Năm Đó Nhớ Thương Đại Sư Huynh

chương 68: 68: phồn hoa đưa đệ ấy đi

Truyện Chữ
Tùy Chỉnh
Truyện Chữ

Đó là câu nói cuối cùng Bùi Nhiên nói với nàng trước khi Trúc Cơ.

"Huynh…" Bùi Nhu dè dặt hỏi, "Huynh nhớ ra rồi sao?"

Bùi Chi An gật đầu.

Nhìn đứa trẻ vừa hơn mười tuổi trịnh trọng gật đầu, ai nấy đều cảm thấy thật kì dị.

"Làm sao huynh nhớ được?" Bùi Nhu không tin vào cái gật đầu của đứa trẻ trước mặt mình.

Sau đó nàng ta lại nói: "Nếu huynh đã nhớ ra sao vẫn không chịu đi cùng muội?"

"Năm đó huynh có để lại Ký Lục châu." Bùi Chi An chậm rãi nói, "Nhờ vậy mà huynh đã nhớ lại mọi chuyện.

Còn về việc tại sao huynh không đi, huynh nghĩ muội cũng đã có câu trả lời."

Bùi Nhu điếng người khi nghe lời nói đó.

Tiết Tử Dung lên núi muộn, đối với những chuyện xa xưa của hai người kia y không biết cũng không có hứng thú, thậm chí có lúc y còn cảm thấy vị sư huynh hơn mười tuổi kia đi theo Bùi sư tỷ càng tốt.

Bùi Chi An là nỗi trăn trở sau cùng của Ly Tương ở thế gian này.

Hắn dùng hết sức lực chỉ để tìm người đưa người sư đệ này ra ngoài.

Không mong kẻ khác cứu mình, không để lại lời nào, chỉ có câu nói "đưa đệ ấy đi" khắc sâu vào thần thức, đến nỗi mảnh thần thức ấy như kẻ ngu ngốc chỉ biết lặp lại lời này.

Phù Thanh Hoằng có thể lấy lý do thiếu niên đùa giỡn không biết giới hạn che giấu cho sự ác độc còn Bùi Chi An, đứa trẻ mười tuổi kia thì sao?

Nếu nó không xa cách với đại sư huynh, nếu nó chịu tin tưởng lời nói của đại sư huynh, nếu nó không tin vào Phù Thanh Hoằng chỉ mới gặp có một lần rồi tự nguyện đi theo thì sư huynh y có bị ép vào bí cảnh không?

Phù Thanh Hoằng có thể bị y đánh cho thừa sống thiếu chết nếu không có Phù Kiến Chu ngăn cản.

Băng Hỏa Môn và họ Phù kết thành mối thù không đội trời chung với núi Thúy Vi nhưng y có thể làm gì với "đứa trẻ đó" đây?

Y không thể làm gì "điều sư huynh luôn đau đáu" trong lòng.

Y không thể oán hận một đứa trẻ nhưng cũng không muốn xen vào việc của đứa trẻ đó nữa.

Y sẽ không vì cái suy nghĩ "đại sư huynh luôn quan tâm Tứ sư huynh" mà để tâm lo lắng đến.

Y và Bùi sư huynh từ đây về sau là hai sư huynh đệ đồng môn của núi Thúy Vi mà không phải là sư huynh đệ của đỉnh Túc Phong.

Mà cũng vì lần ồn ào đó, mọi người mới nhớ thần thức của Bùi Chi An bị thương tổn mà vẫn chưa có cỏ Kết Hồn.

Nhưng cũng không ai có thể mở lời.

Bùi Nhu vẫn kiên trì ghé đỉnh Túc Phong muốn đón người, nàng ta cảm thấy chuyện thành hay không tùy thuộc vào Tiết Tử Dung nên mấy lần đến tìm y đòi người.

Tiết Tử Dung trước sau như một mà đáp: "Tùy Bùi sư huynh, đệ không dám có ý kiến."

