Biểu hiện của hồ ly có thể nói là kinh diễm nhưng với Thiết Tâm Nguyên mà nói, nó chỉ là một kết quả hiển nhiên mà thôi.
(kinh diễm: hay/đẹp đến mức phải kinh ngạc).
Sau khi về Đông Kinh, Thiết Tâm Nguyên đã bắt đầu huấn luyện nó một cách có chủ đích. So với các loại động vật khác, hồ ly là loài có chỉ số IQ tương đối cao.
Hơn nữa, trước mặt một con tiểu hồ ly chỉ có mục đích tìm thức ăn để lấp đầy bụng thì việc huấn luyện trở nên đơn giản hơn nhiều.
Sau khi cho hồ ly ăn gì đó xong, nó buộc phải mang một thứ gì đó về cho Thiết Tâm Nguyên, dù là một khúc gỗ nhỏ cũng được. Nếu không, sau một bữa mà chẳng mang về được gì về thì phải bị Thiết Tâm Nguyên trừng phạt, cho nhịn đói.
Ước chừng hơn nửa năm sau khi được huấn luyện, tiểu hồ ly đã biết lúc người khác cho mình ăn thì nhất định phải báo đáp bằng một thứ khác. Cho nên, nó bắt đầu gom góp bảo vật cho mình, viên Thọ Sơn Thạch ấy chính là một trong cả đống bảo vật của nó.
Hiện tại, hồ ly của Thiết gia đã nổi như cồn, trở thành một câu chuyện lạ khắp thành Đông Kinh. Rất nhiều kẻ ăn no rửng mỡ đều đến phụ cận hoàng thành để xem rốt cuộc con hồ ly của Thiết gia có bộ dạng như thế nào.
Khi họ thấy tiểu hồ ly miệng ngậm rổ trúc từ xa chạy về thì ai cũng trợn trắng, tròng mắt muốn rơi xuống. Một con hồ ly có thể giúp nữ chủ nhân mang đồ giặt về nhà thì lần tiên họ mới gặp.
Cho nên, nơi đây lại xuất hiện thêm một số kẻ lòng dạ khó lường. Chúng tơ tưởng muốn bắt hồ ly để bán cho nhà phú quý, nói không chừng sẽ được giá cao. Chẳng qua, đó chỉ là một giấc mơ đẹp mà chúng không bao giờ được toại nguyện. Con hồ ly này không bao giờ ra khỏi phạm vi mười bước kể từ hoàng thành.
Mà đám thị vệ hoàng gia trên tường thành đều biết con hồ ly này khiến cho bệ hạ vui vẻ, luôn luôn sầm mặt cảnh giác với bất kỳ kẻ nào muốn động đến nó.
Còn chưa kể đến, lúc uống gió ăn sương trên tường thành giá rét, thỉnh thoảng tên nhóc ấy còn mang đến một bình hoàng tửu ấm nồng, cung kính dâng cho mọi người xua đi cái lạnh.
Rượu không nhiều lắm, chỉ đủ cho mỗi người tợp một ngụm nhỏ, có điều Thiết gia người ta không phải là gia đình đại phú đại quý. Lúc trời rét đất đóng băng như thế, hành vi ấy thật vô cùng hiếm gặp.
Vì vậy, dân trong thành Đông Khi thỉnh thoảng lại thấy hồ ly đứng trên tường hoàng thành rống to ‘grừ grừ’. Rất hiển nhiên, hoàng gia đã chấp nhận sự hiện hữu của nó rồi.
Cùng thời điểm này, tin đồn về hồ ly tinh đã bắt đầu nổi lên vô cùng huyên náo. Kẻ có lòng dạ xấu xa còn đẩy chuyện này lên, chọc thẳng đến phủ Khai Phong.
Sau khi thấy đơn kiện, Bao Chửng chỉ cười nhạt. Hồ ly tinh con khỉ, chẳng qua chỉ là tin đồn thất thiệt mà thôi! Nếu ông ta cho rằng một con hồ ly có tí linh tính là hồ ly tinh, chỉ e đây sẽ là một câu chuyện cười vĩ đại nhất trong giới sĩ lâm của Đại Tống.
Người có học không nói chuyện ma quỷ, phản loạn!
Nhưng ông ta cũng ngầm phê bình mẹ con Thiết Vương thị làm ảnh hưởng đến hoàng gia, dù sao họ cũng đang trú dưới chân hoàng thành. Hoàng đế nói là làm, đã nói ra trước mặt mọi người thì tuyệt không thể sửa đổi.
