Thành Truất vĩnh viễn không quên được ngày ấy.
Cô quyết định đi tìm cái chết.
Nhảy hồ tự vẫn. Đây là lựa chọn cuối cùng trong số những cách tự tử cô viết ở notebook, cũng là lựa chọn ổn thỏa nhất. Cô mới năm ba đại học, sống ở ký túc xá trường, cô không muốn quấy rầy bất cứ ai.
Cô không để lại thư tuyệt mệnh, cũng chẳng hề đánh tiếng với người thân hay bạn bè. Khi thật sự tuyệt vọng, con người ta sẽ không phát ra âm thanh nào, nếu vẫn chuyện trò và la hét đồng nghĩa họ cảm thấy mình cứu được, vẫn hi vọng mong manh thế giới còn điều gì đó níu kéo mình.
Nhưng cô cảm giác bản thân đã hết đường cứu chữa.
Thành tích từ nhỏ đến lớn của Thành Truất rất bình thường, cô là sinh viên một trường tư thục, học phí một năm hơn hai mươi ngàn. Gia cảnh cô cũng bình bình, là gia đình đơn thân, trong nhà chỉ có một người cha hơi thọt làm bảo vệ ở một khu xưởng nhỏ, mỗi ngày lễ Tết, bữa cơm đoàn viên chỉ có hai người họ.
Thành Truất không muốn dùng từ “sống nương tựa lẫn nhau” bởi tình cảm cha con cô không được tốt. Sau khi tốt nghiệp trung học, cô vẫn luôn học nội trú, kỳ nghỉ về thăm nhà có khi chẳng nói chẳng rẳng suốt cả ngày. Tên cô được mẹ đặt cho với ước mong cô khỏe mạnh trưởng thành, nhưng tình thương ấm áp của mẹ bỗng rời bỏ cô khi cô còn nhỏ. Đó là một ngày bình thường, cũng là một ngày sụp đổ, không ai biết cô đi đâu, vóc dáng Thành Truất nhỏ nhắn, trong buổi kiểm tra sức khỏe năm nhất, cô nhẹ nhàng xỏ đôi tất bông, máy đo hiển thị , cô cười thầm trong lòng.
Thành Truất không chối bỏ tính hư vinh, thậm chí là dối trá của bản thân. Sau khi lên tỉnh học đại học, môi trường rộng lớn hơn, cô nhận ra mình không thể an phận trong trấn huyện nhỏ bé nơi mọi người cúi đầu không thấy ngẩng đầu là gặp, cuộc sống quanh cô tựa như rừng rậm, khiến người ta hoa mắt.
Trong số bạn cùng phòng có hai người là dân bản địa, khi trò chuyện với nhau đều ăn ý sử dụng tiếng địa phương, như thể đó là nhãn ghi mật mã cùng loại, nữ sinh còn lại đến từ Tô Châu có cha lái Panamera. Cô bắt đầu may mắn vì cha cô là người què, đi lại bất tiện, sẽ không thình lình nổi hứng tới trường học khiến cô mất mặt.
() Panamera là dòng xe hạng sang của nhà sản xuất xe hơi Porsche (Đức), được trình làng lần đầu vào năm .
Khả năng quan sát, thích nghi và bắt chước của Thành Truất rất mạnh. Thời cấp hai, để hòa nhập với nhóm bạn “giỏi” nhất lớp, cô đã mau chóng học cách hút thuốc, ngay cả tư thế cầm điếu thuốc rít cũng tái hiện một cách hoàn hảo. Nhưng sau khi lên trung học, nữ sinh ngoan ngoãn được chào đón hơn, Thành Truất lại từ bỏ hết thói quen cũ bằng vận tốc ánh sáng, nếu không ngay cả đại học cũng khó vào.
Cô bây giờ là lớp trưởng, có thể lo việc đâu ra đấy, hòa đồng với bạn bè, địa vị ở phòng ký túc rất cao, là người không thể thiếu. Mấy năm tạo quan hệ giúp cô không ngừng thăng tiến, từ hình tượng xu nịnh dần trở thành lãnh đạo. Ba đại tiểu thư được nuông chiều từ bé nghĩ cô cũng là một “đại tiểu thư” thời thượng và trí tuệ, cái gì cũng biết, cái gì cũng giỏi, cái gì cũng đúng, họ xoay quanh cô, gần như ỷ lại vào cô.
Nhưng, Thành Truất biết hết thảy đều là giả.
Cô rất mệt, càng ngày càng mệt, không chịu nổi áp lực nữa.
Thế nên cô muốn chạy trốn, đồng thời chọn phương thức đánh trách nhất. Không để lại đôi ba câu vì cô thấy hổ thẹn, nhưng cô bất lực, không cách nào thay đổi. Thành cao đã xây rồi từ từ nghiêng đổ, cô cảm giác mỗi ngày bản thân bị đè nặng, từng bước bị san bằng, hoặc sẵn sàng bùng nổ.
Thực ra cô chẳng biết “co dãn” chút nào.
Hôm đó là Chủ nhật, Thành Truất ra cửa từ sáng sớm, nói dối bạn trai đất khách tới thăm mình, kỳ thực là lang thang khắp sân trường, bởi vậy gần giờ, bạn cùng phòng đều mặc kệ cô về ngủ hay không. Rõ ràng, bạn trai thanh mai trúc mã cũng là nhân vật giả tưởng cô biên soạn ra, người nọ dịu dàng, cầu tiến, gia cảnh hậu đãi, học trường thuộc đề án ,… được cô thêu dệt như thật. Tất cả bạn cùng phòng đều từng say mê “tình yêu cổ tích” của hai người, hết mực tin tưởng chẳng mảy may nghi ngờ.