Bùi Chi An nghe Tiết Tử Dung nói vậy thì cũng không gây thêm phiền hà, mình thì đích thân tiễn Bùi Nhu về sau đó trịnh trọng nói với Tiết Tử Dung: "Đệ oán hận huynh cũng được nhưng huynh vẫn cứ là đệ tử thứ tư của đỉnh Túc Phong, là Tứ sư huynh của đệ."

"Tùy Bùi sư huynh, đệ không dám có ý kiến."

Mà y nói không có ý kiến là không có ý kiến.

Hàng ngày đến Diệu Thủ Hồi Xuân, gặp Bùi Chi An y cũng phớt lờ.

Chính vì vậy mà thấy cỏ Kết Hồn còn tươi mới, Tô Mộc mới ngạc nhiên hỏi.

"Là Đông Phong sư tỷ phái Thương Uyên đưa." Ngừng một chút, dường như y cảm thấy phái Thương Uyên đưa cỏ Kết Hồn cho người núi Thúy Vi có chút lạ vì vậy mới bổ sung, "Lúc đó đệ có nhắc đến, tỷ ấy còn nhớ nên mới đưa sang."

"Vậy thì tốt rồi, Tứ sư huynh có thể nuôi dưỡng thần thức lại." Tô Mộc nói mà không suy nghĩ, lộ ra vẻ vui mừng không hề che giấu.

Không hiểu sao Tiết Tử Dung cảm thấy thật chói mắt, y đứng dậy nói: "Nếu không còn việc gì thì đệ về trước."

Tô Mộc kinh ngạc hỏi: "Hôm nay đệ không hỏi xin người rối hay sao?"

Tiết Tử Dung nghe vậy thì ngạc nhiên, y không nghĩ mình không hỏi xin con rối thì Lục sư huynh lại hỏi tới bèn thong thả đáp: "Dù sao huynh cũng không cho, đệ sẽ tự khắc." Hắn nói xong còn bổ sung: "Đệ học làm thử trước vài mẩu rồi mới bắt tay vào làm thật."

Tô Mộc nhìn tiểu sư đệ mình, hắn nhận ra đứa trẻ ấy giờ đã không còn ai có thể khuyên nhủ nữa.

"Đệ thì làm ra hình thù gì? Đệ chờ huynh đi." Tô Mộc nói.

Trong một chốc, Tô Mộc cũng không biết mình mủi lòng trước suy nghĩ của tiểu sư đệ hay là sợ y làm liều, khắc ra con rối xấu ma chê quỷ hờn.

Mà cũng không đúng, đời nào Tiết Tử Dung đời nào chịu để đại sư huynh mình trông thật khó coi kia chứ?

Tô Mộc lấy một chiếc hộp trong túi trữ ra, lục lọi mãi rồi ném một con rối to cỡ bàn tay tới trước mặt Tiết Tử Dung.

Tiết Tử Dung vừa chạm đến, con rối gỗ bỗng nhiên như bị bơm căng phồng lên, hóa thành hình người cao ngang với y.

Tiết Tử Dung kinh ngạc.

Y nhìn con rối cao ngang mình.

Trên thân rối, từng thớ gỗ hãy còn hiện rõ, chúng sáng bóng, khớp tay và chân tỉ mỉ, linh hoạt hơn hẳn loại đang khó nhọc đi qua lại trong sân phơi thuốc.

"Còn mới, không có pháp trận khống chế nào hết, chỉ có pháp trận thông dụng thôi." Tô Mộc phủi tay áo rồi nói.

Theo như lời Tô Mộc, điều này có nghĩa là một khi y thả linh khí vào pháp trận ở trên ngực, con rối có thể cử động bình thường nhưng sẽ không làm mãi một việc cả đời nhưng những con rối ở đây.

Ban đầu Tiết Tử Dung còn nghĩ mình còn phải cải tạo con rối thêm, tránh cho nó "nhớ mãi không quên" chuyện ở sân thuốc.

Bây giờ thật là tốt.

