cảm nhận được Sở Vương được người Sở kính yêu đến nhường nào.
Nhưng Địch Kỳ Dã lại không nhịn được cảm thấy, người bọn họ nhìn chỉ là Sở Vương, nào phải Cố Liệt.
Thân ảnh ấy, thật sự cô quạnh.
Hắn nhìn Cố Liệt thực hiện cổ lễ rườm rà, sanh tiêu đào huân lại một lần nữa vang lên, Cố Liệt lạy Sở Vương ba lạy.
Nhìn Lục Dực bước lên đài cao, đưa tro cốt của cha mẹ vào lăng Sở, hoàn thành di nguyện của cha mẹ, một tướng gian như hắn lại thành kính dập đầu chảy máu trước bài vị của Sở Vương.
Lục Dực là một người khi cần ngay thẳng sẽ ngay thẳng, khi cần đưa đẩy nhất định sẽ đưa đẩy.
Một người như vậy, tất nhiên không phải kẻ thật sự ngay thẳng, không có tâm cơ, ngược lại, chính bởi vì cực kỳ thông minh linh hoạt, cực kỳ mẫn cảm trước thời thế, mới có thể biết khi nào nên nói thẳng, khi nào nên thận trọng.
Vậy nên Lục Dực là tướng gian.
Nếu dùng lẽ thường để phỏng đoán, khi một người như vậy thể hiện sự đồng cảm đối với người Sở, có lẽ có một nửa là chạy theo huyết mạch, một nửa là lý do dễ nghe mà thôi.
Cho tới khi tận mắt nhìn thấy Lục Dực ở trước bài vị của Sở Vương, dập đầu đến trán nhuộm máu đỏ.
Địch Kỳ Dã rũ mắt suy nghĩ sâu xa, dường như đã cảm nhận được, lại chẳng thế hoàn toàn hiểu thấu đáo.
Không đợi Địch Kỳ Dã vuốt thuận suy nghĩ, chợt nghe người hầu truyền tầng tầng tiếng gọi: “Truyền Địch Kỳ Dã.”
Người Sở tế tổ, sao lại gọi mình làm gì?
Hắn nhìn trái nhìn phải, Khương Dương đang liều mạng nháy mắt ra hiệu cho hắn, vì thế hắn dựa theo lễ nghi mà Khương Dương dạy hắn lúc ở Thục Châu, chậm rãi bước ra khỏi hàng, hướng về phía Cố Liệt trên đài cao thi lễ, theo bậc thang phía bên phải, từng bước đi lên đài cao.
Cố Liệt đăng cao tế tổ (), một là vì an ủi Sở Vương đã đánh hạ Thục Châu, hai là để phong Lục Dực, Địch Kỳ Dã làm tướng.
Kiếp trước Cố Liệt cũng làm như thế, dù sao Địch Kỳ Dã có bản lĩnh thu phục quân tâm, nên Cố Liệt cũng lười đổi, lấy bầu vẽ gáo, chỉ đơn giản hoá nghi thức phong tướng thêm vài lần, tận lực bớt kéo thêm phê bình cho Địch Kỳ Dã một chút.
Đại tướng quân của Sở quân cũng không có phong hào hoa lệ gì, Cố Liệt không thích bày vẽ mấy thứ đó, toàn bộ đều phong thành đại tướng quân.
Ai có thể lãnh bao nhiêu binh, ai có thể đánh được trận nào, trong lòng Cố Liệt rành mạch, đều có sổ sách.
Còn xưng hô chỉ là thứ râu ria, ngay cả năm đoàn vương sư chủ lực (), hắn cũng dùng số đếm đệ nhất quân, đệ nhị quân để đặt tên, người ngoài căn bản không phân rõ được đâu là thuỷ sư, đâu là lục chiến.
Lục Dực dẫn theo quân tới gia nhập, hơn nữa sớm đã sửa biên chế quân đội theo chế độ của Sở, phong đại tướng quân cho hắn, chỉ tương đương bổ sung thêm danh phận mà thôi.
Phong Địch Kỳ Dã lại phiền toái hơn chút, cần phải điều động tinh binh cho hắn, bổ sung đủ tả hữu đô đốc và hổ báo lang kỵ, thực sự tốn không ít sức lực của Cố Liệt.