() Đề án hay “Đề án các trường đại học hàng đầu thế giới” là dự án xây dựng các trường Đại học trọng điểm trong những trường trọng điểm của Trung Quốc và mang tầm cỡ quốc tế. Hiểu nôn na các trường được lựa chọn nằm trong “Dự án ” là các trường có chất lượng hàng đầu, sở hữu đội ngũ cũng như chất lượng giáo dục vượt trội.
Thành Truất đứng ở ven hồ nhân tạo, khom lưng cởi giày, mặt hồ dưới bậc thềm thoạt trông rất lạnh, cột đèn u ám, ánh trăng đong đưa trong vân nước, không có sự sống.
Thành Truất bắt đầu rơi lệ, hơi thở nặng nề và đè nén.
Cô toan cởi chiếc giày bên trái, bỗng có người cất giọng phía sau: “Nhường một chút.”
Thành Truất cả kinh quay đầu, trong nháy mắt như có hàng ngạn ánh đèn rọi vào mặt cô, bóc trần hành động xấu xí của cô, khiến cô căng da đầu.
Trước mặt là một nam sinh cao hơn cô rất nhiều, mặt mũi nhìn không quá rõ. Cậu ta xách theo một hòm trắng.
Cậu đứng yên, hỏi cô: “Muộn thế này rồi cậu ở đây làm gì?”
Thành Truất lau khuôn mặt ẩm ướt, nhanh chóng điều chỉnh cảm xúc, trấn định hỏi lại: “Cậu tới làm gì?”
Nam sinh trả lời: “Câu đêm. Còn cậu?”
Thành Truất đáp: “Mất ngủ, ra ngoài giải sầu.”
Nam sinh nheo mắt, liếc thoáng đôi chân cô: “Giải sầu cũng phải cởi giày?”
Thành Truất khựng một giây: “Tôi thất tình.”
Cô nói dối dễ như ăn kẹo.
Khóe môi nam sinh hơi nhếch: “Nghĩ quẩn trong lòng?”
Thành Truất đổi đề tài: “Ở đây cho phép câu cá ư?”
Nam sinh chỉ vào biển báo xanh cách đó không xa: “Không cho phép nên tôi mới đi giờ này.”
Thành Truất hơi muốn cười.
Nam sinh nói: “Có lẽ hôm nay cậu phải nhường chỗ cho tôi rồi.”
“Được.” Thành Truất cúi đầu kéo lê đôi giày vải, tránh ra hai bước.
Nam sinh cởi ba lô, mở hòm câu, đồ nghề của cậu rất chuyên nghiệp và đầy đủ, cần câu thuộc kiểu ống lồng. Dây câu sau khi điều chỉnh được người dùng thành thạo kéo thẳng rồi vung lên, sợi dây bạc rơi vào trong nước. Cả quá trình, nam sinh vô cùng tự nhiên, không coi ai ra gì.
Thành Truất đứng đó nhìn cậu.
Họ im lặng suốt hai phút. Mặt hồ in bóng cây, yên ả không tiếng động.
Nam sinh nghiêng đầu, Thành Truất mới nhìn rõ mặt cậu thiên về kiểu nho nhã, không có vẻ hung hãn, nhưng góc nghiêng và xương hàm rõ ràng lại để lộ vài phần kiêu căng.
Cậu hỏi: “Cậu không về à?”
Thành Truất nói: “Có thể xem tiếp không?”
Nam sinh khẽ gật đầu: “Có thể.” Cậu cúi đầu ám chỉ hòm câu trên mặt đất: “Bên trong có ghế xếp, cậu đứng mỏi có thể ngồi.”
Thành Truất không lấy ghế mà vẫn đứng cạnh cậu.
Cô hỏi: “Câu được cá thì cậu sẽ làm gì?”
Nam sinh đáp: “Phóng sinh.”
Thành Truất nhướng mày: “Chỉ hưởng thụ quá trình ư?”
Nam sinh: “Quá trình cũng là thu hoạch.”
Cô lại hỏi: “Câu hụt bao giờ chưa?”
Cậu đáp: “Thường xuyên.”
“Câu cá là cảm giác gì?”
“Không biết.”
“Giống như Forrest Gump và hộp chocolate ư?”
“Chắc vậy.” Cậu không dám khẳng định.
() Forrest Gump là người thiểu năng trí tuệ có chỉ số IQ là – nhân vật chính trong bộ phim điện ảnh Mỹ Forrest Gump, chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên của Winston Groom. Gump đã từng nói: “My mom always said life was like a box of chocolates. You never know what you’re gonna get.” (Mẹ tôi luôn nói rằng cuộc sống là những sự bất ngờ, bạn sẽ không bao giờ biết được chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo).
Thành Truất khẽ cong môi: “Cậu là sinh viên trường chúng tôi?”
Nam sinh “ừ” một tiếng.
“Cậu thường tới đây câu cá?”
“Rất hiếm, cũng là lần đầu tiên gặp người khác vào giờ này.”
Cuối cùng Thành Truất hỏi: “Cậu tên gì?”
Nam sinh ngắm mặt hồ: “Chu Thuấn, “Thuấn” trong nháy mắt.”
Thành Truất: “Thật hả? Lần đầu tiên tôi thấy có người lấy chữ này làm tên.”
“Đương nhiên,” Nam sinh gật đầu: “Còn cậu.”
Thành Truất nói: “Tôi tên Thành Truất, “Truất” trong khỏe mạnh trưởng thành.”
Cô máy môi: “Tôi chỉ có tên này là thật.”