Ông ta cũng cho rằng, một con thú nhãi nhép ở cạnh hoàng đế thì có gây nên việc gì xấu đâu chứ!
Chuyện của lưỡng cung Hoàng thái hậu hầu như đã khiến tình cảm giữa hoàng đế và các đại thần chia năm xẻ bảy, mâu thuẫn giữa quân thần càng ngày càng trở nên gay gắt.
Bao Chửng luôn nghĩ rằng, hoàng đế và các đại thần phải dốc tinh lực lo chuyện quốc kế dân sinh, không nên làm những chuyện vô bổ như vậy. Được không bù nổi mất!
Thiết gia hồ ly đang ở trong cung thấy hoàng đế đang phê duyệt tấu chương, muộn mất bữa trưa. Nó gấp đến nỗi không nén được mà đi tới đi lui ngoài cửa sổ, thỉnh thoảng lại chui lên xem hoàng đế đã dùng cơm hay chưa.
Chẳng qua chỉ là một con hồ ly mà thôi! Cũng tựa như một hoạn quan, khiến hoàng đế ăn thêm một bát cơm cũng là công lao của nó.
Tốt xấu gì cũng chỉ là một con thú cưng, có gây họa thì lớn nhất chỉ là mất thêm một chút thức ăn. So với đám quan lại quyền thế ngông nghênh nhưng chẳng làm gì, những kẻ đã tạo thành vô vàn vết thương cho Đại Tống… Với ông ta, chuyện đó không đáng kể.
Có điều Bao Chửng không lý giải được khi nhớ lại đôi mắt của đứa trẻ Thiết gia. Bất kể thế nào, nó không phải là ánh mắt một đứa trẻ sơ sinh nên có.
Thiết Tâm Nguyên đã gặp Bao Chửng, thấy vị lão quan này một mực thanh bần. Người khác bãi triều thì đều đi xe ngựa, mà xe của vị lão quan này lại chính là xe bò.
Giả tạo! Một vị quan văn được dân chúng tâng bốc tựa thủy triều, lại ung dung đi trên đường phố sầm uất của Đông Kinh mà mặt không đổi sắc. Thiết Tâm Nguyên đồ rằng một ngày nào đó, vị lão quan này sẽ không còn giữ được bình tĩnh như vậy nữa.
Một đợt tuyết lớn lại phủ xuống khắp nơi.
Đất trời đều bao phủ trong một màu trắng bạc. Sau khi những thứ bẩn thỉu bị trận tuyết lớn bao trùm, thành Đông Kinh liền biến thành một thế giới cổ tích cho trẻ con.
Thiết Tâm Nguyên trườn lên cửa sổ duy nhất trước nhà ngắm thế giới bên ngoài. Thật là một thế giới xinh đẹp biết bao!
Hiện giờ, rốt cuộc Thiết Tâm Nguyên đã cảm thụ được nỗi lòng của Tôn hầu tử bị trấn dưới Ngũ Hành Sơn suốt năm trăm năm. Có một thân bản lĩnh nhưng lại không thể cục cựa nổi, đây là nỗi đau lớn biết nhường nào!
Mình và Tôn hầu tử có khác là bao. Một kẻ bị vây khốn dưới Ngũ Hành Sơn, còn người kia lại bị chính cơ thể nhỏ bé này ràng buộc.
Lúc Thiết Tâm Nguyên đang ngắm tuyết trắng phau phau mà lòng miên man bất định, một bát mì chợt hiện ra trước mặt hắn.
Mẫu thân đang vì đại kế sinh nhai của cả nhà mà chuẩn bị… Nàng chuẩn bị mở một cửa điếm, mở một hàng bán thang bính. Nếu không, hai mẹ con miệng ăn núi lở, sớm muộn cũng chết đói!
Cũng chẳng biết nàng hy vọng điều gì, vẫn khư khư cho rằng thang bính mà Thất ca khen ngon chính là thang bính ngon. Tên cửa hiệu của đã chuẩn bị xong, tên là Thất ca thang bính điếm.
Sự tỉ mỉ đã khiến mẫu thân phát hiện, hóa ra con trai của mình là một dứa kén ăn. Cứ hễ món nào thằng nhóc ăn thêm một ít thì nhất định là món ngon. Suốt một tháng nay, nàng đã thí nghiệm rất nhiều lần. Bát mì nhỏ hiện giờ hiện giờ chính là một ý tưởng khác chợt lóe lên trong đầu nàng.