Nhóc con này gần đây còn trốn tránh hắn, Cố Liệt tốt bụng, trực tiếp cho Địch Kỳ Dã sớm đoàn tụ với mấy tên gai góc cứng đầu mà kiếp trước hắn tin tưởng nhất.
Trước mắt Cố Liệt là hai đại tướng vừa thu, nhìn xuống Tê Phượng Đài, dưới đài là triều thần bách tính Đại Sở, thu hồi tầm mắt phóng xa về phương đông, trên Vân Mộng Trạch, chiến thuyền nối tiếp bên nhau san sát.
Lại qua hai năm nữa, hắn sẽ thành quân lâm thiên hạ, khai quốc xưng đế vì Đại Sở.
Đạo sĩ niệm tế văn trước thiên địa, Cố Liệt nghe một bài ngập tràn Sở hận, tầm mắt rơi xuống đỉnh đầu Địch Kỳ Dã đang quỳ một gối dưới đất, trầm tư tự xét lại mình, cảm thấy trong lòng có vui có buồn, nhưng đều chỉ là bề nổi nông cạn bên trên, còn kỳ thực đáy lòng hắn không có đau thương phẫn nộ quá mức, cũng không có được bao nhiêu vui mừng khôn xiết.
Ở một góc Tế Phượng Đài có một đám người đang quỳ, lại nói, đó còn là thân thích của Cố Liệt.
Từ Chiến Quốc đến Yến Triều, người Sở chưa từng rời khỏi thành Kỷ Nam dù chỉ một ngày.
Mãi cho đến khi Sở Vương bị hoàng đế Yến Triều dùng danh mưu phản để di chín tộc.
Sở Vương vô cớ hàm oan, khiến cho người trong thiên hạ cùng chung cảm xúc, bị khơi dậy sự phẫn nộ, thậm chí có thư sinh bản địa nghe nha môn tuyên đọc tội trạng của Sở Vương, đã tức giận đâm đầu vào cột trụ, vì minh oan cho Sở Vương mà chết.
Hoàng đế Yến Triều giận dữ, ra lệnh văn thần sáng tác thâu đêm chín bài tội trạng, hợp lại thành 《 Cửu Tội 》, chiêu cáo thiên hạ, ý đồ bịt miệng tất cả người trong thiên hạ.
Hoàng đế Yến Triều ban bố 《 Cửu Tội 》, di chín tộc của Cố Lân Sanh, sau đó lại có tật giật mình, sợ quỷ oan báo thù, hỏi cao tăng kế sách, muốn chặt đứt mệnh số của họ Cố đất Sở.
Cao tăng hiến kế, bày cho hoàng đế Yến Triều phân phát một nửa người Sở đi khắp tứ phương, sau đó tìm một chi tông tộc họ Cố hoàn toàn không hề liên quan đến Kinh Sở, đưa tới Kinh Châu, năm rộng tháng dài, đâu ai còn nhớ rõ Cố này nào phải Cố.
Vì thế Cố gia Trung Châu trúng số rồi, vốn chỉ là một gia tộc Cố gia thường thường không có gì đặc biệt, không người tài không của cải, việc đáng khen nhất toàn gia tộc chỉ có đã từng kết thành quan hệ thông gia với chi thứ của Liễu gia trong tứ đại danh phiệt.
Ai ngờ được một ngày kia, vị trí Sở Vương lại từ trên trời rơi xuống, gà chó lên mây.
Sở Vương tuyệt hậu, Cố gia Trung Châu tu hú chiếm tổ; Kinh Châu vốn là đất Sở, người Sở lại lưu lạc tứ phương.
Từ đây người Sở mang theo khúc ca đau thương, ca về thù máu Sở Vương, ca về cố thổ Vân Mộng.
Mấy năm qua đi, tuy rằng Cố gia Trung Châu trên danh nghĩa vẫn là chủ nhân Kinh Sở, kỳ thật đã bị thông gia Liễu gia khống chế từ lâu.
Thẳng đến khi quần hùng cùng nổi dậy phản Yến, Cố Liệt lãnh Sở quân khởi nghĩa, một đường từ giao giới Tín Kinh đánh vỡ Kinh môn, dẫn theo người Sở quay về Vân Mộng Trạch.