"Huynh…" Tiết Tử Dung ngẩng đầu nhìn Tô Mộc, y mấp máy môi như muốn xác nhận lại.

"Huynh mới thử cải tiến," Tô Mộc có chút đắc ý nói.

Sau đó hình như thấy vẻ đắc ý này không phù hợp lắm, hắn bèn hắng giọng, "Cho đệ đó.

Đi đi, để yên huynh chế thuốc."

Tiết Tử Dung bị đuổi khỏi Diệu Thủ Hồi Xuân đường nhưng y chẳng chút buồn phiền, đi về viện của mình ngay.

Y đẩy cửa bước vào viện.

Cây lê trong sân cánh hoa vẫn bay lả tả.

Hồi bé có lần Tiết Tử Dung từng nghĩ nó cứ rơi hoa mãi thế thì cánh hoa đâu mới đủ, lúc đó Ly Tương hãy còn búng vào trán của y rồi mỉm cười.

Tiết Tử Dung ngẩng đầu nhìn cánh hoa ngợp trời, bay cả sang sân cạnh bên thì có chút bất mãn.

Y phất tay áo, kế đó một tia linh lực ở đầu ngón tay bay ra ngoài, linh lực ấy như dựng thành bức tường trong suốt chắn hết, không cho cánh hoa bay qua bờ tường nữa.

Làm xong việc đó, Tiết Tử Dung hài lòng đẩy cửa phòng đi vào rồi đặt con rối gỗ ấy ngồi vào bàn.

Tiết Tử Dung không khéo tay, ít nhất là ở phương diện điêu khắc gỗ nên y không chạm gì vào con rối cả mà tìm khối gỗ khác.

Y nhớ lại khuôn mặt của sư huynh mình, bắt đầu dùng linh khí đẽo gọt khối gỗ đó theo trí nhớ.

Nhưng rất nhanh, Tiết Tử Dung đã nhận ra dù khuôn mặt đó có hiện rõ trong ký ức mình như thế nào thì bàn tay y vẫn chẳng chịu nghe sai bảo.

Hai canh giờ sau, rốt cuộc y cũng nhận ra chuyện đó vô vọng đến mức nào.

"Vậy mà khi nãy mình còn nói với Lục sư huynh sẽ tự làm." Tiết Tử Dung mỉa mai.

Kế đó, y lại ngưng tụ linh khí, nhưng lần này y không còn ngoan cố tìm khúc gỗ khác để đẽo gọt nữa mà dát lớp linh khí đó lên nơi vốn dĩ là gương mặt không hề có bất kỳ ngũ quan nào của con rối.

Khuôn mặt trong ký ức của y dần dần trùng khớp với màng linh lực đang phủ lên con rối.

Đó là khuôn mặt của sư huynh.

Kế đó Tiết Tử Dung thay đổi quần áo dược đồng ở chỗ Tô Mộc ra, đổi thành quần áo của sư huynh mình cho con rối gỗ.

Y làm xong hết những việc này lại bỗng dưng do dự.

Tiết Tử Dung mang giá nến để ở đầu giường mình đến trước mặt nhưng chẳng làm gì, cứ nhìn chằm chằm vào nó.

Cũng không biết mấy sư huynh đệ học ai, thứ gì quan trọng cũng thích để lên giá nến như vậy cả.

Bùi Chi An cũng vậy mà Tiết Tử Dung cũng thế.

Trên giá nến bằng đồng xám xịt nhưng không có lấy một hạt bụi nào, một quả cầu to cỡ nắm tay, trong suốt như thủy tinh nằm im lìm trên đó.

Bên trong viên ngọc đấy là hai mảnh thần thức lúc có lúc không va vào nhau.

Viên ngọc đó là do linh lực của Tiết Tử Dung tạo ra, nó ngăn cách linh khí ở bên ngoài, tạo cho hai mảnh thần thức đó một nơi trú ngụ.

Theo một cách nào đấy, nó là linh đài của hai mảnh thần thức rời rạc mong manh đó.