Ngày ấy, Sở quân bước đến thành Kỷ Nam, chưa động một binh một tốt, đã thấy cửa thành rộng mở.
Trước cửa thành Kỷ Nam dựng bài vị thờ phụng Sở Vương, toàn bộ Cố tộc Trung Châu quỳ rạp trước bài vị, dưới sự dẫn dắt của tộc lão, khóc không thành tiếng, mắng to hoàng đế Yến Triều vô đạo, ai điếu Sở Vương trung dũng, Cố gia Trung Châu thề nguyện dâng lên toàn bộ tài phúc binh lực Kinh Châu, thỉnh cầu Cố Liệt nhận Cố gia Trung Châu vào gia phả Kinh Sở.
Cố Liệt đồng ý, dựng Tê Phương Đài, khai tông khoách phổ.
Sử xưng “Kỷ Nam nhận tông”.
Cứ vậy, tài phú thế lực mà Liễu gia vất vả kinh doanh suốt mười năm ở Kinh Châu, Cố Liệt chỉ thuận tiện nhận một đám thân thích Cố gia Trung Châu, đã thu được hết vào túi.
Vụ mua bán này, kiếp trước lúc ấy xem ra vẫn là có lời.
Ánh mắt Cố Liệt tối lại, đặt nửa tấm hổ phù vào tay Địch Kỳ Dã sau khi nhìn hắn chắp tay thi lễ, giương giọng kính chào.
Tầm mắt đối nhau, khoé môi Cố Liệt hơi cong lên, lại không tiếng động mà nhấp thẳng trở về.
Vào thành Kỷ Nam liền từ nông dân nhà quê thăng lên thành đại tướng quân, Địch Kỳ Dã bái tướng Tê Phượng Đài, đã thành đại hồng nhân () trong bữa tiệc quân thần tại Sở Vương Cung.
Cố Liệt uống liên tục ba chén rượu mạnh khi ở trên đài cao tế tổ, không có sức để quản hắn, ngồi không bao lâu đã trở về tẩm điện nghỉ trước.
Đạo sĩ Nhan Pháp Cổ ngồi trên bậc thang ngoài tẩm điện nhai lạc.
Một thanh phất trần tuyết trắng tuỳ ý ném trên đất, trên người hắn là một bộ đạo bào màu xám mới đổi để bói giờ lành tế tổ.
Nhưng một bộ đạo bào tử tế như vậy lại bị hắn mặc sặc mùi đoán mệnh lừa tiền.
Cố Liệt từ xa nhìn lại, chỉ cảm thấy vị ái tướng này của mình trông rất giống một con chuột da xám, thực sự là thiên phú dị bẩm.
Thấy Chủ Công trở về, Nhap Pháp Cổ bình tĩnh từ tốn mà phủi sạch xác vàng vỏ đỏ trên người, nhặt lên phất trần, ra vẻ đạo mạo khom lưng cúi chào: “Tham kiến Chủ Công.”
————————————————————-
Chú thích:
() Hồn khiên mộng nhiễu: thương nhớ ngày đêm khôn nguôi
() Tử khí đông lai: Khí màu tím nổi lên từ phía Đông, tượng trưng cho điềm lành, bình an
() Vân Mộng Trạch: hay Vân Mộng Đại Trạch là một trong những hồ đầm nước ngọt (trạch) lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời điểm lớn nhất diện tích lên đến km vuông.
Vân Mộng (vùng) khác với Vân Mộng Trạch (hồ nước).
() Thuỷ sư: quân đoàn đánh trên nước, thuỷ chiến
() Trường giai: bậc thang kéo dài
() Sanh tiêu, đào huân: nhạc cụ
() Mặt nạ Na: một loại mặt nạ giống quỷ
() Đăng cao tế tổ: đăng cao chỉ lên nơi cao, có thể là núi cao, tầng lầu cao hoặc đài cao, sử dụng trong các tập tục tế lễ, ngắm cảnh
() Vương sư: quân đoàn trực thuộc đế vương
() Đại hồng nhân: kiểu hot nhất vịnh Bắc Bộ ấy:)).