Tiết Tử Dung do dự, bởi vì dù việc y đang làm không phải là cấm thuật nhưng cũng là phù thuật - pháp trận dính líu đến thần thức ở mức độ khó đối với y.

Y cũng không thể đảm bảo có thể thật sự thành công, không làm tổn hại đến hai mảnh thần thức đó lại không thể tìm người khác giúp cho.

Mãi đến khi ánh nắng bên ngoài song cửa sổ nhạt dần, y mới hít thật sâu như để lấy dũng khí rồi kéo vạt áo vừa hãy mình cẩn thận buộc lại cho con rối ra, từ từ đặt quả cầu ấy vào pháp trận ở lồ ng ngực của con rối gỗ.

Quả cầu sáng lên.

Sau đó, từ quả cầu ấy, những sợi linh tuyến bỗng mọc ra như bộ rễ, chúng nhanh chóng c ắm vào chỗ nối - là chỗ chuyển tiếp hướng đi của linh khí trong pháp trận.

Tiết Tử Dung căng thẳng điều chỉnh linh khí tránh cho chúng khỏi tràn lan che lấp chỗ nối trong pháp trận, y tỉ mẩn dùng linh khí của mình chen vào từng mối nối, từ từ khắc lại, sửa đổi pháp trận.

Cũng thật lạ.

Y chẳng thể khắc lại khuôn mặt của người ấy nhưng lại có thể điều chỉnh linh khí chạm khắc, thay thế pháp trận trên người con rối gỗ đến hoàn hảo.

Lát sau, "bộ rễ" của quả cầu thủy tinh ấy kết nối hoàn toàn với pháp trận ở ngực con rối, nó lan rộng ra, nối liền với trận pháp khảm trên các bộ phận khác.

Mảnh thần thức trong quả cầu ấy như gặp phải chuyện gì thật vui vẻ, nó bay như con ruồi không đầu, bộ rễ "cắm" đến đâu, nó theo đi đến đó như phát hiện ra vùng đất mới để rồi sau đó lại bùi ngùi quay lại nơi pháp trận ở lồ ng ngực.

Như sau bao chuyến hành trình bôn ba, nó trở lại cố hương vậy.

Mảnh thần thức còn lại rụt rè hơn, nó cứ phập phù trong quả cầu thủy tinh ấy hệt như những người cả đời cũng sẽ không rời khỏi cố thổ vậy.

Tiết Tử Dung bỗng bật cười.

Phải rồi, đó là thần thức của sư huynh y.

Có lúc sư huynh y vui tươi nhảy nhót cũng có lúc người nguyện một đời sống an ổn ở núi Thúy Vi này.

Quả cầu thủy tinh dần dần tối lại.

Phù thuật hoàn thành.

Con rối mang vẻ mặt của Ly Tương cứng ngắt ngồi dậy.

"Nó" đặt hai chân trần xuống đất rồi từ từ đứng lên.

Tô Mộc đã cải tiến rất nhiều trên thân con rối nhưng vẫn nhìn ra dáng vẻ cứng ngắc của "nó" làm cho Tiết Tử Dung phút chốc căng thẳng, sợ "nó" ngã xuống.

Cũng không biết "nó" ngã thì sẽ thế nào nhưng y vẫn cứ đưa tay ra phòng hờ.

Sau khi con rối đó đứng thẳng người, "nó" nhìn chằm chằm vào Tiết Tử Dung.

Tiết Tử Dung mấp máy gọi: "Sư… sư huynh."

Kế đó Tiết Tử Dung thấy mình như sắp phát điên.

Con rối ấy nhìn Tiết Tử Dung rồi chớp mắt, bờ môi hé ra.

Một âm thanh quen thuộc mà y đã quen từ tấm bé phát ra từ lồ ng ngực nơi khảm quả cầu: "Đưa đệ ấy đi.".

Truyện Chữ
logoLẤY MÃ NGAY
logo
Truyện ChữTruyện Audio